sông Sài Gòn. Cùng với đó, công viên còn kết nối giữa những con đường hoành tráng như Nguyễn Huệ, đường Tôn Đức Thắng và đường Hàm Nghi. Trước đây, Công viên Bến Bạch Đằng là nơi người dân thường xuyên lui tới để tận hưởng không gian trong lành, đề ngắm phố thị về đêm rực rỡ bên sông. Tuy nhiên, trải qua gần nửa thế đi vào sử dụng, công viên ít được duy tu, sửa chữa đã trở nên gần như hoang phế, ít người lui tới tham quan. Nhiều hạng mục trong công viên đã xuống cấp trầm trọng. Dọc bờ kè, tuyến đi bộ và ngồi nghỉ mát song song với phía Tây sông Sài Gòn nhiều đoạn đã sụt lún, dưới bờ sông là những đám lục bình, rác rưởi sinh hoạt ứ đọng. Bên trong công viên, những bồn hoa, nền bê tông loang lổ, vỡ vụn. Những cột đèn chiếu sáng bị nghiêng, chùm đèn chiếu sáng vỡ hư hỏng.
Một địa điểm khác là khu lăng mộ Long Vân hầu Trương Tấn Bửu. Đây là một trong những ngôi mộ cổ nhất Sài Gòn hiện đã xuống cấp trầm trọng. Hoặc trụ sở Toà án nhân dân Thành phố nằm tại số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, tòa nhà này được kiến trúc sư Bouratd thiết kế, mang nhiều dấu ấn phương Tây pha lẫn văn hóa phương Đông, khởi công xây dựng năm 1881 và hoàn thành vào năm 1885. Năm 2012, khu nhà này được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc cấp Quốc gia. Sau 130 năm sử dụng, công trình này đang bị xuống cấp trầm trọng. Nhiều mảng tường của tòa nhà đã bị bong tróc, có chỗ lòi cả cốt thép ra ngoài, rêu bám dày đặc, mái ngói bị vỡ, cửa sổ và cửa ra vào bị hư hại. Tương tự, tình trạng trên cũng xảy ra với khu chợ cổ xưa. Đó là chợ Bình Tây. Chợ Bình Tây được xây dựng vào năm 1928 do một người Hoa gốc Triều Châu tên là Quách Đàm bỏ tiền xây dựng. Theo thời gian chợ bắt đầu xuống cấp một cách nghiêm trọng. Nhiều hạng mục chính của chợ đang dần mục nát.
Bên cạnh đó, hệ thống bảo tàng cũng đang hết sức xuống cấp. TP.HCM hiện nay có 13 bảo tàng, trong đó có 7 bảo tàng do Sở Văn hóa, Thể thao quản lý, như: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Bảo tàng Lịch sử Thành phố… Từ nhiều năm qua, các bảo tàng này được xem là những địa điểm “hot” để các công ty lữ hành giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước lựa chọn tham quan, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của
TP.HCM. Tuy nhiên, do những bảo tàng này đều được xây dựng từ trước giải phóng, lại chưa được trùng tu sửa chữa lần nào nên đa phần cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng. Riêng đối với Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, có 3 tòa nhà hiện tại mà bảo tàng đang sử dụng cho trưng bày có tuổi thọ gần 100 năm, kết hợp với dư chấn do các công trình phụ cận đang xây dựng đã ảnh hưởng tới chất lượng, kết cấu, tuổi thọ công trình. Hiện nay, cả 3 tòa nhà đã được Thành phố công nhận là “Di tích kiến trúc nghệ thuật” nên rất cần tu bổ, trung tu ngay để bảo đảm độ bền vững công trình cũng như bảo vệ các tài sản tinh thần của bảo tàng. Bảo tàng Tôn Đức Thắng đang sử dụng nguyên là dinh thự của thủ tướng chế độ cũ cải tạo lại. Toà nhà được xây dựng trước năm 1975. Năm 2010, Thành phố đã lên kế hoạch sửa chữa mở rộng bảo tàng với khoảng 80 tỷ đồng nhưng theo quy hoạch mở rộng đường Thái Văn Lung ra Tôn Đức Thắng bị mất tới 2.000m². Việc mở đường sát với tượng Bác Tôn ảnh hưởng đến không gian chung, phải chờ đợi điều chỉnh hoặc cho xây mới với trên 200 tỷ nhưng tới tận giờ vẫn chưa được giải quyết. Cơ sở vật chất của bảo tàng hiện nay đã quá cũ kỹ, không đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển theo hướng hiện đại hóa bảo tàng do TP.HCM đề ra.
Về % công trình, kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa hoặc cảnh quan/tổng số công trình. Giống như nhiều thành phố du lịch khác trên thế giới, TP.HCM đang gặp tình trạng cảnh quan tổng quan không đồng nhất. Những ngôi nhà, cao ốc phát triển tạp nham, không gian đô thị bị băm nát. Với hiện tượng “trăm hoa đua nở” của đủ kiểu dạng kiến trúc ra đời với tốc độ chóng mặt, TP.HCM đang thiếu những không gian kiến trúc mang bản sắc văn hóa dân tộc thật sự. Hiện nay kiến trúc của TP.HCM mang nhiều màu sách khác nhau. Thứ nhất là dạng kiến trúc dân tộc Việt Nam thể hiện qua các ngôi chùa cổ ở TP.HCM. Thứ hai là những công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Pháp. Những công trình này vẫn được coi là di sản kiến trúc cổ và đang được bảo tồn như Tòa án nhân dân Thành phố, Bảo tàng Cách mạng, Trụ sở UBND Thành phố, Bưu điện Thành phố và Nhà thờ Đức Bà,….Ngoài ra số kiến trúc sư miền Nam đã hết sức sáng tạo, thể hiện thành công phong cách kiến trúc hiện đại-bản sắc dân tộc qua các công trình: Dinh Thống Nhất,
Bệnh viện Thống Nhất, Thư viện Tổng hợp Thành phố. Sau năm 1975 đến gần cuối thập niên 80, kiến trúc TP.HCM chỉ có công trình Nhà tr Thành phố, Đài Phát thanh Thành phố, Nhà hát Hòa Bình… Nhưng, tính từ giữa thập niên 90 trở đi, tình hình phát triển của kiến trúc TP.HCM trở thành một hiện tượng được gọi “trăm hoa đua nở’. Tình trạng phát triển kiến trúc xây dựng theo kiểu “bê tông hóa”, “mái bằng hóa” đan xen những “tháp nhọn”, “tháp tròn” của những kiến trúc “nhà hình ống”, kiến trúc “nhà chia lô” đã băm nát các đô thị lớn; và nhiều khi mô phỏng kiểu kiến trúc của thế kỷ 18 ở châu Âu, kể cả các đô thị nhỏ tại tỉnh đồng bằng, miền núi. Hậu quả là đã làm xô bồ hoặc đồng dạng văn hóa kiến trúc của các vùng miền, dân tộc. Từ đó làm đơn điệu cảnh quan kiến trúc và làm phương hại bản sắc văn hóa kiến trúc Việt Nam thống nhất mà đa dạng.
Về mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (với tần suất: phổ biến-hiếm hoi-không có). Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) công bố ngày 23/5, có hơn một nửa số người dân sống và làm việc ở TP.HCM đã từng sử dụng động vật hoang dã, đối với du khách thì tần suất này là phổ biến do yếu tố lợi nhuận của các đơn vị cung cấp các sản phẩm động, thực vật quý hiếm bắt nguồn từ nhu cầu của các du khách, chiếm phần đông trong đó là các du khách đến từ Châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Về % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải th o cơ giới (tính theo trọng tải). Khả năng vận tải sạch cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả về môi trường trong phát triển du lịch bền vững. Điều này thể hiện qua số lượng phương tiện công cộng sử dụng nhiên liệu sạch. Đến thời điểm này, TP.HCM có khoảng 300 xe buýt sử dụng khí CNG. Theo đánh giá của Trung tâm xe buýt, con số này vẫn chưa đạt 50% kế hoạch. Bởi, theo đề án thay mới 1.680 xe buýt, TP.HCM sẽ đầu tư mới 980 xe buýt dầu diesel và 700 xe buýt CNG. Lợi ích của buýt CNG về kinh tế cũng như môi trường là điều dễ nhận thấy, nhưng đầu tư lại không hề đơn giản. Hai vấn đề khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp kiến nghị là vốn và nguồn cung cấp nhiên liệu. Trước hết là vốn đầu tư cho xe buýt chạy bằng CNG khá cao, kể cả có chính sách hỗ trợ của TP.HCM.
Vấn đề da dạng sinh học cũng được quan tâm trong hoạt động phát triển du lịch bền vững. Công ước về Đa dạng Sinh học của Liên hợp quốc đã chọn "Đa dạng sinh học và Du lịch bền vững" là chủ đề cho Ngày Đa dạng Sinh học Quốc tế. Chủ đề năm nay được chọn để phù hợp với Năm Quốc tế Phát triển Du lịch Bền vững của Liên Hợp Quốc. Đa dạng sinh học, ở mức độ các loài và hệ sinh thái, cung cấp một nền tảng quan trọng cho nhiều khía cạnh của du lịch. Các vùng cảnh quan hấp dẫn và đa dạng sinh học có tầm quan trọng to lớn đối với nền kinh tế du lịch và là nền tảng chính trị và kinh tế cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiều vấn đề được giải quyết theo Công ước đa dạng sinh học trực tiếp ảnh hưởng đến ngành du lịch. Một ngành du lịch được quản lý tốt có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm các mối đe dọa và duy trì hoặc gia tăng, các quần thể động vật hoang dã quan trọng và các giá trị đa dạng sinh học thông qua doanh thu du lịch.
Về đa dạng sinh học, dựa trên mức độ đô thị hóa, TP.HCM gồm ba vùng. Vùng sinh thái gò đồi – ven đô thị huyện Củ chi; vùng sinh thái đô thị trung tâm – nội thành; vùng sinh thái rừng ngập mặn-huyện Cần Giờ (Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM, 2017).
Chịu ảnh hưởng bởi các hình du lịch sinh thái, đa dạng sinh học của TP.HCM đang bị đe doạ nghiệm trọng. Báo cáo trên ghi nhận có 4.523 loài sinh vật có mặt ở TP.HCM, trong đó có 38 loài thực vật bậc cao quý hiếm, 95 loài động vật bậc cao quý hiếm nằm trong sách đỏ, 65 loài côn trùng có lợi cho hệ sinh thái nông nghiệp... Ngoài ra còn có 667 loài thực vật nguy hại, 218 loài động vật bậc cao nhập nuôi. Ngoài ra TP.HCM xác định năm hệ sinh thái cần ưu tiên bảo tồn, gồm: 1) hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng cửa sông ven biển Cần Giờ; 2) hệ sinh thái rừng Đông Nam bộ thuộc khu vực Địa đạo Củ Chi; 3) hệ sinh thái thủy vực; 4) hệ sinh thái đất ngập nước còn lại thuộc các quận 2, 9, 12, các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh; 5) hệ sinh thái đô thị gồm Thảo cầm viên và các mảng xanh đô thị. Sự xuống cấp và suy thoái của các hệ sinh thái có một phần trách nhiệm rất lớn của hoạt động du lịch, và cụ thể hơn là của các doanh nghiệp du lịch.
TP.HCM có hệ đa dạng sinh học phong phú, bao gồm: Thực vật bậc thấp - tảo:
555 loài; thực vật bậc cao: Trên 1000 loài. Động vật không xương sống: 654 loài. Lớp cá: 171 loài. Lớp lưỡng cư : 14 loài. Lớp bò sát: 60 loài. Lớp chim: 140 loài. Lớp thú: 41 loài.
Đặc biệt, TP.HCM có Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ với hệ sinh thái nước biển ven bờ phong phú. Sự phong phú này thể hiện ở Bảng sau:
Bảng 2.8 Thống kê số lượng hệ sinh thái nước biển ven bờ
Số lượng | |
Thuỷ sinh không xương sống | 700 |
Hệ cá | 137 |
Lưỡng thê | 9 |
Bò sát | 31 |
Hữu nhũ | 4 |
Hệ chim | 130 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Một Số Địa Phương Trong Nước
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh Từ Góc Độ Phát Triển Bền Vững
- Doanh Thu Và Tốc Độ Tăng Của Doanh Thu Du Lịch Tp.hcm So Với Cả Nước Giai Đoạn 2005 - 2017
- Hạn Chế Liên Quan Đến Gia Tăng Lợi Ích Đối Với Di Sản Văn Hoá
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- Giải Pháp Xây Dựng Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM, 2017) Hệ động vật thủy sinh không xương sống “có trên 700 loài thuộc 44 họ, 19 bộ,
6 lớp, năm ngành. Khu hệ cá có trên 137 loài thuộc 39 họ và 13 bộ. Khu hệ động vật có xương sống trên cạn có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài hữu nhũ. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong Sách đỏ Việt Nam như : Tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja), rắn hổ chúa (ophiophagus hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus)… Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau” (Chi Cục bảo vệ môi trường TP.HCM, 2017).
Tuy nhiên, trong những năm qua, TP.HCM đang phải đối mặt với nhiều sức ép trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học. TP.HCM là 1 trong 5 điểm nóng của cả nước về hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã bất hợp pháp. Nơi đây mỗi năm tiêu thụ cả ngàn tấn động vật và hàng chục ngàn tấn thực vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trên địa bàn Thành phố vẫn còn nhiều nơi buôn bán động thực vật
hoang dã một cách công khai. Tại khu vực biển Cần Giờ và trên hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, hoạt động khai thác thủy hải sản không đúng quy định làm cho số lượng và thành phần các loài thủy hải sản suy giảm nhanh chóng.
Trong quá trình triển kinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa, TP.HCM phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hệ đa dạng sinh học của TP.HCM bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Trong đó, nguồn nước trên các hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn đang có mức độ ô nhiễm khá nghiêm trọng, dòng chảy của các hệ thống kênh rạch bị thu hẹp... Đặc biệt, một khối lượng nước thải lại chảy vào rừng ngập mặn Cần Giờ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tồn tại, phát triển của các hệ sinh thái. Quá trình đô thị hóa ở TP.HCM còn biến các vùng đất trũng trước kia, được coi là các vùng đệm sinh thái hay như Q.2, Q.7, Q.9, Q.12, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh trở thành các vùng bê tông hóa, dẫn tới hệ sinh thái bị tiêu diệt, đa dạng sinh học bị xâm phạm.
Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học là một công việc lâu dài, có tính chiến lược và đòi hỏi sự chung sức của cả cộng đồng. Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều hành động thiết thực nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì đa dạng sinh học. Trong đó, rừng ngập mặn Cần Giờ được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là khu rừng được chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Tuy nhiên, TP.HCM cần mạnh tay xử lý những đối tượng hoạt động buôn bán động vật hoang dã; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về việc giữ vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh; xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở các nhà máy để làm giảm ô nhiễm kênh rạch và sông hồ; tăng mật độ cây xanh trong khu vực đô thị; giảm thiểu và tránh tối đa các tác động của hoạt động phát triển đô thị hóa...
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Kết quả đạt được
Qua sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra khảo sát, có thể rút ra một số kết quả đạt được như sau:
Ở tiêu chí năng lực tổ chức quản lý bền vững của các doanh nghiệp, nhìn chung doanh nghiệp đảm bảo rất tốt tiêu chí “các tài liệu quảng cáo cung cấp đúng sự thạ t, cam kết bền vừng và không hứa hẹn những điều không có trong chu o ng trình kinh doanh”; “Thông tin và giải thích về các khu vực thiên nhiên xung quanh, va n hóa địa phu o ng, và di sản va n hóa đu ợc cung cấp cho khách hàng, cũng nhu giải thích cách ứng xử phù hợp trong khi tham quan các vùng thiên nhiên, các hoạt đọ ng va n hóa và các di sản va n hóa”; “Chấp hành những quy định, luạ t pháp của địa phu o ng, quốc gia và quốc tế, các tiêu chuẩn và các công u ớc đối với các di sản va n hóa cần đu ợc bảo vẹ ”; “Cung cấp thông tin cho khách hàng các yêu cầu đạ c biẹ t đối với những điểm du lịch đặc thù”.
Ở tiêu chí gia tăng lợi ích của cộng đồng, nhìn chung cũng có những mặt được. Về mặt kinh tế, hoạt động du lịch ở TP.HCM đã góp phần tạo công ăn việc làm, góp phần giảm nghèo, xoá đói. Chẳng hạn như, các doanh nghiẹ p có khuynh hướng u u tiên sử dụng hàng hóa và dịch vụ sản phẩm sản xuất tại địa phu o ng. Điều này đã tạo điều kiẹ n cho các co sở sản xuất nhỏ của địa phu o ng phát triển và bán các sản phẩm bền vững dựa trên các đạ c thù về thiên nhiên, lịch sử va n hóa của khu vực (bao gồm thức a n, nu ớc uống, đồ thủ công mỹ nghẹ , biểu diễn nghẹ thuạ t, nông sản,...). Ngược lại, những sản phẩm này góp phần làm đa dạng và phong phú thêm cho ngành du lịch và thu hút du khách.
Các doanh nghiệp du lịch ở TP.HCM cũng có ý thức giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra. Doanh nghiệp nói không với bất kỳ hành vi khai thác quá đáng và không đảm bảo về công bằng trong thương mại và cũng như vấn hoạt động tình dục, đạ c biẹ t đối với tr em, thanh thiếu niên, phụ nữ và ngu ời dân tọ c thiểu số. Doanh nghiệp hạn chế những hoạt động gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân
địa phu o ng. Đó là những hành động tôn trọng và không xâm hại đến tài nguyên đất, các nguồn tài nguyên sử dụng, phu o ng tiẹ n giao thông và nhà ở.
Ở tiêu chí giá tăng lợi ích các di sản văn hoá ở địa phương, doanh nghiệp tuân thủ rất tốt các hu ớng dẫn hoạ c quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm va n hóa hay lịch sử nhạy cảm, nhằm giảm nhẹ các tác đọ ng từ du khách và ta ng sự u a thích của du khách. Doanh nghiẹ p luôn luôn có ý thức tốt trong việc sử dụng các yếu tố về nghẹ thuạ t, kiến trúc hoạ c di sản va n hóa địa phu o ng trong hoạt đọ ng kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực, các quầy hàng. Doanh nghiệp cũng đồng thời tôn trọng quyền sở hữu trí tuẹ của các cọ ng đồng địa phu o ng. Không những vậy, các doanh nghiệp du lịch đều nói không với việc buôn bán hàng giả, hàng bị cấm.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.1.1. Những hạn chế
Qua phân tích ở phần thực trạng, cũng như qua kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, hoạt động phát triển bền vững du lịch tại TP.HCM còn nhiều hạn chế:
Trước hết là về năng lực tổ chức quản lý bền vững của các doanh nghiệp. Mặc dù các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã quan tâm đến viêc nâng cao năng lực tổ chức, quản lý để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng những nỗ lực này chỉ mang tính chất nội bộ theo hướng tăng cường năng lực của nhân viên, tiết kiệm trong công ty, hướng đến tối thiểu hoá chi phí hoạt động chứ không hướng đến tính bền vững của ngành du lịch nói chung. Điều đó thể hiện ở Bảng khảo sát dưới đây:
Bảng 2.9. Năng lực tổ chức quản lý bền vững của của doanh nghiệp
Tên tiêu chí | Kết quả khảo sát (%) | ||||
Rất tốt | Tốt | Không tốt | Rất không tốt | ||
1 | Doanh nghiẹ p đã áp dụng hẹ thống quản lý bền vững lâu dài phù hợp với quy mô và thực lực của mình để có thể | 0 | 0 | 65 | 35 |