Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 10


+ Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Năm 2002 đạt 0,68 vòng, năm 2003 đạt 0,74 vòng và năm 2005 là 0,96 vòng.

Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng vốn sản xuất kinh doanh của DN công nghiệp các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ phân theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp (2001 - 2005)

Đơn vị tính: %


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng số

4.04

0.50

0.76

3.17

2.74

Phân theo thành phần kinh tế






Doanh nghiệp Nhà nước

3.78

-0.59

-2.00

-0.17

1.45

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

4.61

1.15

1.69

1.97

1.79

Doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài

4.27

1.68

4.58

8.28

9.42

Phân theo ngành công nghiệp






Công nghiệp khai thác mỏ

7.31

7.89

10.09

13.20

17.64

Công nghiệp chế biến

3.99

0.28

0.46

2.79

4.53

Công nghiệp CB nông, lâm sản

5.93

1.35

0.20

8.66

9.53

Sx thực phẩm và đồ uống

6.16

1.20

0.03

9.99

11.35

Sx các sp thuốc lá, thuốc lào

2.37

0.19

1.16

2.11

0.91

CB gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa

3.10

0.92

1.51

6.61

3.45

Sản xuất giấy và sp giấy

5.46

4.65

0.60

-1.32

2.67

Sản xuất bàn ghế, giường tủ

3.61

-0.61

1.62

3.08

2.41

Công nghiệp chế biến khác

3.25

-0.09

0.55

0.56

2.38

Sản xuất và phân phối điện, khí, nước

3.10

1.70

1.85

1.93

1.31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 10

Nguồn: [52].

Thứ hai, doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ tăng trưởng nhanh những năm gần đây đã đưa lại những kết quả quan trọng sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh trong vùng liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9,2%/năm. Tỷ trọng của công nghiệp chế biến nông, lâm sản chiếm trên 30% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đạt 6.032 tỷ đồng, gần gấp 2 lần so với với năm 2001 (3605 tỷ


đồng); tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 của các tỉnh trong vùng đạt 13,74%, xếp thứ 5 trong 8 vùng kinh tế - xã hội (cao hơn vùng Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long). Tuy nhiên, do tốc độ tăng bình quân hàng năm về giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản của toàn quốc giai đoạn 2001 - 2005 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các tỉnh trong vùng (đạt 16,3%), nên tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản của cả nước có xu hướng giảm (năm 2001 đạt 6,77% so với cả nước; năm 2003 đạt 6,32% so với cả nước; năm 2005 đạt 5,83% so với cả nước) (xem Đồ thị 2.2).

Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông lâm sản toàn quốc Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông lâm sản Bắc Trung bộ

Tỷ trọng công nghiệp chế biến nông lâm sản bắc Trung bộ so với cả nước

120000000

6,50

6,37

6,40

6,32

100000000

6,16

6,10

6,05

60000000

56594586

6,00


5,90

40000000

5,83

5,80


5,70

20000000

3604511

4102599

4914102

5533965

6031758

5,60

0

5,50

2001 2002 2003 2004 2005

giá trị sản xuất (triệu đồng)

cơ cấu giá trị sản xuất (%)

Đồ thị 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước


Nguồn: [52].


Nếu xem xét giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản tại mỗi tỉnh trong vùng, thì giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 cũng thấy liên tục tăng (xem Bảng 2.6). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 của tỉnh Thanh Hoá là 13,87%; Nghệ An 9,8%; Hà Tĩnh 25,64%; Quảng Bình 6,94%; Quảng Trị 27,02%; Thừa Thiên Huế là 14,3% (Bảng 9 - Phụ lục 2). Như vậy, trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh Quảng Trị đạt ở mức cao nhất, Quảng Bình ở mức thấp nhất so với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ.

Bảng 2.6: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

Toàn quốc

2001

2002

2003

2004

2005

56594586

67867616

77696129

89790387

103546481

Bắc Trung Bộ

3604511

4102599

4914102

5533965

6031758

Thanh Hoá

1669538

1881423

2187472

2539801

2807226

Nghệ An

924493

995460

1381178

1393885

1343728

Hà Tĩnh

211439

237692

294205

415419

526887

Quảng Bình

231124

292205

264414

222722

302222

Quảng Trị

97111

162504

190124

213098

252779

Thừa Thiên - Huế

470806

533315

596709

749040

798916

Nguồn: [52].


So sánh về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh trong vùng năm 2005 cho thấy, quy mô sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh Quảng Trị ở mức thấp nhất so với các tỉnh trong vùng (chiếm 4,19%); tỉnh Thanh Hoá có quy mô lớn nhất (chiếm 46,53%); Nghệ An 22,28%; Thừa Thiên - Huế 13,25%; Hà Tĩnh chiếm 8,74%; Quảng Bình là 5,01% (xem Đồ thị 2.3 dưới đây).


100%


80%


60%


40%


20%

Đồ thị 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ theo giá so sánh 1994


0%

2001

2002

2003

2004

2005

Thừa Thiên - Huế

13.06

13.00

12.14

13.54

13.25

Quảng Trị

2.69

3.97

3.87

3.85

4.19

Quảng Bình

6.41

7.12

5.38

4.02

5.01

Hà Tĩnh

5.87

5.79

5.99

7.51

8.74

NghÖ An

25.65

24.26

28.11

25.19

22.28

Thanh Hoá

46.32

45.86

44.51

45.89

46.53


Nguồn: [52].

- Đã hình thành một số ngành chế biến công nghiệp có công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại. Như đã nêu ở trên, đến năm 2005 cả vùng có 348 doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản quy mô công nghiệp đang hoạt động, trong đó chế biến lâm sản 262 cơ sở, chế biến nông sản 86 cơ sở. So với năm 2001, số cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi tăng 1,9 lần, chè 1,8 lần, gạo xuất khẩu 1,6 lần. Ngành công nghiệp đường mía sau 5 năm thực hiện chương trình mía đường, đến niên vụ 2004/2005 đã có 4 nhà máy đi vào hoạt động, đạt sản lượng 1 triệu tấn đường, trong đó sản xuất công nghiệp chiếm 80%. Các nhà máy có công nghệ và thiết bị hiện đại chiếm 67% tổng công suất (gồm các nhà máy liên doanh và 100% vốn nước ngoài, các nhà máy sử dụng thiết bị của Anh, Pháp, Austraylia, Nhật). Chất lượng đường sản xuất công nghiệp đạt tiêu chuẩn Việt Nam và xuất khẩu, một số nhà máy đã đạt tiêu chuẩn ISO 9002 như nhà máy của Công ty Mía đường Lam Sơn.


Từ năm 1998 đến nay, ngành rau quả đã nâng cấp và đầu tư mới một số dây chuyền hiện đại, sản xuất nước quả cô đặc, đồ hộp rau quả gắn với các vùng nguyên liệu tập trung. Nhiều nhà máy đã áp dụng chứng chỉ ISO, HACCP, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ngoài ra, các ngành khác đều xây dựng được những mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến, như các ngành sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống.

- Việc xác định cơ cấu nhóm ngành sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm sản của các tỉnh hợp lý cũng đã góp phần làm gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu của các tỉnh, tạo động lực hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.

Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản theo giá so sánh 1994 phân theo ngành công nghiệp chế biến NLS (2001 - 2005)

Đơn vị tính: %

Năm

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

Bắc Trung Bộ

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

Sx thực phẩm và đồ uống

72.65

70.51

70.20

69.18

64.29

Sx các sp thuốc lá, thuốc lào

6.89

6.81

6.32

5.71

5.10

CB gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa

9.20

10.44

10.54

12.80

17.45

Sản xuất giấy và sp giấy

4.99

5.53

5.89

4.90

4.45

Sản xuất bàn ghế, giường tủ

6.27

6.71

7.05

7.41

8.71

Phân theo tỉnh






Thanh Hoá

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

Sx thực phẩm và đồ uống

66.59

64.08

64.90

67.89

65.53

Sx các sp thuốc lá, thuốc lào

14.52

14.57

14.19

12.44

10.97

CB gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa

8.25

9.38

8.71

7.84

11.07

Sản xuất giấy và sp giấy

7.22

8.15

8.39

7.74

7.69

Sản xuất bàn ghế, giường tủ

3.42

3.82

3.81

4.09

4.74

Nghệ An

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

Sx thực phẩm và đồ uống

84.61

84.98

87.15

82.12

68.82

Sx các sp thuốc lá, thuốc lào

0.65

0.55

-

-

-

CB gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa

6.04

6.14

4.58

8.43

18.39

Sản xuất giấy và sp giấy

1.41

1.43

1.80

1.79

1.62

Sản xuất bàn ghế, giường tủ

7.29

6.90

6.47

7.66

11.17

Hà Tĩnh

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00


Sx thực phẩm và đồ uống

61.72

49.64

45.08

47.26

47.60

Sx các sp thuốc lá, thuốc lào

-

-

-

-

-

CB gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa

23.49

35.53

43.21

40.51

40.25

Sản xuất giấy và sp giấy

0.49

0.18

1.68

1.59

1.58

Sản xuất bàn ghế, giường tủ

14.30

14.65

10.03

10.64

10.57

Quảng Bình

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

Sx thực phẩm và đồ uống

64.88

67.42

57.71

35.14

44.13

Sx các sp thuốc lá, thuốc lào

-

-

-

-

-

CB gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa

22.62

21.18

27.67

42.83

37.31

Sản xuất giấy và sp giấy

0.11

0.09

0.05

-

-

Sản xuất bàn ghế, giường tủ

12.39

11.31

14.57

22.03

18.56

Quảng Trị

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

Sx thực phẩm và đồ uống

71.24

73.68

58.98

62.39

57.69

Sx các sp thuốc lá, thuốc lào

-

-

-

-

-

CB gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa

10.01

9.27

9.70

10.75

15.23

Sản xuất giấy và sp giấy

-

-

0.10

1.07

1.41

Sản xuất bàn ghế, giường tủ

18.75

17.05

31.22

25.79

25.67

Thừa Thiên - Huế

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

Sx thực phẩm và đồ uống

79.64

76.17

71.84

73.68

72.98

Sx các sp thuốc lá, thuốc lào

-

-

-

-

-

CB gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa

5.63

5.49

7.68

14.07

16.47

Sản xuất giấy và sp giấy

9.55

10.99

12.68

5.40

2.35

Sản xuất bàn ghế, giường tủ

5.18

7.35

7.80

6.85

8.20

Nguồn: [52].

Bảng 2.7. cho thấy, nhóm sản phẩm thực phẩm và đồ uống; nhóm sản phẩm thuốc lá, thuốc lào; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa của tỉnh Thanh Hoá chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất cao nhất so với các tỉnh, tiếp đến là Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

- Làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu và làm tăng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm sản. Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các tỉnh trong vùng thì có 9 mặt hàng là nông, lâm, thuỷ sản. Các mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, khoảng 33,5% với kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân 12,2% năm. Chất lượng sản phẩm của nhiều mặt hàng chế biến được cải thiện từng bước, đang chiếm lĩnh thị trường trong nước và một số mặt hàng đã được nước


ngoài chấp nhận. Các mặt hàng có thể được kể đến như: lạc, chè, cà phê, cao su, rau quả và sản phẩm gỗ,...


Tổng GTXK toàn vùng

Đơn vị

2001

2002

2003

2004

2005

1000$

139635

163418

190193

201059

247684

Trong đó:

1000$

73951

86035

75178

88076

140679

Nông sản

1000$

31473

41302

54074

58795

70357

Lâm sản

1000$

2619

4307

7737

12346

16487

Các mặt hàng XK chủ yếu

Gạo

Tấn

3672

4464

22015

14069

11251

Hạt tiêu đen

Tấn

0

95

0

100

496

Lạc nhân

Tấn

18838

27294

48997

42366

25695

Chè đen

Tấn

21750

25504

46347

52541

50345

Cà phê nhân

Tấn

6989

7109

31697

24918

16620

Tinh bột sắn

Tấn

1502

1787

3372

3843

3676

Nhựa thông

Tấn

131

152

1855

665

3844

Súc sản

Tấn

1298

469

170

0

926

SP gỗ (qui ra gỗ tròn)

m3

22965

27329

51563

58765

56210

SP song mây

1000SP

694

917

1403

1930

1053

Bảng 2.8: Sản lượng và giá trị xuất khẩu một số nông sản chính vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001-2005


Nguồn: Tổng hợp từ [10] [11] [12] [13] [14] [15].

- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động và người dân trong vùng. Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cả nước tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động. Trong những năm gần đây, đặc biệt là 2001 - 2005, các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã thu hút thêm 7.000 lao động, góp phần giải quyết sức ép về tạo ra việc làm mới cho nhân dân.

- Thu nhập bình quân của lao động trong các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ tăng đáng kể và cao hơn thu nhập của lao động ở các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, khai thác mỏ. Năm 2001, lao động ngành chế biến nông, lâm sản có thu nhập 808,2 nghìn đồng/tháng, năm 2003 là 1.018,7 nghìn đồng/người/tháng; thì đến năm 2006 đạt 1.208 nghìn


đồng/người/tháng; xét trong giai đoạn 2001-2005 thu nhập của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản tăng bình quân 10,6%/năm (xem Bảng 2.9).

Bảng 2.9: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 - 2005

Đơn vị tính: 1.000đ/người/tháng


Năm

Các ngành


2001


2002


2003


2004


2005

Tốc độ tăng bq 01-05

(%)

Phân theo ngành kinh tế







Nông, lâm nghiệp

650,3

730,7

804,7

1006,2

1156,0

15,5

Thuỷ sản

491,0

524,7

582,2

668,3

728,7

10,4

Công nghiệp khai thác mỏ

834,8

791,9

841,9

969,5

1112,6

7,4

Công nghiệp chế biến

793,7

834,4

1035,7

1120,4

1277,1

12,6

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

808,2

927,7

1018,7

1053,8

1208,0

10,6

Sx thực phẩm và đồ uống

936,5

1131,4

1262,2

1334,4

1532,2

13,1

Sx các sp thuốc lá, thuốc lào

1052,7

976,3

1250,5

1374,1

1186,6

3,0

Chế biến gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa

395,2

545,7

534,8

626,4

774,6

18,3

Sản xuất giấy và sp giấy

833,4

901,5

992,1

908,6

1073,4

6,5

Sản xuất bàn ghế, giường tủ

513,7

537,1

431,6

662,3

805,7

11,9

Công nghiệp chế biến khác

788,7

803,5

1041,9

1144,2

1302,5

13,4

Sx, phân phối khí, điện, nước

1027,5

1055,2

1194,4

1065,6

1162,6

3,1

Các ngành sản xuất khác

803,5

818,7

936,8

989,2

1103,0

8,2

Nguồn: [52].

- Doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ tăng trưởng nhanh và phát triển là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua.

+ Trong những năm gần đây doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ phát triển nhanh đã đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước; Năm 2001, các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nộp ngân sách chiếm 60,7% số nộp ngân sách của toàn ngành công nghiệp chế biến (chỉ số này của toàn quốc là 40%), năm 2006 đạt 61,6%; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 19,1%/năm.

Tuy vậy, lợi ích do sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ ngoài việc tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng xuất khẩu, còn là việc tạo thị trường

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023