điều lệ
theo cách thông thường đã cạn kiệt. Tỷ lệ sở
hữu Nhà nước tại
VietinBank đã chạm sàn (64,46%), trong khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng đã được lấp gần đầy. Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn gần như là không thể do Nhà nước chưa có kế hoạch chi thêm ngân sách cho Vietinbank. Phương án giữ
lại lợi nhuận bổ
sung vốn cũng chưa được các cơ
quan có thẩm quyền phê
duyệt do còn liên quan đến vấn đề thu chi ngân sách. Vietinbank còn nặng gánh các dịch vụ cung ứng khối lượng vốn lớn cho đầu tư dự án, chứng khoán, chưa có được chiến lược mang tính hệ thống, dài hạn. Theo Thông tư 41 của Ngân
hàng Nhà nước, thời điểm áp dụng Basel II từ 01/01/2020. Tính đến tháng
12/2019 có 18 ngân hàng hoàn thành Basel II. Tuy nhiên, trong danh sách trên cũng như ở danh sách ứng viên tiềm năng hiện chưa có Vietinbank.
Có thể bạn quan tâm!
- Thu Nhập Và Cơ Cấu Thu Nhập Của Vietinbank Đơn Vị Tính: Tỷ Đồng
- Mạng Lưới Phân Phối Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Của Vietinbank
- Đào Tạo Nhân Lực Tại Vietinbank Đơn Vị Tính: Người
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Nêu Trên
- Hội Nhập Quốc Tế Về Tài Chính Ngân Hàng Là Mục Tiêu Chiến Lược Của Việt Nam
- Phát Triển Dịch Vụ Nhbl Trong Điều Kiện Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.
Tăng trưởng tín dụng còn hạn chế và chưa tất toán hết nợ xấu với
VAMC: Năm 2018, 2019 tăng trưởng tín dụng của Vietinbank chỉ đạt lần lượt
6,1% và 7,2%. Năm 2020, theo báo cáo tài chính quí 3 tỷ lệ này là 7,7%. Năm
2021, Vietinbank phấn đấu tỷ
lệ này từ
811%, vẫn thấp hơn trung bình toàn
hàng 14% (VCB 16%). Việc bị hạn chế tăng trưởng tín dụng chính do Vietinbank chưa tăng vốn điều lệ. Đây thực sự là một cái vòng luẩn quẩn mà Vietinbank đang đối mặt. Để đảm bảo hệ số CAR cho tăng trưởng kinh doanh, bảo toàn thị phần, VietinBank buộc phải dựa vào giải pháp ngắn hạn, liên tục phát hành trái phiếu bổ sung vốn cấp 2. Về vấn đề nợ tại VAMC, cuối năm 2019, nợ xấu tại VAMC của Vietinbank được ghi nhận 13.814 tỷ đồng.
Lợi nhuận còn bị hạn chế bởi nợ xấu và qui mô vốn: khi phát sinh nợ
xấu, Vietinbank phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho những khoản nợ
xấu này với tỷ lệ 20%, 50% và 100% tương ứng với nhóm nợ 3, 4 và 5, ảnh hưởng rất lớn lên kết quả kinh doanh và do đó lợi nhuận bị giảm. Hạn chế về vốn dẫn đến Vietinbank hạn chế về tăng trưởng tín dụng, trong khi phần lớn lợi nhuận của Vietinbank vẫn đến từ hoạt động tín dụng.
Biểu đồ 2.1. Diễn biến nợ xấu của Vietinbank giai đoạn 20152020 Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank 20152020)
Giá huy động vốn còn cao: So với VCB và Aribank, Vietinbank đang
trong tình trạng vòng quay huy động vốn giá cao. Để tăng vốn, chỉ riêng 2 năm 2018, 2019 VietinBank đã phát hành 9 lần trái phiếu với tổng khối lượng phát hành gần 10.000 tỷ đồng. Nút thắt tăng vốn chưa được tháo gỡ, trong khi phải
đảm bảo hệ
số an toàn vốn (CAR) để
tăng trưởng kinh doanh, bảo toàn thị
phần, phía trước là áp lực áp dụng Basel II. VietinBank buộc phải dựa vào giải pháp ngắn hạn, liên tục phát hành trái phiếu bổ sung vốn cấp 2. Bên cạnh tính chất ngắn hạn, giải pháp kê vốn bằng trái phiếu dài hạn đang tạo nên những vòng quay liên tục tại VietinBank với chi phí lãi suất cao (từ 7,9%8,05%/năm). Thông thường, lãi suất trái phiếu loại này cao hơn nhiều so với lãi suất trên biểu huy động. Và giải pháp trên cũng có giới hạn. Theo quy định, tỷ lệ vốn cấp 2 không được quá 50% vốn cấp 1 khi tính toán các cân đối. Tạm tính với vốn cấp 1 hiện nay của Vietinbank bằng vốn chủ sở hữu 85.411 tỷ đồng (thời điểm cuối năm 2020), thì tổng vốn cấp 2 VietinBank có thể huy động là 42.705,5 tỷ đồng. Hiện tổng số trái phiếu kỳ hạn trên 5 năm ngân hàng đang nắm giữ đã lên tới
gần 40.000 tỷ
đồng nên dư
địa bổ
sung vốn cấp 2 cũng đã trở
nên hạn hẹp.
Nhưng các vòng quay vẫn phải tiếp tục gối đầu theo lượng trái phiếu phát hành từ những năm trước.
Công nghệ vận hành chưa ổn định: Việc ứng dụng công nghệ hiện đại
đã góp phần giúp Vietinbank vận hành an toàn và hiệu quả hơn, nhất là công
nghệ ứng dụng trong thanh toán và công nghệ thẻ nhưng sự vận hành chưa đạt được tính ổn định. Năm 2017, người dùng gặp rắc rối hơn nửa tháng trong giao dịch với Vietinbank khi Ngân hàng này nâng cấp hệ thống, vận hành và sử dụng hệ thống CoreBanking mới (Core SunShine). Hệ thống ATM của Vietinbank đôi khi cũng hoạt động thiếu ổn định. Nhiều khách hàng không thể rút tiền từ thẻ Vietinbank tại các ATM của ngân hàng này, trong khi chính thẻ đó đi rút ở các ATM của ngân hàng khác vẫn hoạt động bình thường.
Cơ cấu thu nhập phần lớn vẫn dựa vào thu nhập lãi thuần: Mặc dù có sự chuyển hướng mạnh mẽ của mảng kinh doanh bán lẻ, song cho tới năm 2019, 82% thu nhập của Vietinbank vẫn đến từ thu nhập lãi thuần. Thu nhập từ hoạt động khác, từ hoạt động dịch vụ, từ kinh doanh ngoại hối đóng góp còn hạn chế. Trong khi đó, xu hướng chung hiện nay và tương lai, cơ cấu thu nhập giảm dần tỷ trọng thu nhập lãi thuần (thu nhập này đến từ hoạt động tín dụng, rủi ro cao), tăng thu nhập từ các hoạt động phi lãi.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thu nhập của Vietinbank, VCB, BIDV và Agribank năm 2019
(Nguồn: BCTN VietinBank, VCB, BIDV và AgriBank 2019)
2.3.2.2. Hạn chế trong hoạt động bán lẻ
(1) Tăng trưởng lệch pha giữa huy động vốn bán lẻ và tín dụng bán
lẻ
Việc tăng trưởng lệch pha giữa huy động vốn bán lẻ và tín dụng bán lẻ
gây áp lực lên thanh khoản và lãi suất của Vietinbank trong mối tương quan với lãi suất thị trường. Điển hình năm 2017, tăng trưởng tín dụng bán lẻ 29%, trong khi huy động vốn chỉ tăng trưởng 21%. Năm 2018, tăng trưởng tín dụng bán lẻ lại giảm sâu chỉ còn 15%, tăng trưởng huy động vốn bán lẻ giảm còn hơn 10%. Việc tín dụng bán lẻ tăng trưởng quá nhanh cũng tiềm ẩn rủi ro cho Ngân hàng khi tăng trưởng quy mô không đi kèm với việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và chất lượng các khoản cấp tín dụng, đặc biệt trong trường hợp nguồn vốn bán lẻ của ngân hàng không tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà chuyển hướng sang lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như cho vay tiêu dùng, mua xe, thẻ tín dụng…
Biểu đồ
2.3. Diễn biến tăng trưởng tín dụng bán lẻ
so với tăng trưởng HĐV bán lẻ
Vietinbank
(Nguồn: Số liệu tính toán dựa trên BCTN)
(2) Qui mô tín dụng bán lẻ và thu nhập từ phí dịch vụ còn hạn chế
Số liệu Bảng 2.13 cho thấy, tỷ trọng dư nợ bán lẻ của VietinBank đã tăng từ 40% cuối năm 2015 lên 54% vào cuối 2019, nhưng trung bình toàn giai đoạn 2015 2020 chỉ đạt 48,8%. Con số này còn có thể cao hơn nữa. Tỷ trọng mục tiêu của Vietinbank là 5860% cho vay bán lẻ. Động lực tăng trưởng của các ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và bùng nổ CMCN 4.0 đến từ tín dụng bán lẻ và tăng thu phí dịch vụ. Thực tế cho thấy mối quan hệ
thuận chiều và chặt chẽ
giữa qui mô cho vay bán lẻ
và thu nhập từ
các hoạt
động dịch vụ khác (hoạt động phi tín dụng). Khi khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng nào thì thường sẽ sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng đó. Bảng 2.4 cho thấy, trong toàn giai đoạn 20152020, thu nhập từ phí dịch vụ của Vietinbank chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, trung bình 6,3%/năm.
(3) Chủng loại sản phẩm bán lẻ phát triển không đồng đều
Hiện
danh mục sản phẩm dịch vụ
NHBL của Vietinbank khá đa dạng
nhưng việc phát triển các dịch vụ trong danh mục không đồng đều, đồng loạt.
Vietinbank mới chỉ
tập trung triển khai phát triển một số
sản phẩm dịch vụ
chính như: tiết kiệm, thanh toán, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Tín dụng bán lẻ cá nhân chú trọng cho vay mua nhà dự án, hoặc mua ô tô, còn cho vay du học và cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân còn hạn chế; hay tín dụng
bán lẻ
cho hộ
kinh doanh, tiểu thương. Vietinbank mới chỉ chú trọng cho vay
phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay nhà hàng khách sạn, còn cho vay kinh doanh tại chợ hoặc cho vay sản xuất kinh doanh siêu nhỏ còn rất hạn chế. Mặt khác, việc phát triển các sản phẩm dịch vụ được triển khai theo từng đợt, do đó cơ cấu thu nhập, chi phí từ các hoạt động dịch vụ không ổn định.
Các sản phẩm dịch vụ trọn gói chuyên biệt chưa được chú trọng. Phần lớn các sản phẩm đều tương tự như các ngân hàng khác, hoặc là sự kết hợp lẫn
nhau của một vài đặc tính của một vài sản phẩm đã và đang triển khai, do vậy chưa tạo được dấu ấn riêng với khách hàng.Việc phát triển sản phẩm mới chưa theo hướng chuyên biệt hóa, cá nhân hóa, chưa căn cứ vào thực tế nhu cầu phát sinh của khách hàng mà vẫn căn cứ vào khả năng cung cấp của ngân hàng.
Các dịch vụ NHBL hiện đại chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, dịch vụ thanh toán thẻ còn hạn chế về phạm vi sử dụng và chưa phát triển được sâu rộng trong đại bộ phận công chúng. Các dịch vụ NHBL phục vụ cho tầng lớp khách hàng có thu nhập cao chưa được triển khai rộng rãi như bảo quản tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư. Chưa có chiến lược tiếp thị rò ràng trong hoạt động NHBL, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ NHBL nên tỉ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ còn hạn chế và chưa sử dụng dịch vụ thường xuyên. Thực tế, số lượng thẻ Vietinbank phát hành đứng
vị trí thứ
hai trên thị
trường, song số
lượng thẻ
được giao dịch thường xuyên
không cao. Một khách hàng có thể sở hữu nhiều thẻ của nhiều ngân hàng khác nhau, nhưng việc khách hàng đó sử dụng giao dịch loại thẻ nào của ngân hàng nào lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Các sản phẩm huy động vốn chưa phong phú, chưa theo kịp với thị trường, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các sản phẩm như tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm du học, tiết kiệm đầu tư chưa được chú trọng khai thác tại Vietinbank (trong khi các ngân hàng thương mại khác như VCB, Argribank,
BIDV rất tích cực triển khai dịch vụ này). Các sản phẩm huy động vốn của
Vietinbank tập trung chủ
yếu
ở loại tiền VND, sản phẩm tiền gửi ngoại tệ
chưa đa dạng. Sản phẩm cho vay chưa phong phú, chưa có các gói sản phẩm cho vay riêng đối với các nhóm khách hàng đặc thù, đặc biệt là nhóm đối tượng
khách hàng cá nhân ngành nghề tự do, các hộ kinh doanh hoặc các cá thể làm
nông nghiệp ở nông thôn, các tiểu thương ở chợ truyền thống. Các dịch vụ ngân hàng khác như: tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, dịch vụ bảo quản tài sản tuy ước đầu đã được triển khai nhưng chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng
một cách thường xuyên. Các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển còn hạn chế. Thẻ ATM chủ yếu được sử dụng với mục đích rút tiền, chậm xử lý khi máy POS gặp sự cố. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử mới chỉ tập trung phát triển ở các đô thị lớn, chưa phổ biến rộng rãi trong đại bộ phận quần chúng.
(4) Chất lượng sản phẩm dịch vụ
Trong bối cảnh hạn chế tín dụng, VietinBank tìm kiếm sự tăng trưởng
thông qua việc gia tăng thu nhập từ các hoạt động bán chéo để thu phí dịch vụ. Song, các sản phẩm bán chéo của Vietinbank chưa đạt được tính đồng bộ, chưa tinh tế, chưa đa dạng về chủng loại. Một số nhân viên khi tiếp xúc khách hàng giới thiệu về sản phẩm bán chéo (ví dụ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ) chưa thể
hiện được sự
chuyên nghiệp, sự
thấu hiểu sản phẩm, cộng với kỹ năng bán
hàng còn hạn chế, dẫn đến việc khách hàng có cảm giác bị chèo kéo mua sản
phẩm. Chất lượng sản phẩm dịch vụ phụ thuộc khá nhiều vào hạ tầng thanh
toán. Tính đến thời điểm này, Vietinbank chưa đồng bộ hóa hạ tầng thanh toán thẻ chip. Tỷ lệ thẻ chip/ tổng số lượng thẻ còn thấp. Số lượng máy ATM và POS đạt tiêu chuẩn EMV còn thấp. Phát sinh chi phí mua thiết bị đọc thẻ chip. Cơ sở bán hàng không sẵn sàng chi trả cho khoản này. Ngân hàng chưa tìm ra
nguồn để bù đắp cho chi phí này.
Chưa có nhiều dịch vụ giá trị
gia tăng khác
trên nền tảng POS như topup, billing để tạo thêm nguồn doanh thu dịch vụ trên 1 đầu thiết bị.
Về POS, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Thực tế các ngân hàng chạy đua hạ mức phí chiết khấu cho các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) khiến cho việc phát triển mạng lưới POS không có hiệu quả. Ngân hàng không có nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, cộng chi phí cho nhân viên đi phát triển ĐVCNT, chi phí duy tu, sửa chữa máy. Hiện nay, nhiều ngân hàng vẫn chỉ tập trung vào một nhóm ĐVCNT nhất định mà không
nghiên cứu mở
rộng, phát triển thêm các đơn vị
mới, dẫn đến tình trạng một
ĐVCNT có nhiều POS của nhiều ngân hàng khác nhau, kéo theo tỷ lệ sử dụng POS không cao, đồng thời gây lãng phí nguồn lực. Nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ phá vỡ sự phát triển bền vững của thị trường thẻ và gây khó
khăn cho việc mở rộng mạng lưới ĐVCNT của các NHTM nói chung và
Vietinbank nói riêng, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện định hướng đẩy mạnh TTKDTM của Chính phủ.
(5) Về thẻ
Rủi ro trong dịch vụ thanh toán thẻ còn cao. Dịch vụ internet banking là một trong những ứng dụng công nghệ hiện đại đang được Vietinbank đẩy mạnh đầu tư và phát triển. Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của loại hình dịch vụ này, mối nguy cơ bị tội phạm mạng tấn công hệ thống này ngày càng lớn. Vietinbank cũng đã cảnh báo về nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng và luôn đề cao sự bảo mật cho khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận lớn khách hàng vẫn chưa tin dùng sản phẩm dịch vụ này.
Xuất hiện tình trạng khách hàng mắc nợ ngân hàng mà không hề hay biết. Có khách hàng bất ngờ được thông báo có nợ xấu ngân hàng vài chục triệu do "vay thẻ tín dụng chưa trả". Nguyên nhân, một mặt do sự bùng nổ của các dịch vụ cho vay tiêu dùng với thủ tục nhanh gọn, đơn giản hơn nhiều so với cho vay
thông thường khiến một số
kẻ lừa đảo có cơ
hội để
gian lận dễ
dàng hơn.
Chứng minh nhân dân giả
vẫn lọt qua hàng rào hệ
thống ngân hàng và được
duyệt khoản vay. Mặt khác do nhân viên ngân hàng làm sai quy trình trước áp
lực doanh số. Việc nhân viên ngân hàng mượn chứng minh thư của bạn bè,
người quen để
phát hành thẻ
diễn ra phổ
biến. Nguy hiểm hơn, một số nhân
viên phát hành thẻ tín dụng mà không được sự đồng ý của chính chủ thẻ, dẫn đến nhiều trường hợp phát sinh nợ xấu mà khách hàng không hề hay biết
Lãi suất cho vay qua thẻ còn cao và phải đáp ứng rất nhiều điều kiện (ví
dụ khách hàng sử
dụng dịch vụ
vay tiền qua thẻ tín dụng Vietinbank lãi suất
trung bình 7,7%/năm và phải đáp ứng những điều kiện về hộ khẩu hoặc tạm trú