Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Kết quả công tác huy động vốn tại VietinBank Bắc Ninh (2017 - 2019) 37

Bảng 2.2. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 40

Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay của VietinBank Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 41

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 42

Bảng 2.5 Số lượng khách hàng 48

Bảng 2.6. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình quân 2017-2019 ...49 Bảng 2.7. Dư nợ cho vay DNNVV (dư nợ tại thời điểm 31/12) qua các năm ..51 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng 54

Bảng 2.10: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV vào kết quả HĐKD của VietinBank Bắc Ninh. 56

Bảng 2.11. Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế: 57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động VietinBank Bắc Ninh năm 2017- 2019 39

Biểu đồ 2.2: Kết quả lợi nhuận của VietinBank Bắc Ninh 43

Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 2

Biểu đồ 2.3. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình quân 2017-2019

..............................................................................................................................50

Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay DNNVV qua các năm (tỷ VNĐ) 51

Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn, nợ xấu qua các năm (tỷ VNĐ) 55


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ( DNNVV) giữ vị trí quan trọng trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là các DNNVV là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cần được ưu tiên khuyến khích phát triển. . Bên cạnh đó, DNNVV đóng vai trò là cầu nối kết nối các thành phần kinh tế với nhau, cụ thể là tham gia các giao dịch kinh tế với các doanh nghiệp có quy mô lớn, đồng thời cũng tham gia giao dịch với các thành phần kinh tế khác (cá nhân, hộ gia đình,…) góp phần hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế được diễn ra thuận lợi, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng đất nước.

Hiện nay, cả nước có khoảng 541.753 DNNVV đang hoạt động trong nền kinh tế, với tổng số vốn đăng ký khoảng 130 tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng số vốn đăng ký của các DN. Hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động… Mặc dù số lượng DNNVV đông đảo, song quy mô DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn, số DN quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% tổng số DNNVV. Chính bởi quy mô nhỏ, nên hoạt động của khu vực DN này đang gặp khá nhiều khó khăn, như là khả năng tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư vào máy móc, công nghệ hiện đại, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh; thiếu kinh nghiệm quản trị điều hành DN; khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường ngay trên thị trường nội địa... Trong thời gian tới, rất cần có những giải pháp hữu hiệu để khu vực DN này, tuy rất năng động, nhưng cũng dễ tổn thương có sự phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh mới. Khó khăn nhất hiện nay chính là tạo vốn cho các doanh nghiệp, tiếp cận vốn vay của ngân hàng cũng như việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay đó.

Theo số liệu thống kê năm 2019, Bắc Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân, xếp thứ sáu về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ hai về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ bảy về tốc độ tăng


trưởng GRDP. Với 1.247.500 người dân, GRDP đạt 187.200 tỉ Đồng (tương ứng với 8,1303 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 150,1 triệu đồng (tương ứng với 6.519 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,60%. Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, nằm trong vùng Tam giác tăng trưởng Bắc Bộ, tỉnh Bắc Ninh đang có những nhu cầu cấp bách trong việc phát triển Kinh tế - Xã hội năng động và toàn diện; đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp nhằm chuyển đổi các ngành kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung uơng. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, con người thì Bắc Ninh còn là địa phương nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Các cấp, các ngành của tỉnh luôn đồng hành cùng DN, tạo điều kiện giải quyết vướng mắc, nhất là việc thực hiện nhanh chóng các thủ tục đầu tư. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, xử lý nước và rác thải, chú trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, cung cấp phần mềm và giải pháp, nghiên cứu và phát triển. Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 23.848 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó, DNNVV chiếm tới 70%. Nhu cầu về vốn vay để duy trì hoạt động và mở rộng đầu tư của các DNNVV là rất lớn. Nhận thức được điều này, với chủ trương của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh VietinBank Bắc Ninh nói riêng đều rất chú trọng đến phát triển cho vay khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Tuy nhiên việc phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tương xứng với tiềm năng thị trường, tốc độ tăng trưởng chưa cao và có xu hướng chậm lại, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa so với tổng dư nợ cho vay của toàn Chi nhánh và đóng góp từ hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa vào kết quả lợi nhuận của Chi nhánh còn ở mức thấp.

Xuất phát từ thực tiễn này, học viên đã nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi


nhánh Bắc Ninh với đề tài: “Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh”.

2. Mục đích nghiên cứu:

- Làm rõ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.

- Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại VietinBank Bắc Ninh.

- Đề xuất các giải pháp để phát triển cho vay DNNVV tại VietinBank Bắc Ninh.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Phát triển cho vay đối với DNNVV tại NHTM nói chung cũng như tại VietinBank Bắc Ninh nói riêng;

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nghiệp vụ cho vay DNNVV tại VietinBank Bắc Ninh giai đoạn từ 2017 đến 2019.

+ Nội dung khoa học: Luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động cho vay và các giải pháp phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại NH TMCP Công thương Việt Nam

– Chi nhánh Bắc Ninh.

+ Không gian nghiên cứu: tác giả lựa chọn Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh, nơi tác giả nghiên cứu để viết luận văn

4. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp sau:

- Cơ sở phương pháp luận của đề tài luận văn là phương pháp duy vật biện chứng trong đó áp dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, quy nạp các thông tin từ các nguồn: giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành, văn bản pháp luật, nghị định của nhà nước và chính phủ có liên quan, các bài báo, tạp chí và thông tin trên Internet nhằm xây dựng cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa phương pháp này được sử dụng tại chương 1 – Cơ sở lý luận về phát triển cho vay DNNVV


- Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu : Là phương pháp thu thập thông tin và số liệu về tình hình cho vay và việc phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh thông qua số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 -2019 tại NHCT Bắc Ninh từ đó so sánh, đánh giá thực trạng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 và chương 3 của luận văn.

5. Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.

Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.


TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Chủ đề phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu sau:

Bài viết: “ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tiếp nhận vốn tín dụng phát triển sản xuất, kinh doanh” của nhà Nghiên cứu Lê Thiết Lĩnh khoa kinh tế - chính trị - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đăng ngày 29/10/2020 trên tạp chí Tài Chính online. Bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh.

Phan Quốc Đông và các tác giả (2015) nghiên cứu mô hình cho vay đối với DNNVV. Kinh nghiệm Châu Phi và bài học cho Việt Nam. Bài viết chỉ ra thực trạng các DNNVV gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và nhiều doanh nghiệp phải dùng vốn tự có và nguồn vốn vay từ nguồn khác với mức lãi suất cao từ 15-18%. Bài viết tìm hiểu ba mô hình cho vay của Root Capital, E+Co và GroFin đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Châu Phi góp phần giải quyết thành công bài toán về vốn cho các DNNVV, gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Các mô hình này kết hợp với hoạt động cho vay thuần túy, khai thác triệt để các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp để nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo dự án vay vốn thành công và khả năng trả nợ. Kinh nghiệm thực tiễn này hoàn toàn có thể được nghiên cứu để áp dụng trong hoạt động cho vay DNNVV ở Việt Nam. Bài viết cũng đưa ra gợi ý giải pháp cho Việt Nam khi áp dụng kinh nghiệm về mô hình cho vay DNNVV thành công ở Châu Phi.

Ackah và Vuvor ( 2011) nghiên cứu những thách thức mà các DNNVV phải đối mặt trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng ở Ghana. Tác giả đưa ra bảng câu hỏi cho 80 DNNVV trong khu đô thị Accra và Tema được lựa chọn thông qua kỹ thuật lấy mẫu Kết quả khảo sát về những thách thức mà DNNVV ở Ghana phải đối mặt là


tài sản thế chấp, lãi suất cho vay cao, kỳ hạn trả nợ ngắn, khó khăn trong việc quản lý dòng tiền.

Đề tài: “ Tín dụng đối với doanh nghiêp nhỏ và vừa của các Ngân hàng thương mại cổ phần” luận văn tiến sỹ Võ Đức Toàn ( 2012) tác giả nghiên cứu thực nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã nghiên cứu và hệ thống hóa lý thuyết về doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tích tổng quan về DNNVV tại Việt Nam qua các số liệu thống kê và chính sách của nhà nước đối với DNNVV, đề tài cũng tiến hành khảo sát về tài trợ vốn vay cho các DNNVV trên cơ sở đó tác giả cũng gợi ý các chính sách đối với DNNVV, đối với ngân hàng thương mại và các cơ quan nhà nước.

Đề tài: “ Chất lượng cho vay đối với DNNVV tại NH TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam Thăng Long- Hà Nội”, luận văn thạc sỹ Phùng Thị Nga ( 2012) tác giả đã trình bày vấn đề chung về cho vay của Ngân hàng đối với NHTM đối với DNNVV. Luận văn đánh giá chất lượng cho vay DNNVV tại NHTM Công thương Chi nhánh Nam Thăng Long từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác cho vay, luận văn cũng đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay tránh rủi ro cho Ngân hàng.

Đề tài: “ Phát triển cho vay đối với DNNVV tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Lâm Đồng”, luận văn thạc sỹ Nguyễn Văn Dương ( 2012). Tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại NH Sacombank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, đánh giá, nhận xét kết quả đạt được, chỉ ra tồn tại và nguyên nhân từ đó nghiên cứu định hướng cho vay đối với DNNVV và đề xuất giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

Các nghiên cứu đều chỉ ra những thực trạng, tồn tại, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay DNNVV và trên cơ sở lý thuyết kết hợp với thực tiễn các công trình nghiên cứu trên đã đóng góp những giải pháp phù hợp với từng thực trạng cụ thể trong các giai đoạn khác nhau.


Hiện nay tại Vietinbank Bắc Ninh chưa có đề tài nào nghiên cứu về: Phát triển cho vay khách hàng DNNVV. Luận văn này sẽ đi sâu phân tích về hoạt động cho vay DNNVV của Vietinbank Bắc Ninh hiện nay đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế qua đó đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay của Ngân hàng. Từ đó đề xuất giải pháp kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại nhằm phát triển hoạt động cho vay DNNVV.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí