Vùng sản xuất mía công nghiệp: Thanh Hóa (Thạch Thành, Yên Định, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân, Thọ Xuân), Nghệ An (Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn). Diện tích mía nguyên liệu vùng tập trung 53,7 nghìn ha nhưng năng suất trung bình mới chỉ đạt trên 53,17 tấn/ ha. Sản lượng mía năm 2005 đạt 2855,6 ngàn tấn, cả nước là 14.730,5 ngàn tấn (đứng thứ 2, sau vùng đồng bằng sông Cửu Long).
Vùng sản xuất cà phê chè: ở Hướng Hóa (Quảng Trị), Nghĩa Đàn (Nghệ An) là 2 địa bàn trồng cà phê chè chủ yếu. Tổng diện tích là 10,8 nghìn ha, năng suất cà phê trong vùng đạt ở mức khá, trung bình 9,7 tạ/ ha.
Vùng sản xuất cao su: Quảng Trị (Vĩnh Linh, Gio Linh), Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Hương Khê, Kỳ Anh), Nghệ An (Nghĩa Đàn), Thanh Hóa (Như Xuân). Đến nay, diện tích cao su đạt 36,3 nghìn ha, năng suất trung bình 11,8 tạ/ha. Vùng hồ tiêu: tập trung chính ở Quảng Trị (các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh,
Cam Lộ, Hướng Hoá) với diện tích trên 3,7 nghìn ha, năng suất trung bình 12,29 tạ/ha, chất lượng khá cao.
Vùng cây ăn quả đặc sản: Hà Tĩnh (bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn), Nghệ An (cam Xã Đoài), Thừa Thiên Huế (Thanh Trà)... Tổng diện tích cây ăn quả tập trung đạt 56,1 nghìn ha, năng suất bình quân 70 - 75 tạ/ha.
Vùng dứa nguyên liệu: Tập trung chủ yếu ở Thanh Hoá, Nghệ An, các tỉnh khác đều trồng dứa nhưng năng suất nhìn chung còn thấp. Đến nay, diện tích đạt 5,6 nghìn ha, năng suất đạt 180 tạ/ha.
Vùng sản xuất sắn công nghiệp: tập trung ở Thanh Hoá, Nghệ An. Trồng sắn chủ yếu là phục vụ cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn. Đến nay diện tích toàn vùng là 48 nghìn ha, năng suất nói chung còn thấp, đạt 117,2 tạ/ha.
Vùng sản xuất lương thực: Trong tổng diện tích lúa cả năm 2005 là 674,1 nghìn ha với sản lượng 3,166 triệu tấn, vùng tập trung chiếm trên 70% đó là các huyện Hoằng Hoá, Đông Sơn, Yên Định, Quảng Xương (Thanh Hoá), Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành (Nghệ An), Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ (Hà Tĩnh); Quảng Ninh, Lệ Thủy (Quảng Bình); Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế).
Vùng chăn nuôi bò, trâu: tập trung ở các huyện trung du, miền núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Tổng đàn trâu bò toàn vùng hiện nay trên 1,7 triệu con (2005), sản phẩm hàng hoá xuất ra ngoại vùng trên 50% [7].
Thứ hai, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp. Xây dựng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng hệ thống xúc tiến thương mại, thu thập, lưu trữ, phổ biến thông tin về sản phẩm, về hoạt động của doanh nghiệp địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến liên kết với các thị trường vốn, thị trường công nghệ và thị trường hàng hoá trong nước và thế giới thông qua các trung tâm thông tin và tư vấn kinh tế.
Thứ ba, triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp vào khu công nghiệp. Đến nay, tiến độ lấp đầy các khu công nghiệp còn chậm, chỉ mới lấp đầy được 32% diện tích; có 35 doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp với vốn đăng ký trên 1.000 tỷ đồng. Đây hầu hết là các doanh nghiệp mới thành lập, số doanh nghiệp di dời từ nội thành, nội thị vào các khu công nghiệp còn rất ít.
Bảng 2.16: Các khu công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ
Tên KCN, KCX | Địa phương | Ngày cấp GP | Vốn XD (tỷ. đ) | Diện tích (ha) | Số dự án | Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) | tỷ lệ (%) | |
I | Các khu công nghiệp đã thành lập và hoạt động | |||||||
1 | KCN Lễ Môn | Thanh Hoá | 1998 | 61 | 88 | 24 | 656 | 63.6 |
2 | KCN Bắc Vinh | Nghệ An | 1998 | 25 | 60 | 9 | 269 | 53.1 |
II | Các khu công nghiệp đã thành lập và đang trong thời kỳ XDCB | |||||||
1 | KCN Nam Cấm (GĐI) | Nghệ An | 2003 | 20 | 79 | |||
2 | KCN Vũng áng I | Hà Tĩnh | 2002 | 53 | 116 | 2 | 37 | 35.0 |
3 | KCN Nam Đông Hà | Quảng Trị | 2004 | 99 | ||||
4 | KCN Hòn La (GĐI) | Quảng Bình | 2005 | 98 | ||||
5 | KCN Tây Bắc Đồng Hới | Quảng Bình | 2005 | 66 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 10
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 11
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 12
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 14
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 15
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 16
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
Nguồn: [67].
Thứ tư, đẩy mạnh thực hiện đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước (cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê). Hỗ trợ thành lập các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng tại địa phương. Cùng với các cải cách này, ban hành một số chính sách ưu đãi (thuế, ưu tiên mặt bằng sản xuất, giá thuê đất, hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng, thưởng cho doanh nghiệp có mức nộp thuế thu nhập cao,…) để khuyến khích phát triển doanh nghiệp các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Thứ năm, ngoài các cơ sở các doanh nghiệp nhà nước và tập thể, các tỉnh cũng đã đang đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực tận dụng lao động hoặc nguyên liệu và các sản phẩm nông lâm, nghiệp địa phương. Đồng thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp lớn ở các thành phố lập các doanh nghiệp vệ tinh ở nông thôn hoặc ở các thị trấn lân cận.
Với các biện pháp chủ yếu nêu trên, lợi thế so sánh trong phát triển các ngành công nghiệp của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã bước đầu được phát huy. Nguồn vốn thu hút từ bên ngoài đầu tư vào các tỉnh cho công nghiệp chế biến tăng nhanh. Tuy nhiên, việc phát huy lợi thế so sánh trong phát triển công nghiệp chế biến của các tỉnh cũng còn có những hạn chế như: chưa khai thác được những ảnh hưởng lan toả, mối liên kết vùng, chưa phát huy lợi thế vị trí địa lý để kiến tạo khả năng cạnh tranh trên địa bàn theo mô hình xây dựng năng lực cạnh tranh trong phát triển vùng; chưa đánh giá đầy đủ về lợi thế của các tỉnh khác vùng, phân tích điểm tương đồng và khác biệt để định hướng chiến lược phát triển không gian kinh tế phù hợp khai thác ảnh hưởng lan toả.
2.2.2. Tạo lập lợi thế cạnh tranh thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
Cùng với việc xác định lợi thế so sánh như nhân tố sản xuất, vị trí địa lý để thu hút đầu tư, tạo mối liên kết về thị trường nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản; những năm qua, chính quyền các tỉnh đã sớm có những chủ trương, biện pháp tạo lập lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất đối với một số ngành, sản phẩm có khả năng phát triển, trên cơ sở đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng. Những
tác động đồng hướng của Nhà nước với quyết định đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường, thông qua các chính sách về quy hoạch đất đai, tạo mặt bằng sản xuất, đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp làng nghề, hỗ trợ tạo nguồn nguyên liệu sản xuất đối với các ngành hàng; hỗ trợ đầu tư cải thiện môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới; cơ chế tài chính hỗ trợ các đơn vị nộp vượt kế hoạch ngân sách để tái đầu tư,...
Để hiểu rõ việc tạo lập lợi thế cạnh tranh của các tỉnh trong phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản; luận án đi sâu phân tích 2 nhóm ngành:
(i) Ngành chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; và (ii) Ngành sản xuất thực phẩm - đây được coi là 2 ngành tăng trưởng cao nhất trong 5 nhóm ngành của công nghiệp chế biến nông, lâm sản (chế biến thực phẩm; sản xuất thuốc lá, thuốc lào; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất bàn ghế, giường tủ) trên địa bàn các tỉnh trong vùng (xem Bảng 2.7); thời gian điều tra, khảo sát từ tháng 7 - 12/2006.
Phân tích được sử dụng dựa trên phương pháp lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong vùng, và gửi phiếu điều tra một số doanh nghiệp được lựa chọn.
- Nội dung lấy ý kiến chuyên gia tập trung vào các vấn đề:
+ Phân tích các điều kiện cơ sở vật chất của các tỉnh trên một số khía cạnh: cung cấp đầu vào, chất lượng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, các điều kiện cung cấp tài chính và huy động vốn, các điều kiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
+ Phân tích các điều kiện thị trường cho các ngành, đặc biệt thị trường xuất khẩu.
+ Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành lựa chọn.
+ Tổng hợp và đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh trong vùng.
- Điều tra mẫu các doanh nghiệp: Dựa trên mô hình phân tích 5 lực lượng cạnh tranh, nghiên cứu đã gửi phiếu khảo sát các doanh nghiệp. Phiếu khảo sát được thiết kế nhằm thu thập những thông tin cụ thể sau:
+ Đặc điểm sản phẩm /dịch vụ;
+ Các điều kiện về thị trường;
+ Các nguồn cung cấp đầu vào;
+ Các dịch vụ phát triển kinh doanh tại địa phương;
+ Những cơ hội và các nhân tố cản trở tăng trưởng của doanh nghiệp;
+ Năng lực công ty, các điểm mạnh và điểm yếu;
+ Nhu cầu được hỗ trợ từ các cơ quan chức năng tỉnh.
Nghiên cứu đã điều tra bằng phiếu phỏng vấn các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh trong vùng gồm: 81 doanh nghiệp chế biến gỗ, các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (tổng số 182 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này), và 21 doanh nghiệp chế biến thực phẩm (tổng số 47 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành). Với qui mô mẫu đạt trên 44% tổng thể các doanh nghiệp đang hoạt động thuộc hai nhóm ngành tiềm năng, kết quả khảo sát có thể đại diện cho các doanh nghiệp trong từng nhóm ngành được lựa chọn.
Việc xử lý các dữ liệu thông tin thu được để đánh giá, dùng các phương pháp thống kê toán và sử dụng phần mềm thống kê (SPSS) để xử lý các dữ liệu. Kết quả khảo sát thu được tập hợp thành bảng số liệu, một số bảng được thể hiện bằng biểu đồ Radar (thể hiện được mức độ thực tế của các chỉ tiêu đánh giá so với mức tối đa). Cụ thể như sau:
(a) Ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh trong vùng. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, bao gồm cả 2 nhóm sản phẩm (chế biến gỗ; các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa). Các nhóm sản phẩm này đều là những sản phẩm có khả năng xuất khẩu, khai thác được những lợi thế tự nhiên từ nguồn nguyên liệu, có thể phát triển trong tương lai. Kết quả khảo sát cho thấy:
(1) Đặc điểm về sản phẩm và công nghệ sản xuất:
- Các doanh nghiệp vẫn sử dụng những công nghệ đơn giản, thủ công. Một số doanh nghiệp chế biến gỗ nhân tạo (MDF, ván dăm, ván có trang trí phủ bề mặt…), đồ gỗ, nội thất có áp dụng công nghệ tương đối phức tạp ... nhưng nhìn chung trình độ công nghệ vẫn lạc hậu, thiết bị thiếu đồng bộ, chủ yếu của Trung Quốc, Đài Loan hoặc sản xuất trong nước. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, sản phẩm của ngành còn đơn giản, đạt mức dưới 2,5 điểm trong thang điểm tối đa là 5 (xem Bảng 2.17).
Bảng 2.17: Đặc điểm chung của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
Tần suất | Trun bình điểm | |||||
Đơn giản | Tương đối đơn giản | Tương đối phức tạp | Phức tạp | Rất phức tạp | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
a. Đặc điểm của sản phẩm /dịch vụ | 7,41% | 51,85% | 40,74% | 0,00% | 0,00% | 2.33 |
b. Đặc điểm công nghệ /kỹ thuật | 6,17% | 67,90% | 25,93% | 0,00% | 0,00% | 2.20 |
c. Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng | 0,00% | 56,79% | 43,21% | 0,00% | 0,00% | 2.43 |
d. Đặc điểm của hệ thống kênh phân phối | 7,41% | 77,78% | 14,81% | 0,00% | 0,00% | 2.07 |
Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp.
- Sự đổi mới của sản phẩm trong ngành cũng ở mức độ thấp, trên 82% số doanh nghiệp được điều tra cho biết mức độ đổi mới này là rất chậm hoặc chậm (xem Bảng 2.18 dưới đây).
Bảng 2.18: Mức độ đổi mới của các doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
Tần suất | Trung bình điểm | |||||
Không có đổi mới | Rất chậm | Chậm | Nhanh | Rất nhanh | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
a. Mức độ đổi mới/ cải tiến SP | 0,00% | 4,94% | 82,72 % | 12,35 % | 0,00% | 3.07 |
b. Mức độ đổi mới/ cải tiến kỹ thuật - công nghệ sản xuất | 0,00% | 19,75% | 40,74 % | 39,51 % | 0,00% | 3.20 |
c. Mức độ đổi mới trong quản lý/ điều hành doanh nghiệp | 0,00% | 19,75% | 67,90 % | 12,35 % | 0,00% | 2.93 |
Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp.
(2) Thị trường cho các sản phẩm của ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa
- Thị trường nội tỉnh và thị trường trong nước:
+ Thị trường cho các sản phẩm của ngành là rất lớn. Hiện nay ngành đang ở giai đoạn tăng trưởng khá cao. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, thị trường
trong tỉnh và ngoài tỉnh đều tăng trưởng trong thời gian tới (điểm trung bình đều trên 4 – xem Bảng 2.19). Sự nhận định của các doanh nghiệp đối với sự tăng trưởng của thị trường phù hợp với xu thế phát triển nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Bảng 2.19: Tốc độ tăng trưởng thị trường của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
Tần suất | Trung bình điểm | |||||
Suy giảm mạnh | Suy giảm | Không tăng trưởng | Tăng trưởng thấp | Tăng trưởng cao | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
a. Thị trường trong tỉnh | 0,00% | 0,00% | 11,11% | 77,78% | 11,11% | 4.00 |
b. Thị trường ngoài tỉnh | 0,00% | 3,70% | 7,41% | 66,67% | 22,22% | 4.07 |
c. Thị trường xuất khẩu | 0,00% | 2,47% | 2,47% | 41,98% | 53,09% | 4.46 |
Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp.
+ Yêu cầu của khách hàng đối với kiểu dáng thiết kế sản phẩm, tính năng hoạt động, mức độ tin cậy, điều kiện bán hàng và giá cả đều ở mức trung bình. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, các yêu cầu này đều ở mức trên 3 điểm. Yêu cầu của khách hàng ngoại tỉnh đối với các chỉ tiêu tương tự của sản phẩm cũng không cao. Đây cũng là lý do vì sao đặc điểm của sản phẩm trong ngành được đánh giá là tương đối đơn giản (xem Bảng 2.20).
- Về thị trường xuất khẩu:
+ Các doanh nghiệp trong ngành cũng đánh giá sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu trong thời gian tới là rất lớn, 41,89% số doanh nghiệp đánh giá là tăng trưởng và 53,09% số doanh nghiệp được hỏi nhận xét thị trường xuất khẩu tăng trưởng rất mạnh.
+ Yêu cầu của thị trường xuất khẩu cao hơn so với yêu cầu của khách hàng trong nước. Theo các doanh nghiệp, yêu cầu của thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm của ngành hầu hết các chỉ tiêu ở mức cao, riêng về giá cả mức độ yêu cầu thấp hơn thị trường nội địa – xem Bảng 2.20).
Bảng 2.20: Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
Tần suất | Trung bình điểm | |||||
Rất dễ tính | Dễ tính | Bình thường | Khắt khe | Rất khắt khe | ||
1) Trong tỉnh | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
a. Về kiểu dáng thiết kế SP | 0,00% | 4,94% | 39,51% | 49,38% | 6,17% | 3.57 |
b. Về các tính năng hoạt động của SP | 0,00% | 2,47% | 64,20% | 33,33% | 0,00% | 3.31 |
c. Về mức độ tin cậy của SP | 0,00% | 0,00% | 13,58% | 80,25% | 6,17% | 3.93 |
d. Về điều kiện bán hàng | 0,00% | 9,88% | 29,63% | 60,49% | 0,00% | 3.50 |
e. Về giá cả | 0,00% | 7,41% | 65,43% | 17,28% | 9,88% | 3.29 |
2) Ngoài tỉnh | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
a. Về kiểu dáng sản phẩm | 0,00% | 3,70% | 25,93% | 60,49% | 9,88% | 3.77 |
b. Về các tính năng hoạt động của sản phẩm | 0,00% | 0,00% | 23,46% | 66,67% | 9,88% | 3.86 |
c. Về mức độ tin cậy của sản phẩm | 0,00% | 0,00% | 13,58% | 72,84% | 13,58% | 4.00 |
d. Về điều kiện bán hàng | 0,00% | 0,00% | 56,79% | 43,21% | 0,00% | 3.43 |
e. Về giá cả | 0,00% | 0,00% | 76,54% | 16,05% | 7,41% | 3.31 |
3) Xuất khẩu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
a. Về kiểu dáng sản phẩm | 0,00% | 0,00% | 9,88% | 72,84% | 17,28% | 4.08 |
b. Về các tính năng hoạt động của sản phẩm | 0,00% | 0,00% | 30,86% | 59,26% | 9,88% | 3.79 |
c. Về mức độ tin cậy của SP | 0,00% | 0,00% | 0,00% | 50,62% | 49,38% | 4.50 |
d. Về điều kiện bán hàng | 0,00% | 0,00% | 37,04% | 54,32% | 8,64% | 3.71 |
e. Về giá cả | 0,00% | 11,11% | 67,90% | 20,99% | 0,00% | 3.1 |
Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp.
(3) Các nguồn cung cấp đầu vào:
- Nguyên liệu sản xuất nghề mây tre đan từ song, mây, hèo, giang, tre nứa, lùng, guột… là những nguyên liệu dồi dào và sẵn có tại các tỉnh. Nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng này có đủ khả năng cung cấp thường xuyên, lâu dài cho các làng nghề, làng có nghề. Tuy nhiên, các nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất nằm rải rác, khai thác và vận chuyển còn có khó khăn do đường giao thông chưa tốt; việc chế biến nguyên liệu tại chỗ của các cơ sở cũng còn thô sơ, công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành nguyên liệu. Đồ thị dạng radar dưới đây (Đồ thị 2.5) cho thấy rõ thứ tự về khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào của các doanh