Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 21


Cần nghiên cứu để chế biến sản phẩm thu sản có chất lượng, đa dạng về chủng loại, đẹp về mẫu mã và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng để cung ứng ra thị trường.

Các cơ sở chủ động tìm kiếm thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu, hoàn thành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cả trong nước và nước ngoài. Cần có chiến lược khai thác mở rộng thị trường trong nước để tiêu thụ sản phẩm chế biến.

Các hộ nuôi trồng phải tuân thủ quy trình chọn giống, nuôi để đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng mà cũng dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Các ngư dân khai thác cần tuân thủ quy trình theo quy định định của nhà nước, quốc tế để có nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng như xuất xứ hàng hoá của nước nhập khẩu.


KẾT LUẬN

5.1. Kết quả đạt được của luận án

Về lý luận, tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản và đã góp phần bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp chế biến thủy sản. Cơ sở lý luận này đã chỉ ra phương pháp đánh giá sự phát triển, các yếu tố có khả năng tác động đến sự phát của ngành và làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển của ngành tại địa phương, cụ thể ngành công nghiệp chế biến thủy sản.

Về thực tiễn, tác giả đã vận dụng được lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành tại tỉnh Trà Vinh thông qua bộ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp mà tác giả đã thu thập được trong thời gian qua. Với các kỹ thuật phân tích tác giả đã chỉ ra được một số nhân tố có khả năng tác động đến sự phát triển của ngành; những hạn chế của ngành trong thời gian qua; những thách thức mà ngành phải đối mặt; và những cơ hội phát triển ngành. Tác giả đã xây dựng và đề xuất các hàm ý chính sách một cách có hệ thống dựa trên kết quả nghiên cứu để hỗ trợ trong hoạch định chính sách phát ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại địa phương Trà Vinh.

Tóm lại, luận án đã tập trung làm rõ được những vấn đề cơ bản sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thứ nhất, đã xây dựng được khung phân tích về phát triển CNCBTS. Trong đó, xác định được nội dung phát triển CNCBTS tập trung ở các lĩnh vực đó là: tăng trưởng về quy mô công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu trong chế biến, liên kết trong CBTS và nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường (ô nhiễm môi trường). Trong từng nội dung, tác giả đã xây dựng một số tiêu chí phù hợp để đánh giá.

Thứ hai, đã đánh giá thực trạng phát triển CNCBTS tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014-2018, tìm ra hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển của ngành tại địa phương.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 21

Thứ ba, đã xác định được các nhân tố chủ yếu chi phối, tác động đến sự phát triển CNCBTS tại tỉnh Trà Vinh gồm các chính sách của nhà nước, sự cạnh tranh


trong ngành, nguồn cung ứng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và dịch vụ hỗ trợ và hiệp hội.

Thứ tư, đề xuất các hàm ý chính sách chủ yếu để phát triển CNCBTS Trà Vinh. Cụ thể: Gia tăng quy mô công nghiệp chế biến (như gia tăng số lượng cơ sở chế biến, quy mô vốn, lao động, kết quả chế biến); chuyển dịch cơ cấu chế biến (như chuyển dịch phương thức sản xuất từ giản đơn, truyền thống sang công nghệ hiện đại, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến đáp ứng đa dạng nhu cầu thị trường, phát triển thị trường tiêu thụ); mở rộng liên kết trong chế biến (như: mở rộng liên kết, hợp tác giữa các tác nhân cung ứng đầu vào với cơ sở chế biến, giữa cơ sở chế biến với các tác nhân thuộc khâu tiêu thụ sản phẩm); nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội, nâng cao trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường; tăng cường quản lý nhà nước và hỗ trợ của chính quyền, hiệp hội.

5.2. Hướng nghiên cứu mới

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận án này, tuy nhiên luận án vẫn còn những hạn chế nhất định. Đây cũng là gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo.

(1) Những nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành chưa bao gồm hết những đặc trưng của từng địa phương cũng như những đặc điểm khác trong ngành chế biến thủy sản.

(2) Nghiên cứu sâu hơn sự phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp chế biến thủy sản; cập nhật số liệu thứ cấp và nội dung phân tích đến 2020, 2021.

(3) Số mẫu khảo sát ít so với tổng ngành phạm vi cả nước nên kết quả nghiên cứu chắc chắn có sự khác biệt giữa các địa phương; mô hình nghiên cứu các nhân tố chưa bao gồm hết các nhân tố đặc trưng của ngành (như: những đặc điểm về tự nhiên tài nguyên thủy sản của địa phương, yếu tố năng lực nội bộ ngành như về vốn trình độ quản lý trình độ khoa học công nghệ của ngành), và chưa xem xét hết các mối quan hệ từng thành phần trong thang đo theo hướng đa chiều; thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên sâu đối với chuyên gia, người am hiểu về chính sách phát triển ngành đối với dạng đề tài tương tự.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN


[1] Dương Thị Tuyết Anh, Ninh Thị Thu Thủy (2022), “Solutions to Develop the Aquatic Product Processing Industry in Tra Vinh, Vietnam”, IOSR Journal of Economics and Finance (IOSR-JEF), e-ISSN: 2321-5933, p-ISSN: 2321- 5925, Volume 13, Issue 4 Ser. III (Jul. – Aug. 2022), pp 44-52.

[2] Dương Thị Tuyết Anh, Ninh Thị Thu Thủy (2020), “Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Công thương, 19, tr. 86- 95.

[3] Dương Thị Tuyết Anh, Ninh Thị Thu Thủy (2020), “Tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản Trà Vinh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, 63-630/NN- 2020, tr 94-105, NXB Nông nghiệp.

[4] Dương Thị Tuyết Anh, Ninh Thị Thu Thủy (2019), “Đánh giá Hiệu quả Kinh tế- xã hội ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 14, tr. 111-113.

[5] Huỳnh Tấn Khương, Dương Thị Tuyết Anh, Hồ Đại Đức, Trần Văn Nam (2019), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp trường hợp các hộ kinh doanh tại tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 24, tr. 13-16.

[6] Nguyễn Thanh Hùng, Dương Thị Tuyết Anh, Lâm Thị Mỹ Lan (2019), “Impact of Human resource management practices on job satisfaction and organizational commitment: the case of seafood processing enterprises in Mekong Delta, Viet Nam”, Journal of Trade Science, 3, tr 27-36.



Tiếng Việt

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Kim Anh (2002), Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

[2] Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Kết luận của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).

[3] Nguyễn Hải Bắc (2010), Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

[4] Bùi Quang Bình (2012), Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông.

[5] Nguyễn Hữu Bình (2008), Hiệu quả kinh tế trong Nông Lâm Nghiệp, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Bộ Giao thông Vận tải (2018), Quyết định số 652/QĐ-BGTVT ngày 03/4/2018 Ban hành Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam.

[7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Quyết định số 2310/QĐ- BNN-CB ngày 04/10/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020.

[8] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Quyết định ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

[9] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Quyết định ban hành Kế hoạch hành động thực hiện đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.

[10] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Quyết định phê duyệt Đề án nâng cao GTGT hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.


[11] Nguyễn Thị Cành và Trần Hùng Sơn (2014), "Tình hình phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ", Nghiên cứu và Phát triển TP. Hồ Chí Minh. 10, tr. 27-41, 83.

[12] Cục thống kê Trà Vinh (2016), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Trà Vinh năm 2016.

[13] Cục thống kê Trà Vinh (2017), Báo cáo tình tình kinh tế, xã hội năm 2017.

[14] Cục thống kê Trà Vinh (2019), Niên giám thống kê Trà Vinh năm 2019, NXB. Thanh niên.

[15] Nguyễn Phú Cường (2007), "Ngành chế biến thực phẩm đổi mới công nghệ và thiết bị nâng cao năng lực cạnh tranh ", Công nghiệp 12, tr. 3-5.

[16] Nguyễn Ngọc Châu (2012), Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ, Đại học Huế.

[17] Chính phủ (2021), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030.

[18] Phan Thị Dung (2014), "Đặc điểm kế toán nguyên liệu trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Khánh Hòa", Khoa học - Công nghệ Thủy sản 3, tr. 21-25.

[19] Phan Thị Dung (2016), "Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp chế biến thủy sản ", Kế toán và Kiểm toán 1-2, tr. 32- 35

[20] Trần Duy (2014), "Bảo quản thủy sản trên tàu cá đánh bắt xa bờ những phương pháp mới", Thương mại Thủy sản. 171, tr. 76-77.

[21] Trần Duy (2014), "Tận dụng phụ phẩm từ chế biến thủy sản", Thương mại Thủy sản. 177, tr. 70-73.

[22] Nguyễn Đức Dỵ và các cộng sự. (2000), Từ điển Kinh tế - Kinh doanh Anh - Việt có giải thích, chủ biên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 366.

[23] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB. Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội.


[24] Đỗ Văn Đức (2006), "Xác định nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu", Tạp chí Ngân hàng. 18.

[25] Nguyễn Thị Thu Hà và Trần Quốc Trung (2016), "Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ", Tạp chí Kinh tế Đối ngoại 82, tr. 79-86.

[26] Phùng Giang Hải và Phạm Bảo Dương (2014), "Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi Tôm ở Cà Mau", Tạp chí Khoa học & Phát triển. 12(2), tr. 231-238.

[27] Nguyễn Thị Phương Hảo (2012), Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến động giá đầu vào, Đề tài NCKH cấp cơ sở Đại học Thái Nguyên,https://goo.gl/YSvV72, truy cập ngày 01/3/2018.

[28] Hồ Quế Hậu (2013), "Liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân- Thực trạng và giải pháp", Kinh tế & Phát triển. 196, tr. 72-79.

[29] Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Tuấn Sơn và Chu Thị Kim Loan (2014), "Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Phát triển. tập 12, số 6, tr. 869-876.

[30] Nguyễn Văn Hiếu (2013), "Những thách thức đến sự phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản Bến Tre", Phát triển Kinh tế. 277, tr. 12-20.

[31] Nguyễn Văn Hiếu (2014), Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[32] Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh (2015), Nghị quyết 13/2015/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Công báo tỉnh Trà Vinh 01+02 (2016), tr. 4-11.

[33] Nguyễn Đình Hợi (2008), Giáo trình kinh tế phát triển, Học viện Tài chính, NXB Tài chính.

[34] Võ Nguyên Huân (2004), "Kết quả bước đầu nghiên cứu về thị trường hàng hoá lâm sản Việt Nam ", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 11, tr. 1576- 1578


[35] Trần Văn Hùng (2016), Phát triển ngành công nghiệp gỗ vùng Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế- Luật.

[36] Nguyễn Thị Thu Hương (2008), Phát triển ngành công nghiệp chế biến thu sản theo định hướng xuất khẩu tại Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ, Đại học Đà Nẵng

[37] Jonathan Pincus (2011), Kinh tế học Vĩ mô: Lý thuyết và ứng dụng chính sách

- Tăng trưởng trong dài hạn chủ biên, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tr. 1-62.

[38] Nguyễn Võ Kiên, Nguyễn Hùng Cường và Hồ Kim Hương (2017), "Đánh giá hiệu quả kinh tế từ sản xuất mía nguyên liệu của các nhà máy đường Việt Nam", Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương. 502, tr. 62-64.

[39] Khoa Kinh tế phát triển- Học viện Chính trị- Hành chính khu vực 1 (2011), Kinh tế phát triển, NXB. Thống kê.

[40] Nguyễn Bích Lâm (2018), Năng suất lao động của Việt Nam và giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng năng suất lao động, Tham luận tại Diễn đàn CEO 2018, Hà Nội.

[41] Mai Thị Linh và Đặng Hoàng Xuân Huy (2012), "Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. 4, tr. 46-49.

[42] Trương Đông Lộc và Trần Quốc Tuấn (2009), "Phân tích hiệu quả tài chính củ các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh", Tạp chí Khoa học- Trường Đại học Cần Thơ. 12, tr. 289-298.

[43] Trần Quốc Lợi và Dương Manh Hùng (2014), "Phân biệt chỉ tiêu GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người", Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình. 3, tr. 19-22.

[44] Trương Đức Lực (2006), Phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

[45] Trung Mai (2012), "Thực trạng môi trường ở các cơ sở chế biến thủy sản", Thương mại Thủy sản. 153, tr. 12-14.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí