Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 15


+ Khả năng phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu (2,8 điểm) và khả năng hạ giá thành sản phẩm (2,87) được các doanh nghiệp đánh giá đạt được mức thấp nhất trong các tiêu chí xác định khả năng kiểm soát cho phí và chất lượng của doanh nghiệp (xem Đồ thị 2.13 hoặc Bảng 9 – Phụ lục 1); đây là một trong những điểm yếu nhất của doanh nghiệp trong vùng.

Đồ thị 2.13:

Kiểm soát chi phí và chất lượng của các doanh nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa

Điểm tối đa

Điểm trung bình

a, Khả năng thiết lập, duy trì quan hệ ổn định, lâu dài với nhà cung cấp


g, Khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm


e, Khả năng hạ giá thành sản xuất

b, Khả năng kiểm soát giá mua đầu vào


6

4

2

0

c, Khả năng phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu mới hiệu quả hơn


d, Khả năng quản lý máy thiết bị

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp.

+ Do ảnh hưởng tính thời vụ của nguyên liệu, nên lao động thường hợp đồng ngắn hạn, theo thời vụ nên khó đáp ứng về tay nghề, tính chuyên nghiệp, và đảm bảo yên tâm làm việc. Điều này đặc biệt cản trở các doanh nghiệp khi đòi hỏi sản xuất số lượng lớn, thời gian giao hàng nhanh.

(7) Đề xuất của các doanh nghiệp về các hoạt động hỗ trợ từ chính quyền và các cơ quan chức năng cấp tỉnh:

+ Nhiều doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng sản xuất, đầu tư mới vào máy móc trang thiết bị sản xuất một cách đồng bộ, mở rộng nguồn cung cấp nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ và thị trường xuất khẩu, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới, từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm khác biệt có tính độc đáo cao. Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh trong 5 năm tới, những hoạt động mà nhiều doanh nghiệp dự kiến triển khai là: đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất; ứng dụng công nghệ thông tin; tìm kiếm mặt bằng sản xuất


mới, đầu tư vào công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý.

+ Nhu cầu được cung cấp thông tin thị trường: Các doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn về thông tin thị trường để họ có thể định hướng sản phẩm và thị trường tiêu thụ tốt hơn. Cung cấp thông tin đầy đủ cũng giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sản xuất thông qua việc rút ngắn được thời gian và giảm thiểu các chi phí đầu vào.

+ Thông tin về nguồn nguyên liệu đầu vào, nhà cung ứng.

+ Thông tin về mẫu mã sản phẩm.

+ Thông tin về thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

+ Thông tin về thị trường công nghệ.

+ Nhu cầu về các dịch vụ phát triển kinh doanh.

+ Các dịch vụ tư vấn về pháp luật, các quy định thủ tục về thuế, thủ tục hải quan. Dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu như các vấn đề liên quan đến việc tiếp xúc, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu, các điều khoản trong hợp đồng và thủ tục trong thanh toán quốc tế.

+ Tư vấn về quản lý nhân sự.

+ Các dịch vụ nghiên cứu thị trường, tư vấn về xúc tiến thương mại, xây dựng, khuyếch trương và quảng bá thương hiệu.

+ Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu.

+ Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ.

+ Các dịch vụ đào tạo nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Dịch vụ tư vấn quản lý chất lượng.

+ Nhu cầu hỗ trợ từ các cơ quan chức năng tỉnh.

+ Tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận đất đai để có mặt bằng kinh

doanh.

+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, mở các lớp tập huấn và đào tạo về

quản lý cho lãnh đạo doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ về đào tạo kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

+ Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường.

b) Chế biến thực phẩm. Ngành chế biến thực phẩm bao gồm nhiều phân ngành nhỏ: chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, rau quả, dầu, mỡ; xay xát, bột và


thức ăn gia súc; đường, bánh kẹo; chế biến sản phẩm thuỷ sản (nghiên cứu không khảo sát nhóm chế biến thủy sản) (xem Bảng 1.2). Đây là ngành có tiềm năng sau ngành chế biến gỗ và các sản phẩm gỗ. Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có sự phát triển nhanh chóng, số lượng doanh nghiệp tăng khá nhanh cũng như góp phần vào tăng trưởng GDP (xem bảng 2.7), kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001- 2005. Kết quả khảo sát cho thấy như sau:

(1) Đặc điểm về sản phẩm và công nghệ sản xuất:

- Nghiên cứu cho thấy, ngành có công nghệ còn lạc hậu; các sản phẩm còn chưa phong phú về mẫu mã và chất lượng chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm thực phẩm liên quan trực tiếp tới sức khoẻ của người sử dụng nên cần đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh và an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm của ngành sản xuất trong vùng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đó để tăng cường và tiếp cận hơn nữa tới các thị trường xuất khẩu tiềm năng.

- Bản thân các doanh nghiệp trong ngành cũng nhận thức được điều này khi đánh giá về đặc điểm sản phẩm/dịch vụ, đặc điểm về công nghệ/ kỹ thuật của ngành. Trên 43% số doanh nghiệp được điều tra cho rằng sản phẩm/dịch vụ của ngành còn tương đối đơn giản, mức đánh giá của các doanh nghiệp là 2,6 điểm (trong thang điểm 5: 1 là đơn giản, 5 là rất phức tạp). Đặc điểm về công nghệ/ kỹ thuật cũng được hơn 25% số doanh nghiệp được điều tra đánh giá là tương đối đơn giản, mức điểm là 2,8 (xem Bảng 2.23).

Bảng 2.23: Các đặc điểm chung của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ



Mức

độ Chỉ tiêu

Tần suất


Trung bình điểm


Đơn giản


Tương đối đơn giản

Tương đối phức tạp


Phức tạp


Rất phức tạp

1

2

3

4

5


a. Đặc điểm của sản phẩm/ dịch

vụ

0.00%

43.14%

52.94%

3.92%

0.00%

2.6

b. Đặc điểm công nghệ/kỹ thuật

0.00%

25.49%

68.63%

5.88%

0.00%

2.8

c. Đặc điểm hệ thống kiểm soát

chất lượng

0.00%

15.69%

70.59%

11.76%

1.96%

3

d. Đặc điểm của hệ thống kênh

phân phối

0.00%

70.59%

29.41%

0.00%

0.00%

2.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 15

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp.


- Phần lớn các doanh nghiệp (61,9%) đánh giá khả năng đổi mới, cải tiến và sáng tạo sản phẩm của mình ở mức độ chậm. Khả năng tiếp thu, áp dụng khoa học/ kỹ thuật của các doanh nghiệp cũng chưa được tốt (điểm trung bình dưới 3,4) (xem Bảng 2.24).

Bảng 2.24: Mức độ đổi mới của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ


Mức

độ

Chỉ tiêu

Tần suất

Trung bình điểm

Không

có đổi mới

Rất chậm


Chậm


Nhanh

Rất nhanh

1

2

3

4

5


a. Mức độ đổi mới/ cải tiến sản phẩm

0,00%

9,52%

61,90%

28,57%

0,00%

3,19

b. Mức độ đổi mới/ cải tiến

kỹ thuật - công nghệ sản xuất


0,00%


4,76%


57,14%


38,10%


0,00%


3,33

c. Mức độ đổi mới trong quản lý/ điều hành doanh

nghiệp


0,00%


0,00%


61,90%


38,10%


0,00%


3,38

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp.


(2) Thị trường cho các sản phẩm (Bảng 2.25, Bảng 2.26)

- Thị trường nội tỉnh và thị trường trong nước:

+ Các sản phẩm của ngành đã đáp ứng được nhu cầu thị trường trong tỉnh và cung cấp cho một số tỉnh lân cận khu vực miền Bắc. Các thị trường này đều có yêu cầu tương đối khắt khe về chất lượng, kiểu dáng, đặc biệt là về chất lượng đối với sản phẩm của ngành.

+ Thị trường nội tỉnh và thị trường trong nước được các doanh nghiệp đánh giá có mức tăng trưởng khá cao trong thời gian tới (điểm trung bình đều trên 4 –xem Bảng 2.25). Mức độ cạnh tranh của các thị trường này tương đối gay gắt. Yêu cầu của khách hàng trong và ngoài tỉnh đối với sản phẩm của ngành là tương đối khắt khe. Các doanh nghiệp đều đánh giá đối với khách hàng, chất lượng luôn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu (chỉ tiêu yêu cầu của khách hàng đối với mức độ tin cậy của sản phẩm ở cả 2 thị trường đều được đánh giá với điểm


số cao nhất so với các chỉ tiêu khác: 3,9 cho thị trường nội tỉnh và 4,3 cho thị trường ngoại tỉnh – Bảng 2.26).

- Thị trường xuất khẩu.

+ Trước đây, một số sản phẩm của ngành đã xuất khẩu tới một số thị trường như: Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập-Xeut. Gần đây, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Lý do đặc biệt là vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế, yêu cầu của các thị trường này rất cao, nếu muốn đáp ứng được yêu cầu này thì cần phải đầu tư vốn lớn. Các thị trường này luôn là thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất của ngành. Nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản đối với các nước phát triển ngày càng lớn. Có thể thâm nhập các thị trường này thì tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn.

Bảng 2.25: Tốc độ tăng trưởng thị trường của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ


Mức độ

Chỉ tiêu

Tần suất

Trung bình điểm

Suy giảm mạnh


Suy giảm

Không

tăng trưởng

Tăng

trưởng thấp

Tăng

trưởng cao

1

2

3

4

5


a. Thị trường trong tỉnh

0,00%

0,00%

4,76%

80,95%

14,29%

4,10

b. Thị trường ngoài tỉnh

0,00%

0,00%

0,00%

61,90%

38,10%

4,38

c. Thị trường xuất khẩu

0,00%

0,00%

0,00%

57,14%

42,86%

4,43

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp


+ Các doanh nghiệp trong vùng cũng đã nhận thức được nhu cầu của thị trường xuất khẩu là rất lớn. Các doanh nghiệp đều đánh giá thị trường này tăng trưởng, trên 42% số doanh nghiệp đánh giá rằng nhu cầu của thị trường này là tăng trưởng mạnh (xem Bảng 2.25). Các doanh nghiệp cũng có đánh giá khá tương đồng về yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu. Nhận định của các doanh nghiệp về các chỉ tiêu yêu cầu của thị trường xuất khẩu đều khắt khe hơn thị trường nội địa, chỉ có chỉ tiêu về giá cả là yêu cầu ở mức thấp hơn so với thị trường nội địa. Đánh giá này của doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay (xem Bảng 2.26).


Bảng 2.26: Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ


Mức độ

Chỉ tiêu

Tần suất

Trung bình điểm

Rất dễ tính

Dễ tính

Bình thường

Khắt khe

Rất khắt khe

1) Trong tỉnh

1

2

3

4

5


a. Về kiểu dáng thiết kế sản phẩm

0,00%

0,00%

66,67%

33,33%

0,00%

3,33

b. Về các tính năng hoạt động của

sản phẩm


0,00%


0,00%


52,38%


47,62%


0,00%


3,48

c. Về mức độ tin cậy của sản phẩm

0,00%

0,00%

9,52%

90,48%

0,00%

3,9

d. Về điều kiện bán hàng

0,00%

0,00%

80,95%

19,05%

0,00%

3,19

e. Về giá cả

0,00%

0,00%

57,14%

42,86%

0,00%

3,43

2) Ngoài tỉnh

1

2

3

4

5


a. Về kiểu dáng sản phẩm

0,00%

0,00%

52,38%

47,62%

0,00%

3,48

b. Về các tính năng hoạt động của

sản phẩm


0,00%


0,00%


33,33%


66,67%


0,00%


3,67

c. Về mức độ tin cậy của sản phẩm

0,00%

0,00%

23,81%

47,62%

28,57%

4,05

d. Về điều kiện bán hàng

0,00%

0,00%

61,90%

38,10%

0,00%

3,38

e. Về giá cả

0,00%

0,00%

38,10%

61,90%

0,00%

3,62

3) Xuất khẩu

1

2

3

4

5


a. Về kiểu dáng sản phẩm

0,00%

0,00%

9,52%

71,43%

19,05%

4.1

b. Về các tính năng hoạt động của

sản phẩm


0,00%


0,00%


71,43%


23,81%


4,76%


3,33

c. Về mức độ tin cậy của sản phẩm

0,00%

0,00%

0,00%

66,67%

33,33%

4,33

d. Về điều kiện bán hàng

0,00%

0,00%

14,29%

85,71%

0,00%

3,86

e. Về giá cả

0,00%

9,52%

47,62%

42,86%

0,00%

3,33

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp

(3) Các nguồn cung ứng đầu vào:

- Đánh giá của các doanh nghiệp về nguồn cung ứng đầu vào cũng khá đồng nhất với thực tế đang diễn ra. Các chỉ số về nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, bao bì, máy móc thiết bị, chi tiết phụ tùng thay thế, kỹ sư, công nhân lành nghề, nhà quản lý chuyên nghiệp đều có mức đánh giá chưa ở mức độ sẵn có. Đặc biệt là đối với các kỹ sư kỹ thuật, công nhân lành nghề và nhà quản lý chuyên nghiệp theo các doanh nghiệp đánh giá là đều thiếu (điểm số dưới 3). Chỉ có chỉ tiêu lao động phổ thông là ở mức độ sẵn có 4,3 điểm (xem Đồ thị 2.14 hoặc Bảng 10 – Phụ lục 1).


Nguồn cung ứng đầu vào ngành chế biến thực phẩm

a, Nguyên liệu chính

6

i, Lao động phổ thông 4

h, Nhà quản lý chuyên 2

nghiệp0

g, Công nhân lành nghề

f, Kỹ sư kỹ thuật

b, Nguyên liệu phụ


Điểm tối đa

Điểm trung bình

c, Bao bì

d, Máy móc thiết bị

e, Chi tiết phụ tùng thay thế


Đồ thị 2.14:

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp áp dụng hình thức thu gom nguyên liệu trên thị trường thông qua một số đầu mối hoặc trực tiếp từ nông dân. Sản lượng chăn nuôi còn ít và rải rác, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Tính biến động mùa vụ, chất lượng nguyên liệu không đồng đều cũng như việc kiểm soát chất lượng sơ chế, bảo quản của nông dân rất khó khăn là những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp chế biến, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ, theo kiểu truyền thống, phân tán trong các hộ dân đang là phổ biến; các mô hình chăn nuôi tập trung, công nghiệp chưa được nhân rộng, phát triển.

(4) Các dịch vụ phát triển kinh doanh:

- Hiện tại, các dịch vụ phát triển kinh doanh trên địa bàn tỉnh vẫn còn thiếu và còn yếu. Đánh giá của các doanh nghiệp cũng cho thấy các dịch vụ phát triển kinh doanh các tỉnh trong vùng vẫn ở mức độ chưa sẵn có (điểm số đều dưới 4). Trong đó, yếu nhất là các dịch vụ tư vấn kỹ thuật/ chuyển giao công nghệ (2,9 điểm), các dịch vụ tư vấn chất lượng (3 điểm), dịch vụ cung cấp thông tin thị trường (3 điểm), dịch vụ tư vấn pháp luật (3 điểm) (xem Đồ thị 2.15, Bảng 11- Phụ lục 2).

Đồ thị 2.15:

Dịch vụ phát triển kinh doanh ngành chế biến thực phẩm

Điểm tối đa

a, Đào tạo nghề

Điểm trung bình

6

i, Cung ứng, kho b^i 4

h, Vận tải2

0


g, Tư vấn pháp luật

f, Xúc tiến thương mại

b, Tư vấn kỹ thuật/ chuyển giao công nghệ

c, T− vÊn chÊt l−îng


d, Tư vấn tài chính/ kế toán e, Cung cấp thông tin thị

tr−êng


- Các doanh nghiệp trong ngành hầu hết đều đã tham gia các tổ chức hiệp hội. Khoảng 71% số doanh nghiệp điều tra cho biết họ là thành viên của các hiệp hội: Hội DNNVV, Hội doanh nghiệp trẻ, VCCI, các hiệp hội chuyên ngành (chế biến gỗ, mía đường,…); Các hiệp hội này đã có những giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc: hỗ trợ đào tạo lao động; cung cấp thông tin thị trường; tập hợp ý kiến doanh nghiệp trong ngành để đề xuất, kiến nghị đổi mới chính sách với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức đối thoại với chính quyền địa phương; tổ chức gặp gỡ để trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp,...

(5) Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ

- Cơ hội của môi trường kinh doanh:

+ Thị trường đang tăng trưởng mạnh là một cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Như đã phân tích ở trên, hiện tại, thị trường trong nước đang tăng trưởng là một yếu tố mà các doanh nghiệp các tỉnh trong vùng có khả năng đáp ứng trước mắt và trong tầm tay. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam là thành viên mới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường lại càng mở rộng hơn, mang đến nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp. Nhu cầu cho các sản phẩm của ngành tại các thị trường xuất khẩu là rất lớn, vấn đề của các doanh nghiệp trong tỉnh hiện nay là làm sao để đáp ứng được yêu cầu đối với sản phẩm của các thị trường cũng như làm thế nào để tiếp cận một cách trực tiếp với các thị trường đó. Các doanh nghiệp cũng đã nhận định được cơ hội này.

+ Ngành đã tận dụng nhiều yếu tố nội tỉnh: lao động, nguồn nguyên liệu. Chính quyền các tỉnh cũng như Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, chính sách liên kết giữa các bên liên quan trong sản xuất, chế biến nông, lâm sản; tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (liên kết “4 nhà”: doanh nghiệp, nông dân, khoa học và nhà nước). Đây là một lợi thế rất lớn và có khả năng khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp.

+ Sự sẵn có của lao động phổ thông với giá nhân công rẻ cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp trong sản xuất. Lao động sẵn có, giá rẻ giúp doanh nghiệp không chỉ trong sản xuất trực tiếp mà còn gián tiếp có lợi cho các doanh nghiệp trong các ngành bổ trợ như: chăn nuôi, sơ chế, chế biến thức ăn,...

- Thách thức của môi trường kinh doanh:

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí