Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Tại Tỉnh Trà Vinh


cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đổi mới và thích ứng. Một cuộc khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa hợp tác với đơn vị, tổ chức khác để thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo. Ngành CNCBTS tỉnh Trà Vinh phần lớn các cơ sở có quy mô nhỏ hạn chế về công nghệ, nguồn vốn và cả đội ngũ lao động chất lượng cao. Điều đó cũng gây ra cản trở trong đầu tư đổi mới sáng tạo, vì thế cần có sự hỗ trợ và thúc đẩy các cơ sở đổi mới công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo. Với doanh nghiệp, hoạt động đổi mới sáng tạo chính là quá trình nghiên cứu, phát triển, làm mới sản phẩm, thay đổi quy trình, công nghệ chế biến nhằm tạo ra nhiều lợi ích hơn. Cuối cùng, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản có chức năng hỗ trợ, cung cấp thông tin quan trọng, cần thiết về tiêu thụ sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để hỗ trợ các cơ sở chế biến có những chiến lược phát triển sản xuất phù hợp. Tuy nhiên, trong thời gian qua các cơ sở chế biến thủy sản ở Trà Vinh chưa được sự quan tâm tích cực từ phía Hiệp hội cũng như sự hạn chế trong việc tiếp cận Hiệp hội từ chính các cơ sở này.

3.6. Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh

3.6.1. Những thành công

Ngành chế biến thu sản có số lượng các cơ sở tham gia không ngừng tăng lên tạo ra tổng sản phẩm, giá trị sản xuất và mang về kim ngạch xuất khẩu để đóng góp vào gia tăng GDPR của địa phương và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách của tỉnh. Một mặt khác, ngành đã giải quyết việc làm góp phần ổn định kinh tế, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn.

Phát triển công nghiệp chế biến thu sản đã tạo cơ hội cho hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất từ đó góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân của tỉnh.

Ngành cũng đã tạo được mối liên kết, hợp tác ban đầu giữa người nông dân, ngư dân cung cấp nguyên liệu đầu vào với cơ sở chế biến.


3.6.2. Những tồn tại, hạn chế

Trên cơ sở những kết quả đạt được, ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại Trà Vinh vẫn còn tồn tại những hạn chế:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thứ nhất, ngành có số lượng cơ sở tham gia lĩnh vực chế biến thủy sản chủ yếu có quy mô nhỏ (vốn ít, số lượng lao động ít). Chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, hay các nhà đầu tư có quy mô lớn. Các cơ sở đang hoạt động chưa mạnh dạn đầu tư vốn, công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất; hộ kinh tế cá thể không muốn lên doanh nghiệp bởi không chịu được những chi phí phát sinh và hơn thế nữa, ở góc độ môi trường kinh doanh hiện tại của hộ đang có, họ cho rằng có những lợi thế nhất định so với doanh nghiệp như thủ tục thành lập đơn giản, lệ phí thành lập rẻ, chế độ kế toán và cách nộp thuế đơn giản (Hộ được nộp kê khai hoặc thuế khoán), đó cũng là những nguyên nhân mà những năm qua ngành chưa sử dụng hiệu quả tiềm năng về nguồn nguyên liệu của địa phương.

Thứ hai, đầu tư công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, phần lớn cơ sở chế biến theo phương thức giản đơn, sản phẩm công nghiệp chủ lực tôm đông lạnh, chưa đầu phát triển sản phẩm mới phục vụ thị trường xuất khẩu cũng như chưa đầu tư vào công tác khai thác các thị trường hiện có của ngành trong phạm vi cả nước.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 18

Thứ ba, cơ sở chế biến thủy sản chưa thật sự quan tâm đến xây dựng mối liên kết với hộ nuôi trồng, ngư dân, các cơ sở thu mua dẫn đến hạn chế trong việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu thủy sản. Bên cạnh đó, chưa có sự liên kết với hệ thống siêu thị để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước. Liên kết ngang giữa các cơ sở chế biến để mở rộng quy mô phát triển ngành bền vững cũng chưa được quan tâm.

Thứ tư, khó khăn về cơ sở hạ tầng mặc dù đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của yếu tố này nhưng đây cũng là điểm hạn chế chung của cả vùng ĐBSCL. Tỉnh đã có các khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó nhiều khu đã có hạ tầng khá hoàn chỉnh nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của ngành. Mức độ hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận sản xuất, chế biến chỉ đạt mức trung bình khá, còn về hạ tầng giao thông vẫn


luôn là một điểm nghẽn cho phát triển kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nói riêng. Ngoài ra, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao bởi phần lớn các cơ sở chế biến chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp; việc cam kết công tác bảo vệ môi trường cũng chưa thật sự được quan tâm.

3.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, tình trạng chế biến manh mún, thiếu vốn, hạn chế về trình độ quản trị doanh nghiệp; giá trị gia tăng của ngành chế biến còn thấp, chậm được cải thiện. Các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ còn e ngại về thủ tục hành chính, về chính sách thuế để chuyển đổi quy mô sản xuất. Thêm vào đó, chính sách tín dụng hỗ trợ vay vốn còn khó tiếp cận, thủ tục rườm rà. Hoạt động xúc tiến thương mại để kêu gọi đầu tư nước ngoài còn yếu, cơ sở hạ tầng có nhưng chưa hoàn chỉnh làm tăng chi phí hậu cần, vận chuyển, lưu kho hàng hoá cho doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế thu hút được đầu tư đối với các doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp có quy mô lớn.

Thứ hai, hầu hết các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh thiếu quy mô và nguồn lực để cố gắng phát triển các sản phẩm và thị trường mới, thay vì dựa vào những gì họ biết và những gì đã làm trong quá khứ. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thực phẩm trở nên nghiêm ngặt hơn. Ngành công nghiệp chưa nâng cấp cơ sở vật chất và hệ thống để đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.

Thứ ba, tính liên kết đầu vào lỏng lẻo nên các cơ sở chế biến phải đối mặt là sự không chắc chắn về sự sẵn có, giá cả và chất lượng của nguyên liệu. Cơ sở chế biến có thể và thường bị gián đoạn với việc mất nguồn cung hoặc phải đối mặt với sự thay đổi đột ngột của giá nguyên liệu.

Thứ tư, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng còn phụ thuộc vào trung ương; công tác nhà nước về môi trường đối với ngành thu sản nói chung và ngành chế biến thu sản nói riêng còn nới lỏng và cũng còn mang tính hình thức. Các cơ sở chế biến còn chưa thể hiện trách nhiệm với xã hội trong công tác bảo vệ môi trường, cộng thêm chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải cao.


CHƯƠNG 4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI TỈNH TRÀ VINH

4.1. Căn cứ đề xuất các hàm ý

Ngoài căn cứ các kết quả phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh được trình bày ở chương 3, luận án còn căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ thủy sản, cơ hội, thách thức và những mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp chế biến của địa phương để xây dựng hàm ý chính sách phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản trong thời gian tới.

4.1.1. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở một số nước và nhu cầu tiêu thụ nội địa

Các nước Châu Âu Địa Trung Hải tiêu thụ gần 7,5 triệu tấn thủy sản mỗi năm nhưng chỉ sản xuất 2,75 triệu tấn sản phẩm thủy sản nội địa và nhập khẩu 1,8 triệu tấn sản phẩm thủy sản từ các nước Địa Trung Hải không thuộc châu Âu mỗi năm [118]. Ví dụ, Tây Ban Nha dẫn đầu các nước châu Âu về tiêu thụ thủy sản, với mức tiêu thụ 42,4 kg bình quân đầu người hàng năm [123] sau Bồ Đào Nha, các sản phẩm được đóng hộp từ cá và các động vật có vỏ là động cơ chính cho các dòng thương mại của Tây Ban Nha [119]. Ở nước Ý mức tiêu thụ thủy sản trung bình hàng năm trên đầu người được báo cáo là 25,4 kg / năm [123], trong số đó có khoảng 3,6 kg/ năm là cá và sản phẩm thủy sản đóng gói/ chế biến [143]. Còn ở Pháp, mức tiêu thụ bình quân hàng năm trên đầu người là gần 34,6 kg / năm [123]. Chi tiêu của hộ gia đình trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản là sự kết hợp của các sản phẩm đóng hộp (15%), sản phẩm đông lạnh (22%), đồ nguội ướp lạnh (32%) và các sản phẩm thủy sản tươi sống (33%). Liên quan đến các sản phẩm đông lạnh, người Pháp chủ yếu ưa chuộng cá đông lạnh (49%). Mặt khác, người tiêu dùng Pháp thích tiêu thụ philê tươi (52%) hơn là cá tươi nguyên con (16%) [91]. Nhu cầu các sản phẩm thủy sản đóng gói và đông lạnh sẽ tiếp tục tăng lên khi các hộ gia đình tìm kiếm các loại thực phẩm có thể bảo quản lâu để dự trữ.


Ở Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu surimi rất cao, Việt Nam là nguồn cung đứng hàng thứ 5, sau các nước Na Uy, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Tuy vậy, do chi phí đầu vào cho sản xuất trong nước cao nên mức giá sản phẩm surimi xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao hơn so với sản phẩm cùng loại của một số đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan. Ngoài ra, Nhật Bản còn rất ưa chuộng sản phẩm tôm, đứng đầu là tôm thẻ chấn trắng, kế đến tôm sú và tôm biển. Còn ở Trung Quốc dự kiến đến năm 2030 sẽ cần tối thiểu 6 triệu tấn thủy sản bổ sung để đáp ứng nhu cầu dự kiến [110].

Việt Nam được miễn thuế tôm nhập khẩu vào Hàn Quốc với hạn ngạch nhập khẩu Tôm đến 2020 là 15.000 tấn/năm, nhưng hiện tại Việt Nam mới tận dụng được

2.500 tấn/năm. Để nâng cao t lệ tận dụng ưu đãi mà VKFTA mang lại, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần nâng cao ý thức chủ động tiếp cận thông tin về VKFTA để lựa chọn các ưu đãi phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp; đồng thời, thay đổi công nghệ, định hướng phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Theo cam kết trong Hiệp định VKFTA, 07 mặt hàng tôm của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc được giảm mức thuế từ 20% xuống 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực gồm: tôm nước lạnh chưa bóc vỏ, tôm nước lạnh đông lạnh đã bóc vỏ, tôm nước lạnh sống/tươi/ướp lạnh, tôm và tôm prawn khác: đã bóc vỏ, chưa bóc vỏ, không đóng hộp kín khí, tôm và tôm prawn khác sống/tươi/ướp lạnh. Và hạn ngạch tôm được miễn thuế từ Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc đạt 10.000 tấn trong năm đầu tiên VKFTA có hiệu lực (trong khi Thái Lan, Indonesia, Malaysia chỉ được cấp hạn ngạch 5.000 tấn), 5 năm tiếp theo kể từ khi VKFTA có hiệu lực, Hàn Quốc sẽ tiếp tục nâng hạn ngạch tôm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc với mức tăng 10% mỗi năm.

Thị trường tiêu thụ trong nước rất lớn, cụ thể tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người của Việt Nam tăng bình quân 5%/năm trong giai đoạn 1990-2010, nếu theo xu hướng này, theo dự báo của FAO, thì vào năm 2030 mức tiêu thụ thủy sản bình quân khoảng từ 36-37 kg/người/ năm và tổng mức tiêu thụ thủy sản ở thị


trường nội địa sẽ đạt khoảng 3,81 triệu tấn nếu dân số Việt Nam đạt 104 triệu người như dự báo của Tổng cục Thống kê.

4.1.2. Cơ hội, thách thức đối với phát triển công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh Trà Vinh trong thời gian đến

4.1.2.1. Cơ hội đối với sự phát triển của ngành

Nhà nước đã và đang tập trung thúc đẩy sự phát triển của kinh tế ngoài nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi từ hộ kinh tế cá thể lên doanh nghiệp.

Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tương đối ổn định, có chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế và nhiều chính sách đi tắt đón đầu, thu hút đầu tư. Việc ký kết thành công các hiệp định thương mại tạo điều kiện thúc đẩy ngành phát triển và các doanh nghiệp chế biến thủy sản sẽ có điều kiện để tiếp cận và thu hút các nguồn vốn nước ngoài, tiếp cận được qui trình công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, tiếp cận được trình độ tổ chức quản lý hiện đại, có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ ở các nước.

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được khẳng định, thể hiện qua tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA. Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ được giảm thuế theo lộ trình đối với nhiều mặt hàng trong đó có cá tra, tôm. Đặc biệt, mặt hàng tôm có lợi thế về thuế suất hơn các nước (Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia). Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, nhất là tôm tẩm bột có giá bán thấp chỉ sau sau tôm Trung Quốc và tôm tẩm bột không bị áp thuế chống bán phá giá. Hiệp định CPTPP cam kết xóa bỏ ngay thuế quan với tất cả các dòng thuế thủy sản tám nước (Australia, New Zealand, Canada, Brunei, Malaysia, Singapore, Chile, Peru). Sản phẩm tôm đông lạnh, tôm chế biến... từ Việt Nam vào Canada đều giảm về 0% ngay sau khi CPTPP có hiệu lực.

Ngành chế biến thủy sản đã có Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội thủy sản các tỉnh với nhiều thành viên là các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản tham gia. Hiệp hội sẽ là cầu nối giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong tỉnh, vùng. Ngoài ra, còn có các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao


phục vụ cho ngành chế biến thủy sản như Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Cần Thơ và các trường Cao đẳng nghề.

4.1.2.2. Thách thức đối với sự phát triển của ngành

Thủy sản là một trong những lĩnh vực mới được chú ý trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và là một trong những nguồn thu chính của chính quyền. Cả chính phủ và ngành công nghiệp đều quan tâm đến việc khai thác những tiềm năng khổng lồ, dưới tiềm năng được khai thác, với áp lực đáng kể đối với xuất khẩu. Mặc dù chính phủ đang hỗ trợ ngành công nghiệp thông qua nhiều biện pháp khuyến khích, ngành công nghiệp chế biến thủy sản vẫn phải đối mặt với những thách thức cần được quan tâm.

Rào cản thương mại, kỹ thuật của các nước nhập khẩu thủy sản. Ví dụ, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Nhật Bản, trong đó tôm, mực và cá ngừ hiện là 3 mặt hàng chủ lực, chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Vì vậy, khi thị trường này thực hiện các rào cản thương mại mới trong nhập khẩu thủy sản như luật bắt buộc, luật vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản, quy định về nhãn mác sản phẩm, luật trách nhiệm sản phẩm sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều thách thức trong việc tăng tốc độ tăng trưởng trong thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của họ [114].

Dịch Covid 19 diễn biến kéo dài đã gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa trên toàn cầu, gây đình trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng. Khả năng duy trì, phát triển của các doanh nghiệp rất khó khăn bởi khó bù đắp chi phí.

Ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nội địa cung cấp cho sản xuất bởi tình trạng hạn hán kết hợp những đập chặn dòng nước từ thượng nguồn Sông Mê Kông (bởi Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia) dẫn đến thiếu nước ngọt, tình trạng xâm nhập mặn kéo dài và sâu vào khu vực đồng bằng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nuôi trồng thủy sản. Tình trạng hạn mặn bất thường đã khiến cho một số vùng nuôi cá tra nguyên liệu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long không đủ điều kiện nước nên đã ngưng thả nuôi.


Chương trình truy xuất nguồn gốc SIMP của Mỹ đối với 13 loài thủy sản, để đáp ứng tất cả ưu đãi về thuế quan chỉ được áp dụng khi sản phẩm được chứng minh là nuôi trồng và chế biến xuất khẩu từ Việt Nam. Đây là một rào cản phức tạp mà ngành tôm Việt Nam cần nhiều thời gian thay đổi. Tương tự, để đáp ứng được yêu cầu của EVFTA các quy chuẩn về sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam lại được siết chặt hơn.

4.1.3. Mục tiêu phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Thủ tướng chính phủ (2011) [75] đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh, trong đó cần tập trung phát triển ngành thủy sản cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến. Bên cạnh từng bước hiện đại hóa đội tàu khai thác hải sản xa bờ cần tổ chức tốt các dịch vụ hậu cần nghề cá để giảm chi phí sản xuất, cần mở rộng quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản ở những vùng sản xuất lúa kém hiệu quả, từng bước xây dựng các vùng chuyên canh, tăng nhanh diện tích vùng nuôi trồng kết hợp. Tỉnh phấn đấu mở rộng đất ven biển trên 50.000 ha và 15.000 ha đất bãi bồi và cồn nổi để nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa vật nuôi; phát triển nhanh và bền vững diện tích nuôi tôm sú theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp. Phát triển ngành theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; chú trọng các ngành, lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, lợi thế.

Tập trung phát triển nhanh, hiệu quả các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt, gắn liền với xây dựng các công trình xử lý chất thải bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp; đồng thời phát triển đồng bộ các dịch vụ đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người lao động. Ngoài các khu công nghiệp trong khu kinh tế Định An, toàn tỉnh có khoảng 3 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 516 ha; 11 cụm, tuyến công nghiệp được xây dựng.

Với mục tiêu chung là xây dựng ngành thủy sản của tỉnh thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, theo hướng hiện đại, có hiệu quả cao, có năng lực để tự đầu tư phát triển và bảo đảm có giá trị xuất khẩu lớn, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí