Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 16


+ Nguồn nguyên liệu đầu vào là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp. Hiện tại, tuy đã các tỉnh đã có những vùng nguyên liệu nhưng còn rải rác và có tính mùa vụ cao. Sự đồng đều về chất lượng của nguyên liệu thấp, không đảm bảo được khả năng kiểm soát được chất lượng nguyên liệu. Nguồn cung cấp nguyên liệu thiếu ổn định ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các nhà máy chế biến. Có tiềm năng về mở rộng diện tích các vùng nguyên liệu, nhưng chi phí cao do điều kiện khai thác quĩ đất chưa sử dụng khó khăn, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa vẫn gặp nhiều khó khăn ở các tỉnh này,

+ Khách hàng có yêu cầu rất khắt khe về các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh, dư lượng hoá chất. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp; cho đến nay chưa có doanh nghiệp nào có máy, thiết bị đủ khả năng kiểm tra, kiểm soát được các chỉ tiêu này.

+ Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngoại tỉnh ngày càng tăng đang tạo một sức ép lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp trong tỉnh, đặc biệt trong khâu thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 2.27: Mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ


Mức

độ

Chỉ tiêu

Tần suất


Trung bình điểm


Rất thấp


Thấp

Bình thường

Tương đối gay gắt

Rất gay gắt

1

2

3

4

5


a. Thị trường trong

tỉnh


0,00%


0,00%


38,10%


61,90%


0,00%


3,62

b. Thị trường ngoài

tỉnh


0,00%


0,00%


23,81%


61,90%


14,29%


3,90

c. Thị trường xuất

khẩu


0,00%


0,00%


0,00%


66,67%


33,33%


4,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 16

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp.

+ Chất lượng của lao động trong các tỉnh nói chung và trong ngành nói riêng còn thấp, thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật, lao động có tay nghề cao, các nhà quản lý chuyên nghiệp đang gây khó khăn cho khả năng tiếp cận và đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất cũng như chiến lược phát triển, mở rộng thị trường.

+ Nhiều tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu; tuy vậy, chưa có các cơ chế, chính sách khuyến khích thích đáng đối với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến.


+ Rào cản kỹ thuật và thuế quan chặt chẽ từ các nước nhập khẩu là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận trực tiếp các thị trường này.

(6) Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp:

- Những điểm mạnh nổi trội:

+ Các nhà quản lý doanh nghiệp đã có mục tiêu và định hướng rõ ràng trong kinh doanh, có chiến lược hành động, có xem xét cập nhật chiến lược định kỳ (các mặt này đều được các doanh nghiệp đánh giá với điểm số trung bình trên 4 - Đồ thị 2.16, Bảng 12 - Phụ lục 1).

Đồ thị 2.16:

Lãnh đạo/ chiến lược doanh nghiệp chế biến thực phẩm

a, Có mục tiêu chiến lược rõ ràng

i, Có khả năng áp dụng thực 6

tiễn quản lý tốt vào điều hành4

DN2

h, Có quy trình cập nhật chiến

0

lược định kỳ

g, Có tôn chỉ, mục đích hoạt

động chính thức

b, Các mục tiêu chiến lược gắn với kế hoạch hành động

c, Chiến lược làm rõ thứ tự ưu tiên trong điều hành DN

d, Ra các quyết định quản lý thực hiện dựa trên chiến lược

Điểm tối đa

Điểm trung bình

e, Xác định mục tiêu, xây dựng chính sách và quy trình thực hiện ở các cấp

Nguồn: Điều tra khảo sát doanh nghiệp của tác giả

+ Phần lớn các doanh nghiệp đã tạo ra được sự gắn bó và thống nhất trong đơn vị mình. Tạo ra môi trường làm việc khuyến khích đổi mới, sáng tạo và cởi mở (đánh giá của các doanh nghiệp về chỉ tiêu này đều đạt trên 4, Bảng 13- Phụ lục 1).

Nguồn: Điều tra khảo sát các doanh nghiệp.

