Giải Pháp Xây Dựng Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Bền Vững


Thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong ngành du lịch khách sạn nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí điện năng, một trong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu phí của khách sạn. Chủ động tái cấu trúc hoặc sáp nhập các đơn vị làm ăn kém hiệu quả vào các đơn vị làm ăn tốt hoặc bán các đơn vị này để lấy vốn đầu tư vào các chương trình có hiệu quả cao.

Chính sách phát triển du lịch bền vững của TP.HCM cũng vậy, cũng cần có một tư duy phù hợp. Theo đó, chính quyền TP.HCM cần thay đổi tư duy phát triển du lịch theo hướng:

Thứ nhất, phát triển du lịch bền vững là trách nhiệm của ngành du lịch và của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội. Phát triển du lịch tuy được xem là một ngành kinh tế nhưng về thực tế, ngành này liên quan đến tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội như xây dựng, kiến trúc, kinh doanh, văn hoá và xã hội, cơ sở hạ tầng. Bởi sản phẩm du lịch không chỉ đơn thuần là điểm đến du lịch mà nó còn là không gian văn hoá, kinh tế và xã hội mà sản phẩm du lịch đó tồn tại. Chẳng hạn như nếu vấn đề xây dựng, quy hoạch chung của TP.HCM không tạo ra được một không gian đô thị hiện đại, đẹp và thu hút thì ngành du lịch khó mà thu hút được du khách tới tham quan và tiêu dùng. Chính vì vậy Sở Du lịch cần sát cánh với các Sở khác để có thể nối kết và hợp tác chặt chẽ giúp xử lý tốt các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Sự phối hợp này mang lại hai lợi ích quan trọng. Lợi ích đầu tiên là giúp cho các sở, ngành khác của thành phố quan tâm thật sự hơn đến hiện thực du lịch của thành phố. Lợi ích thứ hai là giúp hình thành một định hướng, một tổng thể chung cho phát triển du lịch của thành phố, từ đó có thể khai thác triệt để mọi giá trị và khía cạnh của thành phố vào phát triển du lịch hiệu quả.

Hiện nay trên thực tế, sự gắn kết giữa Sở Du lịch và các Sở ban ngành khác chưa được chặt chẽ. Sở Du lịch chưa phát huy được vai trò của mình trong việc kết hợp với các cơ quan nhà nước khác vì một chính sách phát triển du lịch bền vững của thành phố. Trong thời gian tới, để tăng cường sự liên kết này, làm cho nó chặt chẽ hơn, cần tập trung vào các cách thức sau:


- Lãnh đạo TP.HCM cần tạo ra cơ chế phối hợp bằng những văn bản cụ thể. Một trong những nền tảng của sự phối hợp giữa các Sở, ban ngành là văn bản quy định về vấn đề này. Nếu lãnh đạo TP.HCM không quy định cơ chế phối hợp, các đơn vị sẽ rất khó phối hợp, thậm chí là không thể phối hợp vì các đơn vị, cơ quan này đều có tâm lý đùn đẩy, sợ trách nhiệm.

- Không những vậy, lãnh đạo thành phố cần nhấn mạnh vai trò của Sở Du lịch và phát triển du lịch bền vững cho tất cả các sở, ban ngành. Mục đích của hành động này là để nâng cao vị thế của Sở Du lịch và vai trò của chính sách phát triển du lịch bền vững.

Trong thời gian tới, cần tập trung hình thành các mối liên kết giữa bốn nhà. Trong những na m đổi mới với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, hoạt đọ ng du lịch cũng cần có sự hợp tác giữa các thành phần đó. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi tru ờng ở các điểm du lịch sinh thái ngày càng có xu hu ớng gia ta ng. Với thực trạng đó, tác giả đề xuất mọ t số giải pháp dựa trên mối “liên kết 4 nhà” để phát triển loại hình du lịch nhằm bảo vẹ môi tru ờng tự nhiên, góp phần phát triển du lịch bền vững. Trong đó bao gồm các nhà: nhà nu ớc, nhà nông, nhà tru ờng và nhà doanh nghiẹ p:

“ iên kết 1 Liên kết này nhằm hướng đến phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Trong mối liên kết này, cần nhấn mạnh đến vai trò của Sở Du lịch và hai chủ thể khác là doanh nghiệp và hộ dân tham gia hoạt động du lịch. Ba chủ thể này liên kết với nhau trong nhiều khâu, từ khâu việc để thu thạ p thông tin, vạ n đọ ng sự hợp tác, hỗ trợ của các tác nhân tham gia vào loại hình du lịch sinh thái để tham mu u cho UBND thành phố trong viẹ c xây dựng chiến lu ợc phát triển du lịch sinh thái, quy hoạch các điểm du lịch sinh thái gắn với bảo vẹ môi tru ờng đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch. Đạ c biẹ t, các dự án đầu tu xây dựng co sở vạ t chất du lịch sinh thái đều có đánh giá tác đọ ng môi tru ờng; có biẹ n pháp hạn chế mức thấp nhất tác đọ ng đến cảnh quan môi tru ờng sinh thái du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

iên kết 2 Sở Du lịch cần liên kết chạ t chẽ với các doanh nghiẹ p du lịch. Để nâng cao nhận thức của họ về phát triển du lịch bền vững và thúc đẩy các loại hình


Phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 10

du lịch hiệu quả, tích cực, có lợi cho kinh tế và môi trường; cũng như tăng đóng góp vào GDP của khu vực nhà nước.

iên kết : Sở Du lịch cần liên kết chạ t chẽ với các đo n vị đào tạo nghề du lịch để đảm bảo cung lao động cho ngành du lịch. Nhà nước đưa ra định hướng phát triển du lịch rõ ràng để các đơn vị đào tạo nhân sự ngành du lịch xác định được mục tiêu hoạt động và định hướng hoạt động của họ. Nhà nước còn đồng thời giữ vai trò như cầu nối giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp để xác định nội dung đào tạo và kỹ năng đào tạo, cũng như tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho người học.

iên kết : Các doanh nghiẹ p du lịch liên kết với các họ dân tham gia hoạt đọ ng du lịch trong viẹ c đầu tu co sở vạ t chất, trang thiết bị phục vụ du lịch, đạ c biẹ t là phu o ng tiẹ n bảo vẹ môi tru ờng và giữ gìn vẹ sinh công cọ ng. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hình thức du lịch mới nhu : du lịch trồng cây, du lịch xanh - bảo vẹ cuọ c sống, du lịch chung tay vì cọ ng đồng, du lịch cây trái vu ờn xanh.

Liên kết 5: Sở Du lịch liên kết với các sở, ban ngành khác bằng những quy định và cơ chế phù hợp và hiệu quả”.

Thứ hai, du lịch bền vững không phải là du lịch mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Du lịch bền vững là du lịch là du lịch quan tâm thoả đáng đến cả ba khía cạnh văn hoá - xã hội, môi trường và kinh tế. Cả ba khía cạnh này đều quan trọng, không thể bỏ qua khía cạnh nào. Thế nhưng trong thời gian quan, TP.HCM có khuynh hướng nhấn mạnh đến giá trị kinh tế, khía cạnh văn hoá, xã hội và môi trường ít được quan tâm. Nếu có quan tâm thì sự quan tâm đó thuộc về các cơ quan chuyên môn về văn hoá và môi trường chứ không phải các cơ quan du lịch và cơ quan khác. Tư duy lệch lạc về phát triển du lịch bền vững như thế này cần phải thay đổi càng nhanh càng tốt, vì một ngành kinh tế mũi nhọn không khói.

Thứ ba, du lịch bền vững phải gắn với một không gian an toàn cho du khách. Trong quá trình tham quan, do phần lớn du khách từ các quốc gia hoặc các vùng khác trong nước tới TP.HCM, nên họ cảm thấy xa lạ, và cần có được cảm giác an toàn. Các điểm đến du lịch hấp dẫn là nguyên nhân của du khách đến tham quan, nhưng sự an toàn giúp cho họ yên tâm và giúp họ có lý do để quay lại. Điểm đến dù hấp dẫn


đến đâu, nhưng họ bị đe doạ và cảm thấy không an toàn thì họ không có kì vọng sẽ quay lại. Nói cách khác, trong thời gian tới, chính quyền TP.HCM cần:

- Phải nhận thức rằng sự an toàn cũng là một yếu tố tạo nên sự yên tâm và hấp dẫn của điểm du lịch. Nhận thức này giúp cho thành phố thấy rằng phát triển du lịch bền vững đồng nghĩa với đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và quyền lợi của du khách.

- Cần hình thành tư duy rằng những hình ảnh thân thuộc, thân thiện và tin tưởng của lực lượng công an, cảnh sát cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển du lịch bền vững. Theo đó, đội ngũ này cũng cần được hoàn thiện về phong cách, thái độ và trách nhiệm trong quá trình thi hành nhiệm vụ để xây dựng hình ảnh tốt đẹp về một thành phố du lịch hiện đại, thân thiện và nghĩa tình.

Thứ tư, cần hình thành tư duy phát triển du lịch liên kết vùng. Điều này xuất phát từ đặc tính liên vùng trong phát triển du lịch. Các tuor du lịch thường liên kết các điểm du lịch ở nhiều vùng khác nhau. Chính vì vậy, bản thân TP.HCM chưa thể trở thành động lực để thu hút du khách. Nói cách khác, tư duy liên kết vùng cần được quan tâm. Có thể nói liên kết vùng là hu ớng mở phát triển du lịch cho các địa phu o ng. Có thể kết hợp giữa du lịch TP.HCM với du lịch Nha Trang, Đà Lạt trong các tour du lịch giành cho du khách nước ngoài. Ngoài ra mối quan hẹ giữa Du lịch TP.HCM với du lịch các tỉnh duyên hải miền Đông Nam Bọ nhu Bình Thuạ n, Bà ịa

- Vũng Tàu. Hoặc liên kết với du lịch ở khu vực Tây nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long. Liên kết vùng đu ợc thể hiẹ n ở nhiều khâu. Thứ nhất là trong viẹ c xây dựng tour và sản phẩm du lịch. Thứ hai là liên kết vùng trong viẹ c phối hợp đào tạo nhân lực du lịch. Các tỉnh trong vùng phải liên kết cùng nhau để tạo thành sân cho i chung cho du lịch để tạo nên môi trường phát triển du lịch lành mạnh, cạnh tranh để cùng phát triển. Chính vì vạ y, mối liên kết vùng du lịch giữa TP.HCM với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ là mọ t trong định hướng quan trọng nên có trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố.

Ngoài ra, để phát triển du lịch TP.HCM cần phải đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch vùng trong mối tương quan với các vùng khác trong nước, với các khu vực lân cận và quốc tế. Để phát triển du lịch TP.HCM cần đẩy mạnh liên kết với các tổ


chức du lịch trên thế giới, các quốc gia có nhiều thành tựu trong phát triển du lịch như Thái Lan, Indonexia, Singapore, Nhật Bản,.... Tăng cường hợp tác quốc tế, gắn thị trường du lịch TP.HCM trong tổng thể thị trường du lịch thế giới. Đây là hành động thiết thực để có thể dễ dàng đưa hình ảnh cũng như nâng cao vị thế du lịch TP.HCM cho tương xứng với các Thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới.

Thứ năm, đối với nguồn nhân lực du lịch. Cần phát huy hơn nữa vai trò nhà nước trong việc định hướng, quy hoạch và kết nối đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các đơn vị thực hiện công tác đào tạo về du lịch một cách bài bản, tạo nên lực lượng nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Đầu tiên, cần phải tổ chức điều tra, thống kê nguồn nhân lực du lịch TP.HCM, từ đó định hướng cho các bên tham gia tổ chức các lớp cấp đổi th hướng dẫn viên; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên đề cho hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân, quản lý khách sạn; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho lực lượng bảo vệ du khách; tổ chức các lớp bồi dưỡng về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch cho cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch tại 1 số quận (huyện); đào tạo nhân sự phục vụ công tác xúc tiến và tư vấn hỗ trợ khách du lịch.

3.2.2. Giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững là một quá trình có định hướng và tổ chức lâu dài, với sự huy động một cách đồng bộ các nguồn lực và các đối tượng có liên quan đến phát triển du lịch. Chính vì tính định hướng lâu dài này cho nên một trong những điều kiện đầu tiên và quyết định là cần phải có một quy hoạch phát triển du lịch bền vững.

Thế nhưng hiện nay, TP.HCM đang chưa có văn bản quan trọng mang tính chất định hướng này. Theo đó, giải pháp này tác giả đưa ra không những chỉ nhằm để giải quyết nguyên nhân thứ nhất đề cập ở Mục 2.4 của Chương 2 và còn hướng đến giải quyết vấn đề cốt lõi về mặt định hướng, chính sách trong phát triển du lịch bền vững ở TP.HCM. Nói cách khác, TP.HCM cần có một chiến lược, quy hoạch dài hạn về phát triển du lịch.


Tuy nhiên phải thấy rằng bản chất của vấn đề này không phải nằm ở chỗ có được một chiến lược, hoặc quy hoạch phát triển du lịch bền vững mà nó nằm ở chất lượng của chiến lược và quy hoạch đó. Nói cách khác, văn bản này cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chiến lược/quy hoạch phát triển du lịch bền vững cần phải làm sao để không những có tính dự báo, đón đầu. Đây là yêu cầu quan trọng nhất thể hiện tầm nhìn của chính sách. Dự báo, đón đầu để giúp chính quyền Thành phố trả lời được câu hỏi “Du lịch của TP.HCM trong 10, 20, thậm chí là 50 năm tới sẽ như thế nào?”.

- Thứ hai là cần đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế trong du lịch. Du lịch là một lĩnh vực mang tính cạnh tranh toàn cầu. Cho nên du lịch TP.HCM cần phải xác định được những điểm đặc thù, khác biệt, những nội dung thuộc thế mạnh của thành phố để có thể cạnh tranh tốt về du lịch với các thành phố lớn khác trên thế giới. Đồng thời chiến lược phát triển du lịch bền vững phải tìm kiềm được sự độc đáo về phát triển du lịch ở TP.HCM so với nhiều địa phương khác trong cả nước và nhiều thành phố khác trong khu vực và thế giới.

- Thứ ba, chiến lược, quy hoạch về du lịch còn cần phải giúp khai thác hiệu quả, đúng hướng và bền vững các điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch của TP.HCM. Những giá trị văn hoá lịch sử của thành phố và lối sống đô thị cần được khai thác một cách có hệ thống, khoa học và hợp lý thì mới có thể tạo nên tính đặc sắc của sản phẩm du lịch ở Thành phố này.

Để làm được điều này, trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững của TP.HCM cần có sự thay đổi hợp lý về cách làm và cơ chế. Cần hạn chế tính “độc quyền” và tính “khép kín” của cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững. Theo đó, cần có cơ chế cởi mở để các chủ thể có uy tín về phát triển du lịch tham gia vào quá trình này.

Với chủ trương của UBND TP.HCM, hiện nay Sở Du lịch TP.HCM được phép mời các đơn vị tư vấn nước ngoài có năng lực và am hiểu thị trường Việt Nam và đang xúc tiến mạnh mẽ việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững và chiến lược phát triển bền vững theo hướng huy động sự tham gia của ba đối tượng: các


chuyên gia, cơ quan tư vấn chuyên nghiệp và chủ thể cấp vốn. Việc huy động sự tham gia của ba chủ thể này là hướng đến tiết giảm ngân sách nhà nước, tăng tính chuyên nghiệp, chuyên môn trong việc xây dựng chiến lược và quy hoạch, đồng thời tăng tính thực tiễn của chiến lược và quy hoạch.

Một vấn đề quan trọng nữa là kinh phí sẽ tăng cao nếu kêu gọi các đối tác thuộc khu vực tư nhân. Cho nên TP.HCM cần có hướng đi mới trong việc huy động vốn xã hội để phục vụ cho hoạt động này. Theo đó, Sở Du lịch đã làm việc với các bên để vận động xã hội hóa khoảng 2 triệu USD. Dự kiến đến tháng 12-2017 sẽ hoàn thành việc khảo sát để trong quý I/2018, đơn vị tư vấn trình bày cụ thể quy hoạch (Sỹ Đông, 2017).

Sở Du lịch cần đẩy mạnh tiến trình xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch bền vững để sớm có một hành lang, một lộ trình phát triển du lịch bền vững một cách chính thống và chuyên nghiệp. Trong quá trình thực hiện xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch, cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Tuân thủ tính khoa học và thực tế của bản quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch bền vững. Đây là yêu cầu quan trọng nhất quyết định chất lượng của bản quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch. Tính khoa học hàm ý quy trình xây dựng và ban hành phù hợp với quy định của pháp luật và sự tham vấn có chất lượng của các bên có liên quan. Tính thực tế của quy hoạch là phải bám vào thực tế phát triển du lịch, nhu cầu, đặc điểm và bản sắc du lịch của thành phố. Thực tế còn có nghĩa là không bị chi phối và can thiệp bởi ý chí chính trị và mong muốn chính trị mang tính chủ quan của chính quyền đối với quy hoạch du lịch của thành phố.

- Đảm bảo và tuân thủ tốt yêu cầu về giải trình một cách rõ ràng và minh bạch các khoản mục tài chính sử dụng. Yêu cầu này nhằm hạn chế việc sử dụng sai mục đích của các khoản vốn huy động từ xã hội, trách làm mất lòng tin, gây khó khăn cho những lần huy đồng sau này. Trước tình hình thất thoát và lãng phí về ngân sách nhà nước hiện nay, việc sử dụng đúng và hiệu quả nguồn vốn huy động để xây dựng quy hoạch là cần thiết nhằm củng cố niềm tin của người dân và vì một bản quy hoạch du lịch có chất lượng. Sự giải trình chi tiết và rõ ràng các khoản chi phí giúp quá trình


xây dựng quy hoạch cho du lịch minh bạch và đáng tin hơn. Hành động này hạn chế tình trạng “rửa tiền” thông qua các dự án của nhà nước như hiện nay.

- Ngoài ra, cần đảm bảo yêu cầu sự tham gia của cộng đồng các nhà khoa học có liên quan trong nước bên cạnh đơn vị tư vấn của nước ngoài để đảm bảo tính thực tiễn của quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch bền vững. Sự tham gia của nhiều chủ thể liên quan đến phát triển du lịch bền vững và đến xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết. Cần thiết bởi, các chủ thể này nếu được tạo điều kiện tham gia một cách thực chất thì sẽ có nhiều đóng góp tích cực, có giá trị thực tế, nhiều chiều, đa dạng và sâu sắc. Bên cạnh đó, việc thu hút sự tham gia của cộng đồng và các bên còn giúp hiểu được tâm tư, nguyên vọng và trăn trở của họ đối với phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM.

- Tạo nên các sản phẩm thật độc đáo làm cho khách du lịch cảm nhận được sự khác biệt giữa Việt Nam – TP.HCM với các vùng khác, các nước khác. Các đơn vị lữ hành thông qua việc tổ chức các cuộc du ngoạn bằng thuyền trên sông Sài gòn, rừng ngập mặn hay trên biển, các cuộc du ngoạn bằng đường sắt, cho du khách thưởng ngoạn các tập quán truyền thống... cộng với việc tổ chức phục vụ chu đáo và các dịch vụ ăn, ở, giải trí đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng khách.

- Xuất phát từ lợi thế của mình, ngành du lịch TP.HCM cần phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch kết hợp hội thảo, sự kiện (MICE), du lịch bồi dưỡng sức khỏe, du lịch kết hợp chữa bệnh, du lịch thể thao câu cá, sông nước. Với đối tượng khách doanh nhân, khách dự hội nghị, hội thảo (MICE) thường là nhóm người có thu nhập rất cao, chi phí không phải là vấn đề lớn. Vấn đề là phải đáp ứng cho được yêu cầu của du khách, ngành du lịch TP.HCM với nhiều khách sạn có chất lượng dịch vụ và phòng họp đạt tiêu chuẩn quốc tế vừa mới khai trương như SHE ATON hay PA K HYAAT, WINDSO … có nhiều thuận lợi để tạo sự khác biệt hóa sản phẩm, đặc biệt cho đối tượng khách MICE. Theo đánh giá của Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương, (PATA), Việt Nam hiện đang nổi lên như một điểm đến mới của thị trường MICE. Khởi động được thị trường này, ngành du lịch có thể thu hút lượng khách quốc tế và lợi nhuận từ khai thác tour MICE cao hơn gấp 5 - 6 lần so với tour

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 15/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí