gia là mẫu mực trong tu dưỡng tâm tính. Bởi Trương Lương đã từ bỏ tham vọng cá nhân để thể hiện lòng trung với chủ của mình, xét đến tận cùng, chủ gốc của Trương Lương là nhà Hàn chứ không phải Hán thất. Đây là một luận điểm cực kỳ quan trọng giúp Trương Lương trong mắt nhà nho trở thành hình mẫu trong ứng xử. Không thế mà, cụm từ thân Hán tâm Hàn trở thành một điển tích kinh điển trở đi trở lại xuyên suốt nhiều nghìn năm trong trước tác văn học, lịch sử của nhiều thế hệ nhà nho. Gốc nguồn của sự đánh giá đó được soi chiếu từ hệ giá trị Nho gia. Hình mẫu của Trương Lương nhìn từ hệ giá trị này chính nằm ở điểm đó.
Để có thể loại biệt ra được sự đặc biệt của cấu trúc hệ giá trị Nho gia trong Trương Lương, cần thiết so sánh với những đế sư lừng danh khác. Khương Tử Nha trước sau trung thành với nhà Chu. Phạm Lãi khi thấy nguy cơ bị bức tử đã phải bỏ đi. Khổng Minh thể hiện lòng trung với nhà họ Lưu. Những đế sư trên đây đều thể hiện lòng trung của mình với những minh chủ mà mình lựa chọn. Trương Lương cũng vậy. Tuy nhiên, vấn đề này trong Trương Lương phức tạp và nhiều tầng hơn so với những đế sư này. Ít nhất, Trương Lương trung thành với cả hai nhà Hán và nhà Hàn. Nhìn vào ứng xử của Trương Lương, không ai có thể bắt bẻ là Trương Lương không tròn vai với cả Hán và Hàn. Việc ứng xử tròn vai và hoàn hảo với cả Hàn và Hán đã cho thấy Trương Lương khác và cao hơn, đa trị nhiều tầng hơn so với Khương Tử Nha, Phạm Lãi, Khổng Minh. Mặt khác, trong nhiều lựa chọn nhưng Trương Lương không bị liệt vào hạng có mới nới cũ, mang án thờ hai chủ hay vong ân Hán. Trương Lương vừa vẹn ơn với Hàn vừa vẹn ân với Hán. Ứng xử này nhìn từ hệ giá trị Nho gia cũng xứng đáng là cao cấp hơn so với những đế sư khác. Mặt khác, Hàn mất về với Hán báo ân Hàn, báo ân Hàn xong, lo cho Hán vững vàng xong đi tu tiên. Từ một chiều kích khác, Trương Lương mượn Hán báo ân Hàn. Quy chiếu về chủ gốc, nơi mình mang ơn ăn lộc là tiêu chí và quy tắc ứng xử hàng đầu trong hệ giá trị Nho gia. Không nhận đất phong và tiền bạc của Hán, không ở lại với nhà Hán sau khi báo thù xong cho Hàn là biểu hiện cao nhất của lòng trung và tính hồi quy này của Trương Lương. Ứng xử này cũng cho thấy tính chất vượt trội trong ứng xử và thực thi khuôn mẫu ứng xử của hệ giá trị Nho gia. Ở phương diện này, Trương Lương cũng trở thành hình mẫu.
Nhìn đế sư Trương Lương từ hệ giá trị nho gia, Trương Lương trước khi thoát nho cũng là đế sư nho nhất trong những đế sư chịu sự chi phối của văn hoá nhà nho. Ở phương diện này ông cũng vươn tới độ mẫu mực. Phải chăng chính vì đi đến tận cùng của hệ giá trị Nho là lực đẩy giúp ông vượt thoát ra khỏi Nho?
Những thuộc tính vừa phân tích trên của đế sư Trương Lương là những thuộc tính căn bản khu biệt Trương Lương so với đế sư lừng danh khác trong lịch sử. Tuy nhiên cái căn cốt nhất, giúp tách biệt Trương Lương vượt lên tầm cỡ so với những đế sư khác thể hiện tập trung nhất ở cái mà chúng tôi tạm gọi là thoát nho.
Bản chất của cái gọi là thoát nho là sự vượt qua sự chi phối của ngôi vị quân chủ. Kẻ sĩ trong khu vực, đặc biệt là đế sư, anh hùng trong thời loạn đều bị chi phối bởi tính tất yếu của ngôi đế vị.
Cái được gọi là thoát Nho thể hiện trong cách ứng xử với ngôi vị quân chủ. Với tất cả những đế sư khác trong lịch sử, ngôi vị quân chủ vừa là phương tiện vừa là mục đích tối hậu. Với Trương Lương, ngôi vị quân chủ chỉ đơn thuần là phương tiện. Chu Văn Vương vừa là phương tiện để Khương Tử Nha thể hiện khát vọng của mình đồng thời vừa là điểm quy chiếu sau cùng mà ông tận trung. Trước sau ông gắn bó bên cạnh Chu Văn Vương. Khi Chu Văn Vương qua đời, ông tiếp tục gắn bó với Chu Vũ Vương. Phạm Lãi qua Câu Tiễn hiện thực hoá khát vọng của mình. Tuy nhiên Phạm Lãi không phải không muốn gắn bó với quân vương mà lý do ông rời xa quân vương là vì, theo nhân tướng học truyền thống, chủ ông (Câu Tiễn) có nhiều tướng ác, tướng xấu: mặt diều hâu, chỉ có thể chung sống trong thời loạn, không thể chung sống trong thời bình. Qua Lưu Bị, Khổng Minh đã thể hiện tài năng xuất chúng của mình trong lịch sử. Sự trung thành tuyệt đối với cha con Lưu Bị cho thấy, ngôi vị quân chủ trong ứng xử của Khổng Minh vừa là phương tiện, vừa là mục đích tối hậu.
Với Trương Lương, Lưu Bang chỉ đơn thuần là phương tiện qua đó ông cá thể hoá khát vọng của mình trong lịch sử. Ông chủ động tìm đến với Lưu Bang, mách nước hoạch định nhân sự giúp Lưu Bang giành thiên hạ. Ông tiếp tục phò nhà Hán giải trừ nguy cơ phế thái tử. Khi triều đình Hán thất cơ bản vững vàng, ông nói với Hán Cao là xin đi tu tiên. Mặt khác, khi đại nghiệp thành công, ông
được Lưu Bang cho chọn đất phong, ông chỉ nhận một khoảnh nhỏ đủ dùng, ông không nhận tiền của châu báu, chức tước. Sau cùng, ông bỏ lại sau lưng mọi dị nghị, đi tu tiên.
So với những đế sư khác, Trương Lương cũng qua minh chúa là phương tiện hiện thực hoá khát vọng của mình, nhưng khác với đế sư khác, vươn lên ở bên cạnh ngai vàng không phải là mục đích sau cùng của ông. Đây là điểm khác biệt cơ bản của đế sư Trương Lương so với những đế sư lừng danh khác. Khương Tử Nha tận tâm dốc sức vì hai triều Văn Vũ. Khổng Minh dù chết vẫn trung với họ Lưu. Sự trung thành tuyệt đối với ngôi vị quân chủ là biểu hiện cao nhất của tiêu chí “trung” trong hệ giá trị Nho gia. Trương Lương cùng “trung” với Hàn và Hán. Tuy nhiên, nhìn tận cùng của tiến trình vận động, ông không bị nó chi phối đến tận cùng bởi tính tất yếu và vĩnh viễn của ngôi vị quân chủ. Ông vượt quá sự chi phối này, vượt qua sự chi phối của mẫu hình hoàng để được kiến tạo bởi lý thuyết nho gia. Điều đó có nghĩa, ông đi chệch ra khỏi định hướng giá trị cốt lòi nho gia, tìm kiếm định hướng giá trị vì bản ngã. Nói cách khác, ông vi thân không vi quân. Nhìn từ định hướng tìm kiếm giá trị bản ngã, ông là trường hợp đặc dị trong loại hình. Đây chính là mấu chốt của những băn khoăn và cũng là mấu chốt của sự ám ảnh Trương Lương trong tâm thức sĩ đại phu.
Vậy, vượt qua sự chi phối của ngôi vị quân chủ có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân ông và có đóng góp như thế nào đối với lịch sử tư tưởng?
Có thể bạn quan tâm!
- Hóa Thạch Ngoại Biên – Hình Tượng Đế Sư Trương Lương Trong Tâm Thức Nhà Nho Việt Nam Thế Kỷ Xviii - Xix.
- Cội Nguồn Ám Ảnh Hình Tượng Đế Sư Trương Lương Trong Tâm Thức Nhà Nho (Khía Cạnh Phẩm Chất Đế Sư Của Trương Lương)
- Vị Thân Mưu (Toan Tính Cho Chính Mình)
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 21
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 22
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Trước khi đi sâu bình luận ý nghĩa của cái mà luận án gọi là “thoát nho”, cần thiết nhắc lại một vài điểm hết sức cơ bản của những định hướng tìm kiếm con đường thể hiện đặc trưng nhân cách cá nhân trong triết học và văn học Đông Á. Bài viết trong công trình Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, ông Trần Ngọc Vương đã chỉ ra đặc điểm trong những cách thức và con đường tìm kiếm bản ngã của những cá thể xuất sắc trong mối quan hệ với nhân cách hoàng đế. Theo ông, trong khu vực Đông Á, những loại hình nhân cách trong tiến trình hiện thực hoá đặc trưng cá nhân trong lịch sử đều nằm trong sự chi phối của mẫu hình nhân cách hoàng đế và đều quay quanh mẫu hình nhân cách này.[211, tr. 63]
Thoát nho, về bản chất là thoát ra khỏi sự chi phối của nhân cách hoàng đế nhưng quy chiếu theo “chiều dọc”, với ý nghĩa đế sư- bậc thầy, cao cấp hơn vua chúa. Hệ quả của nó, Trương Lương tách và đẩy mình ra cao hơn so với nhân vật cùng loại hình và cao hơn cả nhân cách hoàng đế - nhân cách chi phối mọi loại hình nhân cách khác, vì vậy ông là trường hợp dị biệt trong lịch sử tư tưởng khu vực. Mở ra và đồng thời đóng lại một cách thức thể hiện bản ngã dị biệt trong lịch sử. Đơn giản là vì, ngoài ông ra không ai có thể đi lại trọn vẹn quỹ đạo ông đi mặc dù không ít những bậc kiệt Nho đã ướm thử và đã không ít người “giữa đường đứt gánh” học theo ông.
Vậy, vấn đề đặt ra là tại sao Trương Lương thoát ra khỏi sự chi phối của ngôi vị quân chủ?
Như luận án đã chỉ ra, cội nguồn văn hoá của đế sư là hệ giá trị Nho gia. Sự chi phối hệ giá trị Nho gia đối với đế sư thể hiện trên hai bình diện: tìm kiếm minh chủ và trung thành với mình chủ mình đã thờ.
Nếu như đế sư Trương Lương thuần chịu sự chi phối của hệ giá trị Nho gia hoặc sự chi phối của hệ giá trị Nho gia đủ sâu trở thành trụ cột mà các hệ giá trị khác phải quay quanh thì hẳn là ông đã ở lại với nhà Hán mà không vướng phụ ân Hàn. Trong định hướng tư tưởng của ông chắc chắn chịu sự chi phối của một hệ giá trị khác, thậm chí hệ giá trị này dần trở thành trục chính trong cấu trúc những hệ giá trị trong Trương Lương. Và đương nhiên hệ giá trị này là lực đẩy giúp ông đi ra khỏi sự chi phối của hệ giá trị Nho gia, biểu hiện cụ thể là tính tất yếu của ngôi vị chuyên chế. Vậy, hệ giá trị này là hệ giá trị nào? tại sao hệ giá trị này lại chi phối lớn như vậy đến Trương Lương?
Chúng ta đều biết rằng, Nho - Pháp là tử thù chính trị của nhau. Nhưng đến thời Hán, Nho - Pháp trong nhau tỉnh dụng trở thành sự kết hợp xuyên suốt trong lịch sử các triều đại chuyên chế Trung Hoa. Nếu như nhìn sâu nhất, Nho-Pháp được đồng nhất hoá ở một điểm: Bảo vệ ngôi đế vị. Đây chính là căn nguyên cốt lòi nhất đẩy Nho - Pháp đồng tồn. Điều này có nghĩa, Nho-Pháp gia không phải là hệ giá trị đẩy Trương Lương vượt qua sự chi phối của ngôi đế vị.
Trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa cổ đại, ngoài Nho - Pháp ảnh hưởng sâu sắc đến hình thành nhân cách của giới sĩ phu, còn có một hệ giá trị nữa, hết sức đặc biệt trong lịch sử, hệ giá trị Lão Trang. Nó khác với Nho - Pháp chính là ở chỗ, nếu như Nho - Pháp mưu cầu và bảo vệ ngôi đế vị thì Lão Trang mưu cầu và bảo vệ cho đặc tính cá nhân. Cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và Lão Tử điển hình cho định hướng giá trị của hai hệ phái này. Hết sức hiếm hoi trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa tồn tại một hệ giá trị quy chiếu với đặc tính cá nhân. Cũng không ngẫu nhiên mà trong lịch sử, những môn đồ của trường phái này tuy hiếm hoi nhưng lại là những nhân vật kiệt xuất. Trương Lương là một trong số hi hiếm những nhân vật đã bước hẳn sang với Lão Trang. Trước khi bỏ đi, Trương Lương nói với Lưu Bang: muốn đi tu tiên. Điều này đã nói rò định hướng giá trị cuối cùng mà ông muốn hướng tới là hệ giá trị Lão Trang - Đạo gia.
Cần nhớ lại rằng, khi nhận sách dưới cầu, ông lão dặn Trương Lương: đọc quyển sách này sẽ làm thầy bậc đế vương, 14 năm sau hòn đá màu vàng dưới chân núi Cốc Thành là ta đó. Sau khi hoàn thành đại nghiệp, giúp nhà Hán vững chắc, nhìn thấu những nguy cơ đang đe dọa trước mắt mình qua thảm án của Hàn Tín, ông cũng sớm xác định được tiếng nói của mình không còn giá trị như trước nữa, Trương Lương nhớ lại lời dặn của Hoàng Thạch Công xưa, tìm hòn đá màu vàng chân núi Cốc Thành.
Hệ giá trị định hướng Trương Lương thoát khỏi họa tiêu diệt công thần chính là hệ giá trị Lão học, hệ giá trị phổ biến thời Tần và đầu thời Hán, bởi lẽ, trong lịch sử tư tưởng, Nho và Pháp là hai hệ tư tưởng hướng đến bảo vệ ngôi đế vị, hệ giá trị Lão học là hệ giá trị duy nhất trước khi có Phật giáo hướng đến bảo vệ nhân cách cá nhân, và là hệ giá trị dạy “thuật tránh được tai họa” và dạy “phương pháp ứng phó với cuộc đời”1.
Phạm Lãi cũng tránh được tai hoạ như Trương Lương, nhưng như đã chỉ ra, Phạm Lãi là đế sư của thời đại liệt quốc, vì vậy, Phạm Lãi không thể so sánh được với đế sư Trương Lương kiến tạo Hán thất vĩ đại. Đặc biệt, Trương Lương ra đi trong tư thế “cao” hơn nhiều so với Phạm Lãi.
1 Phùng Hữu Lan, Lịch sử Triết học Trung Quốc Sử, (Lê Anh Minh dịch), Nxb Khoa học xã hội, tập 1, tr. 239 - 240.
Khổng Minh trên nhiều tiêu chí đã kịp kết tinh nhiều thuộc tính đế sư lớn, như giúp Lưu Bị trung hưng được Hán thất. Tuy nhiên, nhìn chặt chẽ, Khổng Minh kết tinh ở một nhà nho trung thần hơn là một đế sư cao cấp. Trương Lương cũng có phương diện thâm sâu của một đế sư trung thần thể hiện đặc biệt sâu sắc trong ứng xử với Hàn và Hán, nhưng cao hơn cả, ông vượt qua cả Hàn và đặc biệt là Hán, đến với quỹ đạo của một đế sư hình mẫu.
Như vậy, trong lịch sử loại hình nhân vật đế sư, Trương Lương vươn lên trở thành đế sư “vô tiền khoáng hậu” trên những bình diện dưới đây.
Trước hết, như phân tích trên đã chỉ ra, so với cả Khương Tử Nha, Phạm Lãi trước Trương Lương và Khổng Minh sau ông, không một đế sư nào vận động đạt đến độ mẫu mực trên tất cả tiêu chí phẩm chất đế sư như Trương Lương.
Bên trên, luận án đã chỉ ra phẩm chất đế sư Trương Lương như là cội nguồn của sự ám ảnh Trương Lương đế sư trong tâm thức sĩ đại phu. Tuy nhiên, nét đặc dị mà Trương Lương tạo ra có sự hô ứng của một hoàn cảnh lịch sử đặc thù Trung Hoa cổ đại. Nhìn Trương Lương trong đặc thù thời đại, từ một chiều sẽ làm rò hơn những yếu tố lịch sử, văn hóa, tư tưởng…tác động đến hình thành một Trương Lương đặc biệt, từ một chiều khác, chính trong hoàn cảnh đặc thù này đóng đinh Trương Lương trong lịch sử với tư cách hình mẫu mà thời đại lịch sử khác không sản sinh ra được.
Trước hết, Trương Lương thành nghiệp giai đoạn Tần mạt – Hán sơ. Từ góc độ tư tưởng và cấu trúc chính trị Trung Hoa mà xét, đây là giai đoạn tìm kiếm mô hình cho sự kết hợp cấu trúc chính trị bền vững Trung Hoa. Trong giai đoạn Trương Lương sống, từ một góc độ nào đó, Trung Hoa đang khủng hoảng trong tìm kiếm hệ tư tưởng chính trị. Sự vắn số của nhà Tần cho thấy Pháp gia không thể là hệ tư tưởng nền tảng và duy nhất của đế chế. Tuy nhiên, họ đã nhận thấy, Pháp gia tuy không thể là hệ tư tưởng duy nhất nền tảng của đế chế nhưng là hệ tư tưởng không thế thiếu. Bằng chứng là, Pháp gia không chết mà ẩn mình và đóng vai trò cơ nền trong cấu trúc nền tảng đế chế sau này. Từ Hán Vũ Đế, Nho gia được trưng dụng trở thành hệ tư tưởng của đế chế. Từ đó Nho Pháp tỉnh dụng là đặc điểm hàng đầu của nền tảng chính trị Trung Hoa từ đó về sau.
Trước khi Nho gia được trưng dụng như hệ tư tưởng chủ chốt, nhà Hán đã thử nghiệm một hệ tư tưởng khác rất phát triển thời mạt Tần: Đạo gia. Dấu ấn Đạo gia trong Trương Lương hết sức đậm nét. Như trên đã phân tích, hệ tư tưởng Lão Trang và Đạo gia là hệ tư tưởng quan trọng giúp Trương Lương bảo thân.
Đặc thù tư tưởng của giai đoạn Tần mạt Hán sơ là rất đáng chú ý. Chắc chắn rằng, nó là một trạng thái không lặp lại trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa. Những đặc thù về tư tưởng giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc tư tưởng Trương Lương: Nho – Pháp – Đạo gia1. Sự khác biệt cơ bản của Trương Lương đế sư so với đế sư khác, sau Trương Lương, tiêu biểu nhất là Khổng Minh ngay trong thời mạt Hán là sự chi phối Nho gia đậm đặc đối với tất cả đế sư sau Trương Lương. Không khó để nhận ra, yếu tố “trung” chi phối ráo riết Khổng Minh đến mức nào. Lưu Cơ, đế sư lừng danh thời Minh sơ bị chi phối bởi yếu tố “trung” vô cùng đậm nét mặc
dù ông đã cáo quan về ở ẩn.
Như vậy, nhìn từ đặc thù tư tưởng thời đại, khác với đế sư khác, Trương Lương là đế sư duy nhất của đế chế không chịu sự chi phối quyết liệt của hệ tư tưởng Nho gia. Đây có thể xem là một trong những lý do quan trọng lý giải tại sao không xuất hiện Trương Lương thứ hai trong lịch sử loại hình.
Mặt khác, nhìn từ lịch sử xuất hiện và phát triển của loại hình, Trương Lương đế sư xuất hiện và phát triển trong giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt. Những đế sư lớn trước Trương Lương xuất hiện và phát triển trong thời đại liệt quốc. Nhà Tần là đế chế lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa nhưng không xuất hiện mẫu người đế sư mà chúng ta đang xét. Do vậy, với tư cách là đế sư nhà Hán, Trương Lương là đế sư lừng danh đầu tiên của thời đại đế chế - thời đại của nhiều kiến tạo nền tảng văn hóa, chính trị cho toàn Trung Hoa về sau.
Như vậy, trong lịch sử loại hình, Trương Lương là đế sư kết thúc của thời đại liệt quốc và là đế sư mở đầu của thời đại đế chế. Trương Lương đánh dấu sự hoàn thiện của một tiến trình vận động của mẫu người, đồng thời cũng là người kết thúc, hoàn bị tất cả thuộc tính của mẫu người.
1 Chúng tôi đã chứng minh ở mục trên.
Như vậy, nhìn từ trạng thái vận động kết tinh cao nhất, Khương Tử Nha, Phạm Lãi và cả Khổng Minh…thuộc mô hình trung. Trương Lương thuộc mô hình bất trung. Khương Tử Nha, Phạm Lãi, Khổng Minh… thuộc mô hình vị quân. Trương Lương thuộc mô hình vị thân. Hệ giá trị cốt lòi đẩy ông ra khỏi nhóm này chính là Lão học. Và cuối cùng, kiến tạo nên ông để rồi ông kết tinh trong lịch sử cần có một thời đại lịch sử đặc thù, không lặp lại trong lịch sử Trung Hoa thời Tần mạt – Hán sơ.