2.6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lí chất lượng là một phương thức quản lí mới đã thành công trong quản lí sản xuất, kinh doanh và dịch vụ bắt đầu được vận hành trong quản lí giáo dục. Bản chất của quản lí chất lượng là một phương thức quản lí bằng các quy trình, các quy trình này có thể được xây dựng từ các công việc cụ thể trong từng chương trình đào tạo, từng cơ sở đào tạo hoặc từ các bộ chuẩn. Phương thức này sẽ khắc phục những hạn chế trong quản lí truyền thống mà các nhà quản lí giáo giáo thường sử dụng thông qua các chức năng quản lí như: kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra [23]. Quản lí chất lượng giúp cho đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng khắc phục được những yếu điểm về nguồn nhân lực qua đào tạo của nước ta hiện nay, góp phần vào thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Thực tiễn trên thế giới đang chứng minh xu thế phát triển nền kinh tế thị trường gắn với xu hướng phát triển một số ngành đặc thù, được gọi là ngành công nghiệp tri thức. Đây là những ngành sản xuất, dịch vụ dựa vào tri thức, có hàm lượng tri thức cao, trong đó có hai ngành được coi là “chiếc máy cái” chính là giáo dục đào tạo và công nghệ thông tin [24].
Công nghệ thông tin được coi là ngành công nghiệp tri thức cơ bản dùng làm nguồn cho những ngành tri thức trong các lĩnh vực cụ thể khác tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. CNTT ra đời và phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng nhiều kỹ sư máy tính và các nhà quản lý mạng. Thông tin trở thành một nhân tố quan trọng của nền kinh tế hiện đại và luôn thay đổi với tính đa diện, vì vậy càng đỏi hỏi nhiều hơn những chuyên gia xử lý, phân tích, quản lý, .... Chúng ta nên khắc phục tình trạng đào tạo một cách ồ ạt nhưng chất lượng thấp như hiện nay về ngành CNTT. Mỗi năm các trường ĐH và CĐ cung cấp cho thị trường lao động khoảng
110.000 kỹ sư CNTT nhưng thực tế chỉ 10% trong số đó phục vụ tốt cho ngành này [24]. Các CSDN chiếm một tỉ trọng rất lớn trong các con số ĐT ở trên nhưng chất lượng vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động. Chính vì vậy ngành dạy nghề luôn nỗ lực tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐT, có nhiều giải pháp được đưa ra, đáng chú ý hơn cả là việc quản lý quá trình đào
tạo và cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau về cách thức quản lý đào tạo, nhưng đa phần chúng ta vẫn quản lý QTĐT theo cách truyền thống, tiếp cận kiểm soát chất lượng, chỉ quan tâm đến khâu thanh tra kiểm tra, không chú trọng đến việc kiểm soát quá trình nên chất lượng ĐT nghề còn thấp, còn bị lỗi là điều đương nhiên .
Xuất phát từ ý nghĩa và tính cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài “Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng” để làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng - 1
- Những Nghiên Cứu Về Chất Lượng, Đbcl Đào Tạo
- Quản Lí Đtn Của Một Số Nước Trên Thế Giới Theo Tiếp Cận Đbcl
- Bảng Tham Chiếu Quản Lí Qtđt Nghề Tiếp Cận Đbcl Giữa Öc Và Vi T Nam
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các giải pháp quản lý quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
3. Nhi m vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về các nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ và quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL;
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về các nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ và việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL trong và ngoài nước;
Khảo sát, đánh giá thực trạng về các nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT, việc quản lí chất lượng ĐT nghề CNTT trình độ CĐ tại một số cơ sở ĐT nghề tại Việt Nam;
Đưa ra các giải pháp, các nhóm giải pháp nhằm ĐBCL và nâng cao chất lượng đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ;
Tổ chức thử nghiệm đánh giá một số giải pháp đề xuất.
4. Khách thể và đối tư ng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Toàn bộ quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ trong cơ sở đào tạo nghề tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung về ĐT nghề CNTT trình độ CĐ và cách thức quản lí các nội dung đó theo tiếp cận ĐBCL.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Có những nghiên cứu nào về các nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ và việc quản lí các nội dung đó theo một phương mới, phương thức quản lí chất lượng?
Những nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ, phương thức quản lí các nội dung đó theo tiếp cận ĐBCL là gì?
Kinh nghiệm quản lí QTĐT, quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL của một số nước trên thế giới như thế nào?
Thực trạng nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ, việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ theo tiếp cận ĐBCL hiện nay ở Việt Nam như thế nào? Đâu là nguyên nhân của các bất cập, hạn chế, những tồn tại là gì, …?
Cần có những giải pháp nào để ĐBCL trong đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT trong bối cảnh hiện nay?
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ theo khung lí thuyết xây dựng, trên cơ sở các nội dung về quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ và việc quản lí các nội dung đó theo tiếp cận ĐBCL thông qua các nội dung như: khung tham chiếu; áp dụng các thủ tục quy trình; đánh giá và cải tiến hệ thống ĐBCL; … thì đảm bảo rằng nhân lực nghề CNTT sẽ đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội và cũng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng trong dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành.
7. Những luận điểm bảo v
Xây dựng khung lí thuyết để tổ chức quản lý QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL dựa trên cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm quốc tế về quản lí QTĐT nghề CNTT theo tiếp cận ĐBCL
Các hoạt động quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ hiện nay đã được triển khai phần nào theo khung lý thuyết được xây dựng nhưng thực tế còn nhiều bất cập.
Bổ sung và hoàn thiện các giải pháp quản lí để ĐBCL đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ đáp ứng nhu xã hội trong bối cảnh mà nguồn nhân lực CNTT tiếp cận nền công nghiệp 4.0 hiện nay ở Việt Nam đang thiếu và đang yếu là rất cần thiết.
Các giải pháp về ĐBCL do kết quả nghiên cứu của luận án là có hiệu quả cao trong quản lý QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ.
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Các nghiên cứu và khảo sát việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ được tiến hành ở một số CSDN trên địa bàn ba miền (Bắc - Trung - Nam) và thử nghiệm một số giải pháp tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
9. Những đóng góp mới của luận án Về m t lý luận:
- Hệ thống hóa lí luận về quản lí chất lượng trong đào tạo, vận dụng vào việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL.
- Xây dựng mô hình ĐBCL, khung tham chiếu quản lí QTĐT, đặc biệt là khung lý thuyết về quản lí QTĐT nghề CNTT tiếp cận ĐBCL.
Về m t thực ti n:
- Đã phân tích, đánh giá thực trạng các nội dung QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ và việc quản lí các nội dung đó theo tiếp cận ĐBCL trong bối cảnh hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp quản lí QTĐT nghề, quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực về lĩnh vực CNTT để tiếp cận nền công nghiệp
4.0 hiện nay.
- Tổ chức thử nghiệm thành công một số giải pháp về QL QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
10. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa liên quan đến lý luận quản lí, quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ;
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia;
Các phương pháp bổ trợ: Thu thập và xử lý thông tin, định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống kê.
11. Cấu tr c luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung khoa học luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của Quản lí quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL
Chương 2: Thực trạng việc Quản lí quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL
Chương 3: Các giải pháp quản lí quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TIẾP CẬN
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Nhân lực về CNTT đã chi phối hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, những thành tựu của nó đã và đang góp phần tạo ra những nhân tố năng động mới trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin và trở thành công cụ phổ biến. Để có được nguồn nhân lực CNTT Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó BLĐTBXH chủ trì triển khai nhiệm vụ: Đào tạo nghề về CNTT, điện tử, viễn thông với mục tiêu đào tạo khoảng 100.000 người có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề về CNTT, điện tử, viễn thông. Nhân lực CNTT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, nhân lực CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và ĐT, đặc biệt là đổi mới GDNN. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng ĐT, đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT của đất nước, của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính vì vậy, trong giai đoạn vừa qua không chỉ ở trên thế giới mà ngay tại Việt Nam cũng có rất nhiều nghiên cứu về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề CNTT nói riêng.
1.1.1. Những nghiên cứu về Quản lý quá trình đào tạo nghề, nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT
1.1.1.1. Trong nước
Cho đến nay, đã có những công trình nghiên cứu, bài báo viết liên quan hoặc đề cập đến công tác quản lý đào tạo nghề, điển hình là:
Công trình nghiên cứu của tác giả Mạc Văn Tiến và Đỗ Minh Cương “Phát triển lao động kỹ thuật Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” đề cập đến một số nội dung đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước như: đổi mới
chương trình giảng dạy, tăng cường thiết bị cho đào tạo, nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo tại các CSDN [84].
Trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” do Nguyễn Minh Đường làm chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá tác đào tạo lao động kỹ thuật, phân tích các mặt mạnh, mặt yếu so với nhu cầu xã hội trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt đề tài còn đã đưa ra một số giải pháp trong trong đào tạo nghề nhằm phát triển đồng bộ đội ngũ lao động kỹ thuật [34].
Tác giả Phan Văn Kha (2007) về “Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã đưa ra các hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường với thị trường lao động đem lại lợi ích cho nhà trường, người học và cả xã hội. Cũng như các quan điểm về vai trò của đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực [51]
Tại hội thảo khoa học về Chính sách và các giải pháp phát triển nhân lực trình độ cao của Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ CNH & HĐH, tổ chức tại Hà Nội năm 2003. Tác giả Vũ Đình Cường, trong bài viết về “Đổi mới phương thức và phương pháp đào tạo nhân lực lao động kỹ thuật Thủ đô Hà Nội” đã phân tích vấn đề đổi mới phương pháp đào tạo cần được hoàn thiện cả trên bình diện lý luận và triển khai ứng dụng thực tế ở các cơ sở đào tạo tại Hà Nội [19]
Tác giả Trần Khánh Đức trong cuốn “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế ký XXI” đã khái quát toàn bộ những vấn đề về khoa học giáo dục, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của các hoạt động quản lý, nghiên cứu, đào tạo, và giảng dạy trong hệ thống các cơ sở đào tạo [30].
Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Bá Lãm và Trần Khánh Đức (2002) về “Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH” các tác giả cũng nêu bật vai trò quan trọng của quá trình quản lý đào tạo và phân tích các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ ưu tiên ở