Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 12


độ hiện đại hoá của các ngành chế biến nông, lâm sản còn thấp, công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, thiếu đồng bộ.

- Về mặt chủ quan: Nhận thức của các cấp, các ngành và của các địa phương về phát triển công nghiệp chế biến nông sản chưa đầy đủ, nhất là trong xác định loại hình, quy mô, cũng như các giải pháp để phát triển; các chính sách của Nhà nước nhằm tạo cơ chế, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản còn thiếu đồng bộ; công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành chưa cụ thể, sâu sát, nhất là việc thực thi các chính sách về đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm, chưa làm tốt việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế tập thể, tư nhân, liên doanh liên kết với nước ngoài, nên chưa huy động được tối đa các nguồn lực để phát triển.

2.2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Đánh giá tình hình phát triển công nghiệp chế biến các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 - 2006 ở trên cho thấy, các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ đã bước đầu đánh giá đúng và khai thác, phát huy lợi thế so sánh, tạo ra sự đột phá về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy các nguồn lực để giữ vững nhịp độ phát triển khá cao trong cả giai đoạn và tạo những tiền đề mới trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.1. Xác định lợi thế so sánh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong triển kinh tế trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

Các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế, quốc phòng quan trọng, có hệ thống đường giao thông, cảng biển thông thương, các thành phố và thị xã là các trung tâm thương mại có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh kế của vùng. Đặc điểm tự nhiên đa dạng với các tiểu vùng khí hậu khác nhau có hệ thống động thực vật và tài nguyên thiên nhiên phong phú cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng. Tuy nhiên, đây cũng là vùng hứng chịu nhiều thiên tai như bão lũ, hạn hán, cát bay, xói lở đất... gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân các tỉnh trong vùng.


Bảng 2.15: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các tỉnh thuộc

vùng Bắc Trung Bộ



TỈNH


Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên

Điều kiện kinh tế - xã hội - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo VCCI (PCI 2005,

2006)


THANH HÓA

- Diện tích 11.116,3 km2, đứng

thứ 6 trong cả nước; đất nông nghiệp 245.367ha; đất lâm nghiệp 553.999ha; chưa sử dụng 153.520ha thích hợp với cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Diện tích rừng 484.246ha, trữ lượng 16, 64triệu m3 gỗ, khai thác 50.000

- 60.000 m3/năm.

- Có 3 vùng: Vùng núi và trung du chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh; vùng đồng bằng 14,61% diện tích toàn tỉnh (đồng bằng sông Mã có diện tích lớn thứ ba cả nước); vùng ven biển 9,95% toàn tỉnh.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào thuận lợi phát triển nông, lâm,

ngư nghiệp.

- Cơ cấu: Nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 31,6% - 35,1% - 33,3%.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm (2001-2005): 9,1%.

- Kim ngạch xuất khẩu 22,9%/năm, năm 2005 đạt 105, 3 triệu USD.

- GDP bình quân đầu người năm 2005: 430 USD

- Có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, bộ và đường thuỷ;

- Dân số trung bình: 3677,0 (nghìn người); đứng thứ hai cả nước. Mật độ dân số cao nhất vùng BTB: 331 người/km2.

- Lao động 2,16 triệu người, chiếm 58,8% dân số, qua đào tạo 27%.

- Có 27 đơn vị hành chính (1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện).

- Thực hiện chính sách ưu đãi của Chính phủ và có chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với nhà đầu tư.

- PCI thuộc nhóm tương đối thấp; Năm 2005: xếp

35/42 ; Năm 2006 xếp 54/64 tỉnh, thành.


NGHỆ AN

- Diện tích 16487,4km2, đất nông

nghiệp 207.100ha, đất lâm nghiệp là 1.195.477ha; diện tích rừng 745.557ha, trữ lượng gỗ trên 52 triệu m3, tre, nứa trên 1

tỷ cây.

- Địa hình đa dạng, bị chia cắt bởi đồi núi, sông suối. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng.

- Cơ cấu: Nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 30,43% - 34,15% - 35,42%.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm (2001-2005): 9,1%.

- GDP bình quân đầu người năm 2005: 509 USD

- Giao thông phát triển, đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay, cảng biển, phân bố khá hợp lý.

- Dân số trung bình: 3042,0 (nghìn người), mật độ: 185 người/km2.

- Lao động 51% dân số, 18% qua đào tạo.

- 19 đơn vị hành chính (thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và 17 huyện).

- Thực hiện chính sách ưu đãi của Chính phủ và có chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với nhà đầu tư.

- PCI thuộc nhóm khá: Năm 2005: xếp 18/42; Năm

2006 xếp 24/64 tỉnh, thành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 12


TỈNH

Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên

Điều kiện kinh tế - xã hội - Chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh theo VCCI (PCI 2005, 2006)


HÀ TĨNH

- Diện tích 6055,6km2, đất nông

nghiệp 97.429ha, đất chưa sử dụng 202.918ha, trong đó có khả năng sản xuất lâm nghiệp 101.000ha. Có 276.003ha rừng. trong đó, rừng tự nhiên 199.847ha, trữ lượng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156ha, trữ lượng 2,01 triệu m3.

- Địa hình chia 3 vùng: vùng núi cao, trung du và ven biển.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, hai mùa rõ rệt.

- Cơ cấu: Nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tương ứng là 43,3% - 22,1% - 34,6%;

- Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng năm (2001-2005): 8,63%.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 45 triệu USD.

- GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 302 USD

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông đường bộ, cảng biển thuận lợi.

- Dân số trung bình: 1300,9 (nghìn người), mật độ 215 người/km2;

- Lao động 52% dân số, 22% qua đào tạo.

- Có 12 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 10 huyện).

- Thực hiện chính sách ưu đãi của Chính phủ và có chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với nhà đầu tư.

- PCI 2005 thuộc nhóm tương đối thấp: Năm

2005: xếp 33/42 ; Năm 2006 xếp 59/64 tỉnh, thành phố.


QUẢNG BÌNH

- Diện tích 8051,8km2, có

450.000ha đất rừng tự nhiên, 52.000ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ trên 31 triệu m3, độ che phủ 62,5% (cao nhất vùng BTB).

- Có 4 vùng sinh thái: Vùng núi cao; vùng gò đồi, trung du (85% đồi núi); vùng đồng bằng; vùng cát ven biển. Vùng gò đồi 17 vạn ha thuận lợi phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây lâm nghiệp và chăn nuôi.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia hai mùa rõ rệt.

- Cơ cấu: Nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tương ứng là 34,16% - 30,43% - 35,41%.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (2001-2005) đạt 8,42%.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 32 triệu USD.

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đường bộ, cảng biển thuận lợi; có cảng hàng không.

- GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 509 USD.

- Dân số trung bình: 842,2 (nghìn người), mật độ

thấp nhất vùng Bắc Trung Bộ 105 người/km2

.

- Nguồn lao động 52,2% dân số; qua đào tạo 8%.

- Có 27 đơn vị hành chính (1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện).

- Thực hiện chính sách ưu đãi của Chính phủ và có chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với nhà đầu tư.

- PCI 2005 thuộc nhóm tương đối thấp: Năm

2005: xếp 32/42; Năm 2006 xếp 48/64 tỉnh, thành.


TỈNH

Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên

Điều kiện kinh tế - xã hội - Chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh theo VCCI (PCI 2005, 2006)


QUẢNG TRỊ

- Diện tích 4745,7km2

- Chia 3 vùng: Vùng núi 48% diện tích; vùng đồng bằng và gò đồi 41% diện tích; vùng ven biển 11% diện tích của tỉnh.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt.

- Có 30.000ha đất đỏ bazan phù hợp với phát triển cây công nghiệp, với hàng ngàn ha cao su, cà phê, hồ tiêu; có hàng ngàn ha rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh cho các ngành công nghiệp gỗ, giấy.

- Cơ cấu: Nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 36% - 25,6% - 38,4%.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân (2001-2005) đạt 8,7 %.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 12, 693 triệu USD.

- GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 310 USD

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông thuận lợi. Thuộc tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (Việt Nam, Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myamar).

- Dân số trung bình: 621,7 (nghìn người), mật độ 131người/km2.

- Lao động 50,1% dân số, qua đào tạo 16,8 %.

- Có 10 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 8 huyện)

- Thực hiện chính sách ưu đãi của Chính phủ và có chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với nhà đầu tư.

- PCI 2005 thuộc nhóm khá: Năm 2005: xếp 11/42;

Năm 2006 xếp 34/64


THỪA THIÊN

-HUẾ

- Diện tích 5054,0km2, đất nông

nghiệp là 61.951ha, chiếm tỉ trọng 12,25%, đất lâm nghiệp có rừng 228.361ha, trong đó 176.253ha rừng tự nhiên và 52.085,3ha rừng trồng; còn 185.860,65ha đất chưa sử dụng.

- Địa hình là các dãy núi cao trung bình (25% diện tích tự nhiên của tỉnh), núi thấp, đồi gò (50% diện tích toàn tỉnh) và đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát bờ biển.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.

- Cơ cấu: Nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tương ứng là 21,7% - 34,8% -43,5%;

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân (2001-2005) 9,5%/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 40 triệu USD.

- GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 580 USD

- Là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Trung tâm văn hoá, du lịch, giáo dục - đào tạo, y tế lớn của cả nước; là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông thuận lợi, có cảng hàng không

- Dân số trung bình: 1136,2 nghìn người, mật độ 225 người/km2.

- Lao động 54% dân số, qua đào tạo 17%.

- Có 8 huyện và thành phố Huế.

- Thực hiện chính sách ưu đãi của Chính phủ, có chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với nhà đầu tư.

- PCI thuộc nhóm trung bình: Năm 2005: xếp 25/42

; Năm 2006 xếp 38/64.

Nguồn: Tổng hợp từ [10] [11] [12] [13] [14] [15].


Qua phân tích, đánh giá có thể thấy những lợi thế và bất lợi thế của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản như sau:

Những lợi thế:

Thứ nhất: Về vị trí địa lý, đây là vùng đang diễn ra những dòng giao lưu kinh tế sôi động và đầy hứa hẹn cho những bước phát triển trong tương lai, như một vùng xung động lực cho quá trình tạo thế và đà phát triển. Đồng thời, nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, có nhiều cửa khẩu thông thương với Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đặc biệt là cảng biển, do vậy có lợi thế trong việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi so với các các tỉnh, thành phố khác. Lợi thế so sánh về mặt địa lý của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đang tạo ra môi trường kinh tế năng động, linh hoạt, giảm được chi phí vận chuyển và khả năng mở rộng các hoạt động dịch vụ cần khai thác và phát huy trong phát triển kinh tế. Nếu không biết tận dụng và phát huy là tự đánh mất cơ hội trong phát triển.

Thứ hai: Về điều kiện tự nhiên khí hậu và sinh thái. Điều kiện sinh thái tự nhiên của vùng cho phép phát triển một số cây đặc sản có giá trị xuất khẩu cao mà ít nơi có được, tạo ra những sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản có đặc trưng về “hương vị - chất lượng” tự nhiên, được thế giới ưa thích, là những lợi thế trong cạnh tranh. Với đặc điểm trên, sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản vẫn chứa đựng nhiều “tiềm năng” về lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đó là, năng suất, chất lượng và chi phí sản xuất thấp. Do vậy, tuy xuất khẩu nông, lâm sản chủ yếu vẫn ở dạng nguyên liệu thô hoặc có sơ chế, nhưng vẫn có lãi, chính là nhờ lợi thế có tính đặc thù nêu trên. Song cũng chỉ là tiền đề trong quá trình cạnh tranh. Vấn đề cốt lõi là phải biết phát huy các lợi thế đó để không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu trong thời gian tới bằng những giải pháp hữu hiệu về khoa học, về công nghệ, chính sách… nhằm tạo sự biến đổi thực sự trong chất lượng và năng suất lao động xã hội. Đó là sự thay đổi mục tiêu chiến lược của cạnh tranh, chuyển trọng tâm từ lợi thế so sánh dựa vào điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và giá nhân công rẻ sang lợi thế


cạnh tranh mạnh hơn dựa trên tiềm lực khoa học với chi phí thấp cũng như nhiều sản phẩm và qui trình độc đáo hơn.

Thứ ba: Về nguồn lao động. Hiện nay, dân số các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ có 10,52 triệu người, trong đó có khoảng 5,14 triệu lao động trong độ tuổi. Không chỉ có số lượng mà còn có nhiều lợi thế về chất lượng đó là sự cần cù, có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật, công nghệ. Giá công lao động rẻ, thấp hơn nhiều so với các vùng khác trong nước cũng như trong khu vực: Giá công lao động chỉ bằng khoảng 1/3 của Thái Lan; 1/30 của Đài Loan; 1/26 của Singapore. Chi phí lương công nhân ở khu vực công nghiệp chế biến đang phổ biến ở mức 35-45USD/tháng (1,5- 22USD/ngày). Tuy nhiên, lao động cũng còn một số hạn chế về đào tạo tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật , đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục mới đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện hội nhập.

Thứ tư: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước và sự năng động trong điều hành chính sách của chính quyền các tỉnh. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (từ Đại hội VI năm 1981) đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng kể, kinh tế nông nghiệp không ngừng tăng trưởng, đời sống nông thôn từng bước được khởi sắc, nền kinh tế - xã hội trở nên năng động và linh hoạt. Kinh tế đối ngoại được tăng cường và phát triển trên tất cả các lĩnh vực: hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, hợp tác và tham gia vào các tổ chức quốc tế. Chính sự ổn định về chính trị và đổi mới các chính sách đã tạo tiền đề cho quá trình phát triển. Như vậy chính sách và môi trường mới, được xem như là một trong những lợi thế, có vai trò quyết định (tác động hết sức nhạy cảm) tới quá trình phát triển nền kinh tế. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới luôn luôn được bổ sung và hoàn thiện các chính sách, tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội. Nông sản chế biến của các tỉnh trong vùng trên thị trường thế giới từng bước được nâng cao, tuy còn yếu cả về kinh nghiệm và bề dày trong việc tham gia vào thị trường xuất khẩu nông sản, nhưng đã có tốc độ phát triển nhanh, thể hiện qua sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của một số sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Bất lợi thế:


(1) Địa hình các tỉnh trong vùng bị phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi cho phát triển một số cây trồng, vật nuôi. Tuy diện tích đất chưa sử dụng lớn, có thể đưa vào khai thác để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư cao vì chủ yếu tập trung ở những nơi khó khăn về kết cấu hạ tầng.

(2) Đã hình thành vùng sản xuất nông sản tập trung, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nhưng phần lớn là cơ sở chế biến với quy mô nhỏ, công nghệ thủ công, thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới.

(3) Công tác khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp tuy được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất. Hầu hết nông dân tự sản xuất giống cây con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là giống các loại cây ăn quả, cây lương thực, cây rau. Năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi thấp hơn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN; Do vậy, chất lượng nhiều loại nguyên liệu đầu vào của công nghiệp chế biến nông, lâm sản còn thấp, giá nguyên liệu thiếu tính cạnh tranh.

(4) Một mặt so với các đối thủ cạnh tranh, công nghệ - máy, thiết bị của các doanh nghiệp còn lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hóa nông sản, nhất là hàng tươi sống rất yếu kém nên không chỉ làm giảm chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến mà còn làm tăng chi phí sản xuất.

(5) Mạng lưới các trạm thu mua và sơ chế sản phẩm còn thưa, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nhất là với cao su, cà phê. ở một số địa phương trồng cao su tiểu điền nằm xa các nông trường (có xưởng sơ chế), phải vận chuyển xa trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, giá bán tại chỗ thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, thu nhập của người dân.


(6) Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. Mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế... chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường.

(7) Chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở và các cơ quan quản lý Nhà nước ở các địa phương vẫn còn mang nặng tính quan liêu, trì trệ, tiến trình cải cách hành chính chậm, làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước và làm tăng giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến việc phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Với các lợi thế và bất lợi như vậy, xác định lợi thế so sánh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh hầu như theo phương pháp truyền thống, bắt nguồn từ việc chuyên môn hoá vào sản xuất những sản phẩm có lợi thế so sánh về các điều kiện cung cấp đầu vào như vốn, lao động, đất đai, và tài nguyên thiên nhiên. Điều này cho thấy, chính quyền các tỉnh mới chưa chú trọng và xét đến vấn đề hiệu quả tăng lên theo quy mô, tiến bộ khoa học - công nghệ, và sự phụ thuộc lẫn nhau trong chuỗi cung cấp.

Trên cơ sở các lợi thế và bất lợi thế trên, để phát huy lợi thế so sánh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, chính quyền các tỉnh trong vùng đã tiến hành một số biện pháp sau:

Thứ nhất, xác định các cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng sinh thái và nhu cầu thị trường để qui hoạch các vùng nguyên liệu tập trung và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các vùng nguyên liệu, cụ thể như:

Vùng sản xuất lạc: tập trung ở các tỉnh Nghệ An (các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Nam Đàn, Thanh Chương), Hà Tĩnh (Kỳ Anh, Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Nghi Xuân), Thanh Hóa (Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn). Năm 2005, toàn vùng có 82, 6 nghìn ha lạc với sản lượng 133, 6 nghìn tấn, xuất khẩu được trên 25, 6 nghìn tấn lạc nhân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023