Chuỗi giá trị
Khoảng 2%
Chi phí hậu cần
Chuỗi cung
Khoảng 70%
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 2
- Khả Năng Cạnh Tranh Của Một Sản Phẩm Phụ Trợ Phải Đáp Ứng Được Ba Yếu Tố: Chất Lượng, Chi Phí Và Vận Chuyển.
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Tỷ Lệ Nội Địa Hóa Của Một Số Quốc Gia Asean Vào Năm 2003
- Sản Lượng Đầu Ra Của Ngành Công Nghiệp Điện Tử Theo Khu Vực
- Tình Hình Thu Hút Fdi Trước Sự Ảnh Hưởng Của Ngành Cnpt Trong Thời Gian Qua:
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Chi phí bộ phận và nguyên vật liệu thô
Khoảng 10%
Khoảng 18%
Chi phí sản xuất
Chi phí lao
Nguồn: Phát triển ngành CNPT trong quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam- Development of Supporting industries for Vietnam’s industrialization (Submitted by Junichi Mori)-2003
Thay đổi đối với các yếu tố ảnh hưởng tới các nguồn vốn FDI vào cũng có thể được tìm thấy trong một bản điều tra do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản trong năm 2004. Kết quả cho thấy, ở Đông Á, thứ tự các quốc gia thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản là: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Đài Loan và Ma-lay-xi-a. Trung Quốc dẫn đầu danh sách này vì: 1) Quy mô thị trường nội địa, 2) chi phí nhân công không đắt,
3) việc cung cấp bộ phận sản phẩm trong nội địa một cách đầy đủ. Trong khi đó, Thái Lan hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản vì: 1) Chi phí nhân công rẻ, 2) Quy mô thị trường nội địa, và 3) Thái Lan là một thị trường lớn cung cấp bộ phận sản phẩm. Trong khi đó, do thiếu yếu tố cung cấp các sản phẩm phụ trợ trong nước nên Việt Nam chỉ đứng thứ ba với 3 lí do chủ yếu sau: 1) chi phí nhân công rẻ,
2) Quy mô thị trường nội địa, và 3) khả năng làm việc của công nhân. Như vậy, ngành CNPT có ảnh hưởng lớn đến luồng vốn FDI vào các quốc gia theo hướng: nếu CNPT càng phát triển, khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm nội địa của các nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì vốn FDI theo đó sẽ tăng lên và ngược lại.
1.3.2. Vai trò của FDI đối với ngành CNPT: FDI là một yếu tố giúp CNPT phát triển.
Không ai có thể phủ nhận FDI là một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nhưng như đã trình bày ở trên, FDI mang lại cho nước nhận đầu tư nhiều lợi ích khác nữa. Nếu như ngày càng có nhiều các doanh nghiệp lắp ráp hay chế biến FDI vào Việt Nam thì đó là cơ hội tốt để ngành CNPT phát triển vì khi đó nhu cầu sản phẩm phụ trợ tăng lên. Hơn nữa, yêu cầu của các doanh nghiệp FDI về chất lượng, dịch vụ sản phẩm phụ trợ rất cao, các doanh nghiệp phụ trợ muốn cung cấp cho các doanh nghiệp FDI thì họ phải nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của mình. Các doanh nghiệp nội địa có lợi thế về khoảng cách, có lợi thế về giá cả (vì không chịu thuế nhập khẩu như trường hợp các doanh nghiệp FDI nhập khẩu bộ phận), vì thế nếu như doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng mà doanh nghiệp FDI yêu cầu thì chắc chắn các doanh nghiệp FDI sẽ chọn sản phẩm phụ trợ nội địa vì giá cả cạnh tranh hơn.
Ngoài ra, nếu như một doanh nghiệp lắp ráp hay chế biến FDI vào Việt Nam thì chắc chắn sẽ cần phải có rất nhiều các doanh nghiệp phụ trợ nội địa khác đóng vai trò như những vệ tinh xung quanh cung cấp đầu vào cho họ nên có thể nói FDI có khả năng khuếch đại sự phát triển của CNPT theo cấp số nhân.
1.3.3. Quá trình phát triển CNPT trong tương quan với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Từ những phân tích ở trên có thể thấy CNPT phải phát triển mới thu hút được FDI, nhất là FDI trong các ngành sản xuất các loại máy móc, là những ngành đang phát triển mạnh tại Đông Á và là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh. Tỷ lệ chi phí về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng CNPT lại không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng không phải là CNPT phát triển đồng bộ rồi mới có FDI. Có nhiều trường hợp FDI đi trước và lôi kéo các công ty khác (kể cả công ty nước ngoài và công ty nội địa) đầu tư phát triển CNPT.
Do đó, có sự quan hệ tương hỗ giữa FDI và CNPT. Để dễ hiểu và cụ thể hơn, quá trình phát triển CNPT có thể chia làm 3 giai đoạn:
(i) Trước khi FDI vào đã có nhiều công ty trong nước sản xuất sản phẩm CNPT cung cấp cho các công tỷ lắp ráp, sản xuất sản phẩm chính cho thị trường nội địa. Khi có FDI, một bộ phận những công ty sản xuất CNPT sẽ phát triển mạnh hơn nếu được tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI. Sự liên kết này không phải tự nhiên hình thành mà các công ty CNPT phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp các linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được hàng nhập khẩu. Tiềm năng đó sẽ thành hiện thực nhờ chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI.
(ii) Đồng thời với sự gia tăng của FDI, nhiều doanh nghiệp bản xứ ra đời trong các ngành CNPT chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Những doanh nghiệp sớm hình thành sự liên kết với doanh nghiệp FDI sẽ được chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển nhanh.
(iii) Sau một thời gian hoạt động của doanh nghiệp FDI với lượng sản xuất ngày càng mở rộng, tạo thị trường ngày càng lớn cho CNPT, nhiều công ty vừa và nhỏ ở nước ngoài sẽ đến đầu tư. Ở đây có trường hợp các công ty con hoặc các công ty có quan hệ giao dịch lâu dài của các doanh nghiệp FDI đến đầu tư do sự khuyến khích của các doanh nghiệp FDI; cũng có trường hợp các công ty vừa và nhỏ ở nước ngoài độc lập với các doanh nghiệp FDI nhưng thấy thị trường của CNPT đã lớn mạnh nên đã đến đầu tư.
Chương II: Thực trạng phát triển CNPT tại Việt Nam nhằm tăng cường thu hút FDI
2.1. Thực trạng ngành CNPT tại Việt Nam trong thời gian vừa qua
2.1.1. Sự ra đời của ngành CNPT tại Việt Nam:
Việt Nam áp dụng thuật ngữ “CNPT” khá muộn so với nhiều quốc gia khác. Trước đây, việc tập trung vào sự phát triển của ngành công nghiệp nặng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đòi hỏi một lượng đầu vào lớn. Việt Nam vẫn không nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp này vì các bộ phận và chi tiết cho các sản phẩm chính của những ngành này như máy móc nông nghiệp, xe đạp, xe máy do một số doanh nghiệp nhất định chịu trách nhiệm và theo phương thức sản xuất theo chiều dọc. Thậm chí khi thuật ngữ “CNPT” được giới thiệu ở hầu hết các quốc gia ASEAN tại các cuộc hội thảo của Tổ chức Hiệu quả Sản xuất của các quốc gia Châu Á và tổ chức Hợp tác kinh tế Á-Âu (APEC) thì Việt Nam lúc đó vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình Đổi mới và tiếp tục ít quan tâm đến khái niệm này vì Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề cấp thiết khác như: siêu lạm phát, cải cách kinh tế, và giảm bớt đói nghèo.
Khi các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu đến Việt Nam vào giữa những năm 1990, họ cảm thấy thật khó khăn để có thể tìm được các nhà cung cấp nội địa đủ năng lực cung cấp các sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất của họ. Họ đã chỉ rõ vấn đề này và yêu cầu chính phủ Việt Nam đưa ra những biện pháp hợp lý để giải quyết. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, chính phủ Việt Nam còn chưa quen với khái niệm “CNPT”. Chính phủ Việt Nam không đưa ra được một định nghĩa nào mang tính pháp lý nào cho khái niệm này. Điều này đã ngăn cản việc thực thi có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ Nhật Bản là một trong những người đi tiên phong trong việc giúp đỡ Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư thông qua kế hoạch Ishikawa (1995), Sáng kiến
Miyazawa mới (1999), và sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản (2003). Những chương trình này mang lại lợi ích cho cả hai bên: Việt Nam có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản và các doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ được hưởng một môi trường kinh doanh cải thiện hơn nhiều.
Chủ đề chính của Dự án Ishikawa là giúp Việt Nam có thể chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường một cách suôn sẻ, giúp nền kinh tế Việt Nam gia nhập vào cộng đồng quốc tế, hiện đại hóa hệ thống tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh công nghiệp và phát triển các khu vực nông thôn. Sáng kiến Miyazwa là một khoản cho vay viện trợ chính thức cho Việt Nam được sử dụng nhằm thúc đẩy chính sách cải thiện kinh tế, bao gồm chương trình phát triển khu vực tư nhân, thực hiện thanh tra kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước. Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản (2003) được lập ra với mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế thông qua việc đẩy mạnh các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong Kế hoạch hành động của Sáng kiến, yếu tố đầu tiên được liệt kê là “sự phát triển, giới thiệu và tận dụng ngành CNPT Việt Nam”. Điều này chỉ ra rằng các quan chức Việt Nam bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của CNPT trong quá trình CNH - HĐH và thu hút FDI.
Với sự giúp đỡ của Nhật Bản trong ba dự án và sáng kiến trên, những dấu hiệu ra đời của Việt Nam bắt đầu xuất hiện, bao gồm: (i) luồng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên, (ii) việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước đang được tiến hành nhanh chóng, và (iii) sự lên ngôi của các doanh nghiệp tư nhân. Có thể nói ngành CNPT ở Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn được thai nghén và bắt đầu phát triển.
2.1.2. Thực trạng phát triển ngành CNPT của Việt Nam trong thời gian vừa qua:
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 24 ngành kinh tế-kỹ thuật cần đến ngành CNPT, trong đó có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung
37
ngành CNPT của Việt Nam còn rất yếu. Có nhiều ý kiến cho rằng CNPT Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khai và manh mún. Sự yếu kém của ngành CNPT của Việt Nam thể hiện ở hai khía cạnh sau:
2.1.2.1. Khung chính sách phát triển CNPT:
Theo kết quả điều tra 78 cơ quan và doanh nghiệp Việt Nam, 33 doanh nghiệp Việt Nam (19 bộ, cơ quan Chính phủ Việt Nam, 26 doanh nghiệp Việt Nam, 33 doanh nghiệp có liên quan đến nước ngoài) của Cục xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) gần đây về tình hình xây dựng và phát triển CNPT ở Việt Nam cho thấy CNPT đã và đang phát triển được hơn 10 năm nay. Cũng trên cơ sở cuộc điều tra này, quá trình thực hiện chính sách phát triển CNPT ở Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: Những năm đầu thập niên 1990:
Đây là thời kì Việt Nam bắt đầu bắt đầu thực hiện các quy định về tỷ lệ nội địa hóa. Trong thời kì này, nghĩa vụ tỉ lệ nội địa hóa chỉ quy định đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Trong phụ lục 1, Thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ban hành ngày 8/2/1995 (hướng dẫn đầu tư vào lĩnh vực chế tạo và lắp ráp hàng điện dân dụng). Điều 3 có quy định rõ về yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa đối với doanh nghiệp chế tạo hàng điện dân dụng: bắt đầu từ 20% trong 2 năm đầu và sau đó sẽ tăng dần lên trong những năm tiếp theo. Còn trong phụ lục 2 của Thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (hướng dẫn về đầu tư vào lĩnh vực chế tạo và lắp ráp xe máy, xe ô tô). Điều 3 ghi rõ: tỷ lệ nội địa hóa tối đa đối với các doanh nghiệp trong ngành ô tô, xe máy quy định từ 5% trong 5 năm đầu và sau đó tăng dần lên 30% trong 10 năm sau.
