Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 8


1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN

1.4.1. Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia có thế mạnh và tiềm năng về sản xuất và chế biến cao su. Chính vì vậy Chính phủ Malaysia đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ cho phát triển như: hỗ trợ tài chính, công nghệ, kỹ thuật,... Các vụ chức năng trực thuộc Bộ Nông nghiệp còn thực hiện các dịch vụ tư vấn cho sản xuất, tư vấn tiếp thị cho các nhà quản lý. Các cánh rừng trồng cây cao su được tổ chức theo nhóm có thể được trợ giúp dưới hình thức tín dụng, cung ứng các yếu tố đầu vào và các điều kiện tiếp thị.

Ở Malaysia còn có Hội đồng ngành cây cao su được thành lập nhằm mục đích xúc tiến sự liên kết giữa khu vực Nhà nước và tư nhân. Mạng lưới của Hội đồng gồm các đại diện của các Bộ, Cục, các Công ty, các trường đại học và các đơn vị tư nhân có liên quan tới sự phát triển của ngành cao su, tạo nên sự liên kết có trách nhiệm trong sản xuất - nghiên cứu và xuất khẩu.

Malaysia còn thực hiện những chính sách khuyến khích về tài chính và tiền tệ nhằm phát triển việc trồng, chế biến, xuất khẩu các loại nông sản có lợi thế trên qui mô lớn. Các công ty (bao gồm các hợp tác xã, các tổ hợp nông nghiệp, các nông hội, các công ty cổ phần,) muốn tham gia vào việc trồng cây để bán đều có quyền được hưởng các khuyến khích về thuế (ví dụ: các đơn vị mới tham gia kinh doanh được khuyến khích miễn giảm thuế trong 5 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện).

Các dự án nông nghiệp đã được chấp thuận, nghĩa là đã được Bộ Tài chính thông qua, chi phí cơ bản ban đầu cũng được khấu trừ trong trường hợp: khai hoang, trồng mới, xây dựng đường xá, cầu cống ở nông thôn, xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu. Các dự án này có quyền được hưởng chính sách thuế đặc biệt. Chính phủ cũng qui định đối với từng loại cây, khoảng thời gian và diện tích tối thiểu được hưởng.

Để thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ đã đưa ra những khuyến khích trợ giúp xuất khẩu như: trợ giúp phí tổn khi xúc tiến việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trợ giúp các nhà xuất khẩu thâm nhập vào các thị trường mới, trợ


giúp trong việc xây dựng các kho chứa, bảo quản và tín dụng đổi mới công nghệ. Đối với lĩnh vực chế biến được áp dụng những khuyến khích như: với công ty mới thành lập được hưởng sự giảm thuế trong 5 năm đầu, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Để khuyến khích các dự án tổng hợp trồng trọt và chế biến nông sản trên qui mô lớn, các doanh nghiệp mới ra đời được hưởng 5 năm giảm thuế. Vấn đề này được Bộ Thương mại và Công nghiệp xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn về giá trị của tài sản chung (bao gồm cả đất đai); số nhân công cố định trong thời gian dài và tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - kỹ thuật của đất nước. Các nhà xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến (như các doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp thương mại) được hưởng chính sách khuyến khích như trợ cấp xuất khẩu, cấp vốn tín dụng xuất khẩu, được các khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi có thể giúp cho họ cạnh tranh hữu hiệu hơn trên thị trường quốc tế. Chính phủ cũng miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Những chính sách trợ giúp này đã tạo cho ngành nông nghiệp và chế biến nông sản phát triển nhanh và có điều kiện đổi mới công nghệ cũng như tiếp thị mở rộng thị trường.

1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore

Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 8

Sự thành công của Singapore trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản là đã tiến hành công nghiệp hoá kết hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cần phải có một sự thay đổi cơ bản cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hiện nay.

Kinh nghiệm của Singapore cho thấy, Chính phủ đã áp dụng phương pháp đào tạo nguồn nhân lực đa năng, kết hợp giữa đào tạo trong nhà trường và đào tạo trong công ty, kích thích người lao động phát huy sáng kiến bằng các chế độ khen thưởng hợp lý, tận dụng các TNCs trong đào tạo nguồn nhân lực.. Bên cạnh đó, thành công của nền kinh tế Singapore có được là nhờ Chính phủ đã phối hợp tốt đào tạo nguồn nhân lực với việc đầu tư rất mạnh vào đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại nhất. Do có đội ngũ lao động có tay nghề và kỹ năng tương đối khá, đất nước này đã tiếp thu và ứng dụng hiệu quả công nghệ nhập khẩu hoặc công nghệ chuyển giao. Bên cạnh việc mua công nghệ trực tiếp,


Singapore còn rất coi trọng sự chuyển giao công nghệ bằng cách thuê chuyên gia, kỹ sư và các nhà tư vấn nước ngoài, cử cán bộ có năng lực ra nước ngoài học tập. Chính phủ cũng đã chọn ra được những ngành công nghiệp trọng điểm để có những khuyến khích về thuế, trợ cấp, bảo hộ hợp lý các ngành công nghiệp non trẻ. Do vậy, chỉ trong vòng khoảng 20 năm, Singapore đã có những sản phẩm uy tín trên thị trường thế giới, có hàm lượng công nghệ và lao động kỹ năng cao hơn, sức cạnh tranh bền vững hơn.

Đầu tư vào nguồn nhân lực cũng chính là sự tận dụng tốt nhất năng lực nội sinh trong phát triển kinh tế. Chiến lược giáo dục của Singapore luôn được chính phủ chú trọng và ngày càng phát huy tác dụng của nó đối với nền kinh tế, nhờ vậy những lợi ích mà người dân các nước này được hưởng trong chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu luôn cao hơn các nước trong khu vực.

Chiến lược đầu tư nguồn nhân lực hiệu quả và bền vững được Chính phủ thực hiện ngay từ thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Chính phủ đã coi giáo dục con người là nguồn tài nguyên vô giá nhất, là nguồn lợi thế so sánh quan trọng nhất của đất nước và là điều kiện để đạt được tăng trưởng bền vững nhất. Từ giáo dục phổ thông, giáo dục bậc cao, đào tạo nghề, đào tạo chuyên gia đều được phối kết hợp theo hệ thống đào tạo hiện đại của nước Anh, kết hợp với sự hỗ trợ vốn và tri thức từ các TNCs nổi tiếng thế giới. Chi phí giáo dục, cơ hội giáo dục và sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo dục và công việc thực tế của người lao động là điều chúng ta cần học hỏi. Điều này phần lớn bắt nguồn từ chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, trong đó chính sách phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò chi phối. Những sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Singapore như ô tô, điều hoà nhiệt độ, sản phẩm tin học dù chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng nhưng vẫn mang tính cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới.

1.4.3. Kinh nghiệm của Indonesia

Chính phủ Indonesia cho rằng, với một đất nước mà kinh tế nông nghiệp còn giữ vai trò chủ lực, nông dân và nông thôn vẫn còn là địa bàn quan trọng


thì nhiệm vụ trước hết là phải có những chính sách tác động mạnh mẽ vào công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Chính phủ cũng đã tiến hành cải tổ lại khu vực kinh tế đồn điền nhằm mục đích tư nhân hóa một bộ phận quan trọng đồn điền của Nhà nước, thu hút đầu tư của tư bản nước ngoài để mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu… Chính phủ khuyến khích tư bản tư nhân trong nước tham gia kinh doanh đồn điền trên cơ sở Nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp, miễn giảm thuế kinh doanh và cho phép phối hợp với Nhà nước để thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Nhờ những chính sách khuyến khích sản xuất nông sản và cải tạo hệ thống lưu thông nông sản, công nghiệp chế biến của Indonesia đã có những bước chuyển biến căn bản. Là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, Indonesia bắt đầu tự túc được lương thực từ năm 1981; từ giữa những năm 1968 - 1983 năng suất cây trồng đã tăng gấp đôi, sản lượng lương thực tăng từ 8,5 triệu tấn thóc năm 1966 lên 23,3 triệu tấn với năm 1989, tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 8 lần. Các loại cây công nghiệp được chú trọng phát triển để tiêu thụ trong nước và tham gia xuất khẩu trên thị trường: sản lượng cà phê (năm 1992) đạt

45.000 tấn đứng hàng thứ ba thế giới, ca cao: 18.000 tấn đứng hàng thứ nhất thế giới, cao su: 1.370.000 tấn đứng hàng thứ hai thế giới.

Indonesia đứng đầu thế giới về sản xuất hạt tiêu trắng và thứ hai thế giới về sản xuất tiêu đen với tổng sản lượng 22 ngàn tấn. Hướng mạnh vào sản xuất các mặt hàng có lợi thế, trong thời kỳ 1985-1996, Indonesia tập trung phát triển sản xuất và xuất khẩu dầu cọ, cao su, sắn, hoa, trái cây, cơm dừa và dầu dừa, gỗ.

Những năm cuối thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế Indonesia bị thiệt hại nặng nề. Tình hình chính trị bất ổn và hạn hán xảy ra nghiêm trọng đã làm cho nông nghiệp nước này không phát triển được. Sau khi Chính phủ mới được thành lập (6/1999) kinh tế Indonesia nói chung và nông nghiệp nói riêng đã có dấu hiệu phục hồi: Chiến lược phát triển nông


nghiệp mới của Indonesia thể hiện một cuộc cải tổ sâu sắc, đặc biệt là trong lĩnh vực lưu thông nông sản:

- Xóa bỏ độc quyền của Bulog trong nhập khẩu lúa mì, bột mì, đậu tương, tỏi và gạo; cắt giảm thuế quan với tất cả các hàng thực phẩm xuống mức cao nhất là 5%.

- Cho tự do buôn bán giữa các vùng, loại bỏ những cản trở đối với việc buôn bán và vận chuyển một số hàng hóa, giảm các cản trở phi thuế quan đối với thị trường nông sản, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh nhỏ có cơ hội tăng thu nhập; mở rộng tự do buôn bán thực phẩm, chuyển dần từ cơ chế hành chính sang các công cụ tài chính, thị trường để quản lý lương thực và ổn định giá.

- Đảm bảo giá sàn theo mức thích hợp cho từng vùng để hỗ trợ nông dân, thay cho việc bảo hộ người tiêu dùng trước đây. Trong vụ thu hoạch khi giá xuống quá thấp Chính phủ sẽ mua vào bằng giá sàn để hỗ trợ cho nông dân.

- Loại bỏ độc quyền phân phối phân bón và các vật tư thiết bị nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã - Chuyển đổi hệ thống hợp tác xã thành các tổ chức kinh doanh hiện đại, hoạt động trên nguyên tắc cạnh tranh.

- Tăng cường cho vay tín dụng đối với nông dân từ 1,4 triệu Rupi/ha lên hai triệu Rupi/ha, tổng lượng tín dụng cho vay tăng từ 1,9 nghìn tỷ lên 3,4 nghìn tỷ.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu giống, chấm dứt sự độc quyền của các công ty giống quốc doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thị trường này.

- Tăng hiệu quả của công tác quản lý thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất trong nông nghiệp – nguyên liệu đầu vào của công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

1.4.4. Kinh nghiệm của Philippines

Để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, ngay từ thập kỷ 60 Philippines cũng tiến hành cách mạng xanh nhằm tăng năng suất trồng trọt bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như lai tạo ra các giống lúa cao


sản, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và xây dựng hệ thống thủy nông. Philippines là quê hương của giống lúa cao sản tại châu Á; tại đây có Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) và là nước đi đầu trong việc áp dụng những giống lúa do IRRI tạo ra. Sản xuất lúa, dừa, mía là những ngành nghề có qui mô lớn cổ truyền. Trung tâm sản xuất lương thực của Philippines là vùng Mindacao, chiếm 34% diện tích Philippines, đóng góp 34% cho sản xuất nông ngư nghiệp của Philippines, Chính phủ đầu tư 1/3 ngân sách nông nghiệp xây dựng vùng này thành vùng sản xuất chuyên canh lúa. Ngành sản xuất dừa là ngành chính trong nền kinh tế Philippines, đặc biệt trong việc thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm. Khoảng 90% lượng dừa của nước này được chế biến thành cùi dừa khô. Trong đó, 5% lượng cùi dừa khô là để xuất khẩu, 95% chế biến thành dầu ăn và dầu công nghiệp khác. Mía đường được trồng trên những đồn điền lớn, đường philippines được nhập theo quota ưu đãi vào thị trường Mỹ.

Chính phủ Philippines đề ra ba mục tiêu của ngành công nghiệp chế biến nông sản là bảo đảm xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, tìm các nguồn hàng nông nghiệp mới để xuất khẩu và tự sản xuất để thay thế nhập khẩu. Philippines quyết định thay đổi chính sách nông nghiệp từ bảo trợ sang tăng cường cạnh tranh. Với "Luật hiện đại hóa nông, ngư nghiệp" (AFMA-1998) chiến lược phát triển nông nghiệp của Philippines tập trung vào việc giải quyết các vấn đề như: chuyển hướng sản xuất từ dựa vào tài nguyên sang dựa vào khoa học công nghệ; phát triển cây trồng có giá trị cao, chế biến để tăng giá trị hàng hóa, phát triển công nghiệp và thị trường nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực; tăng cường phát triển tài nguyên con người, đảm bảo cho mọi đối tượng tham gia sản xuất có khả năng, tiếp cận công bằng đối với tài sản, tài nguyên dịch vụ; đẩy mạnh định hướng thị trường để tăng khả năng cạnh tranh. Có thể nói đây là một tổ hợp các chính sách liên quan đến sản xuất, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến nông, phát triển kinh tế nông thôn, thương mại, tài chính và thị trường với nhiều chương trình, giải pháp cụ thể nhằm tăng


cường hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho ngành nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng trưởng xuất khẩu.

1.4.5. Kinh nghiệm của Thái Lan

Công nghiệp chế biến nông sản của Thái Lan phát triển khá mạnh và phân bố khắp các địa bàn trong toàn quốc với trình độ công nghệ và qui mô khác nhau đóng góp tới 11,76% GDP và khoảng 12,08% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan hiện nay. Công nghiệp chế biến lúa gạo của Thái Lan bao gồm hàng chục ngàn cơ sở xay xát lớn, vừa và nhỏ cộng với hệ thống kho chứa gạo, kho dự trữ, các xí nghiệp sản xuất bao bì đóng gói ở khắp các thị trấn, thành phố, bến cảng. Mặt hàng gạo sấy của Thái Lan đang "một mình, một chợ" và Thái Lan đang đẩy mạnh sản xuất mặt hàng này lên tới 30% khối lượng gạo xuất khẩu. Công nghiệp mía đường, công nghiệp chế biến sắn của Thái Lan cũng khá phát triển với sản lượng khoảng gần 4 triệu tấn sắn khô/năm. Đặc biệt, công nghệ chế biến trái cây và rau xuất khẩu của Thái Lan phát triển khá nhanh với rất nhiều chủng loại từ dứa, xoài, dừa, chuối, bưởi, măng cụt, rau thơm và đặc biệt là đồ gia vị... Hiện nay, Thái Lan là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu rau quả chế biến sang thị trường các nước Mỹ, Nhật, EU. Chỉ tính riêng năm 1997, xuất khẩu rau quả của Thái Lan đạt giá trị 32,2 tỷ bath trong đó các loại quả đạt 20 tỷ bath và 12,2 tỷ bath là các loại rau và đồ gia vị. Trồng và chế biến cao su cũng là ngành kinh tế có giá trị cao ở Thái Lan. Nhằm khuyến khích nông dân chế biến tập trung để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ cho nông dân sơ chế 100% mủ cao su trên cơ sở các hộ có nhu cầu sơ chế phải tự nguyện liên kết lại trong các tổ chức tự quản như tập đoàn, hợp tác xã,... và đăng ký với Quỹ hỗ trợ trồng lại cao su (ORRAF) để được xem xét đầu tư nhà máy chế biến có qui mô, công suất thích hợp (nhà máy do ORRAF đầu tư 100% vốn và giao cho tập đoàn hoặc hợp tác xã tự quản lý). Hiện nay, Thái Lan là quốc gia có nền công nghiệp chế biến cao su đạt trình độ cao và một trong những nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới.


Nhìn chung, công nghiệp chế biến nông sản của Thái Lan phát triển tương đối ổn định và toàn diện với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 4%/năm trong thời gian nhiều năm từ thập kỷ 80 đến nay. Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, nông nghiệp Thái Lan cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp diễn ra chậm, năng suất thấp, chi phí sản xuất cao, giá nhân công tăng; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất kém, nhất là vùng phía Bắc và Đông Bắc; các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kém hiệu quả...

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã đưa ra chương trình đầu tư theo chiều sâu để tăng cường khả năng cạnh tranh các mặt hàng chủ lực và đề ra các giải pháp thích hợp cho mỗi nhóm hàng xuyên suốt từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ; chú trọng vào công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường đầu tư cho thủy lợi và khoa học kỹ thuật. Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho hoạt động sản xuất và tiếp thị của nông dân thông qua quỹ "Hỗ trợ chính sách cho nông dân", giảm thuế xuất khẩu nông sản và nguyên liệu.

Với mục tiêu tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp, đầu năm 2002 Chính phủ Thái Lan đã dành ra 124 tỷ Bath (3 tỷ USD) để cải thiện toàn diện nông nghiệp trong 2 năm (2002 - 2004). Trong đó chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển loại giống tốt, mở rộng tưới tiêu, phát triển công nghệ sinh học, phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt khuyến khích và cho phép nông dân tham gia trực tiếp vào các kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Để giúp ngành công nghiệp chế biến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Thái Lan định hướng mạnh mẽ vào việc tăng chất lượng nông sản phẩm. Các nhà đầu tư đã chấp nhận áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng "Hệ thống quản lý môi trường" (EMS) cho các sản phẩm chế biến. Cố gắng này giúp sản phẩm của Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế như ISO/14000 và vượt qua các rào cản về kỹ thuật để vào thị trường quốc tế. Nhờ nổi tiếng về chất lượng, nông

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí