Những Vấn Đề Còn Trống Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu


quản lý học viên; một số vấn đề về bồi dưỡng kiến thức QLGD cho đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc khối QPAN.

Các công trình nghiên cứu đã luận giải về các vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học nói chung, những vấn đề về quản lý, xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học khối QPAN về số lượng, chất lượng, cơ cấu; văn hoá quản lý.

Các công trình đã nghiên cứu đã tập trung vào giải quyết các vấn đề đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV đ p ứng yêu cầu mới của GD&ĐT; chuẩn đối với đội ngũ giảng viên; cán bộ QLGD theo tiếp cận năng lực, đ p ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học nói chung và các trường đại học khối QPAN nói riêng.

Các nghiên cứu cũng đã tập trung luận giải về các vấn đề liên quan đến cán bộ quân đội, công an coi xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội và công an có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc xây dựng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học khối QPAN cần được tiến hành đồng bộ, thành quy trình chặt chẽ; đặc biệt chú trọng hai khâu tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Qua khái quát hóa các công trình nghiên cứu đã công bố trên cho thấy:

- Các công trình đã đi sâu phân tích khá rõ nét một số vấn đề có liên quan đến đề tài luận án; tuy nhiên, chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, cụ thể dưới góc độ QLGD về khung năng lực của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, cũng như những vấn đề về phát triển năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên giảng dạy ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

- Các công trình nghiên cứu chưa đi sâu nghiên cứu những vấn đề một cách hệ thống về phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT, đặc biệt là phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học nói chung và các trường đại học khối QPAN nói riêng.


- Các công trình nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu các vấn đề chủ yếu dưới góc độ giáo dục học, chưa đi sâu luận giải và làm rõ vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường thuộc khối QPAN hiện nay dưới góc độ lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. Song, các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, giúp nghiên cứu sinh tham khảo, nghiên cứu, kế thừa cách tiếp cận, một số nội dung cần làm rõ,… trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

1.1.3.2. Những vấn đề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu

Mặc dù các công trình nghiên cứu về giảng viên, phát triển đội ngũ giảng viên đã được công bố rất đa dạng và phong phú và đã đạt được những kết quả khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, Đề tài luận án lần đầu tiên đi sâu nghiên cứu thực trạng về đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN để thấy hết được những khó khăn, bất cập của nó, từ đó tìm ra giải pháp riêng mang tính khoa học giúp cho các trường đại học khối QPAN phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT có khả năng thích ứng với bối cảnh đổi mới giáo dục và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 5

Luận án sẽ đi vào tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Một là, tập trung nghiên cứu và luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vị trí, vai trò, yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN; Xây dựng các khái niệm đội ngũ giảng viên ngành ATTT, phát triển đội ngũ đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Xây dựng khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN; chỉ ra những yếu tố tác động đến quá trình phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay.

- Hai là, nghiên cứu, luận giải cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ giảng


viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN như: Nghiên cứu và điều tra, khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN những năm qua; chỉ rõ nguyên nhân của hạn chế đối với công tác này. Phân tích, luận giải những yếu tố căn bản tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay.

- Ba là, chỉ rõ yêu cầu phát triển và đề xuất những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay, bao gồm: Chỉ ra những yêu cầu đối với phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT trong bối cảnh đổi mới giáo dục và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay; đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay có tính khoa học, phù hợp, khả thi, hiệu quả.

- Bốn là, tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất trong thực tiễn; đồng thời, tiến hành thử nghiệm biện pháp “Đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo khung năng lực nghề nghiệp” để đ nh giá tính phù hợp, khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong thực tiễn quản lý.

1.2. Lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin.

1.2.1. Các khái niệm

1.2.1.1. Giảng viên-sĩ quan an toàn thông tin

Trong tác phẩm Handbook Research Educational Technology Integration Active Learning của tác giả Jared Keengwe [99], cho rằng giảng viên hiện nay được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy theo từng Quốc gia.

Tại Vương Quốc Anh, thuật ngữ giảng viên không được chỉ rõ và thường sử dụng trong một số bậc học. Sự khác nhau cơ bản giữa các giảng viên là dựa trên thời gian làm việc toàn phần/b n phần hoặc giảng viên tạm thời/dài hạn.


Một giảng viên toàn phần ở các trường đại học thuộc vương quốc Anh thường giữ một vị trí mở bao gồm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu, và quản lý. Sau một thời gian làm việc, một giảng viên có thể được thăng chức dựa trên hồ sơ nghiên cứu của mình để trở thành một giảng viên cao cấp. Vị trí này xếp dưới vị trí của giáo sư. Giảng viên nghiên cứu (Họ làm việc toàn thời gian) tương đương với giảng viên và giảng viên cao cấp, nhưng làm việc theo định hướng nghiên cứu chuyên sâu. Giảng viên nghiên cứu rất phổ biến trong các lĩnh vực như y học, kỹ thuật, sinh học và vật lý. Ngược lại, các giảng viên tham gia giảng dạy ngắn hạn hoặc dài hạn được bổ nhiệm khi có nhu cầu giảng dạy ngắn hạn. Những vị trí này thường là những người đang tham gia làm nghiên cứu sinh.

Trong khi đó Hoa kỳ lại quan niệm Thuật ngữ giảng viên thường được dùng để chỉ những người tham gia giảng dạy ở các trường đại học nhưng chỉ giảng dạy ngắn hạn và không có nghĩa vụ tham gia nghiên cứu khoa học. Tại các trường cao đẳng không có chức năng nghiên cứu sự khác biệt này không có nhiều ý nghĩa, sự khác biệt duy nhất so với các giảng viên học thuật khác chính là ở thời gian làm việc. Giảng viên ở Hoa kỳ hầu hết phải có trình độ tối thiểu là thạc sĩ và thường phải có trình độ tiến sĩ. Đôi khi chức danh này được sử dụng cho giảng viên thực hành, nhưng các trường thường sử dụng cả hai chức danh này cho giảng viên của họ.

Đối với Úc họ sử dụng thuật ngữ giảng viên để chỉ bất kỳ ai thực hiện các bài giảng tại một trường đại học hoặc bất cứ đâu, nhưng thường được đề cập đến dưới cấp độ học thuật cụ thể. Cấp độ học thuật ở Úc tương tự như ở Anh với cấp bậc phó giáo sư tương đương với diễn giả ở các trường đại học Anh. Cấp độ học thuật ở Úc gồm (tăng dần theo trình độ học vấn): A) Giảng viên liên kết, B) Giảng viên, C) Giảng viên cao cấp, D) phó giáo sư và E) giáo sư.

Ấn độ thì quan niệm Thuật ngữ giảng viên được hiểu tương đương với trợ lý giáo sư theo hệ thống giáo dục Hoa kỳ. Thuật ngữ này không được áp dụng phổ biến, một số trường đại học thích chức danh giảng viên/ diễn giả/ giáo sư


trong khi một số trường khác lại sử dụng chức danh trợ lý giáo sư/ phó giáo sư/ giáo sư.

Ở một số nước khác, Thuật ngữ giảng viên dùng cho những người tham gia giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học tại các trường cao đẳng và đại học. Họ thường có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mà họ giảng dạy, điều này cung cấp cho họ kiến thức và khả năng giảng dạy các khóa học cụ thể. Các tổ chức học thuật sẽ thuê các giảng viên trên cơ sở thành tích nghề nghiệp của họ, có nghĩa là họ không cần thiết phải có trình độ tiến sĩ mới được tham gia giảng dạy. Đây là trường hợp đặc biệt cho với các giảng viên là doanh nhân, ví dụ: Họ có thể dạy bán thời gian trong khi vẫn tiếp tục làm công việc kinh doanh của mình, giờ làm việc của giảng viên tùy thuộc vào từng trường, từng khoa.

Trách nhiệm của giảng viên bao gồm: Tổ chứ lớp học, các hội thảo và bài giảng như một phần của khóa học, họ giảng dạy và sử dụng chính kinh nghiệm làm việc của mình để giảng dạy cho sinh viên, tư vấn cho sinh viên cả về mặt đào tạo và nghề nghiệp, đóng góp vào sự phát triển của khoa mà họ tham gia giảng dạy.

Trong khi đó tại Việt nam, theo điều 66, Luật giáo dục 2019 (sửa đổi) quy định Vị trí, vai trò của nhà giáo:

Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên [60].

Theo điều 54, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học năm 2019 [61], quy định về Giảng viên như sau:

Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đ p ứng quy định của luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.


Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.

Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm chức danh giảng viên theo thẩm quyền; tỷ lệ giảng viên có hữu tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học; quy định tiêu chuẩn giảng viên thực hành, giảng viên của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Mặc dù khái niệm về giảng viên còn một số điểm khác biệt và nhấn mạnh ở các khía cạnh này hay khía cạnh khác nhưng đều có một số luận điểm chung về giảng viên cần phải được làm sáng tỏ trong bối cảnh hiện nay khi các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc tế có những thay đổi sâu sắc thì việc định nghĩa lại vai trò của đội ngũ giảng viên trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Một giảng viên trong bối cảnh hiện nay cần thực hiện những vai trò và chức năng gì? Họ cần những phẩm chất gì để thực hiện tốt những chức năng của mình? đây là những câu hỏi khá căn bản nhưng quan trọng cần được trả lời thấu đ o bởi chính các giảng viên cũng như các nhà quản lý giáo dục. Hiện nay ở các trường đại học lớn ở các quốc gia phát triển, giảng viên đại học được định nghĩa trong ba chức năng chính: Nhà giáo, Nhà khoa học, và Nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng.

Như vậy, với nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau, song nghiên cứu sinh xin phép đưa ra khái niệm giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN như sau:

Giảng viên - sĩ quan ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN là những giảng viên - sĩ quan, được đào tạo tại các trường đại học khối QPAN theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ ATTT có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ hoặc những


người đã tốt nghiệp các trường đại học ngoài lực lượng vũ trang có trình độ học vấn, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực an toàn thông tin mà các trường đại học khối QPAN cần và được tuyển chọn đ p ứng các tiêu chuẩn quy định trong luật sĩ quan Quân đội và Công an. Họ phải đảm nhiệm các chức năng chính sau: Nhà giáo, Nhà khoa Học, Nhà cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực ATTT ngoài ra họ còn phải là một sĩ quan thuộc lĩnh vực QPAN. Giảng viên - sĩ quan ngành ATTT là những người làm việc trong môi trường thông tin nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc, nắm giữ các thông tin nhạy cảm liên quan đến cá nhân, bí mật nhà nước vì vậy phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp, tuyệt đối tin cậy, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, làm chủ khoa học công nghệ an toàn thông tin hiện đại.

1.2.1.2. Ngành an toàn thông tin

Trong điều 4 giải thích từ ngữ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học 2018 [61], quy định ngành là tập hợp kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ, do Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê, phân loại.

An toàn thông tin (information security) là các bước triển khai bảo vệ thông tin nhằm giảm thiểu các rủi ro đối với thông tin. Nó là một phần của quá trình quản lý rủi ro. An toàn thông tin giúp bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin khỏi truy cập trái phép, sử dụng, tiết lộ thông tin, phá hủy, sửa đổi, ghi âm hoặc sắp xếp lại thông tin trái phép nhằm đảm bảo các yếu tố sau cho thông tin:

Tính toàn vẹn (integrity) - bảo vệ chống lại việc sửa đổi hoặc phá hủy thông tin bất hợp pháp bao gồm cả việc chống chối bỏ và xác thực.

Bí mật (Confidentiality) - đảm bảo tính đúng đắn trong việc truy cập và tiết lộ thông tin bao gồm các phương pháp bảo vệ quyền riêng tư và thông tin mật.

Tính sẵn sàng (available) - đảm bảo truy cập và sử dụng thông tin kịp thời và đ ng tin cậy.

Ở Việt Nam, khái niệm An toàn Thông tin được hiểu và định nghĩa trong Luật an toàn thông tin mạng số 86/2015QH13 ngày 19/11/2015 của Quốc hội


nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam: "An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin" [62].

Như vậy, với nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau, song nghiên cứu sinh xin phép đưa ra khái niệm ngành an toàn thông tin như sau: Ngành an toàn thông tin là tập hợp kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực an toàn thông tin giúp bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bí mật và tính sẵn sàng của thông tin tự nhiên, giúp các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy.

1.2.1.3. Đội ngũ giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN

Từ điển Giáo dục học của các tác giả Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo định nghĩa “Đội ngũ giảng viên là tập hợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học, có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định” [26]. Đội ngũ giảng viên là tập hợp những người làm nhà giáo, nhà khoa học, được tổ chức thành một lực lượng có cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện sứ mạng đào tạo của nhà trường. Họ làm việc có mục đích, có kế hoạch và cùng gắn bó chặt chẽ với nhau trên cơ sở lợi ích về vật chất và tinh thần, phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội trong khuôn khổ qui định của pháp luật và thể chế xã hội.

Từ căn cứ trên nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm “Đội ngũ giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN” là tập hợp những người làm công tác giáo dục và đào tạo về lĩnh vực ATTT, được tổ chức lại thành một lực lượng có cùng lý tưởng, cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện mục tiêu giáo dục của các trường đại học khối QPAN. Họ là những Giảng viên - Sĩ quan, họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích vật chất và tinh thần trong khuôn khổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023