Đồ thị 2.17:

Văn hoá trong doanh nghiệp chế biến thực phẩm

a, Cảm giác thống nhất, gắn bó mà DN tạo ra cho thành viên

6

Điểm tối đa

Điểm trung bình

e, Các nhà điều hành, quản lý b, Có sự thống nhất giữa văn

và công nhân đều được khuyến hoá của các đơn vị với văn hoá

khÝch

4

2

0

chung toàn DN

d, Có khả năng thay đổi và phù c, Văn hoá trong DN khuyến

hợp với yêu cầu của môi trường

và chiến lược

khích đổi mới, sáng tạo và cởi

mở với ý tưởng mới của người

lao động


- Những điểm yếu căn bản:

+ Điểm yếu lớn nhất với các doanh nghiệp là công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ, thiếu đồng bộ, sản phẩm sản xuất ra khó đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của thị trường xuất khẩu, nhất là yêu cầu gắt gao về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảng 2.28: Thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ


Mức

độ


Chỉ tiêu

Tần suất


Còn rất hạn chế

Còn hạn chế

Bình thường


Tốt


Rất tốt

Trung bình

điểm

1

2

3

4

5


a. Khả năng đổi mới kiểu dáng sản phẩm


0,00%


14,29%


52,38%


33,33%


0,00%


3,19

b. Khả năng cải tiến,

bổ sung các tính năng mới của sản phẩm


0,00%


19,05%


47,62%


33,33%


0,00%


3,14

c. Khả năng phát triển sản phẩm mới


0,00%


28,57%


33,33%


38,10%


0,00%


3,10

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp.

+ Hiện tại các doanh nghiệp trong ngành có khả năng xuất khẩu hầu hết là các doanh nghiệp mới được cổ phần hoá, bước đầu ổn định sản xuất, nên gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất. Chính vì vậy mà trong vài năm lại đây, các doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu trực tiếp (liên quan tới thiếu vốn cũng như khả năng đảm bảo chất lượng hàng hoá đúng tiêu chuẩn thị trường yêu cầu).

Đồ thị 2.18:

Kỹ thuật/ công nghệ sản xuất

của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Điểm tối đa

Điểm trung bình

a, Khả năng thiết kế /lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp, hiệu quả

6

h, Khả năng đa dạng hoá sản4

phÈm

2

g, Khả năng phát triển công0

nghệ SX mới

e, Khả năng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật /công nghệ mới

b, Khả năng kiểm soát quy

trình - công nghệ SX

c, Khả năng tiếp thu và ứng

dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào SX

d, Khả năng cải tiến quy trình

SX


Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp.

+ Vốn cho đầu tư và phát triển vẫn luôn là một điểm yếu của các doanh nghiệp ở các địa phương trong vùng, khả năng huy động vốn chỉ đạt trung bình 2,71 điểm (xem Bảng 2.29).

Bảng 2.29: Tài chính/ kế toán của doanh nghiệp chế biến thực phẩm, trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

Mức độ


Chỉ tiêu

Tần suất


Còn rất hạn chế

Còn

hạn chế

Bình thường


Tốt


Rất tốt

Trung bình điểm

1

2

3

4

5


a. Khả năng huy động vốn

0,00%

47,62%

33,33%

19,05%

0,00%

2,71

b. Khả năng sử dụng vốn lưu

động một cách hiệu quả


0,00%


0,00%


14,29%


85,71%


0,00%


3,86

c. Khả năng quản lý các dự

án đầu tư một cách hiệu quả


0,00%


14,29%


52,38%


33,33%


0,00%


3,19

d. Khả năng xây dựng hệ

thống hoạch toán chi phí một cách hiệu quả


0,00%


9,52%


38,10%


52,38%


0,00%


3,43

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp.

+ Khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp vẫn chưa cao. Nguồn đầu vào hiện nay của các doanh nghiệp là mua trực tiếp hoặc mua qua đầu mối.

+ Năng lực cạnh tranh về giá thấp do khả năng hạ giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp đạt mức thấp nhất trong nhóm các yếu tố kiểm soát cho phí, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp (xem Đồ thị 2.19 hoặc Bảng 15 – Phụ lục 1).

Đồ thị 2.19:

Điểm tối đa

Điểm trung bình

Kiểm soát chi phí và chất lượng của doanh nghiệp chế biến thực phẩm

a, Khả năng thiết lập, duy trì quan hệ ổn định, lâu dài với nhà cung cấp


g, Khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm


e, Khả năng hạ giá thành sản xuất

b, Khả năng kiểm soát giá mua

6

4

2

0

đầu vào


c, Khả năng phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu mới hiệu quả hơn


d, Khả năng quản lý máy thiết bị


Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp.

+ Mối liên kết giữa các doanh nghiệp và người cung cấp lỏng lẻo, càng làm tăng tính bất ổn định về đầu vào cho sản xuất; trong đó, hầu hết các nhà máy chưa xây dựng được liên kết bền chặt với người nông dân sản xuất nguyên liệu.

Đồ thị 2.20:

Điểm tối đa

Điểm trung bình

Marketing và dịch vụ khách hàng của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm


a, Khả năng phát hiện nhu

cầu mới

6

e, Khả năng cung cấp thông4

tin về sản phẩm /dịch vụ cho2

khách hàng0

d, Khả năng kiểm soát kênh phân phối


b, Khả năng thâm nhập thị trường mới


c, Khả năng quảng bá hình

ảnh /sản phẩm của công ty


Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp.

+ Marketing và dịch vụ khách hàng; khả năng cung cấp thông tin về sản phẩm /dịch vụ cho khách hàng; khả năng kiểm soát kênh phân phối cũng như xây dựng và quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp vẫn còn rất yếu. Hầu hết các doanh nghiệp cho biết mức độ đáp ứng của doanh nghiệp đều ở mức hạn chế và trung bình (hầu hết chỉ đạt khoảng 3 điểm). Điều này chủ yếu liên quan tới trình độ quản lý còn hạn chế của các doanh nghiệp cũng như sự thiếu vốn đầu tư cho các hoạt động này (Đồ thị 2.20).

+ Trình độ và tay nghề của lao động trong các doanh nghiệp vẫn còn thấp, chưa có tác phong công nghiệp và tính chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp đã tạo điều kiện và đào tạo nghề cho lao động, nhưng chưa có khả năng giữ chân người lao động có tay nghề làm việc cho doanh nghiệp.


Đồ thị 2.21.

Hệ thống thông tin quản lý của các doanh nghiệp chế biến

Điểm tối đa

Điểm trung bình

thùc phÈm


a, Hệ thống thông tin tài chính

/kế toán


g. Khả năng áp dụng liên kết

điện tử trong kinh doanh


e, Hệ thống thông tin về các kênh phân phối

b, Hệ thống thông tin quản lý dự trữ


6,00

4,00

2,00

0,00

c, Hệ thống thông tin về các nhà cung cấp


d, Hệ thống thông tin về nhu cầu khách hàng


Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp

+ Xem sơ đồ 2.21 cho thấy, hệ thống thông tin quản lý của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm còn nhiều yếu kém, các chỉ tiêu đánh giá đạt dưới mức trung bình, đặc biệt là khả năng áp dụng các liên kết điện tử (internet) trong kinh doanh rất hạn chế (điểm trung bình 1,7).

(7) Đề xuất của các doanh nghiệp về các hoạt động hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng cấp tỉnh

- Nhu cầu cung cấp thông tin về thị trường:

+ Thông tin về nguồn nguyên liệu đầu vào, nhà cung ứng;

+ Thông tin về mẫu mã sản phẩm;

+ Thông tin về thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước;

+ Thông tin về thị trường công nghệ;

- Nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh;

+ Các dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực (lao động kỹ thuật và quản lý);

+ Dịch vụ tư vấn hoạt động (ví dụ: tư vấn tài chính - kế toán, thuế, tư vấn pháp lý, tư vấn đào tạo chiến lược, công nghệ thông tin, chuyển giao công nghệ);

+ Dịch vụ thông tin thị trường, quảng cáo và xúc tiến thương mại;

+ Dịch vụ kiểm định và quản lý chất lượng;


- Hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh;

+ Hỗ trợ tìm kiếm mặt bằng sản xuất kinh doanh;

+ Hỗ trợ trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng;

+ Giải quyết các tranh chấp về kinh tế;

- Nhu cầu hỗ trợ từ các cơ quan chức năng tỉnh:

+ Tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh;

+ Qui hoạch vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến

+ Hỗ trợ phương tiện thiết bị, kiểm định chất lượng sản phẩm xuất khẩu;

+ Hỗ trợ đào tạo về quản lý cho doanh nghiệp;

+ Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, đào tạo kỹ thuật và chuyển giao công nghệ;

+ Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường;

Tóm lại, qua phân tích, tổng hợp số liệu thống kê, đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, các doanh nghiệp ở các tỉnh trong 2 nhóm ngành này cho thấy, những biện pháp tạo lập lợi thế cạnh tranh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh trong vùng vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở lợi thế so sánh, hoặc bước đầu chuyển hoá lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, như: khai thác được các yếu tố đầu vào là nguyên liệu, nhân lực (chưa qua đào tạo) sẵn có; các chính sách và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành này phát triển. Nhóm yếu tố tạo lập lợi thế cạnh tranh quan trọng như môi trường kinh tế, xây dựng hình ảnh của địa phương hầu như chưa quan tâm đúng mức. Do đó, việc tạo lập lợi thế cạnh tranh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh còn chứa đựng nhiều hạn chế, cụ thể là:

- Sự lệch pha giữa mục tiêu phát huy lợi thế so sánh và hoạt động nguồn lực để nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài của các sản phẩm trong ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Khả năng cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến tại các tỉnh còn yếu, mặc dù các doanh nghiệp còn có nhu cầu và năng lực sản xuất cao hơn.

- Sự liên kết giữa các tỉnh trong khai thác các thế mạnh của nhau hầu như là


không có; các tỉnh, thành phố hầu như “dàn hàng ngang”, “mạnh ai, nấy làm”, mỗi tỉnh có các giải pháp và chính sách, kế hoạch đầu tư riêng nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Do đó, các mối quan hệ kinh tế với các tỉnh khác chủ yếu phát sinh là do quan hệ tự nhiên về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế - các doanh nghiệp .

- Sự phân công và hợp tác phát triển công nghiệp trong phạm vi vùng, từng tỉnh, thành phố trong vùng và giữa vùng với các vùng, tỉnh khác hầu như chưa có; thể hiện trong tất cả các khâu từ: xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch phát triển các ngành, kế hoạch hằng năm và trong công tác khuyến khích đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư của mỗi tỉnh. Sự phát triển kinh tế của vùng vẫn bị chia cắt theo địa giới hành chính; trong triển khai kế hoạch hàng năm còn ít dựa vào quy hoạch tổng thể của địa phương, càng ít đề cập tới việc liên kết vùng để tạo nên sự hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau phát triển.

- Yếu tố cực tăng trưởng của vùng trong từng nhóm sản phẩm không rõ rệt; tỉnh nào cũng muốn phát triển đầy đủ các ngành, muốn kéo dự án đầu tư về tỉnh mình, dẫn đến sự đầu tư trùng lặp, bất hợp lý, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt gây bất lợi lẫn nhau, lãng phí và không hiệu quả trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

2.2.3. Công tác ban hành chính sách và quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

Quy hoạch và ban hành chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản là các yếu tố thể hiện vai trò của Nhà nước trong phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng. Chính phủ đã phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 theo sáu vùng lãnh thổ (6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thuộc vùng 2, vùng 3 trong 6 vùng công nghiệp). Tuy vậy, thực tế việc cụ thể hóa, triển khai qui hoạch phát triển công nghiệp ở địa phương chủ yếu thuộc về chính quyền cấp tỉnh. Nếu như lợi thế về vị trí địa lý, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào là tiền đề, thì quy hoạch và chính sách là điều kiện để lợi thế so sánh được phát huy có hiệu quả

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí