Hình Thành Và Tăng Cường Vai Trò Của Các Hiệp Hội, Tăng Cường Hợp Tác Liên Ngành Trong Du Lịch

nhiều nước trên thế giới. Thêm vào đó, hàng khôngViệt Nam cần phải phát triển hơn nữa để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập như hiện nay, đó là nâng cao chất lượng phục vụ, đúng giờ, hợp tác giữa các hãng hàng không khác để mở rộng thêm nhiều đường bay mới, đồng thời phải giảm giá vé máy bay...

Hệ thống khách sạn: Những năm gần đây, Việt Nam đã không ngừng đầu tư xây dựng du lịch, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam xây dựng nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, hệ thống khách sạn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch cả về chất lượng và số lượng. Chúng ta cần phải cải tạo và xây dựng các khách sạn đạt trình độ quốc tế. Theo tổng cục du lịch Việt Nam thì nước ta cần gấp đôi số phòng khách sạn để đáp ứng số lượng du khách càng ngày càng gia tăng đến với Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Việt Nam, đồng thời cũng đặt chúng ta dưới thách thức đòi hỏi là phải không ngừng xây dựng mới và nâng cao chất lượng những khách sạn cũ để đáp ứng cho sự phát triển.

Hệ thống thông tin liên lạc: Trong thời đại hiện nay, thời đại bùng nổ thông tin liên lạc, công nghệ thông tin ngày càng chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong mọi mặt của đời sống con người.Vì vậy, muốn phát triển du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng du lịch và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, yêu cầu tất yếu đặt ra là phải hiện đại hoá hệ thống thông tin liwn lạc đều khắp các vùng, miền trên cả nước, đặc biệt là ở những vùng có tập trung nhiều điểm du lịch. Đó là những điều kiện quan trọng để phát triển các nhiều hình thức du lịch mà đặc biệt là hình thức du lịch MICE (hình thức du lịch kết hợp công việc, hội nghị), loại hình mà chúng ta đangcó định hướng phát triển.

Các khu vui chơi, giải trí: Các quốc gia phát triển du lịch đều có những khu vui chơi giải trí nhộn nhịp và sầm uất, đây chính là nơi thu hút du khách đồng thời là nơi có thể khuyến khích du khách tiêu tiền. Thế nhưng nước ta chưa có sự quan tâm và phát triển đúng mức các khu vui chơi, giải trí này. Vì vậy, muốn phát triển du lịch, thì chúng ta cần phải nâng cấp, xây mới các khu giải trí, vui chơi hiện tại để có thể níu chân du khách quốc tế.

1.4. Hình thành và tăng cường vai trò của các hiệp hội, tăng cường hợp tác liên ngành trong du lịch

Lý do giá du lịch rẻ của Thái Lan một phần là bởi các ngành liên quan trong ngành du lịch hoạt động với nhau như một mắt xích, họ tin tưởng và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. Đó chính là tính chuyên nghiệp trong cách làm du lịch của Thái, muốn đạt được điều đó thì cần phải nâng cao vai trò của các hiệp hội như: Các hiệp hội lữ hành, hiệp hội khách sạn... để thống nhất những mức giá theo chất lượng, có những chính sách phát triển chung. Thêm vào đó, cần liên kết dọc các ngành liên quan đến ngành du lịch như vận tải, nhà hàng, khách sạn… để nâng cao hiệu quả của ngành nói chung. Hiện nay nước ta cũng đã hình thành hiệp hội lữ hành nhưng vai trò của nó vẫn lỏng lẻo, chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Và hiệp hội khách sạn vẫn chưa được hình thành. Vì thế, để ngành du lịch phát triển thì một giải pháp đó là hình thành hiệp hội khách sạn, nâng cao vai trò của hiệp hội du lịch đồng thời phối hợp giữa các hiệp hội nhằm tạo ra những liên kết ngang và liên kết dọc để ngành du lịch phát triển lâu dài và bền vững.

1.5. Phát triển du lịch bền vững, giữ vững an ninh chính trị, giữ gìn bản sắc dân tộc

Đây là bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan, thời gian trước Thái Lan đã quá tập trung phát triển du lịch mà lơ là việc bảo vệ môi trường, đồng thời ảnh hưởng đến nền văn hoá đạo đức dân tộc như nạn mại dâm, lạm dụng tình dục trẻ em... Nền du lịch Thái Lan đã đi trước chúng ta một bước, chúng ta phải học hỏi những kinh nghiệm quý báu cũng như phải rút kinh nghiệm từ những mặt trái của quá trình phát triển ấy, một trong những bài học đó là vấn đề phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch đồng thời phải bảo vệ môi trường sinh thái, nếu chúng ta không có ý thức về vấn đề đó thì khi ngành du lịch của ta chưa kịp phát triển thì môi trường đã bị phá huỷ nặng nề và không còn tiềm năng để tiếp tục khai thác nữa. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành rất nhiều nghị định nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải bảo vệ và cải thiện môi trường tại địa điểm du lịch cho người dân, chính quyền và các cơ quan liên quan. Rất nhiều địa điểm du lịch đã tiến hành các biện pháp cứng rắn nhằm duy trì môi trường trong lành để phát triển du lịch như Hội An, Quảng Nam, khu Tuần Châu, Bãi Cháy (Quảng Ninh)...vì thế đã làm hài lòng những du khách đến đây.

Tuy nhiên hiện nay những biện pháp tiến hành nhằm phát triển du lịch bền vững vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta. Vì vậy chính phủ ta phải quan tâm hơn nữa, giành nhiều ngân sách hơn nữa cho vấn đề này đồng thời phối hợp với địa phương lập kế hoạch cụ thể, có những chiến lược cụ thể để bảo vệ môi trường du lịch.

Thứ hai đó là vấn đề phát triển du lịch đồng thời với việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đó cũng là đặc trưng của đất nước ta. Phát triển du lịch đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nó như tệ nạn mại dâm, căn bệnh AIDS thế kỷ.... Những mặt trái của phát triển du lịch có thể làm băng hoại giá trị đạo đức của xã hội chính vì vậy song song với phát triển du lịch cần phải có sự quan tâm đến vấn đề này. Thêm vào đó, trong quá trình phát triển du lịch, khi khách du lịch đến nước ta nhiều, từ các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau có thể nảy sinh những mâu thuẫn và ảnh hưởng đến tình hình an ninh quốc phòng. Vì vậy cần phải có sự quan tâm của đảng và nhà nước cùng các ban ngành như: Văn hoá, an ninh, quốc phòng để đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý các vấn đề trên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

1.6. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch

Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng cần phải được ưu tiên hàng đầu, vì hiện nay công tác này của Việt Nam thực sự yếu kém.

Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam - 12

Thứ nhất, cần đầu tư ngân sách hơn nữa trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Cần quảng bá du lịch Việt Nam như một thương hiệu của một đất nước với cảnh thiên nhiên đẹp và hoang sơ, với một nền văn hoá mang đậm tính tính lịch sử truyền thống và nhân văn, một “vẻ đẹp tiềm ẩn”. Nếu không có sự đầu tư về ngân sách, chắc chắn công tác này không thể thực hiện được, hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn. Chúng ta nên tích cực thuê những công ty quảng cáo quốc tế chuyên nghiệp để quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, nhanh chóng quảng bá trên những phương tiện thông tin đại chúng mang tính chất quốc tế như BCC, CNN và những tạp chí du lịch có tên tuổi như ...

Thứ hai, cần có văn phòng đại diện ở các thị trường mục tiêu ví dụ như

: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước trong khối APEC....Tại mỗi văn phòng đại

diện phải có những chiến lược hoạt động cụ thể để không ngừng quảng bá du lịch Việt Nam.

Thứ ba, công tác xúc tiến quảng bá du lịch phải được thực hiện ở khắp các vùng miền trong cả nước, phải tận dụng mọi cơ hội để có thể quảng bá du lịch Việt Nam. Quảng cáo thông qua những lễ hội, sự kiện quan trọng trong và ngoài nước như các sự kiện thể thao lớn của khu vực, thế giới, các hội nghị của lãnh đạo cấp cao như: ASEM, APEC.

Thứ tư, là nhóm giải pháp quảng bá qua các công cụ chính như: Quảng bá qua Website, E-mail nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, những cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hoá du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Việt Nam, kết nối các đoạn chương trình để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang web nổi tiếng như Google, MSN, infoseek…để du khách nước ngoai dễ dàng tìm kiếm

1.7. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành du lịch

Nước ta thiếu rất nhiều điều kiện cơ sở để phát triển du lịch ví dụ như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật... nếu chỉ chờ đợi vào ngân sách đầu tư ít ỏi từ phía nước thì không biết đến bao giờ ngành du lịch Việt Nam mới có cơ hội phát triển. Hơn nữa, theo các nhà chuyên môn đánh giá thì Việt Nam là một thị trường tiềm năng đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nhất là hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006. Đây là một điểm thuận lợi để chúng ta có thể thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch (cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp). Theo bộ kế hoạch và đầu tư, trong số 5,15 tỷ USD vốn đầu tư vào nước ngoài cam kết vào Việt Nam trong 9 tháng qua thì có tới 2,2 tỷ USD (gần 43%) vốn đầu tư đổ vào lĩnh vực du lịch- dịch vụ. Trong đó, dẫn đầu về quy mô đầu tư là dự án khu nghỉ mát đa năng Đan Kia- Suối Vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do bốn tập đoàn lớn của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Limtec liên doanh đầu tư với số vốn 1,2 tỷ USD... Tổng cộng đã có khoảng 190 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 4,64 tỷ USD. Qua tình hình đầu tư nước ngoài về du lịch của nước ta ở đây, ta thấy đầu tư nước ngoài vào ngành du

lịch ngày càng gia tăng và có triển vọng lớn. Bằng cách đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư nước ngoài, chắc chắn chúng ta sẽ thu đựơc nhiều dự án đầu tư hơn nữa để tạo tiền đề phát triển du lịch.


1.8. Chính sách nhằm thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

Nguồn nhân lực trong ngành du lịch của ta vừa thiếu số lượng và vừa yếu chuyên môn, đó là một nhận định xác đáng. Đây là một điểm yếu của du lịch Việt Nam, vì vấn đề con người luôn là vấn đề quan trọng nhất trong bất kỳ chính sách phát triển nào. Điều thứ nhất chúng ta cần phải giải quyết là vấn đề mở rộng đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch, nhà nước cần có những chính sách để phát triển đội ngũ này, ví dụ như mở thêm một số trường đào tạo về du lịch một cách bài bản, ở Việt Nam chưa có một trường đại học nào đào tạo riêng về vấn đề Du Lịch, chỉ là một khoa trong một trường hoặc trường dưới dạng trung học chuyên nghiệp. Vì vậy chính phủ Việt Nam cần có sự đầu tư hơn nữa trong việc đào tạo nguồn lực một cách bài bản về chuyên ngành này. Điều thứ hai không kém phần quan trọng là nâng cao chuyên môn du lịch cho nguồn nhân lực du lịch bằng những cách có thể đầu tư nguồn nhân lực cho đi đào tạo ở những nước phát triển du lịch trong khu vực như Thái Lan, Singapore...

Tổng cục du lịch Việt Nam trong năm 2005 đã phối hợp với Uỷ Ban Châu Âu tổ chức buổi giới thiệu dự án phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam do EU tài trợ. Theo đó, dự án đào tạo các kỹ năng cho 13 nghề ở trình độ cơ bản thuộc hai lĩnh vực lữ hành và khách sạn. Trong 4 năm từ 2004-2008 thông qua khoảng 200 khoá đào tạo, sẽ có hơn 2500 cán bộ giám sát và giáo viên được đào tạo để tập huấn các kỹ năng nghề cho những lao động làm việc trong ngành khách sạn, lữ hành. Ngân sách giành cho dự án này à 12 triệu Euro. Chúng ta phải tiếp tục thu hút những dự án như thế cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, bắt kịp với các nước khác, đặc biệt là đội ngũ hùng hậu và chuyên môn giỏi của Thái Lan.

1.9. Tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các nước trong khu vực

Ngành du lịch nước ta còn non trẻ và thua xa các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy một trong những biện pháp nhằm phát triển du lịch của nước ta là tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các nước khác, đặc biệt là các nứơc trong khu vực. Một phần là qua quá trình hợp tác phát triển chúng ta sẽ học tập được những kinh nghiệm quý báu của các nước đó để có thể có các làm du lịch chuyên nghiệp. Hơn nữa, khi hợp tác phát triển du lịch, sẽ giảm được chi phí tiến hành du lịch. Một trong những thế mạnh mà chúng ta cần khai thác là hành lang Đông Tây và các nước ASEAN qua đường bộ và đường thuỷ. Chúng ta cần đẩy mạnh hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, tiêu vùng sông Mê Kông mở rộng, tiểu vùng sông Mê Kông- Sông Hằng, hợp tác 3 nước Việt Nam- Lào- Campuchia, Việt Nam- Lào- Thái Lan…Những hợp tác du lịch này là để nhằm khai thác tối đa hàng lang Đông Tây và thu hút khách du lịch hơn nữa đến với mình. Ví dụ của quá trình hợp tác này là những nước cùng hợp tác để mở tour xuyên quốc gia với những khách quốc tế như tour Việt Nam- Lào- Campuchia, Việt Nam- Lào- Thái Lan, hay mở tour du lịch dọc sông Mêkông của các nước cùng khu vực, như vậy sẽ tăng tính cạch tranh đối với du lịch trong toàn khu vực nói chung và phát triển hơn đối với du lịch Việt Nam nói riêng.

2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp

Trước thềm WTO, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong việc thu hút khách quốc tế. Gia nhập WTO sẽ là một phép “thử lửa”, một cuộc cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài và phần thắng nghiêng về các tập đoàn nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm về quản lý và kinh doanh. Đứng trước tình hình đó các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch phải có những bước cải tiến đáng kể để không bị “bại trận” ngay tại “sân nhà”. Sau đây tác giả xin đưa ra một số giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và lữ hành

2.1. Đối với đơn vị kinh doanh lưu trú

Để phục vụ tốt cho nhu cầu ăn ở, nhu cầu không thể thiếu của du khách và để Việt Nam trở thành điểm dừng chân quen thuộc và tin cậy của du khách Quốc tế, các cơ sở lưu trú, nhất là các khách sạn, luôn phải đổi mới nhiều mặt.

2.1.1. Các cơ sở lưu trú cần đảm bảo vấn đề vệ sinh, thẩm mỹ, tiện nghi để phục vụ du khách

Điều ấn tượng đầu tiên của khách du lịch khi bước chân vào 1 khách sạn đó là họ sẽ quan sát xem khách sạn đó có sạch sẽ không. Điều thứ hai họ quan tâm là khách sạn đó có đáp ứng được các nhu cầu tiện nghi để phục vụ mình hay không. Điều thứ ba là khách sạn đó có giá trị thẩm mỹ hay không. Chính vì vậy các cơ sở lưu trú muốn làm hài lòng và gây được ấn tượng tốt với du khách thì cần phải lưu ý đến ba vấn đề ở trên và có những biện pháp để đáp ứng những nhu cầu đó.

2.1.2. Chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ

Chất lượng phục vụ khách du lịch đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú chủ yếu ở đội ngũ nhân viên của khách sạn. Đội ngũ nhân viên của khách sạn phải được tuyển chọn kỹ càng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, có kiến thức về văn hoá và xã hội của Việt Nam và khách quốc tế để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách, ví dụ như khi khách có những thắc mắc cần được giải đáp thì phải có thái độ lịch thiệp và trả lời một cách nhiệt tình. Hơn nữa đội ngũ nhân viên khách sạn cần có những hiểu biết về tập quán, thói quen, tập quán, khẩu vị khác nhau hoặc có thói quen đặc biệt hay những điều cấm kỵ, bởi vì khách quốc tế đến từ mọi miền từ thế giới nên có sự đa dạng về nền văn hoá cũng như thói quen, khẩu vị ẩm thực. Ví dụ như nếu du khách quốc tế đến từ nước Ấn Độ thì trong thực đơn của họ chắc chắn không thể có món thịt bò. Nếu có những hiểu biết như vậy, du khách sẽ cảm thấy rất đựơc trọng và có ấn tượng tốt.

2.1.3. Giữ mối liên hệ thường xuyên với các công ty lữ hành và bộ phận nghiên cứu thị trường

Giữ mối liên hệ thường xuyên với các công ty lữ hành và bộ phận nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được số lượng khách đến Việt Nam để có kế hoạch sắp xếp, chuẩn bị phòng và các dịch vụ cần thiết. Tuy nhiên các khách sạn cần phải

nắm bắt được thông tin thực tế chính xác chứ không phải là lượng thông tin ảo, nhất là thông tin từ các công ty lữ hành vì các công ty lữ hành thường có xu hướng đặt phòng trước khi nắm bắt được số lượng khách chính xác của họ nên khi số lượng khách không như dự tính sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của khách sạn. Điều này sẽ được giải quyết nếu các đơn vị kinh doanh lưu trú có quan hệ tốt và lâu dài với các công ty lữ hành. Như thế , một phần sẽ nắm được thông tin một cách cụ thể, chính xác, mặt khác sẽ có những lượng khách ổn đinh, lâu dài.


2.1.4. Xây dựng các chính sách về giá phù hợp

Do thị trường khách luôn có sự thay đổi theo mùa du lịch nên các khách sạn có thể rơi vào tình trạng thừa hoặc thiếu khách sạn. Để giữ chữ “tín” đối với du khách, kể cả trong lúc khách sạn thiếu phòng, cũng không nên tự ý nâng giá phòng, sẽ gây nên sự thiếu tin tưởng đối với du khách. Bên cạnh đó, trong lúc khách sạn vắng khách, cần phải có những chính sách nhằm thu hút khách du lịch như giảm giá, khuyến mãi thêm những dịch vụ kèm theo…để tình hình kinh doanh của cơ sở mình luôn ổn định

2.1.5. Tăng cường chính sách quảng cáo

Chủ động có những chính sách thu hút khách du lịch bằng hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, các kênh truyền hình trong nước và quốc tế, trên mạng internet. Ngoài ra, mỗi lượt khách quốc tế ra về, nên có những phamplet, bruchore, những tạp chí quảng cáo cơ sở của mình đưa cho khách dưới nhiều hình thức, có thể kèm theo những món quà nho nhỏ để vừa làm hài lòng du khách, đồng thời chính những vị khách này sẽ là nguồn quảng cáo hữu hiệu với những khách du lịch khác.

2.1.6. Liên kết để hình thành hiệp hội khách sạn

Các khách sạn cần sớm liên kết để hình thành một hiệp hội khách sạn để hỗ trợ nhau về kinh nghiệm đồng thời tạo được tính chuyên nghiệp trong cách làm, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Khi hiệp hội khách sạn được hình thành, thì có thể thống nhất giá cả giữa các khách sạn có cùng chất lượng và tránh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022