quản lý và kiểm soát chặt chẽ dư lượng kháng sinh, hóa chất trong hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản đáp ứng các yêu cầu các nước nhập khẩu và bảo vệ môi trường.
(6) Phối hợp với các viện, trung tâm nghiên cứu, trường Đại học trong và ngoài nước để đẩy mạnh công tác chuyển giao nâng cấp và áp dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản nguyên liệu thủy sản để nâng cao t trọng hàng hóa gia tăng đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Thứ hai, Đảm bảo cho các cơ sở chế biến có nguồn vốn sản xuất kinh doanh và đầu tư thêm tài sản cố định, nhận chuyển giao công nghệ và đầu tư dài hạn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Một mặt, cải thiện vận hành hiệu quả hơn các nguồn quỹ hiện có của tỉnh như Quỹ Đầu tư Phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ; Quỹ Khuyến công địa phương. Trước hết, cần công khai điều kiện tiếp cận các nguồn vốn từ quỹ, tiếp đó cần có cơ chế linh hoạt giúp các cơ sở có thể đáp ứng các điều kiện của các quỹ, chẳng hạn tối giản hóa các thủ tục.
Một mặt khác, kết nối tháo gỡ những khó khăn về tài chính, nhất là với các Ngân hàng thương mại, các cơ sở đều khó tiếp cận do không đáp ứng được các điều kiện vay như không có hoặc thiếu tài sản đảm bảo.
Thứ ba, Cơ quan chức năng ở địa phương cùng với doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng thủy sản chế biến nhằm hướng tới các thị trường lớn, yêu cầu cao. Để mở rộng thị phần tại Châu Âu, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa để doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn; khuyến khích áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, tăng năng suất, giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, là quyết liệt hơn trong việc xử lý, ngăn ngừa khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đồng thời, nên tập trung vào sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng cao nhưng phù hợp với những thay đổi của thị trường.
(1) Tổ chức các hội chợ triển lãm các sản phẩm thủy sản chế biến để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến tham gia giới thiệu sản phẩm trong và ngoài
nước. Tăng cường nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm để có kế hoạch chủ động trong chế biến và cũng để hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường ngành thủy sản, nâng cao năng lực dự báo, cung cấp thông tin về cung cầu giá cả thị trường trên thế giới và nội địa hỗ trợ các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại.
Có thể bạn quan tâm!
- Đồ Thị Scatter Thể Hiện Mối Liên Hệ Giữa Biến Phụ Thuộc Và Phần Dư
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Tại Tỉnh Trà Vinh
- Mục Tiêu Phát Triển Ngành Thủy Sản Tầm Nhìn Đến 2030
- Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 21
- Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 22
- Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 23
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
(2) Khuyến khích các cơ sở chế biến tích cực đưa hàng hóa, sản phẩm triển lãm, tham gia hội chợ, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các kênh thông tin.
(3) Chủ động mở rộng, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nhằm tránh phụ thuộc quá lớn vào một vài thị trường. Các đơn vị chức năng cần chủ động tuyên truyền về các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia có liên quan xuất – nhập khẩu sản phẩm thủy sản, kịp thời thông tin về các rào cản thương mại.
(4) Tập trung thực hiện tốt các giải pháp để tạo lập thêm các kênh phân phối, đồng thời cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành bởi nó có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của ngành.
4.2.4. Mở rộng liên kết trong chế biến thủy sản
Hình thành và phát triển hệ thống logistics đồng bộ nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh hàng thủy sản; quan tâm xây dựng và phát triển mối liên kết bền vững với hộ nuôi trồng, ngư dân để kiểm soát nguồn gốc, chất lượng của nguyên liệu thủy sản nhằm đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ thông qua việc cơ sở chế biến ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, ngư dân với giá cả hợp lý để đảm bảo nguyên liệu đáp ứng yêu cầu khắt khe của công nghiệp chế biến, cũng như thị trường, bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật đồng thời phối hợp cơ quan khuyến nông, khuyến ngư hỗ trợ kỹ thuật, quy trình nuôi. Ngư dân cũng cần tuân thủ kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản đã được hướng dẫn để đảm bảo chất lượng hải sản sau khai thác.
Ngoài ra, chuỗi liên kết giữa cơ sở chế biến và ngư dân, nông dân cũng cần thêm sự hỗ trợ từ nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể như nhà nước cần có chính sách khuyến khích các tác nhân tham gia chuỗi, kể cả cơ sở chế biến
lẫn ngư dân, nông dân bởi hiện nay các chính sách khuyến khích nông ngư dân tham gia chuỗi như chế độ khen thưởng, chính sách thu mua cao hơn giá thị trường đều chưa có từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
(1) Các Hiệp hội trong ngành thủy sản cần phát huy vai trò để người dân, các cơ sở chế biến thủy sản nêu cao tinh thần đoàn kết, xây dựng mối liên kết chặt chẽ để hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin trong sản xuất kinh doanh, cùng hướng đến sự phát triển của ngành.
(2) Liên kết với người nuôi tổ chức sản xuất thủy sản theo các tiêu chuẩn đáp ứng các chứng nhận quốc tế có uy tín để nhanh chóng tiếp cận thị trường, đáp ứng yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm tôm, cá tra và hướng đến phát triển bền vững.
(3) Xây dựng, mở rộng các mô hình hợp tác, liên kết chặt chẽ, khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ hàng thủy sản theo các đơn đặt hàng giữa nông dân, ngư dân và cơ sở chế biến, giữa cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ để hình thành chuỗi giá trị phù hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
(4) Xây dựng hình thức, cơ chế liên kết phù hợp giữa trung gian phân phối với hộ, cơ sở, tổ hợp tác nuôi để giảm thiểu rủi ro về thị trường, giá cả và tăng hiệu suất sản xuất. Đồng thời, quản lý và kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua nguyên liệu, đặc biệt ngăn chặn các hoạt động bơm chích tạp chất vào sản phẩm gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu sản phẩm tôm Trà Vinh.
4.2.5. Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường của ngành
Một là, cần tăng cường chính sách thu hút và kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Có nguồn vốn đầu tư nước ngoài tham gia ngành sẽ góp phần tăng vốn, có cơ hội tiếp cận công nghệ mới. Số lượng và quy mô doanh nghiệp gia tăng sẽ giải quyết được nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho lực lượng lao động của tỉnh.
Hai là, chính sách về công nghệ và nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động.
(1) Cụ thể hóa các chính sách ưu đãi trong đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia, tiếp nhận và sử dụng kết quả sau nghiên cứu để phát triển sản phẩm. Vận dụng áp dụng các chính sách về khoa học công nghệ khuyến khích tập áp dụng công nghệ cao công nghệ mới vào sản xuất. Song song đó, doanh nghiệp cần có chính sách về áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc, thiết bị, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn.
(2) Khuyến khích các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, tổ chức học tập, nghiên cứu gắn kết với doanh nghiệp, cơ sở chế biến để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
(3) Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật và cán bộ quản lý ngành thủy sản; xã hội hóa trong đào tạo lực lượng lao động trực tiếp trong ngành thủy sản, hướng đến đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trường.
(4) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trong ứng dụng, vận hành quy trình, công nghệ vào chế biến, phát triển sản phẩm, bảo quản sản phẩm để các cơ sở chế biến tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới.
(5) Thúc đẩy năng lực của người lao động để nâng cao năng suất lao động thông qua xây dựng môi trường làm việc, chính sách lương, thưởng, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cơ hội thăng tiến.
Ba là, nâng cao năng suất vốn kinh doanh bằng cách:
(1) Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.
(2) Nghiên cứu, vận dụng phương pháp “Lean” trong sản xuất để thay đổi tư duy người lao động, đảm bảo chất lượng, tiến độ.
(3) Khai thác và sử dụng các nguồn lực triệt để, không để vốn nhàn rỗi, nâng cao năng lực người quản lý tài chính, phân bổ, sử dụng vốn hợp lý. Nghiên cứu lựa chọn dòng sản phẩm đầu ra phù hợp.
(4) Bên cạnh đó, cần phải luôn thực hiện đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra để giải quyết vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng được các rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu thủy sản.
Bốn là, đưa trình độ công nghệ sản xuất của ngành đạt trình độ ngang bằng các tỉnh tốp đầu ĐBSCL. Để thực hiện được điều này cần:
(1) Tiếp tục thực hiện các ưu đãi/khuyến khích/hỗ trợ đầu tư cho nâng cao kỹ thuật công nghệ sản xuất và ưu tiên sử dụng các Quỹ của tỉnh như Quỹ Đầu tư Phát triển; Quỹ Khuyến công địa phương nhất là Quỹ Phát triển khoa học công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các dự án các chương trình hiện đại hóa công nghệ, quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm mới.
(2) Cần thực hiện ngay những chính sách và nỗ lực của các cơ quan của tỉnh, các hoạt của các hiệp hội và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ ngành nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua cải tiến hay nâng cao kỹ thuật công nghệ sản xuất.
(3) Tiếp tục và đẩy mạnh cải cách đơn giản hóa các quy định về thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho nỗ lực cải tiến hay nâng cao kỹ thuật công nghệ sản xuất.
Năm là, nâng cao trách nhiệm xã hội trong chế biến thủy sản.
Một mặt, tăng cường định hướng và hỗ trợ các cơ sở chế biến thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cụ thể là trách nhiệm với môi trường; quy hoạch vào khu công nghiệp, hoặc khu chế biến thủy sản tập trung. Đồng thời, các cơ sở chế biến thủy sản cần thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm theo cam kết; hoặc phải sửa chữa, thay thế, nâng cấp, mở rộng cho phù hợp với công nghệ xử lý nước thải; cần tìm hiểu và tham khảo các giải pháp sử dụng vi sinh xử lý nước thải để giảm mức độ ô nhiễm của nước thải đầu ra, qua đó phần nào hạn chế được ô nhiễm nguồn nước. Thêm vào đó, cần cơ chế chính sách để khuyến khích các cơ sở chế biến đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, dành riêng nguồn vốn cho các doanh nghiệp đầu tư công
nghệ chế biến và xây dựng hệ thống xử lý khí thải, xử lý chất thải theo định hướng hiện đại với thời gian cho vay dài hạn mức lãi suất thấp hoặc không tính lãi.
Một mặt khác, đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở, nhất là cần kiên quyết xử lý nghiêm, triệt để những hành vi vi phạm các quy định của Luật bảo vệ môi trường. Đồng thời, nâng cao nhận thức cho các chủ đầu tư và các chủ cơ sở về bảo vệ môi trường nhằm tăng cường hiệu lực quản lý về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chế biến thủy sản. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải, chất thải, công tác bảo hộ, an toàn lao động đối với các cơ sở thu mua và chế biến.
4.2.6. Một số hàm ý khác
Tăng cường quan hệ đối tác doanh nghiệp - thuế, doanh nghiệp- hải quan, xây dựng cơ chế đối thoại các cấp trong cơ quan thuế nhằm giải quyết nhanh nhất vướng mắc của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính thuế... góp phần giúp giảm bớt các chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt. Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cần cắt giảm, đơn giản hóa ngay những quy định không cần thiết, không hợp lý, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong các văn bản hiện hành góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Ngoài việc thúc đẩy các cơ sở chế biến thủy sản tiếp cận Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, chính quyền địa phương cần phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp, Liên hiệp Hợp tác xã thông qua chương trình hành động của tổ chức. Từ đó giúp các cơ sở chế biến là hộ kinh tế cá thể tiếp cận các kỹ năng quản lý, mở rộng thị trường cũng như các phương thức tiếp cận nguồn vốn nhằm tạo động lực nhận ra lợi ích lâu dài sẽ tăng thái độ đối với khởi nghiệp, phát triển triển sản xuất kinh doanh. Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho các hiệp hội nghề nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp
Về chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng nhà nước cần các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định và tạo điều kiện giảm nhanh hơn mặt bằng lãi suất. Tăng cường khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa đối với các dịch vụ tài chính, bao gồm cả tín dụng có khả năng chi trả và sự hội nhập của họ vào chuỗi giá trị và thị trường.
Tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nâng cao NLCT doanh nghiệp và của tỉnh. Thứ nhất, tiếp tục ban hành và triển khai hiệu quả các văn bản của địa phương. Thứ hai, tiếp tục đẩy nhanh việc rà soát, đánh giá, bổ sung/điều chỉnh và xây dựng mới có tính đột phá các chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và ưu đãi đầu tư phù hợp với nhu cầu và điều kiện của địa phương. Thứ ba, tiếp tục nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật triển khai chính quyền điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cấp công thông tin điện tử của tỉnh để mở rộng danh mục dịch vụ trực tuyến với dịch vụ công của tỉnh; tiếp tục nỗ lực hơn thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ phận “một cửa” tại Trung tâm hành chính công của tỉnh. Thứ tư, củng cố và cải thiện hoạt động các network giữa các ban ngành, chính quyền tỉnh với các đơn vị chức năng của các Bộ, Hiệp hội ngành hàng trong và ngoài nước.
Bổ sung và cải thiện các dịch vụ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm và hiệu quả cho hoạt động của ngành. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các chương trình, chính sách, thông tin hỗ trợ phục vụ phát triển ngành, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thông tin liên kết cung cầu, tiếp cận thị trường. Minh bạch hóa hơn các tài liệu quy hoạch/ kế hoạch, chính sách về kinh tế xã hội, môi trường. Cải thiện năng lực điều phối liên ngành, năng lực hỗ trợ phát triển ngành, doanh nghiệp của các cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức khối công. Xây dựng và tổ chức hoạt động có hiệu quả hệ thống dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường, hệ thống dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh, hệ thống dịch vụ xúc tiến thương mại. Tổ chức hoạt động có hiệu quả hệ thống dịch vụ tư vấn về pháp luật.
4.3. Một số kiến nghị
Luận án đề xuất một số kiến nghị thực thi các hàm ý để phát triển công nghiệp chế biến thu sản của tỉnh Trà Vinh:
4.3.1. Đối với ban nhân dân tỉnh Trà Vinh
Rà soát quy hoạch phát triển thu sản, đặc biệt phát triển cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu, có chính sách pháp lý hỗ trợ một phần cho các cơ sở chế biến trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở có liên quan đến bảo vệ môi trường.
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cơ sở hạ tầng liên quan đến cảng biển, đồng thời có chiến lược liên kết khai thác cảng biển với tỉnh lân cân như Sóc Trăng để tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như chi phí trong lưu chuyển hàng xuất khẩu.
Chỉ đạo Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Công thương tiếp tục cải thiện trong thực hiện thủ tục hành chính một cửa, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại trong và ngoài nước cho ngành thu sản của tỉnh.
Chỉ đạo Sở Tư pháp đẩy mạnh công tác triển khai hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp theo đề án của Tỉnh.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng, khuyến nông, khuyến công tỉnh xây dựng các mô hình chế biến thủy sản theo hướng sạch, an toàn, bền vững, khắc phục hiện tượng chế biến manh mún.
4.3.2. Đối với các chủ thể chế biến thu sản trên địa bàn tỉnh
Kiện toàn, nâng cao năng lực trách nhiệm của nhà quản lý, có tâm có tầm có trách nhiệm với xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngành hàng thu sản. Xây dựng/ cải thiện hệ thống xử lý nước thải tránh ô nhiễm môi trường, hệ thống nhà kín, làm lạnh quy chuẩn, xây dựng và vận hành tốt quy trình thu, xử lý chất thải rắn để giảm mùi.
Tổ chức lựa chọn hình thức thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ thu sản phù hợp với điều kiện của cơ sở chế biến để mang lại hiệu quả cao nhất. Lựa chọn các dây chuyền chế biến phù hợp với quy mô sản xuất của từng cơ sở. Khai thác vận hành có hiệu quả công nghệ thiết bị hiện có, đầu tư công nghệ chế biến theo chiều sâu, chế biến tinh sản phẩm thu sản.