Đánh Giá Của Cbql (Nhóm 1) Về Chất Lượng Của Đội Ngũ Của Cbql Trường Thpt


Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về chất lượng của đội ngũ của CBQL trường THPT

TT

Nội dung

ĐTB

ĐLC

TH

1

Chấp hành chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước

3,97

0,166

2

Rất đồng ý

2

Có ý chí vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ

3,97

0,166

2

Rất đồng ý

3

Động viên, khích lệ đồng nghiệp, học sinh được nhà trường tín nhiệm

3,97

0,166

2

Rất đồng ý

4

Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo

3,97

0,166

2

Rất đồng ý

5

Trung thực, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm

4,00

0,000

1

Rất đồng ý

6

Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục

4,00

0,000

1

Rất đồng ý


7

Nắm vững môn đã hoặc đang đảm nhận, có hiểu biết về các môn khác đáp ứng yêu cầu quản lí


3,00


0,000


4


Đồng ý

8

Sử dụng được 1 ngoại ngữ

2,97

0,166

5

Đồng ý

9

Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc

3,94

0,232

3

Rất đồng ý

Điểm trung bình

3,75

0,118



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long - 8


Bảng 2.10. Đánh giá của GV (nhóm 2) về chất lượng của đội ngũ CBQL trường THPT

TT

Nội dung

ĐTB

ĐLC

TH

1

Chấp hành chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước

3,97

0,166

2

Rất đồng ý

2

Có ý chí vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ

3,97

0,166

2

Rất đồng ý

3

Động viên, khích lệ đồng nghiệp, học sinh được nhà trường tín nhiệm

3,97

0,166

2

Rất đồng ý

4

Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo

3,97

0,166

2

Rất đồng ý

5

Trung thực, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm

4,00

0,000

1

Rất đồng ý

6

Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục

4,00

0,000

1

Rất đồng ý


7

Nắm vững môn đã hoặc đang đảm nhận, có hiểu biết về các môn khác đáp ứng yêu cầu quản lí


3,00


0,000


4


Đồng ý

8

Sử dụng được 1 ngoại ngữ

2,97

0,166

5

Đồng ý

9

Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc

3,94

0,232

3

Rất đồng ý

Điểm trung bình

3,75

0,118



* Về phẩm chất

- Về phẩm chất chính trị

Dựa vào bảng 2.9 và bảng 2.10, cả 2 nhóm điều cho rằng nội dung 1 “Chấp hành chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước” là tương đồng nhau [ĐTB: 3,97, TH: 2, MĐ: Rất đồng ý].

Qua đó cho thấy, CBQL các trường THPT có phẩm chất chính trị tốt, yên tâm công tác; không bị dao động trước những khó khăn chung của đất nước, của ngành giáo dục; biết đấu tranh bảo vệ đường lối đổi mới của Đảng; Có ý thức tự rèn luyện về phẩm chất đạo đức, thường xuyên chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong nội bộ nhà trường; Có đạo đức tác phong tốt, gương mẫu trong công tác; có tinh thần đoàn kết xây dựng tập thể tiên tiến, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực vi phạm


đến danh dự và uy tín của giáo viên; Có ý thức tổ chức kỉ luật, sống và làm việc theo pháp luật quy định, chấp hành sự phân công của tổ chức; Biết chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên đồng cảm và chia sẻ với đồng nghiệp, đặt quyền lợi tập thể lên trên quyền lợi cá nhân.

Đội ngũ CBQL có quan điểm, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; biết phân tích đúng sai, bảo vệ quan điểm, đường lối; kiên quyết ủng hộ lẽ phải và sự tiến bộ. Hầu hết CBQL đều có ý thức tổ chức kỉ luật cao, chấp hành tốt các quy định của ngành.

Tuy nhiên, một số CBQL còn chưa mạnh dạn đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái trong nội bộ ngành và ngoài xã hội. Những CBQL này chưa thực hiện tốt công tác phê bình và tự phê bình; một phần do còn e ngại, sợ va chạm; mặt khác do thiếu cơ sở lí luận, chưa nhạy bén nên thiếu tự tin, sức thuyết phục quần chúng chưa cao; khả năng bao quát và xử lí thông tin chưa tốt.

- Về phẩm chất đạo đức

Cũng dựa vào bảng 2.9 và bảng 2.10, cả 2 nhóm đều cho rằng nội dung 2, 3, 4 là tương đồng nhau [ĐTB: 3,97, TH: 2, MĐ: Rất đồng ý].

Gương mẫu trong lối sống, tận tụy với công việc, có ý thức tiết kiệm, không tham ô, lãng phí, có quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên và học sinh. Đa số CBQL thực sự là nhà giáo dục, là đầu tàu của tập thể sư phạm nhà trường. Hầu hết CBQL được đồng nghiệp, phụ huynh học sinh, nhân dân tin yêu, tôn trọng.

