Khách Hàng Vay Vốn Phải Đảm Bảo Các Nguyên Tắc Sau:


Ví dụ, có hộ thì mua máy móc để kinh doanh dịch vụ, chế biến nông sản; có hộ đầu tư vào chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Tuỳ theo điều kiện sẵn có của từng hộ mà có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, có khả năng thu lợi cao.Vì vậy mà nói kinh tế hộ sản xuất là đơn vị kinh tế có sự kết hợp hài hoà giữa sản xuất và xã hội, giữa quy mô, phương thức, điều kiện sản xuất với lực lượng lao động cụ thể của gia đình.‌

Cũng nhờ có các hình thức đầu tư vốn của Ngân hàng như cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, cho vay tổ hợp tác, cho vay tổ vay vốn, cho vay thông qua doanh nghiệp nhà nước mà kinh tế hộ sản xuất và kinh tế hộ nông trường viên kết hợp với kinh tế quốc doanh, hợp tác xã tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá lớn như vùng chuyên canh cây công nghiệp, cà phê, cao su, mía đường, lúa... Từ đó tạo ra được một số hàng nông sản xuất khẩu có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Như vậy, TDNH có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất mà còn đối với cả sự phát triển của nền kinh tế. Nó đ ẩy nhanh quá trình quá trình phát trểi n của khu vực kinh tế nông thôn, làm tăng giá trị sản xuất mà khu vực này mang lại. Hoạt động của Ngân hàng góp phần đáng kể vào việc thực hiện đường lối chính sách mà Đảng và Nhà nước ta đề ra: “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, từng bước đưa nông thôn phát trểi n không ngừng về mọi mặt, dần dần xoá đi ranh giới về kinh tế giữa thành thị và nông thôn.”

1.1.4. Các nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng ngân hàng

1.1.4.1. Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.


- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử

dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

1.1.4.2. Ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách

hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, có hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

+ Đối với hộ sản xuất, cá nhân thì phải cư trú (thường trú hoặc tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi chi nhánh ngân hàng cho vay đóng trụ sở. Đại diện hộ, cá nhân giao dịch với ngân hàng là chủ hộ, cá nhân phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

+ Đối với doanh nghiệp: Được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 và Điều 96 Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý. Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo thời gian cam kết: có vốn tự có tham gia và phương án, dự án; kinh doanh có hiệu quả; không có nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tại ngân hàng.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính

phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn cụ thể của mỗi ngân hàng thương mại.


1.1.4.3. Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại

Quy trình cho vayđược bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước:

- Thẩm định trước khi cho vay;

- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay;

- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.

Quy trình tín dụng được tóm tắt ở sơ đồ sau:


Xác định thị trường và các thị trường mục tiêu

Sơ đồ:1 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG‌‌



Cán bộ quản trị

rủi ro

Giám đốc/Tổng giám đốc

ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG



NHU CẦU

KHÁCH HÀNG



THẨM ĐỊNH‌‌‌‌




Mục đích vay

HĐKD

Quản lý

Số liệu

Tiếp nhận yêu cầu

khách hàng

Tìm hiểu triển vọng

Tham khảo ý kiến

bên ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Bình - 3


THƯƠNG LƯỢNG




Kỳ hạn

Thanh toán

Các điều khoản

Bảo đảm tiền vay

Các vấn đề khác



PHÊ DUYỆT


THỦ TỤC HỒ SƠ


Dự thảo hợp đồng

Xem xét hồ sơ

Kiểm tra tài sản bảo đảm

Miễn bỏ giấy tờ pháplý

Các vấn đề khác




THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN



GIẢI NGÂN

Thủ tục hồ sơ hoàn tất

Chuyển tiền




QUẢN LÝ DANH MỤC



THANH TOÁN

Trả đủ gốc

Trả đủ lãi

Dấu hiệu bất thường

Trả nợ đúng hạn

Nhận biết sớm

Chính sách xử lý

Quản lý

Dấu hiệu cảnh báo

Cố gắng thu hồi nợ

Biện pháp pháp lý

Tái cơ cấu

QUẢN LÝ TÍN DỤNG

Số liệu

Các điều khoản

Bảo đảm tiền vay

Thanh toán

Đánh giá tín dụng


TỔN THẤT‌

Không trả nợ gốc

Không trả nợ lãi


* Khách hàng vay v ốn là dân cư và doanh nghiệp có hai loại mục đích chính:

- Vay vốn phục vụ đời sống, sinh hoạt.

- Đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.

Tuỳ theo từng mục đích mà CBTD phân tích và thẩm định khách hàng

vay vốn theo những nội dung sau:

* Thời hạn cho vay:

Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Thời hạn thu hồi của dự án đầu tư

- Khả năng trả nợ của khách hàng

- Nguồn vốn cho vay của ngân hàng

Từ đó Ngân hàng sẽ quyết định dựa theo đề nghị của khách hàng cho vay

với các thể loại là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.

* Lãi suất cho vay:

- Mức lãi suất cho vay do ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thoả

thuận phù hợp với quy định của ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng cho vay ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, theo quy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của mỗi ngân hàng.

* Mức cho vay:

- Việc xác định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (Ngân hàng sẽ cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng. Mức cho vay tối đa đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Xác định đúng, cho vay đầy đủ hợp lý số


tiền vay sẽ giúp hộ sử dụng vốn có hiệu quả, độ an toàn vốn cao, đảm bảo

chất lượng tín dụng.

- Quy định về vốn tự có:

+ Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%

trong tổng nhu cầu vốn

+ Đối với cho vay trung, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu

15% trong tổng nhu cầu vốn

- Riêng đối với hộ sản xuất hoặc những khách hàng có tín nhệi m thì được vay đến 10 triệu đồng mà không phải bảo đảm bằng tài sản; nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho Giám đốc Ngân hàng nơi cho vay quyết định.

- Đối với những hộ vay trên 10 triệu thì phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành của Chính phủ, của Thống đốc NHNN Việt Nam, của từng ngân hàng.

* Đối tượng cho vay: chủ yếu là giá trị vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị và các khoản chi phí thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, các vật dụng cần thiết cho sản xuất....

* Nguồn vốn cho vay : Vốn của Ngân hàng là giá trị tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập hay huy động được từ các nguồn nhàn rỗi để sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nó được hình thành từ 4 nguồn cơ bản sau:

- Vốn tự có: là vốn thuộc sở hữu riêng của Ngân hàng.

- Vốn huy động: được hình thành thông qua việc sử dụng các phương tiện nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân chúng, bao gồm tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá...

- Vốn đi vay: vay NHNN hoặc các tổ chức tín dụng khác.


- Vốn khác: được hình thành từ hoạt động tham gia làm đại lý, uỷ thác cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước từ việc cung cấp các phương tiện thanh toán.

* Phương thức cho vay:

Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và số tiền mà khách hàng cần vay mà Ngân hàng áp dụng các phương thức cho vay thích hợp. Các phương thức cho vay có thể sử dụng là cho vay trực tiếp, cho vay bán trực tiếp (như cho vay theo tổ hợp tác, theo tổ liên doanh), cho vay gián tiếp qua các tổ chức trung gian....

1.1.5. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng thương mại‌

1.1.5.1. Các đặc trưng chung

- Tính thời hạn: nhu cầu vốn của các chủ thể chỉ diễn ra vào một thời điểm nhất định phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, mùa vụ. Từ nhu cầu đó khách hàng sẽ định ra một thời hạn để đề nghị ngân hàng cấp tín dụng. Thời hạn cấp tín dụng cho khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng và cả đối tượng khách hàng xin vay. Trong thời hạn cấp tín dụng, khách hàng có quyền sử dụng tài sản bằng tiền, tài sản của ngân hàng.

- Tính hoàn trả: xuất phát từ yêu cầu duy trì hoạt động của ngân hàng, cho vay để tồn tại, ngân hàng cấp tiền vay cho khách hàng và sau một thời gian nhất định như đã thoả thuận thì người đi vay phải có trách nhiệm thanh toán cả gốc và/hoặc lãi cho ngân hàng.

- Sự tín nhiệm: tín dụng ngân hàng dựa trên sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng giao tiền, tài sản của mình cho khách hàng sử dụng với sự tin tưởng rằng sau này khách hàng sé thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định.

- Tính rủi ro: hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì đây là một hoạt động rất nhạy cảm về tiền tệ. Có thể có rủi ro do nguyên nhân chủ quan và khách quan.


+ Về phía ngân hàng: rủi ro về thông tin không cân xứng, rủi ro lựa

chọn đối nghịch, rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng.

+ Về phía khách hàng: rủi ro đạo đức hoặc do hoạt động sản xuất kinh

doanh không mang lại hiệu quả, thiên tai dẫn đến mất khả năng trả nợ.

1.1.5.2. Đặc trưng đối với tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp

- Mang tính chất thời vụ rõ nét vì sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của cây lúa, con giống... Đặc điểm này quyết định đến việc ngân hàng cùng với khách hàng lập kế hoạch giải ngân, phương thức giải ngân hay xác định và thoả thuận về kỳ trả nợ gốc và lãi cho phù hợp.

- Đối tượng cho vay đa dạng và phong phú về ngành nghề nhưng chủ yếu là cho vay để chăn nuôi và một số dịch vụ liên quan đến ngành nông nghiệp. Ví dụ như vay để mua máy tuốt lúa, máy cày,....Đây là những đối tượng chủ yếu của NHNo&PTNT & PTNT.

- Chi phí tổ chức cho vay cao vì giá trị các món vay thấp mà thủ tục không đổi. Điều này xuất phát từ tính chất sản xuất nhỏ lẻ của hộ sản xuất, mỗi hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế, do đó số vốn mà họ cần và mức vốn tối đa dựa trên tài sản bảo đảm của họ không cao nên chi phí khi phân bổ tăng cao. Mặt khác, số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay, thu nợ (mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ vay vốn tại xã,...). Đây cũng là yếu tố làm tăng chi phí.

Ngành nông nghiệp cũng là ngành có độ rủi ro tương đ ối cao (do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là chịu nhiều tác động của tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên tai, đất đai...) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác. Từ đó làm chi phí cho một đồng vốn cao. Vì vậy, phải tìm mọi biện pháp để đưa đồng vốn vào kế hoạch có chi phí thấp nhất.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023