xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v…
Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường sang quốc gia khác hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
Vốn tìm kiếm tài sản chiến lược: Đây là vốn chiến lược được đầu tư nhằm mục đích ngăn cản các đối thủ đạt được nguồn tài nguyên tại các quốc gia nhận đầu tư. Ví dụ như các nhà sản xuất dầu mỏ, họ có thể không cần dầu mỏ trong thời gian hiện tại, nhưng họ vẫn đầu tư trước các đối thủ của họ vào mặt hàng thiết yếu này.
1.2.3.3. Phân loại theo dạng đầu tư:
- Đầu tư mới (Greenfield Investment)
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng để xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc phát triển thêm các doanh nghiệp có sẵn trong nước. Đây là phương thức các quốc gia nhận FDI thích nhất vì tạo được thêm công ăn việc làm cho người trong nước, nâng cao sản lượng, chuyển giao kỹ thuật cao cấp, đồng thời tạo được mối liên hệ trao đổi với thị trường thế giới.
Những mặt yếu của đầu tư mới là có thể “bóp nghẹt” sản xuất trong nước vì nhờ khả năng cạnh tranh cao hơn về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, đồng thời làm khô cạn tài nguyên trong nước. Ngoài ra, một phần lợi nhuận quan trọng sẽ chảy ngược về công ty mẹ.
- Sáp nhập và tiếp thu (Mergers and acquisitions)
Xảy ra khi tài sản của một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao cho một doanh nghiệp nước ngoài. Hình thức chuyển giao có thể là một sự sáp nhập (merge) giữa một công ty trong nước và một công ty nước ngoài để tạo thành một doanh nghiệp với một tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp mới này bắt đầu có tính cách đa quốc gia. Trường hợp sáp nhập với công ty nước ngoài, phần
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 1
- Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 2
- Khả Năng Cạnh Tranh Của Một Sản Phẩm Phụ Trợ Phải Đáp Ứng Được Ba Yếu Tố: Chất Lượng, Chi Phí Và Vận Chuyển.
- Vai Trò Của Fdi Đối Với Ngành Cnpt: Fdi Là Một Yếu Tố Giúp Cnpt Phát Triển.
- Tỷ Lệ Nội Địa Hóa Của Một Số Quốc Gia Asean Vào Năm 2003
- Sản Lượng Đầu Ra Của Ngành Công Nghiệp Điện Tử Theo Khu Vực
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
FDI được tính là phần tài trợ mà công ty trong nước được nhận từ bộ phận công ty nước ngoài rót vào
Hình thức chuyển giao thứ hai là bán đứt công ty trong nước cho công ty nước ngoài. Trường hợp này, FDI được tính là những khoản đầu tư từ công mẹ qua cho công ty “con” trong nước.
Theo nhiều ý kiến, FDI qua hình thức sáp nhập và tiếp thu không có lợi nhiều cho quốc gia sở tại bằng đầu tư mới. Lý do thứ nhất là thông thường, tiền doanh nghiệp trong nước hưởng khi bán cơ sở được trả bằng cổ phiếu của công ty nước ngoài, do đó không có tác dụng xoay vòng thúc đẩy kinh tế trong nước ngay lập tức. Thứ hai là toàn bộ lợi nhuận sẽ chuyển về công ty mẹ. Quốc gia sở tại chỉ được hưởng phần tạo công ăn việc làm cho dân, một ít nghĩa vụ thuế má và tạo việc làm cho các kỹ nghệ ngoại vi (externalities).
- FDI hàng ngang (Horizontal FDI).
Công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp cùng ngành nghề. Ví dụ: công ty Intel đầu tư nhà máy sản xuất chip điện tử giống như ở bên Mỹ.
-FDI hàng dọc (Vertical FDI).
Đây là trường hợp công ty nước ngoài đầu tư nhằm cung cấp hàng hóa cho công ty trong nước (backward vertical FDI) hay bán các sản phẩm công ty trong nước làm ra (forward vertical FDI).
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để ghi tên một quốc gia trong danh sách các địa điểm đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm tới hai yếu tố chính:
1.2.4.1. Cơ sở pháp lý
Ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô: Đây là một điều kiện kiên quyết quan trọng nhất đối với bất kì một nhà đầu tư chín chắc nào. Nhìn chung các nhà đầu tư sẽ dễ bị nhụt chí nếu như họ nhận thấy luôn có yếu tố rủi ro bên cạnh; hơn nữa, họ cần có khả năng tính toán được khoản lãi thông qua đầu tư trong dài và ngắn hạn.
Môi trường quy định và pháp lý minh bạch, ổn định và không phân biệt đối xử.
Cuối cùng, các thủ tục rườm rà và các thể chế cứng nhắc phải được bãi bỏ. Một chiến lược toàn cầu giờ đây không còn thích hợp với việc phí phạm thời gian đối với các thủ tục quan liêu. Các công ty đa quốc gia bây giờ mong muốn việc chuyển ngoại tệ về quốc gia của mình trở nên tự do và một thị trường lao động mang tính linh hoạt. Trong quá khứ, trong khoảng thời gian mà các công ty đa quốc gia đang theo đuổi chiến lược “đa nội địa”, hoàn cảnh hoàn toàn khác bây giờ. Các thủ tục quan liêu và các khoản tiền thanh toán không chính thức (ví dụ như hối lộ,…) được coi là cái giá để họ có thể tiếp cận thị trường nội địa. Các nhà đầu tư bây giờ cần được tự do trao đổi thương mại, chi phí giao dịch phải nhỏ tới mức có thể. Trong trường hợp các thủ tục hành chính quá lâu và quá phức tạp, cá nhà đầu tư sẽ chuyển tới một ví trí khác.
Với xu thế toàn cầu hóa, cuộc cạnh tranh để thu hút FDI là cuộc cạnh tranh giữa các nước nhận đầu tư chứ không còn là cuộc cạnh tranh giữa các công ty nước ngoài muốn tiếp cận thị trường nội địa nữa.
1.2.4.2. Nền tảng kinh tế và xã hội:
Một thị trường lớn và đang lớn mạnh: quy mô thị trường là một một điều kiện tiên quyết. Mặc dù vậy, yếu tố này không đơn giản chỉ là một thị trường nội địa lớn mà quan trọng hơn nữa, nó phải là một thị trường lớn và đang lớn mạnh-yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư vì thị trường các nước chủ đầu tư tuy lớn nhưng lại đã bão hòa.
Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn là một lợi thế thu hút chính khác. Nếu như những năm 1960 và 1970, lao động rẻ đóng vai trò quan trọng số một trong một quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài thì hiện nay, yếu tố này dường như đang mất dần vai trò của nó. Có một
thực tế là dù tổ chức sản xuất ở nước nhận đầu tư, nhưng những máy móc mà các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng công nghệ phức tạp không kém gì công nghệ mà họ sử dụng tại chính quốc gia của họ. Đặc biệt là trong thời kì này khi mà công nghệ đang thay đổi hàng ngày thì đội ngũ kĩ sư và các nhà khoa học có chuyên môn, có khả năng tiếp thu công nghệ mới sẽ là một lợi thế chính để thu hút FDI.
Sự có mặt của các công ty nội địa: ngành công nghiệp phụ trợ được coi là đáp ứng đầy đủ nếu như ngành này có khả năng đáp ứng nhu cầu của các công ty nước ngoài dưới dạng thông số kĩ thuật, chất lượng sản phẩm và thời gian vận chuyển. Với xu hướng đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng (thể hiện ở số lượng các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng), tầm quan trọng của ngành CNPT đang thay đổi một cách mạnh mẽ.
1.2.5. Tác động của FDI đối với nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư:
1.2.5.1. Tác động của FDI đối với nước chủ đầu tư:
Thứ nhất, FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phụ tùng của công ty mẹ ở nước ngoài, đồng thời còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
Thứ hai, FDI giúp các Công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao. Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển sản xuất và mức sống, thu nhập... giữa các nước nên đã tạo ra chênh lệch về điều kiện và giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất. Do đó, đầu tư ra nước ngoài cho phép lợi dụng các chênh lệch này để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Các nước đang phát triển thường có lợi thế về chi phí
nguyên vật liệu rẻ và chi phí lao động thấp nên sẽ thu hút được FDI vào các ngành sản xuất, chế biến nguyên vật liệu và các ngành đòi hỏi nguồn nhân lực lớn như các ngành lắp ráp, dệt may.
Thứ ba, FDI giúp các chủ đầu tư tìm kiếm được các nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định. Mục tiêu của nhiều dự án đầu tư nước ngoài tìm kiếm nguồn nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của các chủ đầu tư, chẳng hạn thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản, tài nguyên biển, rừng, sản phẩm công nghiệp,... Nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển nhưng không có điều kiện khai thác, chế biến do thiếu vốn, công nghệ. Do đó, đầu tư vào các lĩnh vực này sẽ thu được nguyên liệu thô với gái rẻ và qua chế biến sẽ có lợi nhuận cao.
Thứ tư, FDI giúp các nhà đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh; do đó các nhà đầu tư nước ngoài thường chuyển những máy móc, công nghệ đã lạc hậu so với trình độ chung của thế giới để đầu tư sang nước khác. Điều đó, một mặt giúp các chủ đầu tư thực chất bán được máy móc cũ để thu hồi vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ; kéo dài được chu kì sống của sản phẩm của hãng ở các thị trường mới; di chuyển máy móc gây ô nhiễm mô trường ra nước ngoài và trong nhiều trường hợp còn thu được đặc lợi do chuyển giao công nghệ đã lạc hậu đối với chủ đầu tư nước ngoài.
1.2.5.2. Tác động của FDI đối với các nước nhận đầu tư:
Bổ sung nguồn vốn trong nước:
Đây là vai trò chủ yếu của FDI vì trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, vấn đề vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó vốn FDI luôn chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Cụ thể, trong giai đoạn 1996-2000, tỷ trọng vốn FDI chiếm 24%, thì sang gia đoạn 2001-2005 đã giảm xuống còn 17% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Lí do khiến tỷ trọng vốn đầu tư FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đang có
xu hướng giảm dần là do tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức tăng vốn đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, FDI là một nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế. Trong giai đoan 2001–2005, cả nước đã thu hút được khoảng 17,9 tỷ USD và số vốn đưa vào thực hiện khoảng 13,6 tỷ USD, tăng 12,5% so với 5 năm trước.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý:
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng “chính sách thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn nhờ vào lợi thế là người đi sau.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công:
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn thu ngân sách lớn:
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford đã chiếm 50% số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
Góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lí, nguồn vốn FDI sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Ví dụ, vốn FDI đầu tư vào Thái Lan có trên 80% tập trung vào công nghiệp, và con số này ở Việt Nam là 66%.
Tác động quan trọng tới xuất nhập khẩu:
Các doanh nghiệp FDI thường là những doanh nghiệp kinh doanh có vốn và công nghệ nên sản phẩm của họ sản xuất có chất lượng cao, đủ khả năng xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI còn là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa tăng sức cạnh tranh sản phẩm cả về chất lượng và số lượng. Chính hai lí do này khiến cho xuất khẩu của nước nhận đầu tư sẽ có chiều hướng tăng lên. Tỉ lệ xuất khẩu của các dự án FDI so với tổng số xuất khẩu ở Xin-ga-po là 72%, Trung Quốc 31%, Đài Loan 25,6%, Thái Lan 22,7%, ở Việt Nam tỷ lệ này là 18,5%.
Các dự án FDI cũng tác động quan trọng đến nhập khẩu của các nước và trong nhiều trường hợp do quy mô nhập khẩu để xây dựng cơ bản, trang bị máy móc rất lớn dẫn đến tiêu cực trong các cân thương mại, gây ra ự thâm hụt thương mại thường xuyên. Do đó, cần phải khuyến khích các dự án FDI mua nguyên liệu, phụ tùng trong nước và tăng cường mở rộng các dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ để cải thiện cán cân thanh toán.
1.3. Mối quan hệ giữa CNPT và FDI
1.3.1. Vai trò của CNPT với luồng vốn FDI tại các nước nhận đầu tư
1.3.1.1. CNPT khuếch đại ảnh hưởng tích cực của FDI:
Các nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp FDI thường có năng suất lao động cao và các doanh nghiệp này đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung tại các nước đang phát triển. Đối với các doanh nghiệp lắp ráp FDI hoạt động tại nước nhận đầu tư thì các doanh nghiệp này không chỉ đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GDP mà các ngành này còn là động lực thúc đẩy ngành CNPT nội địa phát triển do nhu cầu
sản phẩm của ngành này tăng lên và công nghệ mới mà các doanh nghiệp FDI chuyển vào. Nếu các sản phẩm đầu vào mà các doanh nghiệp phụ trợ nội địa cung cấp đủ sức cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả thì hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp FDI sẽ tăng cao hơn. Từ đó, đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp FDI sẽ càng cao hơn. Tóm lại, nếu như các ngành CNPT nhận thức được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI và đáp ứng được các yêu cầu đó thì sẽ khuếch đại đóng góp của FDI vào sự phát triển của nước nhận đầu tư.
1.3.1.2. CNPT là một nhân tố quan trọng thu hút FDI:
Ngoài vai trò khuếch đại ảnh hưởng tích cực của FDI, CNPT còn đóng vai trò là một nhân tố quan trọng để thu hút FDI, trong khi đó vẫn còn nhiều yếu tố khác đối với một quyết định đầu tư như là chi phí nhân công, quy mô thị trường nội địa và tình hình chính trị. Vào những năm 1970 và 1980, một lượng lớn FDI chảy vào các nước Nam Á chủ yếu là do chi phí nhân công tại các quốc gia này thấp. Nhưng vai trò của chi phí nhân công rẻ đang mất dần tầm quan trọng của nó vì những năm gần đây, ngay cả các hoạt động sản xuất đòi hỏi nhiều lao động thì thường vẫn cần kết hợp với công nghệ mới, các kĩ năng chuyên môn. Hiện nay, khi các nhà đầu tư nước ngoài chọn địa điểm đầu tư, họ không chỉ quan tâm đến chi phí lao động rẻ mà còn quan tâm tới chi phí đầu vào cho sản xuất.
Lấy các sản phẩm điện dân dụng làm ví dụ, chi phí nhân công thường chỉ chiếm khoảng 10% hoặc dưới, trong khi đó chi phí của các bộ phận chiếm khoảng 70%. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều nhận ra rằng việc giảm chi phí các bộ phận sản xuất còn hiệu quả hơn cả chi phí nhân công trong việc sản xuất đồ điện tử.
Hình 7: Cơ cấu chi phí cơ bản của các sản phẩm Điện-Dân dụng