CBQL” xếp thứ hạng 1 [ĐTB: 4,00, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý]; ở nội dung 4 “Có các quyết định quản lí kịp thời để điều chỉnh quy hoạch theo thực tiễn cho phù hợp với các kết quả dự báo” xếp thứ hạng 2 [ĐTB: 3,85, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý]; Ở nội dung 1 và 3 là như nhau [ĐTB: 3,14, TH: 3, MĐ: Đồng ý];
Đội ngũ cán bộ trong quy hoạch dự nguồn chưa đáp ứng các yêu cầu bổ nhiệm, chưa được trang bị kiến thức lí luận chính trị, nghiệp vụ quản lí nên khi được bổ nhiệm đã bộc lộ những hạn chế về quan điểm, cách đánh giá, nhận định vấn đề. Công tác quy hoạch đội ngũ chưa được rà soát hàng năm nên chưa quan tâm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Song song đó, một số đơn vị chưa được địa phương quan tâm luân chuyển CBQL đã hết 2 nhiệm kỳ, điều này không khơi gợi được động lực phấn đấu, sức cống hiến của đội ngũ, giảm sức sáng tạo của bản thân CBQL và đội ngũ giáo viên của đơn vị.
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức triển khai, quán triệt và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là nền tảng để thực hiện tốt công tác đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đề ra. Trong những năm qua, công tác quy hoạch cán bộ luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo và thực hiện đạt hiệu quả; nhiều đơn vị đã tổ chức quan triệt sâu rộng đến đến ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên; công khai, mở rộng đối tượng lấy ý kiến biểu quyết chức danh lãnh đạo; đảm bảo khá tốt về số lượng, cơ cấu dân tộc, độ tuổi,… đã thể hiện phần nào về sự trẻ hóa đội ngũ CBQL.
2.4.3. Thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ quản lí trường trung học phổ thông
Công tác phát triển đội ngũ CBQL là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, phụ thuộc vào phương pháp kết hợp hay kết nối các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm và sử dụng.
Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT
Biện pháp | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
1 | Thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển để lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện bổ nhiệm thành hiệu trưởng, phó hiệu trưởng | 3,00 | 0,000 | 3 | Đồng ý |
2 | Thực hiện quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
3 | Tuyển chọn những GV có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
4 | Bổ nhiệm CBQL theo nhiệm kỳ | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
5 | Miễn nhiệm CBQL không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ | 3,97 | 0,166 | 2 | Rất đồng ý |
6 | Tuyển chọn, sử dụng hợp lí, phát huy được năng lực sở trường | 3,97 | 0,166 | 2 | Rất đồng ý |
Điểm trung bình | 0,382 | 0,055 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vài Nét Về Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Tỉnh Vĩnh Long
- Đánh Giá Mức Độ Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cán Bộ Quản Lí Trường Trung Học Phổ Thông
- Đánh Giá Của Cbql (Nhóm 1) Về Chất Lượng Của Đội Ngũ Của Cbql Trường Thpt
- Bảng Tổng Hợp Kết Quả Đánh Giá Chuẩn Hiệu Trưởng, Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên
- Các Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lí
- Đổi Mới Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lí Trường Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Qua bảng 2.16, ta thấy được nhóm 1 xếp hạng ở nội dung thứ 1 “Thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển để lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện bổ nhiệm thành hiệu trưởng, phó hiệu trưởng” [ĐTB: 3,00, TH: 3, MĐ: Đồng ý] thấp nhất so với các nội dung còn lại. Điều này, ngay khi thực hiện bảng hỏi, người viết cũng dự đoán được kết quả đồng ý không cao.
Nguyên nhân là hiện nay, có một số ý kiến đồng tình chọn phương án thi tuyển CBQL vì thi tuyển sẽ tạo ra sự công bằng, cạnh tranh giữa các ứng viên để ngăn chặn tình trạng “con ông cháu cha” hay “sống lâu lên lão làng”; thi tuyển để thu hút nhân tài.... Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng, chỉ qua một kỳ thi không thể đánh giá hết năng lực cũng như kiến thức của một ứng viên. Có người có khả năng quản lí rất tốt nhưng khi đi thi tuyển lại không diễn đạt được. Ngược lại, có người nói rất hay nhưng khi vào thực tế quản lí thì không làm tốt. Nếu thực hiện phương thức bổ nhiệm truyền thống là bổ nhiệm CBQL sẽ đánh giá được cả quá trình phấn đấu của một người. Đối với phương án bổ nhiệm, nếu thực sự công tâm thì chúng ta sẽ nhìn nhận được từ người được xem xét bổ nhiệm qua cả một quá
trình dài nỗ lực, phấn đấu, như vậy sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về năng lực của người được xem xét bổ nhiệm. Tuy nhiên, phương án này dễ sa vào chủ quan, cảm tính.
Bảng 2.17. Đánh giá của GV (nhóm 2) về tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT
Biện pháp | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
1 | Thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển để lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện bổ nhiệm thành hiệu trưởng, phó hiệu trưởng | 3,84 | 0,359 | 2 | Rất đồng ý |
2 | Thực hiện quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT | 3,14 | 0,355 | 4 | Đồng ý |
3 | Tuyển chọn những GV có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ | 3,14 | 0,347 | 4 | Đồng ý |
4 | Bổ nhiệm CBQL theo nhiệm kỳ | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
5 | Miễn nhiệm CBQL không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ | 3,14 | 0,355 | 4 | Đồng ý |
6 | Tuyển chọn, sử dụng hợp lí, phát huy được năng lực sở trường | 3,15 | 0,359 | 3 | Đồng ý |
Điểm trung bình | 3,40 | 0,295 |
Trong khi đó, nhóm 2 xếp nội dung thứ 1 “Thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển để lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện bổ nhiệm thành hiệu trưởng, phó hiệu trưởng” hạng 2 [ĐTB: 3,84, TH: 2, MĐ: Rất đồng ý]; Ở nội dung 4 “Bổ nhiệm CBQL theo nhiệm kỳ” được xếp thứ hạng 1 [ĐTB: 4,00, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý].
Quy hoạch CBQL trường THPT phải mang tính chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng (bố trí, điều động, đề bạt, nghỉ chế độ, miễn nhiệm…) nguồn cán bộ, trong đó mục tiêu, kế hoạch, dự kiến các điều kiện về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), thời gian thực hiện và đề ra các phương án, biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh.
Công tác quy hoạch cán bộ cần phải gắn với việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, góp phần làm trong sạch bộ máy quản lí giáo dục, tạo niềm tin cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi để
rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách, giúp cán bộ quản lí giáo dục phấn đấu ngày càng tốt hơn.
Ðồng thời, thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển CBQL trường THPT. Ðây là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có đức, có tài, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách nhiệm vụ đặt ra trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, đòi hỏi người CBQL phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Bổ nhiệm CBQL trường THPT là cơ hội để cán bộ thăng tiến hợp lí, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường và sự phát triển giáo dục và đào tạo của ngành.
Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL trường THPT phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của tổ chức và công việc cần phải bổ nhiệm, căn cứ vào tiêu chuẩn CBQL; dựa trên cơ sở quy hoạch CBQL, đặc điểm tình hình thực tế địa phương, kinh tế - xã hội, vùng miền, tuyển dụng CBQL cho phù hợp.
Ðặc biệt hiện nay, Nghị định số 115/2010/NÐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định, trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo giao cho giám đốc (đối với các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo), trưởng phòng (đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo) quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động CBQL. Vì vậy, có thể áp dụng hình thức thi tuyển ở những nơi có điều kiện là hợp lí, công bằng và đảm bảo khách quan.
Trong phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, các trường THPT cần thực hiện đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng. Theo đó, đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn CBQL đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn của ngành, trên cơ sở đó, xác định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch. Xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT là biện pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trong giai đoạn hiện nay.
2.4.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với CBQL được cập nhật thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lí trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, CBQL có điều
kiện tiếp cận với tri thức mới, bổ sung cho công tác quản lí phù hợp với tình hình thực tế.
Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT
Biện pháp | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
1 | Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đương chức, cán bộ dự nguồn quy hoạch theo các chương trình dài hạn, ngắn hạn | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
2 | Việc cử CBQL, dự nguồn đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ quản lí và tin học, ngoại ngữ.... | 3,00 | 0,000 | 2 | Đồng ý |
3 | Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua thực tiễn làm việc. Thay đổi phân công nhiệm vụ CBQL trường THPT hàng năm để bồi dưỡng năng lực thực tiễn, rèn luyện, thử thách cán bộ | 3,00 | 0,000 | 2 | Đồng ý |
4 | Khuyến khích CBQL tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lí | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
Điểm trung bình | 3,50 | 0,000 |
Qua bảng 2.18 ta thấy được, nhóm 1 xếp hạng nội dung thứ 1 “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đương chức, cán bộ dự nguồn quy hoạch theo các chương trình dài hạn, ngắn hạn” và nội dung thứ 4 “Khuyến khích CBQL tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lí” ngang nhau [ĐTB: 4,00, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý]; 2 nội dung còn lại ở mức “Đồng ý” [ĐTB: 3,00, TH: 1].
Bảng 2.19. Đánh giá của GV (nhóm 2) về tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT
Biện pháp | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
1 | Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đương chức, cán bộ dự nguồn quy hoạch theo các chương trình dài hạn, | 3,99 | 0,061 | 1 | Rất đồng ý |
ngắn hạn | |||||
2 | Việc cử CBQL, dự nguồn đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ quản lí và tin học, ngoại | 3,85 | 0,355 | 2 | Rất đồng ý |
ngữ.... | |||||
3 | Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua thực tiễn làm việc. Thay đổi phân công nhiệm vụ CBQL trường THPT hàng năm để bồi dưỡng năng lực thực tiễn, rèn luyện, thử thách cán bộ | 3,00 | 0,000 | 4 | Đồng ý |
4 | Khuyến khích CBQL tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lí | 3,15 | 0,359 | 3 | Đồng ý |
Điểm trung bình | 3,49 | 0,193 |
Trong khi đó, nhóm 2 xếp nội dung thứ 1 “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đương chức, cán bộ dự nguồn quy hoạch theo các chương trình dài hạn, ngắn hạn” thứ 1 [ĐTB: 3,99, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý]; Nội dung 2 “Việc cử CBQL, dự nguồn đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ quản lí và tin học, ngoại ngữ....” được xếp thứ hạng 2 [ĐTB: 3,85, TH: 2, MĐ: Rất đồng ý]; Nội dung 4 “Khuyến khích CBQL tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lí” được xếp thứ hạng 3 [ĐTB: 3,15, TH: 3, MĐ: Đồng ý] và nội dung thứ 3 “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua thực tiễn làm việc. Thay đổi phân công nhiệm vụ CBQL trường THPT hàng năm để bồi dưỡng năng lực thực tiễn, rèn luyện, thử thách cán bộ” được xếp ở thứ hạng 4 [ĐTB: 3,00, TH: 4, MĐ: Đồng ý].
Công tác đào tạo, bồi dưỡng trong những năm qua luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; các chuyên ngành đào tạo đều thiết thực và mang lại hiệu quả cao; cơ cấu hợp lí và có tính kế thừa cao. Cán bộ, công chức, viên
chức sau khi học tập đều phát huy được năng lực chuyên môn, ứng dụng thực tế vào công việc.
2.4.5. Thực trạng lãnh đạo việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông
Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục đang là vấn đề đặc biệt quan trọng trong đổi mới hệ thống giáo dục nước ta hiện nay. Đảng ta xác định “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”.… Với mục đích đó, lãnh đạo việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về lãnh đạo việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT
Biện pháp | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
1 | Xây dựng môi trường đồng thuận, thân thiện, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hoạt động hiệu quả | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
2 | Thiết lập môi trường pháp lí mọi thành viên đều coi trọng luật pháp, quy chế thực hiện nhiệm vụ và chức năng của mình | 3,97 | 0,166 | 2 | Rất đồng ý |
3 | Dự kiến được các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) cho hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THPT | 3,00 | 0,000 | 3 | Đồng ý |
4 | Xác định giải pháp thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THPT | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
Điểm trung bình | 3,74 | 0,04 |
Dựa vào bảng 2.20 ta thấy, mức độ “Rất đồng ý” của nhóm 1 ở các nội dung 1 và 4 [ĐTB: 4,00, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý]. Nội dung 2 “Thiết lập môi trường pháp lí mọi thành viên đều coi trọng luật pháp, quy chế thực hiện nhiệm vụ và chức năng của mình” được xếp thứ hạng 2 [ĐTB: 3,97, TH: 2, MĐ: Rất đồng ý]. Ở nội dung 3 được xếp ở thứ hạng cuối cùng [ĐTB: 3,00, TH: 3, MĐ: Đồng ý]. Điều này cho
thấy “Dự kiến được các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) cho hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THPT” còn hạn chế.
Bảng 2.21. Đánh giá của GV (nhóm 2) về lãnh đạo việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT
Biện pháp | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
1 | Xây dựng môi trường đồng thuận, thân thiện, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hoạt động hiệu quả | 3,14 | 0,355 | 3 | Đồng ý |
2 | Thiết lập môi trường pháp lí mọi thành viên đều coi trọng luật pháp, quy chế thực hiện nhiệm vụ và chức năng của mình | 3,93 | 0,252 | 1 | Rất đồng ý |
3 | Dự kiến được các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) cho hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THPT | 3,84 | 0,366 | 2 | Rất đồng ý |
4 | Xác định giải pháp thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THPT | 3,14 | 0,355 | 3 | Đồng ý |
Điểm trung bình | 3,51 | 0,332 |
Tuy nhiên, ở bảng 2.21, nhóm 2 cho rằng nội dung 2 “Thiết lập môi trường pháp lí mọi thành viên đều coi trọng luật pháp, quy chế thực hiện nhiệm vụ và chức năng của mình” xếp thứ hạng 1 [ĐTB: 3,93, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý]; Nội dung 3 “Dự kiến được các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) cho hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THPT” xếp thứ hạng 2 [ĐTB: 3,84, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý]; Nội dung 1 và 4 là như nhau [ĐTB: 3,14, TH: 3, MĐ: Đồng ý];
2.4.6. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông
Hàng năm, Ngành tiến hành kiểm tra định kỳ đầu năm học. Bên cạnh đó, tùy tình hình thực tế, Ngành còn thành lập các đoàn kiểm tra theo chuyên đề để hỗ trợ CBQL về một số nội dung cần thiết trong công tác quản lí.
Kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT phải đảm bảo khách quan, dân chủ, công khai, kịp thời, không làm cản trở hoạt động của nhà trường và CBQL; việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhà