Mục Tiêu Phát Triển Ngành Thủy Sản Tầm Nhìn Đến 2030


nhập cho lao động thủy sản và các nghề liên quan góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào an ninh thực phẩm, ổn định xã hội và phát triển kinh tế ở các địa phương. Và phát huy lợi thế tiềm năng của các lĩnh vực sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển ngành thủy sản theo hướng ổn định và bền vững. Chuyển dịch và phát triển một cách có hiệu quả các lĩnh vực sản xuất thủy sản theo hướng tập trung tại các vùng, các huyện của tỉnh. Trên cơ sở đó, tỉnh đã đề ra những mục tiêu cụ thể phát triển ngành đến năm 2025 và đến năm 2030.

Trong phát triển ngành thủy sản, tỉnh Trà Vinh chú trọng phát triển Tôm và cá tra. Tỉnh đã có kế hoạch hành động để phát triển ngành tôm đến năm 2025 với mục tiêu phát triển ngành hàng Tôm trở thành ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn, cụ thể: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tôm bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 5,1%/năm (tổng giá trị sản xuất đạt 10.618 t đồng), tổng diện tích nuôi tôm nước lợ (gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng) đạt 27.050 ha, tăng bình quân 0,83%/năm, tăng trưởng sản lượng bình quân tôm nước lợ là 5,34%/năm (tổng sản lượng đạt 86.990 tấn).

Ngoài ra, còn có quy hoạch định hướng phát triển nuôi, chế biến cá tra đến năm 2025 theo hướng an toàn, hiệu quả và bền bền vững; tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường; giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, mức sống của các cộng đồng dân cư. Cụ thể: đến năm 2025 diện tích mặt nước nuôi cá tra trên địa bàn đạt 580 ha, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 tăng 4,6%, sản lượng nuôi cá đạt

132.000 tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,22%/năm. Tổng sản lượng chế biến đạt 17.000 tấn, tăng bình quân 6,34%, cơ cấu sản lượng chế biến hướng mạnh vào xuất khẩu với t trọng xuất khẩu cá tra dự kiến 93%, còn lại là tiệu thụ nội địa. Kim ngạch xuất khẩu đạt 70 triệu USD, tăng bình quân 11,84%. Duy trì ổn định năng lực chế biến với công suất khoảng 40.000 tấn thành phẩm/năm, trong đó tỉ trọng sản phẩm cá tra chế biến sâu có giá trị gia tăng cao đạt trên 20%. Đồng thời, tạo ra việc làm cho khoảng 2.000 lao động mỗi năm.


Đến năm 2030, mục tiêu phát triển ngành thủy sản đạt (1) Tổng giá trị sản xuất thủy sản 26.210 t đồng, (2) Tổng giá trị tăng thêm ngành thủy sản là 7.653 t đồng, (3) Tổng sản lượng thủy sản tăng bình quân tăng năm, tổng sản lượng năm 2030 đạt 360.905 tấn, (4) Diện tích nuôi thủy sản năm 2030 đạt 38.816 ha (Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 lần lượt là 2,59%/năm, 3,12%/năm, 1,04%/năm, 0,1%/năm) và (5) Thu hút được một lực lượng lao động toàn ngành khoảng 106.163 người vào năm 2030 (Bảng 4.1):

Bảng 4.1. Mục tiêu phát triển ngành thủy sản tầm nhìn đến 2030



ĐVT

Năm 2030

Tổng giá trị sản xuất thủy sản

t đồng

26.210

Tốc độ tăng bình quân (GO) (giai đoạn 2021-2030)

%

2,59

Tổng giá trị tăng thêm ngành thủy sản

t đồng

7.653

Tốc độ tăng trưởng bình quân (VA)

%

3,12

Tổng sản lượng thủy sản tăng bình quân

%

1,04

Tốc độ tăng diện tích nuôi thủy sản (2021 - 2030)

%

0,1

Lực lượng lao động toàn ngành

người

106.163

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 19

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh [85])

4.1.4. Định hướng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh Trà Vinh đến năm 2030

Bảng 4.2 thể hiện chi tiết số liệu quy hoạch về sản lượng và cơ cấu mặt hàng chế biến thủy sản, thị trường tiêu thụ thủy sản chế biến và nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Sản lượng chế biến thủy sản đến năm 2030, sản lượng chế biến lên tới 85.800 tấn, trong đó tôm đạt 28.700 tấn, cá đạt 34.600 tấn và chả cá đạt 22.500 tấn. Thị trường tiêu thụ thủy sản gồm có thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa, trong đó thị trường xuất khẩu dự kiến sản lượng xuất khẩu đạt 68.600 tấn (tôm 21.800 tấn, cá 27.700 tấn và chả cá 19.100 tấn). Cơ cấu kim ngạch và thị trường xuất khẩu đạt 415 triệu USD; thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, Nhật, EU duy trì từ 60% đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh, đồng thời tìm kiếm và phát triển các thị trường khác như: Châu Úc, ASEAN, Hàn quốc, Canada, Trung


Quốc...Thị trường tiêu thụ nội địa dự kiến 17.200 tấn, với đầy đủ các mặt hàng như: Nước mắm, các loại khô, mắm, tiêu thụ tươi sống và hàng chế biến công nghiệp như: Tôm, cá, chả cá. Tiêu thụ tại một số tỉnh, thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai...Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến dự kiến 174.410 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác và nuôi trồng đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến khoảng 85% (chiếm 41,1% tổng sản lượng thủy sản).

Bảng 4.2. Sản lượng chế biến, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2030

Sản lượng và các mặt hàng chế biến thủy sản

tấn

85.800

Tôm

tấn

28.700

tấn

34.600

Chả cá

tấn

22.500

Thị trường tiêu thụ thủy sản



a. Thị trường xuất khẩu



- Sản lượng và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu

tấn

68.600

Tôm

tấn

21.800

tấn

27.700

Chả cá

tấn

19.100

- Kim ngạch xuất khẩu

triệu USD

415

- Cơ cấu kim ngạch Thị trường Mỹ, Nhật, EU so

với tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh

%

60-70

b. Thị trường tiêu thụ nội địa

tấn

17.200

Nguồn nguyên liệu



- Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến

tấn

174.410

- Sản lượng khai thác và nuôi trồng đáp ứng nhu

cầu sản xuất của các nhà máy chế biến

%

85

- Nguồn nguyên liệu so với sản lượng thủy sản

%

41,1

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh [85])


Các cơ sở chế biến thủy sản ngoài việc cải thiện công suất và nâng cao hiệu suất thì cần đầu tư xây dựng mới 01 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu với công suất khoảng 8 - 10 ngàn tấn/năm, 01 nhà máy chế biến chả cá và 01 nhà máy chế biến các sản phẩm cao cấp từ cá và tôm chuyên xuất khẩu. Hình thành khu chế biến thủy sản tập trung, ngoài các khu công nghiệp trong khu kinh tế Định An, còn có 3 khu công nghiệp: Long Đức (216 ha), Cầu Quan (120 ha) và Cổ Chiên (200 ha), củng cố và phát triển các làng nghề thủy sản truyền thống, bao gồm phát triển 11 cụm công nghiệp và 03 cụm tiểu thủ công nghiệp.

4.2. Một số hàm ý chính sách phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại Trà Vinh

Theo các chuyên gia là đại diện các cơ quan, ngành Trung ương và các địa phương thì cho rằng kiểm soát tốt giá chi phí vật tư để không làm tăng chi phí đầu vào và giảm sức cạnh tranh vào ứng dụng hiệu quả công nghệ vào tái cơ cấu ngành thủy sản Việt Nam ở tất cả các mặt bao gồm chế biến thủy sản. Việc thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản với chủ trương quản lý mặt hàng thủy sản theo chuỗi từ con giống, thức ăn đến chế biến, tiêu thụ. Nâng cao giá trị gia tăng hàng thủy sản trên cơ sở phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; điều chỉnh cơ cấu sản xuất chế biến thông qua chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến thủy sản; Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế; liên kết chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản [9, 10, 76]. Tổ chức lại sản xuất thủy sản trong nuôi trồng và khai thác thủy sản thông qua phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi từ nuôi trồng hoặc khai thác, chế biến, phân phối; ưu tiên triển khai mô hình liên kết chuỗi đối với tôm nuôi trồng và cá ngừ khai thác [8]. Trong định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam tại Đại hội khóa XI của Đảng đã khẳng định “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững” [23]. Đồng thời, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của 5 năm 2011 - 2015 là: “Phát triển kinh tế nhanh, bền


vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh” [2].

4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch chế biến và tiêu thụ thủy sản của tỉnh tầm nhìn đến năm 2030

U ban nhân nhân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng và u ban nhân dân các địa phương thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp chung về: gia tăng quy mô của công nghiệp, chuyển dịch phương thức chế biến và cơ cấu sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ và tăng cường quản lý nhà nước để phát triển đồng bộ các lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, chế biến và thương mại thủy sản. (1) Về nuôi trồng thủy sản, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi phải phù hợp với quy hoạch. Tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản ở những vùng thế mạnh của tỉnh và phát triển nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao, áp dụng thực hành sản xuất tốt VietGAP hoặc tương đương để vừa bảo vệ môi trường sinh thái vừa truy xuất nguồn gốc sản phẩm phục vụ cho hoạt động chế biến. Xây dựng và phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. (2) Về khai thác thu sản cần tập trung giữ ổn định, đồng thời tăng cường năng lực, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác; mở rộng ngư trường khai thác xa bờ trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế. Phát triển các cơ sở chế biến truyền thống, đồng thời đẩy mạnh kêu gọi đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến quy mô lớn, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Ứng dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, ưu tiên đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến để phát triển chế biến theo chiều sâu, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đáp ứng yêu cầu của thị trường và an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng; khuyến khích và định hướng các cơ sở chế biến di chuyển hoặc đầu tư mới tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.

4.2.2. Gia tăng quy mô của công nghiệp chế biến thủy sản

Thứ nhất, Nhà nước cần củng cố và hoàn thiện về khung pháp lý để đảm bảo tính xuyên suốt, nhất quán, đảm bảo các điều luật như Luật Doanh nghiệp, Luật về


thuế, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người lao động, việc sử dụng lao động, Luật khoa học công nghệ để không bị chồng chéo và tích cực triển khai chính sách hỗ trợ tín dụng, đất đai, và thuế để khuyến khích và hỗ trợ thành lập mới, thu hút đầu tư.

Rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư- nhất là chính chính sách về đất đai, vốn, hỗ trợ thủ tục, dịch vụ công. Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch của Ban thường vụ tỉnh u về nâng cao thứ hạng các chỉ số về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử.

Thứ hai, Gia tăng quy mô của ngành công nghiệp chế biến thủy sản thông qua việc đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư trong lĩnh vực chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức học tập kinh nghiệm về quản lý, xúc tiến mời gọi, khuyến khích đầu tư thúc đẩy phát triển cơ sở chế biến. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư bằng cách vận dụng tốt các chính sách thu hút nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ, đào tạo để có những cán bộ có chất lượng thực hiện công tác xúc tiến đầu tư. Đổi mới hoạt động xúc tiến theo hướng có trọng tâm, trọng điểm để tạo sức lan toả.

Thứ ba, Chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ hơn về cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo được chuyển biến tích cực trong xây dựng hình ảnh Trà Vinh thân thiện, an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư. Song song đó, để các cơ sở kinh tế cá thể mạnh dạn chuyển đổi mô hình kinh doanh và phát triển thành doanh nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy các cơ sở kinh tế cá thể chuyển đổi lên doanh nghiệp thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động và trợ giúp cho hộ chuyển đổi lên doanh nghiệp. Khi lên doanh nghiệp sẽ tận dụng được các ưu đãi, hỗ trợ từ cơ chế, chính sách của nhà nước để phát triển cũng như nâng cao vị thế hướng đến sự phát triển bền vững.

Các đơn vị quản lý nhà nước cần phát triển hơn nữa môi trường kinh doanh tại tỉnh Trà Vinh, tạo cơ chế thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và ngành công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng. Các cơ chế chính sách cũng cần tập trung khuyến khích và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp mới bằng khởi nghiệp, tập


huấn các kiến thức về xây dựng ý tưởng kinh doanh/khởi nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh và khởi nghiệp. Đây vẫn là một hướng ưu tiên phù hợp với xu thế chung của cả nước.

Thứ tư, Tổ chức lại sản xuất để có đủ nguồn nguyên liệu chất lượng đáp ứng kịp thời cho ngành chế biến.

(1) Địa phương cần có cơ chế khuyến khích chuyển đổi phù hợp để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung ứng cho chế biến thông qua nghiên cứu con giống (thủy sản) thích ứng được vùng nước chuyên mặn, phát triển nuôi các loài thủy hải sản nước mặn, chuyển đổi thời gian vụ mùa;

(2) Tổ chức lại các vùng nuôi thủy sản đặc biệt đối với các vùng nuôi tôm, nuôi cá tra theo hướng tạo mối liên kết chặt chẽ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người nuôi với cơ sở chế biến thủy sản, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, đồng thời đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, đa dạng hóa đối tượng nuôi.

(3) Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt như VietGAP, GlobalGAP, ASC, sinh thái, hữu cơ, áp dụng công nghệ cao để từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản đi theo hướng thâm canh, siêu thâm canh. Tạo ra các vùng nuôi có sản lượng hàng hóa lớn, có chất lượng cao và ổn định nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng.

(4) Nhà nước cần có chính sách phát triển hệ thống đê, đập ngăn mặn để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu về mặt chất lượng cũng như số lượng phục vụ cho chế biến.

Thứ năm, Nâng cao hiểu biết, nhận thức và kỹ năng cho chủ cơ sở chế biến. Các Hiệp hội, các dự án trong tỉnh hoặc các trường Cao đẳng, Đại học thông qua hoạt động phục vụ cộng đồng ưu tiên mở các lớp tập huấn miễn phí các kiến thức kỹ năng như Quản lý, điều hành; Xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi, xây dựng và thực thi chiến lược Marketing, thực hiện xúc tiến thương mại, liên kết, thương lượng và ký kết hợp đồng mua bán; Quản trị sản xuất, chất lượng hàng hóa/dịch vụ, xuất xứ hàng hóa, quản trị rủi ro cho chủ doanh nghiệp, cơ sở tham gia. Bên cạnh


đó, hỗ trợ chủ cơ sở chế biến tiếp cận và học tập các mô hình, kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh của các cơ sở thuộc ngành hàng ưu tiên. Đồng thời, nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng và kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu và thông tin hữu ích cho cơ sở chế biến.

4.2.3. Chuyển dịch cơ cấu chế biến thủy sản

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

(1) Phát huy lợi thế và sử dụng hiệu quả tiềm năng về nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng để phát triển công nghiệp chế biến thủy sản. Các cơ sở chế biến trong ngành cần mạnh dạn chuyển hướng sang chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chủ lực đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

(2) Nghiên cứu và khai thác các thị trường tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam để mở rộng thị trường cung ứng sản phẩm thủy sản của Trà Vinh.

(3) Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp dây chuyền hiện có, chế biến các mặt hàng đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm nâng cao giá trị, giảm t trọng sản phẩm sơ chế, tăng t trọng chế biến hàng thủy sản đông lạnh. Đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, chú trọng sản phẩm giá trị gia tăng để tăng giá trị. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong định hướng thị trường và sản phẩm. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc thủy sản. Cần xử lý nghiêm các hành vi bơm tạp chất vào thủy sản, cụ thể là con tôm để trục lợi, các cơ quan liên quan cần tập huấn thông tin cho người dân, cơ sở chế biến biết.

(4) Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu, thị trường trong nước, thị hiếu người tiêu dùng, chủng loại sản phẩm, dung lượng thị trường và mức độ cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác để xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm thủy sản hiệu quả.

(5) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến đưa vào sơ chế, chế biến, chế biến sâu và bảo quản thủy sản để tăng t trọng các mặt hàng giá trị gia tăng. Tăng cường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023