Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 9


sản chế biến của Thái Lan đang cạnh tranh quyết liệt chiếm dần thị phần của Indonesia và Malaysia.

Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan tập trung khai thác thị trường các nước đạo Hồi với chủ trương xây dựng tỉnh Pattani (giáp biên giới Malaysia) thành trung tâm sản xuất thực phẩm cho đạo Hồi của thế giới. Chính phủ Thái Lan đã đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích đầu tư bằng thuế tín dụng ưu đãi, giúp các nhà đầu tư nghiên cứu thị trường Ai Cập và Nam Phi, thống nhất với Indonesia và Malaysia về nhãn hiệu, qui tắc quản lý chất lượng thức ăn Hồi giáo của các nước ASEAN. Đến nay, 221 nhà máy sản xuất sản phẩm này của Thái Lan đã đi vào hoạt động.

Tóm lại, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng các ngành hàng công nghiệp chế biến nông, lâm sản cho thấy, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản các nước đều dựa vào bốn yếu tố cơ bản sau: chính sách; khoa học công nghệ chế biến; vốn đầu tư và thị trường. Trong đó, yếu tố chính sách có ý nghĩa quyết định nhất tạo nên những động lực và xung lực cho sự phát triển của ngành.

Thứ nhất, thành công của các nước, trước hết là xác định đúng vị trí đặc biệt quan trọng của công nghiệp chế biến nông, lâm sản lấy đó làm điểm khởi đầu để phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đầu tư kịp thời và đồng bộ chế biến chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm; Trong điều kiện các tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, trọng tâm của chính sách nhằm hiện đại hóa đất nước theo hướng chuyển sang sản xuất các ngành hàng sản phẩm chế biến cao, đổi mới chế biến sinh học, bảo quản và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Thứ hai, phối hợp đồng bộ các chính sách và các giải pháp để đạt mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ nhất định, đặc biệt đối với công nghiệp chế biến nông, lâm sản, các nước bước đầu đều có chính sách bảo hộ và chương trình hỗ trợ đặc biệt để tạo dựng ngành hàng xuất khẩu, như chương trình trợ giúp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, vốn...


Thứ ba, sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp và điều tiết phát triển ngành sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

Thứ tư, chú trọng phát huy các lợi thế so sánh thực hiện chiến lược sản phẩm, tạo vùng và qui hoạch đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa. Đổi mới chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, phản ứng nhanh nhẹn trước yêu cầu và thị hiếu của thị trường về hình thức, chất lượng của hàng hóa nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Thứ năm, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nghiên cứu triển khai.

Thứ sáu, tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị, phát triển các kênh sản xuất

- tiêu thụ - xuất khẩu, coi trọng chữ tín để mở rộng và tạo lập thị trường mới.


Kết luận chương 1

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản gồm nhiều chuyên ngành (ngành kinh tế - kỹ thuật). Đối với mỗi vùng địa phương, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, không chỉ gia tăng giá trị của vùng địa phương đó mà còn là tìm cách phát huy các mặt mạnh, tìm kiếm và tạo ra những thế mạnh mới, tạo ra các giá trị gia tăng trên phương diện kinh tế, xã hội, và môi trường,... Xuất phát từ tầm quan trọng đó, chương này đã hệ thống hoá lý luận về nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với phát triển vùng địa phương (cấp tỉnh) trong quá trình công nghiệp hoá, hội nhập quốc tế; trong đó, sử dụng mô hình hình thoi của Micheal Porter và lý luận về phát triển kinh tế địa phương để luận giải và xác định các nội dung cơ bản phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong phát triển địa phương; xác định mối quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của địa phương. Đồng thời xác định phương pháp và đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các địa phương. Luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm một số nước ASEAN trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và rút ra bài học cho Việt Nam.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ


2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Bắc Trung Bộ là một trong tám vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Bình, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía đông giáp với Biển Đông và phía tây giáp với Lào. Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, cùng với cả nước, các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn về kinh tế - xã hội, tạo ra sự thay đổi sâu sắc. Theo đó, công nghiệp các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ nói chung, công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ đáng kể, góp phần quan trọng đưa kinh tế của mỗi tỉnh, cũng như cả vùng tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khá, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh được nâng lên, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.

Đánh giá tình hình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ sau 20 năm đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây (2001 - 2005) cho thấy:

2.1.1. Những kết quả đạt được trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

Thứ nhất, hệ thống các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ tăng trưởng và phát triển nhanh. Điều này thể hiện như sau:

- Về số lượng doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ: Tính đến thời điểm cuối năm 2005, số doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thực tế đang hoạt động kinh là 348 doanh nghiệp, so với năm 2001 tăng gấp 2 lần; 1,4 lần so với năm 2003, tốc


độ tăng bình quân giai đoạn 001-2005 đạt 18,4%/năm. Trong đó: có 19 doanh nghiệp nhà nước, giảm 16 doanh nghiệp so với năm 2001 và giảm 15 doanh nghiệp so với năm 2003; 318 doanh nghiệp ngoài nhà nước, tăng 2,35 lần so với năm 2001 và tăng 1,50 lần so với năm 2003; 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 4 doanh nghiệp so với năm 2001 (xem Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 - 2005 phân theo hình thức sở hữu


Các ngành

Số doanh nghiệp

(31/12 hằng năm)

Tốc độ tăng bq 01-05

(%)

22001

22002

22003

22004

22005


Tổng số


2254


2807


3794


4368


5373


25,3

Phân theo ngành kinh tế







Nông, lâm nghiệp

146

130

135

131

120

-1,8

Thuỷ sản

134

137

147

68

32

-31,6

Công nghiệp khai thác mỏ

46

91

135

160

193

22,1

Công nghiệp chế biến

398

459

569

627

761

17,6

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

177

213

257

306

348

18,4

Phân theo hình thức sở hữu







DN nhà nước

35

35

34

31

19

-14,2

DN ngoài nhà nước

135

170

212

262

318

23,9

DN có vốn đầu tư nước ngoài

7

8

11

13

11

12,0

Công nghiệp chế biến khác

239

282

356

370

455

17,0

Các ngành sản xuất khác

1530

1990

2808

3382

4267

30,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 9

Nguồn: [52].


Sở dĩ, số lượng doanh nghiệp nhà nước các tỉnh trong vùng giảm là do việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương III về đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá và chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh hoặc giải thể.

Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng chủ yếu do phát triển mới và chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá chuyển qua; đồng thời, năm 2000, khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực đã tạo động lực cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá nhanh ở các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Ngoài ra, các cơ sản xuất cá thể của các tỉnh trong vùng trong giai đoạn này cũng tăng, bình quân mỗi năm tăng hàng vạn cơ sở.


Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ, do các tỉnh chưa có đủ điều kiện cũng như các biện pháp khả thi nhằm thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc khu vực này đã đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và chiếm tỷ trọng ngày càng cao; đã tạo ra sự cạnh tranh trên thương trường, bắt buộc các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác phải tham gia tích cực vào sự cạnh tranh và đổi mới, đưa đến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; đảm bảo cung cấp được một phần đáng kể nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng với tính cơ động trên thị trường, kích thích sản xuất và tiêu dùng phát triển (xem Phụ lục 4).

+ Số doanh nghiệp tại các tỉnh trong vùng: Quảng Bình là tỉnh có tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 cao nhất: 52,8%/năm, Thừa Thiên - Huế thấp nhất - chỉ đạt 7,9/năm; Thanh Hoá: 22,9%/năm; Quảng Trị 22,3%/năm; Nghệ An và Hà Tĩnh xấp xỉ 10%/năm. Mặc dù tốc độ tăng bình quân hàng năm cao, nhưng tổng số doanh nghiệp toàn vùng Bắc Trung Bộ vẫn ở mức thấp (có 348 doanh nghiệp), chỉ hơn vùng Tây Bắc (71 doanh nghiệp) và Tây Nguyên (277 doanh nghiệp) - đây là 2 vùng có điều kiện khó khăn hơn nhiều (xem Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 - 2005


Chỉ tiêu

Số doanh nghiệp (31/12 hằng năm)

Tốc độ tăng

bq 01-05 (%)

2001

2002

2003

2004

2005

Toàn quốc

5205

5965

6627

7654

8281

12,3

Đồng bằng sông Hồng

946

1219

1484

1803

1885

18,8

Đông Bắc

246

306

380

441

477

18,0

Tây Bắc

30

33

44

58

71

24,0

Bắc Trung Bộ

177

213

257

306

348

18,4

Thanh Hoá

33

39

56

73

94

29,9

Nghệ An

48

50

63

73

69

9,5

Hà Tĩnh

22

23

24

26

33

10,7

Quảng Bình

9

12

28

39

49

52,8

Quảng Trị

17

26

28

33

38

22,3

Thừa Thiên – Huế

48

63

58

62

65

7,9

Duyên hải Nam Trung Bộ

303

357

390

465

536

15,3

Tây Nguyên

161

179

198

218

275

14,3

Đông Nam Bộ

1355

1669

1961

2435

2673

18,5

Đồng bằng sông Cửu Long

1987

1989

1913

1928

2016

0,4

Nguồn: [52].


+ Số lượng doanh nghiệp theo nhóm ngành sản phẩm: Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa,.. là chủ yếu và tăng nhanh trong giai đoạn 2001- 2005 (xem Sơ đồ 2.3). Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá ổn định ở 01 doanh nghiệp trong ba năm qua. Có 85 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống; 182 doanh nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; 40 doanh nghiệp sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; 50 doanh nghiệp sản xuất bàn ghế, giường tủ. Phần lớn các doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, chưa theo kịp trình độ công nghệ các nước trong khu vực. Số doanh nghiệp thuộc nhóm ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nội ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, chiếm đến 52,3% tổng số doanh nghiệp. Nhóm ngành có số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhất là công nghiệp sản xuất bàn ghế, giường tủ với tốc độ tăng bình quân 30,9%/năm giai đoạn 2001-2005.

Đồ thị 2.1: Doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 - 2005 phân theo nhóm ngành


Điểm tối đa

Điểm trung bình

Marketing và dịch vụ khách hàng của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm


a, Khả năng phát hiện nhu cầu mới

6

e, Khả năng cung cấp thông4

tin về sản phẩm /dịch vụ cho 2

khách hàng0

d, Khả năng kiểm soát kênh phân phối


b, Khả năng thâm nhập thị trường mới


c, Khả năng quảng bá hình

ảnh /sản phẩm của công ty


Nguồn: [52].

Như vậy, với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng đã góp phần tạo cơ hội cho việc hình thành các mối liên kết trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh


tranh cho khu vực, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Đây là qui luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, từ đó buộc các doanh nghiệp ngày một nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng để tìm được hướng ra cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.

- Cùng với số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, các yếu tố sản xuất kinh doanh như lao động, nguồn vốn, tài sản và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cũng tăng đáng kể.

+ Về vốn: Tổng vốn của doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ tính đến hết năm 2005 là 6.676 tỷ đồng, gấp 1,55 lần tại thời điểm năm 2001 và gấp 1,32 lần so với năm 2003.

+ Về số lao động: Tổng số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ tính đến hết năm 2005 là 20.693 người, gấp trên 1,5 lần năm 2001, bình quân tăng 10,8%/năm giai đoạn 2001-2005, nhanh hơn tốc độ tăng lao động ở ngành công nghiệp nói chung (xem Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Lao động trong doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001-2005

Đơn vị tính: Người


Các ngành công nghiệp


2001


2002


2003


2004


2005

Tốc độ tăng bq

01-05 (%)

Tổng số

63932

74948

82403

90515

92695

9,7

Công nghiệp khai thác mỏ

8453

12156

13026

14621

14975

15,4

Công nghiệp chế biến

54130

61210

67586

73079

75972

8,8

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

13708

15215

18062

19218

20693

10,8

Sx thực phẩm và đồ uống

7512

7892

9760

9418

10016

7,5

Sx thuốc lá

1169

1200

1051

1082

1105

-1,4

Chế biến gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa

2886

3628

3934

5061

6083

20,5

Sản xuất giấy và sp giấy

1794

1906

2196

2459

2149

4,6

Sx bàn ghế, giường tủ

347

589

1121

1198

1340

40,2

Công nghiệp chế biến khác

40422

45995

49524

53861

55279

8,1

Sản xuất và phân phối điện, khí, nước

1349

1582

1791

2815

1748

6,7

Nguồn: [52].


Nếu xét theo địa bàn của mỗi tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, số lao động chủ yếu tập trung ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên – Huế, cụ thể xem Bảng 5 - Phụ Lục 2.

+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh được nâng lên, mặc dù số doanh nghiệp lỗ hàng năm vẫn còn tăng, nhưng tăng chậm hơn số doanh nghiệp có lãi; mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản giảm, từ 2,991 tỷ đồng năm 2001, xuống còn 2,051 tỷ đồng năm 2006; mức lãi bình quân một doanh nghiệp tăng từ 1,144 tỷ đồng năm 2001 lên 2,536 tỷ đồng năm 2005; tổng mức lãi tăng 4,2 lần, từ 93,857 tỷ đồng năm 2001 lên 395,659 tỷ đồng (xem Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ có lãi hoặc lỗ (2001 - 2005)



Năm


Tổng số doanh nghiệp


Doanh nghiệp có lãi


Doanh nghiệp lỗ

So với tổng số DN (%)


Số DN

Tổng lãi (Tỷ đồng)

Lãi bình quân 1 DN (Tr.

đồng)


Số DN


Tổng lỗ (Tỷ đồng)

Lỗ bình quân 1 DN (Tr.

đồng)


Số DN

lãi


Số DN

lỗ

2001

177

82

93857

1144.6

95

-284167

-2991.2

46.3

53.7

2002

213

77

128930

1674.4

136

-439270

-3229.9

36.2

63.8

2003

257

88

167740

1906.1

169

-614056

-3633.5

34.2

65.8

2004

306

109

247173

2267.6

197

-520268

-2641.0

35.6

64.4

2005

348

156

395659

2536.3

192

-393874

-2051.4

44.8

55.2

Nguồn: [52].

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cũng tăng dần, năm 2002 một đồng vốn tạo ra 0,0135 đồng lợi nhuận (1,35%), (của doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản toàn quốc nói chung là 4,33%), năm 2005 đạt 0,0953 đồng (9,53%), (của doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản toàn quốc nói chung là 5,64%) (xem Bảng 2.5).

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí