35
số khía cạnh: về tri thức, năng lực, động cơ, thái độ, sức khỏe, ý chí, phẩm chất, ý thức trách nhiệm, đạo đức... Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá nhân tố chủ quan, phát huy nhân tố chủ quan trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Song, nhân tố chủ quan, phát huy nhân tố chủ quan vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra những giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát huy nhân tố chủ quan trên những phương diện nhất định. Trong những công trình đó, nhiều tác giả nhấn mạnh đến các giải pháp, như: phát triển giáo dục đào tạo, coi trọng lợi ích của đội ngũ giảng viên, vấn đề chính sách xã hội, tạo môi trường lao động v.v.. nhằm phát huy hết tri thức, năng lực, tạo động cơ, thái độ, ý chí, đạo đức, phẩm chất, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, góp phần phát triển cơ quan, đơn vị. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào đề cập đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân độ nhân dân Lào hiện nay một cách khái quát dưới góc độ triết học. Vì vậy, đề khắc phục khoảng trống về mặt lý luận và mặt thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu của những công trình đi trước, để có cái nhìn rò hơn về những lý do vì sao vấn đề phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tao sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân Lào lại quan trọng đối với chất lượng đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Lào nói riêng, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Lào ngày nay và tương lai nói chung. Do đó, hướng nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề này trong luận án là hoàn toàn mới.
Các công trình trên đề cập tới nhiều vấn đề về con người, nhân tố con người và vai trò của nó; điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan và vai trò của nó đối với quá trình giáo dục, đào tạo ở các cơ quan đơn vị quân đội, nhà trường trong và ngoài nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Mặc dù vậy, do đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhau và chưa có công trình nào nghiên cứu về phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở phạm vi các học viện thuộc Quân đội nhân dân Lào. Vì vậy,
36
tác giả đã kế thừa, vận dụng, sáng tạo và phát triển nội dung các công trình trên vào đề tài nghiên cứu của mình, đó là: “Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào hiện nay”.
Kế thừa những giá trị mà các công trình trước, luận án tiếp tục đi sâu phân tích những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận án góp phần làm rò khái niệm chủ quan, nhân tố chủ quan, khách quan, điều kiện khách quan, phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Thực Trạng Phát Huy Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Trong Đào Tạo Sĩ Quan Ở Các Học Viện Quân Đội Nhân Lào
- Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Giải Pháp Phát Huy Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Trong Đào Tạo Sĩ Quan Ở Các Học Viện Quân Đội
- Khái Quát Những Kết Quả Nghiên Cứu Chủ Yếu Của Các Công Trình Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Những Yếu Tố Cơ Bản Trong Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Các Học Viện Quân Đội Nhân Dân Lào
- Thực Chất Phát Huy Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Trong Đào Tạo Sĩ Quan Ở Các Học Viện Quân Đội Nhân Dân Lào
- Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 9
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Thứ hai, luận án phân tích và luận giải về thực chất và nhân tố tác động đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên, phân tích vai trò phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân nhân Lào.
Thứ ba, luận án đánh giá thực trạng phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào, đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy hiệu quả nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào.
Tác giả thực hiện luận án Tiến sĩ của mình theo hướng này nhằm góp phần vào trong nhận thức và tổ chức thực hiện phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
37
Tiểu kết chương 1
Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan là vấn đề cấp bách, cần thiết đối với các Học viện Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Nhưng để phát huy hiệu quả nhân tố chủ quan cũng cần phải tìm hiểu và nghiên cứu khai thác những công trình có liên quan đến vấn đề này, cả về vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp, cả ở trong nước và ngoài nước để làm cơ sở trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài luận án của mình. Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu của tác giả; nhìn chung, đã có không ít công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nhân tố chủ quan, phát huy nhân tố chủ quan trong đào tạo sĩ quan; những công trình đó góp phần làm rò tầm quan trọng của nhân tố chủ quan, phát huy nhân tố chủ quan và góp phần làm rò về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp trên một số phương diện nhất định. Đó là những công trình công phu, nghiêm túc, có giá trị và là tài liệu tham khảo bổ ích đối với tác giả luận án. Với công trình của mình, tác giả luận án mong muốn sẽ góp phần không chỉ làm rò hơn một số vấn đề lý luận về phát huy nhân tố chủ quan trong phát triển, trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay mà còn nghiên cứu phân tích làm rò thực trạng trong vấn đề này và cung cấp những giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để có thể áp dụng trong thực tiễn nhằm phát huy nhân tố chủ quan trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện quân đội nhân dân Lào một cách hiệu quả trong thời gian tới.
38
Chương 2
PHÁT HUY NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN Ở CÁC HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
2.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN Ở CÁC HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO - KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN
Nhân tố chủ quan là những khái niệm phản ánh một cách khái quát, tổng hợp những mặt cơ bản nhất trong hoạt động của con người. Bất kỳ một chủ thể nào khi nhận thức và hoạt động thực tiễn cũng đều phải tính đến những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Bởi vì nhận thức được điều kiện khách quan và phát huy được nhân tố chủ quan sẽ giúp mỗi con người hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả. Vì vậy, nhân tố chủ quan, điều kiện khách quan và mối quan hệ biện chứng giữa chúng là vấn đề quan trọng trong cả nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người nói chung, đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL nói riêng.
2.1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan
Khi nghiên cứu khái niệm “nhân tố chủ quan” cần phải làm rò một số khái niệm sau:
Khái niệm “chủ quan”, theo Đại từ điển Tiếng Việt, chủ quan là “Cái thuộc về bản thân mình, về cái vốn có của mình; phân biệt với khách quan” [84, tr.394]. Ta có hiểu rằng: Những tính chất, yếu tố phụ thuộc vào chủ thể và thuộc về chủ thể là chủ quan. Song, cần phân biệt rằng không phải tất cả những tính chất, những yếu tố phu thuộc vào chủ thể và thuộc về chủ thể đều là chủ quan, có thứ thuộc về chủ thể chưa chắc đều là chủ quan.
Khái niệm chủ quan dùng để chỉ những tính chất, yếu tố phụ thuộc vào chủ thể và thuộc về chủ thể. Hiện nay cũng vẫn còn những ý kiến khác nhau
39
về khái niệm cái chủ quan. Có tác giả cho rằng, cái chủ quan chỉ thuộc về ý thức, chỉ có trong chủ thể; có quan niệm đồng nhất "cái chủ quan" với ý niệm, hoặc với chủ thể; cũng có tác giả lại mở rộng khái niệm "cái chủ quan" và cho rằng "cái chủ quan" bao hàm cả những cái nằm ngoài chủ thể. Rò ràng, hoạt động của con người nói chung, cũng như toàn bộ sản phẩm của hoạt động đó bao giờ cũng chứa đựng, mang dấu ấn của cái chủ quan. Tuy nhiên, không thể coi tất cả những cái mang dấu ấn chủ quan (nằm ngoài chủ thể) là thuộc về cái chủ quan. Ý thức là yếu tố quan trọng, song, nếu chỉ có ý thức, tư tưởng, như C.Mác đã nhận xét, không thể đưa người ta vượt ra ngoài trật tự thế giới cũ.
Theo quan niệm của triết học Mác - Lênin, chủ quan là cái thuộc về chủ thể nhưng nó không đồng nhất với ý thức - dù ý thức là một bộ phận quan trọng của cái chủ quan. Chủ quan là tất cả những gì phụ thuộc vào chủ thể, hoặc được chủ thể sử dụng như một bộ phận hữu cơ của chủ thể để tác động vào khách thể. Chủ quan bao giờ cũng lấy khách quan làm cơ sở, làm tiền đề cho tồn tại và hành động của mình. V.I.Lênin khẳng định: “Khái niệm (=con người), với tư cách là cái chủ quan, lại lấy cái tồn tại khác tồn tại tự nó (=giới tự nhiên độc lập đối với người) làm tiền đề” [97, tr.228]. Như vậy, chủ quan không chỉ bao gồm ý thức mà còn bao gồm cả thể lực và những yếu tố thuộc về hoạt động của chủ thể tác động vào khách thể.
Chủ quan, thực chất là sự tái hiện những thuộc tính, những đặc trưng, những quy luật của cái khách quan vào ý thức của chủ thể, được chủ thể tiếp thu, chọn lọc, cải biến; từ đó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của chủ thể. Nếu C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến ở trong đó” [14, tr.35] thì chủ quan là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức và vật chất trong một chủ thể khi quan hệ với khách thể. Bất cứ cái gì nằm trong ý thức, ý chí và năng lực hoạt động thực tiễn của chủ thể được coi là chủ quan. C.Mác đã khẳng định: “Thật vậy, tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết.
40
Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [9, tr.181].
Chủ quan “Là một phạm trù triết học chỉ tất cả những gì ở bên trong chủ thể, thuộc về chủ thể hoặc được chủ thể sử dụng như một bộ phận hữu cơ của mình trong hoạt động đạt mục đích nhất định” [64, tr.16].
Mặc dù, có nhiều quan điểm khác nhau về chủ quan. Song, rò ràng hoạt động của con người nói chung, cũng như toàn bộ sản phẩm của hoạt động đó bao giờ cũng chứa đựng, mang dấu ấn của chủ quan. Tuy nhiên không thể coi tất cả những dấu ấn chủ quan (nằm ngoài chủ thể) là thuộc về chủ quan.
Khái niệm “nhân tố chủ quan”. Nhân tố chủ quan nhấn mạnh những đặc trưng về phẩm chất chính trị, đạo đức, hình thành nên thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, lập trường, thái độ chính tri, thái độ lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, ý chí, tác phong ứng xử, năng lực hành động… ở con người với tư cách là chủ thể. Trong hoạt động của con người không phải những gì thuộc về con người đều là nhân tố chủ quan. Những thuộc tính, phẩm chất, năng lực tham gia trực tiếp vào hoạt động của chủ thể mới được coi là nhân tố chủ quan.
Như vậy, có thể nhận thấy đặc trưng của nhân tố chủ quan là: trực tiếp tham gia vào hoạt động của chủ thể; chỉ đạo, điều chỉnh, định hướng cho hoạt động của chủ thể; giúp cho chủ thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể; làm cho hoạt động của chủ thể có hiệu quả. Từ đặc trưng đó có thể thấy rằng, ý thức của chủ thể là một bộ phận quan trọng cấu thành nội dung của khái niệm nhân tố chủ quan nhưng không phải là ý thức nói chung mà chỉ những bộ phận ý thức trực tiếp tham gia vào hoạt động của chủ thể. Nhân tố chủ quan không phải là ý thức nói chung mà là cái ý thức đã trở thành sự chỉ đạo và phương châm của hoạt động. Nói cách khác, đã biến thành đặc điểm nhất định của hành vi hoạt động của chủ thể. Nội dung của ý thức ấy bao gồm tri thức, tức là sự hiểu biết của chủ thể về giới tự nhiên và xã hội được chủ thể tích lũy trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn.
41
Cùng với tri thức, đó là những quan điểm, tư tưởng tạo thành niềm tin, ý chí của chủ thể, là ý chí quyết tâm của chủ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn. Tất cả những phẩm chất này luôn ảnh hưởng đến hoạt động của chủ thể theo những chiều hướng khác nhau. Nếu tri thức đúng đắn; nếu những tư tưởng, quan điểm phù hợp với tiến bộ xã hội; nếu niềm tin, ý chí quyết tâm được hình thành trên những quan điểm, tư tưởng, tri thức khoa học thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động của chủ thể, làm cho hoạt động của chủ thể có hiệu quả. Ngược lại, nếu tư tưởng, quan điểm sai lầm, phiến diện; nếu những niềm tin và sự quyết tâm mù quáng; nếu tri thức phản khoa học sẽ cản trở hoạt động của chủ thể, làm cho hoạt động của chủ thể kém hiệu quả, dễ dẫn đến những sai lầm. Như vậy, có thể nói, tri thức, quan điểm, tư tưởng, niềm tin và ý chí quyết tâm của chủ thể hòa quyện, thống nhất với nhau tạo thành nhân tố chủ quan.
Thuộc về nhân tố chủ quan không chỉ là ý thức của chủ thể mà còn là bản thân hoạt động của chủ thể. Nhờ có quá trình hoạt động, chủ thể mới có thể hiện thực hóa được ý thức của mình. Quá trình hoạt động của chủ thể không phải là một quá trình tự phát mà luôn mang theo những mục đích nhất định. Mục đích chính là động lực cho hoạt động của chủ thể. Mục đích của chủ thể không ngừng biến đổi, nhờ đó nó thúc đẩy hoạt động của chủ thể. Do đó, có thể nói, lịch sử chính là quá trình con người theo đuổi mục đích của mình ở những giai đoạn khác nhau, với những cấp độ khách nhau.
Nhân tố chủ quan không chỉ được cấu thành bởi ý thức của chủ thể và bản thân hoạt động của chủ thể mà còn bao gồm cả phẩm chất, trạng thái thuộc về năng lực thể chất của chủ thể. Vì nhân tố chủ quan tạo ta tính chủ động, tích cực trong hoạt động của chủ thể nên nhiều người chỉ nhấn mạnh vai trò của ý thức với sự hình thành nhân tố chủ quan mà xem nhẹ yếu tố năng lực thể chất của chủ thể. Năng lực thể chất chính là điều kiện, là tiền đề để chủ thể hoạt động và phát huy được vai trò tích cực của ý thức trong hoạt động của mình.
42
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu một cách khái quát, nhân tố chủ quan là tất cả những mặt, những yếu tố, những thuộc tính thuộc về chủ thể, được chủ thể huy động vào hoạt động nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Nhân tố chủ quan luôn được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các điều khách quan. Cùng một chủ thể, nhân tố chủ quan có thể khác nhau trong mối quan hệ với điều kiện khách quan khác nhau. Với những hoạt động khác nhau, nhân tố chủ quan của những chủ thể xác định có những biểu hiện khác nhau. Trong mối quan hệ với điều kiện khách quan, ở những giai đoạn khác nhau nhân tố chủ quan có những biểu hiện khác nhau. Đây là cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học giúp tác giả tiếp cận đúng đắn nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL hiện nay.
Khái niệm “khách quan”, theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, khách quan là tất cả những gì bên ngoài chủ thể, tồn tại độc lập với chủ thể, là đối tượng nhận thức của chủ thể, được chủ thể sử dụng vào trong hoạt động thực tiễn. Khách quan chỉ cái gì tồn tại bên ngoài ý thức con người và không phụ thuộc vào ý thức con người. Tác giả thống nhất với nhiều tác giả khác rằng: Những tính chất, yếu tố không phụ thuộc vào chủ thể, tồn tại ngoài chủ thể là khách quan. Tuy nhiên, không thể đồng nhất khách quan với điều kiện khách quan hay thế giới vật chất nói chung. Vật chất bao giờ cũng có tính chất khách quan, nhưng mọi cái khách quan lại không thể quy về vật chất được. Bởi vì, khách quan ở đây được xem xét trong tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể và còn được hiểu bao hàm cả những cái thuộc về ý thức đóng vai trò là những khách thể mà con người tác động vào và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể. Như vậy tính khách quan của những hiện tượng tinh thần trên không thể chỉ hiểu như tính khách quan của vật chất đối với ý thức, mà phải hiểu nó là khách quan đối với một chủ thể cụ thể. Khách quan không chỉ là những hiện tượng vật chất, mà còn là những hiện tượng tinh thần, tồn tại ngoài chủ thể, không phụ thuộc vào chủ thể.