khẳng định vai trò của nó trong nền kinh tế cũng như sức hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư.
1.1.2.5. Khả năng cạnh tranh của một sản phẩm phụ trợ phải đáp ứng được ba yếu tố: chất lượng, chi phí và vận chuyển.
Theo như tiêu chuẩn của các nhà sản xuất Nhật Bản, tính cạnh tranh của sản phẩm phụ trợ phụ thuộc vào chất lượng, chi phí và vận chuyển (QCD).
Trong ngành sản xuất lắp ráp máy móc, chi phí các bộ phận chiếm một phần lớn trong tổng chi phí của các nhà sản xuất cuối cùng. Ví dụ, trong một bản điều tra của Junichi Mori với các MNC trong lĩnh vực điện tử tại Ma-lai-xia và Việt Nam năm 2004, đối với một nhà lắp ráp điện tử, chi phí các bộ phận cấu tạo chiếm 80% của chi phí sản xuất, trong khi đó thì chi phí lao động chỉ chiếm khoảng 2%. Nói một cách khái quát hơn nữa thì chi phí bộ phận thường chiếm khoảng 70-90% so với chi phí lao động chỉ chiếm khoảng 10%. Theo đó, khả năng cạnh tranh về mặt chi phí sẽ không thể đạt nếu như chi phí sản xuất ra các bộ phận đó không được giảm.
Hơn nữa, các doanh nghiệp lắp ráp, đặc biệt là các doanh nghiệp lắp ráp đến từ Nhật Bản yêu cầu vận chuyển với mật độ thường xuyên và đúng giờ nhằm tối thiểu hóa chi phí lưu kho và thời gian quy trình sản xuất. Bình thường thì các nhà lắp ráp luôn yêu cầu vận chuyển diễn ra hàng ngày, thậm chí đến hàng giờ đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm lắp ráp lớn. Việc vận chuyển nhanh và kịp thời sẽ là không thể nếu các bộ phận này được nhập khẩu vài tháng một lần hoặc là phải mất hàng nhiều ngày để có thể mang các bộ phận này đến nhà máy. Vì vậy, các nhà lắp ráp cuối cùng muốn các nhà cung cấp được đặt ở gần họ.
Một vấn đề nữa cũng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của ngành CNPT là chất lượng sản phẩm. Thậm chí nếu như các bộ phận được sản xuất ra với giá rẻ thì các nhà lắp ráp cũng sẽ không bao giờ mua nếu như chất lượng (và cả vận chuyển nữa) không được đảm bảo vì chất lượng sản phẩm phụ trợ ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.
1.1.3. Vai trò của ngành CNPT đối với sự phát triển của quốc gia:
1.1.3.1. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng mở rộng và chuyên sâu:
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 1
- Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Vai Trò Của Fdi Đối Với Ngành Cnpt: Fdi Là Một Yếu Tố Giúp Cnpt Phát Triển.
- Tỷ Lệ Nội Địa Hóa Của Một Số Quốc Gia Asean Vào Năm 2003
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực chất là quá trình cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm phát triển lực lượng sản xuất và thúc đẩy hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý để đạt được tới năng suất lao động cao”. Vì một trong những tính chất của ngành CNPT là ngành cung cấp đầu vào cho một số lượng lớn các ngành công nghiệp khác, nên ngành CNPT phát triển chắc chắn sẽ góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của toàn bộ nền công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung. Theo khái niệm của CNH, HĐH thì các yếu tố sau cần được thỏa mãn:
“Quá trình cải biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại”, hay nói khác đi thì đây chính là quá trình chuyên môn hóa. Phát triển CNPT giúp các doanh nghiệp không phải thực hiện mọi khâu trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm với khoản chi phí khổng lồ. Các doanh nghiệp sẽ chuyển từ sản xuất theo chiều dọc sang sản xuất theo chiều ngang. Với sự phát triển của CNPT, các doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào chuyên môn hóa vào khâu mà mình có khả năng làm tốt nhất với một mức đầu tư chi phí hợp lý nhất. Các nhà lắp ráp hay chế biến sản phẩm cuối cùng sẽ không phải lo nhập khẩu hoặc sản xuất đầu vào nữa vì họ có thể yên tâm vào các sản phẩm đầu vào mua ngay trong nước. Kết quả là xã hội có sự phân công lao động ngày càng sâu sắc.
“Sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại”: CNPT là một ngành đòi hỏi chi phí cho máy móc, công nghệ lớn hơn bất kì một ngành công nghiệp nào khác. Yếu tố công nghệ là một trơng những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của ngành CNPT. Những ngành như sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, xe máy,… là những ví dụ điển hình của nhu cầu sử dụng công nghệ trong ngành CNPT. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ đang diễn ra hàng ngày trên toàn thế giới thì việc chuyển giao
công nghệ càng trở nên dễ dàng hơn. Với những nước đang phát triển, thì ngành CNPT cần phải tận dụng lợi thế của người đi sau, tiết kiệm thời gian phát triển công nghệ, mà thay vào đó là tiếp thu trực tiếp từ các nước có nền công nghiệp phát triển thông qua hình thức FDI hoặc viện trợ ODA,… Chính vì thế, trong quá trình HĐH-CNH, ngành CNPT là ngành có nhu cầu lớn nhất trong việc sử dụng công nghệ hiện đạ lớn nhất.
“Hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý” Một cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh tế trong đó tỷ lệ nông nghiệp giảm, tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ tăng lên. CNPT là ngành bao trùm số lượng lớn các ngành công nghiệp khác nên ngành này đang thu hút một số lượng lao động đáng kể. Hơn nữa, lao động trong ngành này đòi hỏi phải là những lao động có tay nghề, có trình độ được đào tạo, tiếp thu tốt công nghệ mới. Cùng với sự gia tăng của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, sẽ có một lượng lớn lao động trong nông nghiệp sẽ chuyển sang làm việc cho các công ty trong ngành công nghiệp này vì thu nhập của họ sẽ được cải thiện hơn. Người dân nhận thấy được lợi ích của đào tạo, giáo dục từ đó làm động lực cho thế hệ sau không ngừng trau dồi thêm kiến thức. Kết quả là cơ cấu lao động thay đổi, từ đó thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý hơn.
1.1.3.2. Một ngành CNPT cạnh tranh sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn:
Nếu như ba nhân tố cấu tạo nên tính cạnh tranh của một sản phẩm phụ trợ được giải quyết thì ngành CNPT sẽ trở nên cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn,vì:
Thứ nhất, một quốc gia với ngành CNPT cạnh tranh có thể duy trì nguồn vốn FDI cho ngành lắp ráp cuối cùng tương đối lâu hơn một quốc gia không có ngành CNPT cạnh tranh. Với xu hướng chi phí lao động ngày càng chiếm một tỷ lệ nhỏ thì dù một nền kinh tế đang nổi với chi phí nhân công rẻ cũng không thể đạt được công nghệ để sản xuất các đầu vào ở một mức giá cạnh tranh ngay lập tức được. Theo đó, một nhà lắp ráp đa quốc gia có thể vẫn ở lại một quốc gia cho dù quốc gia đó đang mất đi lợi thế về chi phí lao động, miễn là lợi ích mà họ
nhận được từ việc sử dụng các đầu vào cạnh tranh có thể bù đắp được chi phí lao động đang tăng cao.
Thứ hai, sản phẩm của ngành CNPT có thể được xuất khẩu tới các quốc gia mà ngành lắp ráp cuối cùng ở đó đang có nhu cầu.
Hình 6: Khả năng xuất khẩu của ngành CNPT
Nguồn: Báo cáo của Diễn đàn phát triển Việt Nam về CNPT tại Việt Nam từ triển vọng của các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản (2006)
Có hai cách để xuất khẩu sản phẩm của ngành CNPT. Cách thứ nhất là xuất khẩu gián tiếp. Các nhà cung cấp bộ phận sẽ cung cấp đầu vào cho các nhà lắp ráp. Sản phẩm được xuất khẩu sẽ là sản phẩm hoàn chỉnh do các nhà lắp ráp sản xuất. Khi đó một ngành CNPT cạnh tranh sẽ tạo ra các sản phẩm là các bộ phận có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và vận chuyển đúng thời gian, là cơ sở tốt để các nhà lắp ráp có thể sản xuất ra các sản phẩm có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Cách thứ hai là xuất khẩu trực tiếp. Khi đó các bộ phận sản xuất ra sẽ được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài. Với khả năng cạnh tranh cao, các bộ phận xuất khẩu sẽ đạt được giá cao và uy tín trên thị trường quốc tế.
Cuối cùng, sự phát triển của ngành CNPT sẽ tạo nên ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, từ đó cải thiện phúc lợi của một quốc gia. Trong lý thuyết Khối kim cương, cùng với các yếu tố: điều kiện các yếu tố
sản xuất, các ngành hỗ trợ và có liên quan, điều kiện về cầu thì CNPT và các
ngành có liên quan cũng đóng góp vào việc hình thành khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”, M.Porter đã nhấn mạnh tầm quan trọng của CNPT mang tính cạnh tranh với vai trò là một chất xúc tác quá trình đổi mới công nghệ tại các công ty xuyên quốc gia. Ngoài ra, theo ông, đây còn là ngành tiếp nhận công nghệ mà các công ty đa quốc gia chuyển vào. Thêm vào đó, CNPT nội địa có thể tận dụng lợi thế về không gian địa lý để tạo nên dòng chảy thông tin nhanh hơn và trao đổi kĩ thuật cũng thuận tiện hơn. Hơn nữa, M.Porter đề cập đến các công ty của một quốc gia sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi mà CNPT mang tính cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu mặc dù một quốc gia không cần thiết phải có lợi thế cạnh tranh trong tất cả các ngành CNPT nếu như quốc gia đó đã có những ngành chuyên môn hóa nhất định.
Nói tóm lại, ngành CNPT phát triển sẽ góp phần thu hút và giữ chân các doanh nghiệp FDI, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng cách xuất khẩu ra thị trường quốc tế và thúc đẩy cải tiến công nghệ-kĩ thuật – những yếu tố tạo nên một kinh tế tăng trưởng trong dài hạn
1.2. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1.2.1. Khái niệm FDI:
Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của mọi quốc gia. Đặc biệt đối với các quốc gia đang và kém phát triển, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn vốn bổ sung quan trọng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong các hình thức đầu tư quốc tế thì FDI là một trong những hình thức đầu tư đóng vai trò quan trọng nhất.
Theo Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) thì FDI được định nghĩa như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”. Theo khái niệm này, phương diện quản lý là cách thức để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF), Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) Là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
Theo Luật đầu tư 2005, Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Như vậy, theo khái niệm này thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại một quốc gia khác.
Tóm lại, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ.
1.2.2. Đặc điểm của FDI:
Thứ nhất, FDI là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
Thứ hai, chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỷ lệ lệ góp vốn của mình. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia với số vốn cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49%; 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi đó, Luật đầu tư của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đỗi
với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp vốn tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.
Thứ ba, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lí... là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
Thứ tư, nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
Thứ năm, thu nhập của chủ đầu tư không ổn định, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
1.2.3. Phân loại FDI:
1.2.3.1. Theo hình thức pháp lý:
Theo Luật Đầu tư 2005, có các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu sau đây:
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại nước sở tại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối với những cơ sở kinh tế quan trọng do chính phủ quyết định, doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận với chủ doanh nghiệp mua lại vốn cổ phần của vốn doanh nghiệp mua lại phần vốn của doanh nghiệp để chuyển thành doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn pháp định. Theo luật pháp Việt Nam, phần góp pháp định của bên nước ngoài không bị hạn chế về mức cao nhất nhưng không được ít hơn 30% vốn pháp định. Đối với những cơ sở sản
xuất quan trọng do Chính phủ quyết địnhh, các bên thỏa thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam trong liên doanh.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT: các chủ đầu tư nước ngoài có thể có thể kí hợp đồng BCC với bên Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp đồng chia lợi nhuận hoặc phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới, hoặc các chủ đầu tư có thể kí hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Trong hình thức đầu tư phát triển kinh doanh, nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức: mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; hoặc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư và đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp là hai hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài giành được quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp bằng cách góp lượng cổ phần hoặc vốn đủ lớn hoặc bằng cách sáp nhập và mua lại doanh nghiệp Việt Nam.
1.2.3.2. Theo động cơ của nhà đầu tư:
Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động rẻ hoặc nguồn lao động có kỹ năng chuyên môn. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích các tài sản sẵn có thương hiệu (ví dụ như các điểm du lịch nổi tiếng,…), tài sản trí tuệ, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào,…
Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá các yếu tố sản