Giai đoạn thứ hai: Những năm cuối thập niên 90:
Đây là thời kì Việt Nam thực hiện chính sách phát triển CNPT dựa trên cơ sở: kết hợp giữa quy định về tỷ lệ nội địa hóa với chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu các mặt hàng linh – phụ kiện để nhập từ nước ngoài. Sở dĩ như vậy là do ngành CNPT trong nước kém phát triển làm cho các nhà đầu tư nước ngoài
không thể thực hiện được nghĩa vụ về tỷ lệ nội địa hóa. Mặt khác, do quy mô sản xuất lắp ráp ngày càng lớn khiến nhu cầu nhập khẩu hàng linh phụ kiện của các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành các chính sách ưu đãi về thuế đối với việc nhập khẩu linh phụ kiện để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm sản xuất trong nước.
Tại khoản 2 điều 1 của Thông tư 40 về chế độ miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu có quy định: miễn thuế nhập khẩu đối với những linh phụ kiện điện – điện tử, phụ tùng cơ khí thay thế khi doanh nghiệp đó sử dụng một tỷ lệ lớn nguyên vật liệu trong nước. Ngoài ra, trong nghị định số 27 của Chính phủ hướng dẫn việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài cũng có nhiều ưu đãi dành cho các doanh nghiệp ngành CNPT. Các văn bản hướng dẫn của Nghị định này có quy định: khi các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng có vốn đầu tư nước ngoài bán sản phẩm trên thị trường nội địa thì được hưởng ưu đãi nhất định về thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng nhưng chỉ giới hạn trong các ngành sản xuất công nghệ cao, sản xuất linh kiện điện tử và máy móc.
Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách này có hai tác dụng trái ngược nhau. Bên cạnh những lợi ích đã đề cập bên trên, chính sách này đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu linh phụ kiện, khiến tỷ lệ nội địa hóa trong giai đoạn này tăng lên không đáng kể. Chính vì thế các chính sách ưu đãi thông qua chương trình nội địa hóa để giúp ngành này phát triển chưa thật sự phát huy hiệu quả nhiều ở Việt Nam trong khoảng thời gian này.
Giai đoạn 3: Từ năm 2000 trở lại đây:
Đây là thời kì Việt Nam thực hiện chính sách phát triển CNPT gắn liền với việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cùng với các bản quy hoạch chiến lược phát triển các ngành công nghiệp có nhu cầu sản phẩm phụ trợ lớn.
Trước hết phải kể đến các văn bản pháp luật đã có vai trò nhất định trong sự gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm Luật Doanh nghiệp (sửa đổi
tháng 1/2000) và Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, cũng như Luật doanh nghiệp thống nhất (được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2005). Ngoài ra, những quy định khác về khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ưu tiên cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong giai đoạn này, thủ tục đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được đơn giản hóa, năng lực hoạt động của loại hình doanh nghiệp này cũng tăng lên sau khi thành lập Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Năm 2003, Nhật Bản và Việt Nam cùng nhau kí kết “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản”. Đây là văn bản đánh dấu bước đầu Chỉnh phủ và nhà nước nhận thức được vai trò của ngành CNPT. Trong sáng kiến chung này, Chính phủ hai nước đã đưa nhiệm vụ phát triển, thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài vào ngành CNPT trở thành nội dung đầu tiên trong các biện pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Cũng trong khoảng thời gian này, Chính phủ phối hợp cùng các Bộ, ngành đã đưa ra được các bản quy hoạch tổng thể phát triển ngành CNPT cũng như bản quy hoạch phát triển cho một số ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành CNPT: ngành dệt may, da giày, ngành sản xuất xe máy, ngành cơ khí, ngành sản xuất ô ô, ngành điện-điện tử. Sở dĩ những ngành công nghiệp này được lựa chọn là ngành ưu tiên vì đây là những ngành có thị trường tiêu thị lớn, chi phí linh phụ kiện cao, phục vụ các ngành công nghiệp có vốn FDI cao và đây là những ngành thu hút đầu tư có quy mô và lâu dài của các Công ty/tập đoàn doanh nghiệp lớn.
Giai đoạn 3 được coi là giai đoạn hoàn thiện nhất xét về khung chính sách phát triển trong ngành CNPT. Hàng loạt các văn bản pháp lý ra đời đã chứng tỏ Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như bước đầu đưa ra được định hướng phát triển của ngành CNPT trong quá trình CNH – HĐH đất nước.
2.1.2.2. Tình hình phát triển sản phẩm phụ trợ và doanh nghiệp phụ trợ tại Việt Nam trong thời gian vừa qua:
Sản phẩm ngành CNPT: