nguyên nhân này là cơ sở quan trọng để
tác giả
đề xuất giải pháp nhằm phát
triển dịch vụ NHBL của Vietinbank ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
3.1. HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG LÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM
3.1.1. Diễn biến quá trình hội nhập quốc tế Việt Nam
về tài chính ngân hàng của
Có thể bạn quan tâm!
- Đào Tạo Nhân Lực Tại Vietinbank Đơn Vị Tính: Người
- Diễn Biến Nợ Xấu Của Vietinbank Giai Đoạn 20152020 Đơn Vị: Tỷ Đồng
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Nêu Trên
- Phát Triển Dịch Vụ Nhbl Trong Điều Kiện Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
- Định Hướng Của Vietinbank Về Phát Triển Dịch Vụ
- Ưu Tiên Nguồn Lực Đầu Tư Phát Triển Và Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin
Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.
(i) Thời gian ký kết và thực hiện các Hiệp định quốc tế về tài chính ngân hàng của Việt Nam
Việt Nam đã chuyển hướng hội nhập với thị trường quốc tế kể từ 1990. Cùng xu hướng này, hội nhập ngành Ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng và đưa quan hệ của Việt Nam với các nước đối tác phát triển theo chiều sâu, tạo lợi thế đan xen và đạt được nhiều kết quả tích cực và khá toàn diện. Tiến trình hội nhập kinh tế và lĩnh vực ngân hàng đã tạo nền tảng quan trọng giúp Việt Nam thu hút một dòng vốn nước ngoài lớn vào nền kinh tế nói chung và ngành dịch vụ tài chính nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng nâng cao tính thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn có chi phí thấp trên thế giới. Bên cạnh đó là việc gia tăng cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài
gia nhập thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam, giúp thúc đẩy quá trình
chuyển giao công nghệ, kiến thức, năng lực điều hành và quản lý cấp cao. Các yếu tố tích cực này là đòn bảy quan trọng để ngành Ngân hàng phát triển hiệu quả và phù hợp với các thông lệ trong khu vực và quốc tế. Có thể tóm tắt tiến trình hội nhập như sau:
Năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Theo đó, từ ngày 01/01/2016, 10 nước thành viên của ASEAN là một thị trường với dân số khoảng 630 triệu người. Về lộ trình hội nhập tài chính – tiền tệ khu vực ASEAN bao gồm 4 nội dung: phát triển thị trường vốn; tự do hóa dịch vụ tài chính; tự do hóa tài khoản vốn; và hợp tác tiền tệ trong khu vực. Trở thành một thành viên trong kinh tế ASEAN, Việt Nam sẽ phải mở cửa xóa bỏ các hạn chế trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn. Riêng với
ngành ngân hàng đến năm 2020 Việt Nam sẽ ASEAN.
mở cửa toàn bộ
cho các nước
Năm 1996, Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA).
Đây là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 05%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Năm 1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái
Bình Dương (APEC). APEC là một tổ chức gồm 21 thành viên, đại diện khoảng 40% dân số thế giới, đóng góp 54% GDP và 44% thương mại toàn cầu. Diễn đàn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hợp tác, thương mại và đầu tư ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tăng cường tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng cho khu vực và củng cố cộng đồng Châu Á Thái Bình Dương.
Năm 2000, Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Theo đó, về dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan: Ngân hàng Hoa
Kỳ được quyền mở
chi nhánh hoặc tham gia liên doanh với tỷ
lệ góp vốn từ
30% đến 49%; sau 9 năm cho phép mở ngân hàng con với 100% vốn sở hữu của Hoa Kỳ. Tỷ lệ cổ phần của Hoa Kỳ trong các ngân hàng cổ phần Việt Nam cho
phép ở mức ngang với người Việt Nam. Quyền thế chấp: Sau 3 năm, các tổ
chức tài chính 100% vốn Hoa Kỳ có thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất của các công ty đầu tư nước ngoài. 8 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, các tổ chức
tài chính Hoa Kỳ có thể phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đãi ngộ quốc gia. Các ngân hàng Hoa Kỳ có thể đặt máy rút tiền tự động (ATM) ngoài các văn phòng giống như các ngân hàng Việt Nam.
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở
thành viên thứ
150 của tổ
chức
thương mại thế giới (WTO). Theo đó, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bao gồm: Từ ngày 1/4/2007, ngoài các hình
thức như văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng: Các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính. Riêng về hoạt động nhận tiền gửi, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng đồng tiền Việt Nam không giới hạn từ các pháp nhân, và lộ trình huy động tiền gửi từ các thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong
vòng 5 năm kể từ
ngày 1/1/2007
ở mức tối đa 650% vốn pháp định của ngân
hàng, tiến tới đối xử quốc gia đầy đủ vào năm 2011. Các chi nhánh ngân hàng
nước ngoài không được phép mở
các điểm giao dịch ngoài trụ
sở chi nhánh
nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy ATM và được phát hành thẻ tín
dụng trên cơ sở đối xử quốc gia kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Về góp
vốn dưới hình thức mua cổ phần: Các ngân hàng nước ngoài có thể tham gia góp vốn liên doanh với đối tác Việt Nam với tỷ lệ góp vốn không quá 50% tổng vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh. Tổng mức góp vốn mua cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng NHTM cổ phần của Việt Nam không được
vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Năm 2018, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP được ký kết và có hiệu lực vào ngày 30 tháng 12 năm 2018. Đây là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên. Các nước tham gia CPTPP có tổng GDP khoảng 10,2 nghìn tỷ USD, chiếm hơn 13% trong tổng GDP toàn cầu. Tổng dân số 495 triệu người, chiếm 6,8% dân số thế giới. [84]. CPTPP bao trùm nhiều vấn đề từ thương mại truyền thống, thuế quan, đầu tư đến các vấn đề phi thương mại. Nếu như các hiệp định thương mại truyền thống dừng lại ở các quy định về hàng hóa và dịch vụ, Hiệp định CPTPP đã đặt ra các nguyên tắc với các vấn đề rất mới, phát sinh từ xu thế phát triển của thời đại. Các chương của Hiệp định chia thành ba nhóm chính: hàng hóa, dịch vụ và các vấn đề khác. Trong đó, nhóm dịch vụ bao gồm 5
chương: thương mại dịch vụ
xuyên biên giới, dịch vụ
tài chính, thương mại
điện tử, viễn thông, nhập cảnh tạm thời cho người kinh doanh. Đây là Hiệp định đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này xác lập khuôn khổ pháp lý cho việc đầu tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại một chương riêng biệt. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, theo các cam kết trong CPTPP và các FTA, các tổ chức tài chính nước ngoài có thể tham gia thị trường Việt Nam theo các hình thức: văn phòng đại diện; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; ngân hàng liên doanh; ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Góp vốn cổ phần vào các NH TMCP tại Việt Nam với tổng tỷ lệ cổ phần của nước ngoài không vượt quá 30%, trong đó sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược là không quá 20%, của nhà đầu tư
cá nhân không quá 5% và của tổ chức không quá 10%. Công ty tài chính liên
doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Ngày 30/6/2019, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu EU (EVFTA) được ký kết. Đây cũng là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam
và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một
là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư
(EVIPA). Hai Hiệp định được ký kết ngày 30/6/2019. Hiệp định có hiệu lực vào năm 2020. Theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ có cam kết về thương mại, dịch vụ, đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam đi xa hơn cam kết trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những FTA. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Đối với dịch vụ ngân hàng, trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 NH TMCP của Việt Nam (cam kết
này không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước đang
nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank). Trong
cam kết EVFTA ở lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, các khía cạnh mở cửa bao gồm phương thức đầu tư liên quan đến thành lập hiện diện thương mại ở các nước sở tại (liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, góp vốn/mua cổ phần).
Thôń g kê cho thấy, đêń 2020, tổng số hiệp định thương mại Việt Nam đã
tham gia và đang đàm phán là 20 hiệp định, trong đó, 12 hiệp định đang thực thi. Tính riêng năm 2019, tổng số FTA đã ký kết của Việt Nam (trừ CPTPP) là 04 hiệp định, bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Hongkong (Trung Quốc) (AHKFTA), Hiệp định Thương mại Việt Nam Cuba,
và Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia.[83]
Về lộ trình, Hiệp đinh thương mại haǹ g hoá ASEAN đãhoaǹ thaǹ h lộ trình
căt́ giảm thuếtừ năm 2018. Hiệp định Asean Trung quốc hoàn thành lộ trình năm
2020. Cać hiêp̣ đinh đang tiêń gâǹ tơí năm hoaǹ thanh̀ lộ trình xóa bỏ thuếvà một
số rào cản khác gôm̀
ASEAN Haǹ
Quốc (2021), ASEAN Australia New
Zealand (2022) đạt tỷ lệ tự do hoá
cao, khoảng 90% vaò
năm 2019. Cuǹ g kết thúc
lộ triǹ h vào năm 2029, tỷ lệ tự do hóa năm 2019 của Việt Nam trong FTA Việt
Nam Haǹ
Quốc đã đạt 85,63%, FTA Việt Nam Chi L đạt 31,73%. Coǹ
lại, cać
hiệp đinh đạt tỷ lệ tự do hoá trung bình khoảng 60% trong năm 2019 như ASEAN
Nhật Bản, ASEAN Âń Độ, Viêṭ Nam Nhâṭ Ban,̉ Viêṭ Nam Chi Lê, Viêṭ Nam
Liên minh Kinh tếÁÂu.
(ii) Cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng
Giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NH TMCP có vốn nhà nước. Chính phủ đã đưa ra lộ trình mở cửa với ngành ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế. Theo đó, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước về mức 65% và tiến đến còn 51%, đồng thời khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tích cực tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. Trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước Châu Âu, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được nới rộng hơn. Theo đó, trong vòng 5 năm đầu sau khi EVFTA có
hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét cho phép các tổ chức tín dụng EU
mua đến 49% cổ phần của 2 NH TMCP Việt Nam (hiện nay tối đa là 30%)
ngoại trừ
4 NH TMCP có sở
hữu Nhà nước là BIDV, VietinBank,
Vietcombank và Agribank. Điều này mở
ra cơ
hội cho các NH TMCP, đặc
biệt là các ngân hàng đang thiếu vốn chủ
sở hữu, đáp
ứng chuẩn Basel II.
Cũng trong Hiệp định này, Việt Nam cam kết về mở cửa thị trường với các
dịch vụ
tài chính mới
và cho phép các nhà cung cấp dịch vụ
tài chính EU
chuyển thông tin ra vào Việt Nam; cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tài
chính EU thành lập tại Việt Nam tiếp cận dịch vụ thanh toán, bù trừ, các
phương thức tài trợ và tái cấp vốn có sẵn (được hiểu là các phương thức huy động vốn thông thường trên thị trường như phát hành trái phiếu, vay vốn từ các NHTM, vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước,…)
Tự do hóa dịch vụ tài chính. Đây là cam kết của Việt Nam khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Theo đó, Việt Nam cam kết loại bỏ dần các
hạn chế đối với các ngân hàng ASEAN, các công ty bảo hiểm và các công ty
đầu tư trong việc cung cấp dịch vụ tài chính trong các quốc gia thành viên. Nội dung cơ bản của tự do hóa tài chính bao gồm: Tự do hóa lãi suất, tự do hóa hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) và các định chế tài chính, tự do hóa hoạt động ngoại hối.
Tự do hóa tài khoản vốn. Đây cũng là một trong những cam kết của Việt Nam trong AEC. Theo đó, dòng vốn trong Asean sẽ được tự do chu chuyển tự do bằng việc các nước thành viên, trong đó có Việt Nam phải dỡ bỏ kiểm soát và hạn chế về tài khoản vốn. Cụ thể, xóa bỏ hạn chế đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, xóa bỏ hạn chế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phát triển thị trường vốn. Các nước ASEAN tập trung phát triển, liên kết và hội nhập sâu hơn thị trường vốn khu vực bằng cách xây dựng năng lực và đặt
cơ sở
hạ tầng dài hạn để
đạt được sự
hội nhập của thị
trường vốn trong
ASEAN. Việc phát triển thị trường vốn là một chiến lược rất quan trọng của AEC, bởi tăng cường hội nhập và mở cửa hệ thống tài chính ASEAN là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết đối với sự phát triển của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam
(iii) Kết quả đạt được trong tiến trình hội nhập quốc tế về tài chính ngân
hàng
Về mở cửa thị trường ngân hàng. Với việc trở thành thành viên của nhiều tổ chức trong khu vực và trên thế giới, đến nay là Việt Nam đã mở cửa lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tài chính tương đối cao so với các nước có trình độ phát triển chung trong khu vực và thế giới. Cụ thể, các ngân hàng nước ngoài được phép hiện diện tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh với số vốn góp nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng thực thi các cam kết trong hội nhập. Hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng không ngừng được hoàn thiện, đổi mới theo hướng thực thi đầy đủ các nghĩa vụ cam
kết quốc tế về
mở cửa thị
trường, đối xử
công bằng giữa nhà đầu tư
trong
nước và nước ngoài. Những việc làm này cho thấy, Chính phủ và ngành Ngân hàng đã và đang cam kết mạnh mẽ trong việc xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và công bằng cho cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
Hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều này thể hiện rò trong các cam kết của Việt Nam trong 2 FTA thế hệ mới (CP TPP và EVFTA).
Theo đó, cam kết CPTPP không chỉ
dừng lại các cam kết mở
cửa thị
trường,
điểm khác của CPTPP đó chính là các cam kết về nghĩa vụ mới và các cam kết
về thể
chế
nhằm mang lại cho nhà đầu tư
một môi trường kinh doanh bình
đẳng và minh bạch hơn thông qua các cơ chế như: Ratchet, ISDS và các nghĩa
vụ mới như
dịch vụ
tài chính (DVTC) mới, thanh toán điện tử để
thực hiện.
Ngoài các điều khoản tiêu chuẩn của một hiệp định thương mại tự do, Hiệp
định CPTPP đặt ra các yêu cầu cam kết ở một mức độ cao hơn nhằm hướng tới