Tuy nhiên, một số CBQL chưa thể tạo được niềm tin tưởng tuyệt đối ở giáo viên do phong cách lãnh đạo còn độc đoán, thiếu dân chủ; còn chạy theo thành tích, chủ nghĩa cá nhân, chưa công bằng trong đánh giá cấp dưới hoặc khi đánh giá còn chưa xem xét các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giáo viên; thiếu lắng nghe ý kiến của quần chúng; chưa thực sự tạo điều kiện và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể cũng như các tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường.

* Về năng lực

Đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long hầu hết nắm vững công tác chuyên môn, thường xuyên nâng cao trình độ bằng năng lực tự học, tự bồi dưỡng.


Đa số CBQL đều am hiểu tình hình kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục của địa phương nên thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Về năng lực quản lí và lãnh đạo

Cũng dựa vào bảng 2.9 và bảng 2.10, cả 2 nhóm đều cho rằng nội dung 5 và 6 là tương đồng nhau [ĐTB: 4,00, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý].

Có năng lực quản lí đội ngũ, xây dựng tập thể đoàn kết; năng lực ứng xử và giao tiếp để vận động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục, biểu hiện cụ thể: Mối quan hệ giữa chính quyền với tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,… hoạt động đồng bộ và có hiệu quả; sự kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể - chính trị ở địa phương, đặc biệt mối quan hệ giữa nhà trường với Ban Đại diện cha mẹ học sinh ngày càng gắn bó, cùng cộng đồng trách nhiệm trong công tác giáo dục học sinh.

- Về chất lượng

Bảng 2.9 và bảng 2.10 cho thấy, cả 2 nhóm đều cho rằng nội dung 7 “Nắm vững môn đã hoặc đang đảm nhận, có hiểu biết về các môn khác đáp ứng yêu cầu quản lí” là tương đồng nhau [ĐTB: 3,00, TH: 4, MĐ: Đồng ý]. Tương tự, nội dung 8 “Sử dụng được 1 ngoại ngữ” là tương đồng nhau [ĐTB: 2,97, TH: 5, MĐ: Đồng ý] và ở nội dung 9 “Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc” được xếp [ĐTB: 3,94, TH: 3, MĐ: Rất đồng ý].

Điều đó cho ta thấy, CBQL trường THPT biết sử dụng 1 ngoại ngữ và nắm vững môn đã hoặc đang đảm nhận, có hiểu biết về các môn khác đáp ứng yêu cầu quản lí còn hạn chế.

Phần lớn CBQL các trường THPT trong tỉnh hiện nay xuất thân từ những năm ngành giáo dục còn nhiều khó khăn. Mặc dù được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trong những năm còn thiếu giáo viên trầm trọng, nhưng đa số CBQL đã thể hiện được tinh thần vượt khó, phấn đấu học tập, tham gia các khóa bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Đến nay, trình độ đã đạt chuẩn và trên chuẩn, một số CBQL đã tốt nghiệp cao học hoặc đang theo học các lớp cao học. Đa số có năng lực chuyên môn từ khá trở lên, có hiểu biết và kinh nghiệm quản lí trường học. Có nhiều cố gắng trong công tác xã hội hóa giáo dục, vận động các lực lượng xã hội ở địa phương huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.


2.4. Thực trạng về phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long

2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông

Bảng 2.11. Thống kê thâm niên làm công tác quản lí của CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long

Thời gian

1->5

năm

6->10

năm

11->15

năm

16->20

năm

21->25

năm

Trên 25 năm

Số người

28

13

14

8

16

18

Tỉ lệ

28,9%

13,4%

14,4%

8,2%

16,5%

18,6%

(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)


Qua bảng thống kê, ta thấy thực trạng đội ngũ CBQL của tỉnh có trên 50% CBQL giữ chức vụ tại cùng một đơn vị từ hơn 2 đến 4 nhiệm kỳ. Điều này có mặt thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Thuận lợi là lực lượng này có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí và đặc biệt là do quản lí một đơn vị trong thời gian dài nên CBQL nắm được đặc điểm tình hình của đơn vị. Tuy nhiên, do quá rõ về đặc điểm của đơn vị nên đôi khi một số CBQL rơi vào tình trạng chủ quan, làm việc theo kinh nghiệm, thói quen, chậm đổi mới. Từ đó, hiệu quả công tác quản lí chưa cao.

Đa số CBQL trường THPT và đội ngũ dự nguồn CBQL đều được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí trường trung học theo quy định. Qua học tập, bồi dưỡng, năng lực của CBQL được nâng lên; công tác quản lí nhà trường ngày càng đi vào nề nếp, làm việc có bài bản. Từ đó, chất lượng nhà trường đạt hiệu quả ngày càng cao.


Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

TT

Nội dung

ĐTB

ĐLC

TH

1

Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT là việc rất cần thiết

4,00

0,000

1

Rất đồng ý


2

Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT đạt chất lượng cao sẽ kéo theo sự

phát triển chất lượng hoạt động của nhà trường


4,00


0,000


1

Rất đồng ý


3

Cần phải nâng cao trình độ về mọi mặt của cán bộ quản lí giáo dục để đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của xã hội


4,00


0,000

1

Rất đồng ý


4

Có khả năng điều hành nhân lực thực thi quá trình giáo dục và dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đặc điểm phát triển

giáo dục địa phương


4,00


0,000


1

Rất đồng ý

Điểm trung bình

4,00

0,000




Qua bảng 2.12, ta thấy mức độ “Rất đồng ý” của nhóm 1 là 100%. Điều này cho thấy phát triển đội ngũ CBQL trường THPT có tầm quan trọng rất cao.

Bảng 2.13. Đánh giá của GV (nhóm 2) về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

TT

Nội dung

ĐTB

ĐLC

TH

1

Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT là việc rất cần thiết

3,15

0,359

3

Đồng ý


2

Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT đạt chất lượng cao sẽ kéo theo sự phát triển chất lượng hoạt động của nhà trường


3,14


0,355


4


Đồng ý


3

Cần phải nâng cao trình độ về mọi mặt của cán bộ quản lí giáo dục để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội


4,00


0,000

1

Rất đồng ý


4

Có khả năng điều hành nhân lực thực thi quá trình giáo dục và dạy học đáp ứng yêu

cầu đổi mới giáo dục và đặc điểm phát triển giáo dục địa phương


3,99


0,061


2

Rất đồng ý

Điểm trung bình

3,57

0,193




Dựa vào kết quả trên, ta thấy, ở nội dung 2 nhóm 2 xếp thứ hạng 4 [ĐTB: 3,14, TH: 4, MĐ: Đồng ý] vì họ cho rằng không nhất thiết đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT đạt chất lượng cao sẽ kéo theo sự phát triển chất lượng hoạt động của nhà trường. Tương tự như thế, ở nội dung 1 [ĐTB: 3,15, TH: 3, MĐ: Đồng ý], nhóm 2 cho rằng việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trường THPT là việc tương đối cần thiết.

Vì thế, để thực hiện tốt việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT mỗi nhà trường, hiệu trưởng là người lãnh đạo phát triển đội ngũ của nhà trường. Hiệu trưởng phải chủ động thu hút và tập hợp lực lượng tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ của nhà trường với những nội dung và hình thức phù hợp.

2.4.2. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông

Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh: Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lí, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lí, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương.

Ngành đã thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành rà soát, đưa ra khỏi danh sách quy hoạch những người chưa có sự tiến bộ, chưa thể hiện sự phấn đấu để phát triển và đưa vào danh sách quy hoạch những nhân tố tích cực, có chiều hướng phát triển. Quy hoạch đảm bảo tính động và mở.


Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

TT

Biện pháp

ĐTB

ĐLC

TH


1

Xác định lộ trình thực hiện từng hoạt động phát triển đội ngũ CBQL để đạt được các mục tiêu của quy hoạch


4,00


0,000


1

Rất đồng ý


2

Thực hiện dự báo đúng về quy mô phát triển trường THPT để nhận biết được nhu cầu số lượng CBQL


4,00


0,000


1

Rất đồng ý


3

Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT. Phê duyệt quy hoạch. Công khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch


4,00


0,000

1

Rất đồng ý


4

Có các quyết định quản lí kịp thời để điều chỉnh quy hoạch theo thực tiễn cho phù hợp với các kết quả dự báo


3,00


0,000


2


Đồng ý

Điểm trung bình

3,75

0,00




Dựa vào bảng 2.14, ta thấy, mức độ “Rất đồng ý” của nhóm 1 là ¾ nội dung. Điều này cho thấy quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT rất quan trọng.

Bảng 2.15. Đánh giá của GV (nhóm 2) về quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

TT

Biện pháp

ĐTB

ĐLC

TH

1

Xác định lộ trình thực hiện từng hoạt động phát triển đội ngũ CBQL để đạt được các

mục tiêu của quy hoạch


3,14


0,351

3

Đồng ý


2

Thực hiện dự báo đúng về quy mô phát triển trường THPT để nhận biết được nhu

cầu số lượng CBQL


4,00


0,000

1

Rất đồng ý

3

Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT. Phê duyệt quy hoạch. Công khai,

kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch


3,14


0,355

3

Đồng ý


4

Có các quyết định quản lí kịp thời để điều

chỉnh quy hoạch theo thực tiễn cho phù hợp với các kết quả dự báo


3,85


0,351

2

Rất đồng ý

Điểm trung bình

3,53

0,264





Tuy nhiên, ở bảng 2.15, nhóm 2 thì cho rằng nội dung 2 “Thực hiện dự báo đúng về quy mô phát triển trường THPT để nhận biết được nhu cầu số lượng

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí