Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Giải Pháp Phát Huy Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Trong Đào Tạo Sĩ Quan Ở Các Học Viện Quân Đội

19


chọn phương pháp giảng dạy hiệu quả; Thứ ba, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác... Qua đó, các nhà quản lý cũng như người giảng viên trẻ nhận thức rò vấn đề này để có những biện pháp thích hợp bồi dưỡng, rèn luyện và phát huy vai trò của tư duy lý luận, làm cơ sở cho nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo tác giả, tư duy lý luận là tư duy ở cấp độ cao, dựa trên các công cụ là khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận hướng tới phân tích, tổng hợp, khái quát để tìm ra bản chất, quy luật của hiện thực khách quan, từ đó định hướng, hướng dẫn hoạt động thực tiễn của con người và sáng tạo tri thức mới. Những năm gần đây, các quan điểm, chủ trương phát triển giáo dục của Đảng đều đề cao vai trò của đội ngũ những người làm công tác giáo dục, xem đó là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục. Là một bộ phận cấu thành đội ngũ nhà giáo, đội ngũ giảng viên trẻ là lực lượng kế cận, là những trí thức mới vào nghề, với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, đội ngũ này đang ra sức tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên làm chủ tri thức khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, do tuổi đời và tuổi nghề còn ít, sự tích luỹ tri thức và kinh nghiệm chưa nhiều nên trình độ và năng lực sư phạm của họ còn hạn chế. Trước sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng đang đặt ra nhu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, trong đó có sự tham gia đóng góp tích cực của đội ngũ giảng viên trẻ. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ một cách nhanh chóng, hiệu quả, trước hết phải quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện và phát huy vai trò to lớn tư duy lý luận của họ vì: 1) tư duy lý luận giúp cho đội ngũ giảng viên trẻ ngày càng nhận thức thấu đáo tri thức khoa học chuyên ngành và các khoa học khác. 2) tư duy lý luận giúp người giảng viên trẻ có điều kiện tìm tòi, lựa chọn phương pháp giảng dạy hiệu quả. 3) tư duy lý luận giúp cho giảng viên trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác. 4) tư duy lý luận là điều kiện để người giảng viên trẻ tiếp tục học tập, rèn luyện nâng cao hơn nữa phương

20


pháp tư duy biện chứng duy vật. 5) tư duy lý luận là cơ sở giúp cho đội ngũ giảng viên trẻ rèn luyện để ngày càng hoàn thiện phẩm chất, nhân cách, năng lực sư phạm.... Từ những phân tích trên cho thấy tư duy lý luận có một vai trò hết sức to lớn. Do đó, để nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên trẻ cần phải quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện và nâng cao năng lực lý luận của họ.

Trần Duy Rô Nin, “Nâng cao tri thức chính trị của đội ngũ giảng viên ở Trường Chính trị tỉnh Nghệ An” [65]. Tác giả đã cho rằng: để thực hiện được yêu cầu đó phải không ngừng nâng cao tri thức chính trị, trước hết là cho đội ngũ giảng viên của Trường chính trị. Bởi vì, đội ngũ giảng viên này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương, cơ sở. Trước những yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới đất nước về chiều sâu, thời cơ và thách thức đan xen nhau trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác, tình hình chính trị - xã hội đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường, thì việc nâng cao tri thức chính trị cho đội ngũ giảng viên các Trường chính trị nói chung, đội ngũ giảng viên Trường chính trị Nghệ An hiện nay nói riêng là yêu cầu bức thiết và cấp bách hơn lúc nào hết. Hiện nay, 100% giảng viên của Trường đều có trình độ đại học, cơ bản đã đạt trình độ thạc sĩ, phải nói rằng đây là ưu điểm nổi trội của đội ngũ giảng viên của nhà trường. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng vẫn còn một số ít giảng viên kiến thức chưa rộng và thiếu chiều sâu. Kinh nghiệm chính trị của hầu hết đội ngũ giảng viên trong trường là rất cơ bản, có bản lĩnh chính trị, đặc biệt là rất tự tin trong quá trình xử lý kỹ năng sư phạm. Tuy nhiên, cũng còn không ít giảng viên, chủ yếu là giảng viên trẻ chưa trải qua thực tiễn cuộc sống phức tạp, cho nên tính mẫn cảm cũng như độ nhạy bén trong xử lý tình huống sư phạm còn rất lúng túng. Sự hấp dẫn trong các bài giảng thông qua nghệ thuật diễn giảng còn thiếu, còn yếu…Hạn chế về tri thức chính trị, ảnh hưởng không nhỏ tới chuyên môn giảng dạy của đội ngũ giảng viên, đó là hạn

21


chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Biểu hiện, việc triển khai các đề tài khoa học thường chậm so với kế hoạch đặt ra. Chất lượng của một số đề tài mới chỉ dừng lại ở mức đạt yêu cầu. Việc đưa kết quả nghiên cứu các đề tài vào ứng dụng còn rất lúng túng, hiệu quả chưa cao. Hoạt động nghiên cứu thực tế còn thiếu tính chủ động. Suy cho cùng, mọi hậu quả đều có nguyên nhân của nó trong đó nguyên nhân chủ quan có ý nghĩa quyết định, đó là do năng lực trình độ của một số giảng viên còn hạn chế cả về lý luận, thực tiễn, khả năng sư phạm chưa cao và sự kém hiểu biết về tri thức chính trị, về năng lực lãnh đạo, quản lý chuyên môn. Xuất phát từ thực tế đó, việc nâng cao trình độ tri thức chính trị cho đội ngũ giảng viên Trường chính trị tỉnh Nghệ An hiện nay là rất cần thiết, là tất yếu khách quan, vừa có ý nghĩa quyết định vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính cơ bản lâu dài. Cụ thể là: Trường có kế hoạch tạo nguồn giảng viên lâu dài cho các khoa chuyên môn, đảm bảo đúng ngành, đúng nghề. Tiếp tục đánh giá, lựa chọn, bố trí, kiện toàn, củng cố đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Từng bước cải tiến việc hội giảng bằng cách giảng viên không chọn bài giảng cụ thể, tăng cường thao giảng cấp khoa, đánh giá và báo cáo hội đồng khoa học nhà trường để có hướng sử dụng giảng viên chính xác. Khuyến khích giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn phục vụ giảng dạy, đa dạng hoá các hoạt động khoa học, nâng cao năng lực tư duy độc lập của từng giảng viên. Xây dựng kế hoạch hợp lý để hàng năm đội ngũ giảng viên đi nghiên cứu thực tế cơ sở, kiểm tra kiến thức lý luận, bổ sung kiến thức thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn. Có chế độ kiểm tra thường xuyên giảng viên thực hiện bài giảng về nội dung, thái độ và trách nhiệm, phương pháp trong giảng dạy. Củng cố và tăng cường bộ phận tư liệu, thư viện vì đây là nơi cung cấp nguồn thông tin cơ bản cho hoạt động chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nguyễn Mỹ Linh, “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ hiện nay” [50]. Tác giả đã cho rằng vấn đề nghiệp vụ sư phạm hay năng lực sư

22

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 4


phạm của giảng viên nói chung, giảng viên trẻ nói riêng ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay nhiều khía cạnh còn cần được xem xét. Việc tuyển dụng giảng viên trẻ chưa theo một quy trình thống nhất. Ở một số trường đại học, cao đẳng, việc tuyển dụng giảng viên trẻ do bộ môn phụ trách gần như hoàn toàn chủ động; khoa và phòng ban có liên quan là phòng tổ chức và hội đồng tuyển dụng đóng vai trò xem xét và thẩm định là chủ yếu. Thế nhưng, có nơi, việc tuyển dụng giảng viên trẻ lại do trưởng khoa, thậm chí là ban giám hiệu quyết định.

Bên cạnh đó vẫn còn những trường đại học, cao đẳng tuyển dụng giảng viên còn mang tính hình thức. Thực tế cho thấy, ở một số đơn vị chỉ tuyển dụng giảng viên trẻ là những người đã có bằng Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ chứ không chú trọng đến kỹ năng nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy cũng như phương pháp sư phạm mà họ truyền đạt cho sinh viên. Ngoài ra, một số khóa học cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên có rất ít tiết thực hành. Yêu cầu chưa thật sự cao về phần thực hành, việc thực tập sư phạm đích thực vẫn không được tiến hành là những gì đã và đang tồn tại.

So với trước đây, số giảng viên trẻ được chuyển về phụ trách các môn phương pháp, lý luận dạy học bộ môn khá nhiều. Bản thân giảng viên trẻ có thể có nhiều năng lực, nhiệt huyết nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế giảng dạy nên tạo ra cảnh thiếu vắng dần những giảng viên kỳ cựu, xuất sắc và bản lĩnh về nghiệp vụ sư phạm “đi đầu” rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ.

Thực trạng trên do những nguyên nhân sau: Hai xu hướng cơ bản dễ nhận thấy là, một số trường đại học trên thế giới và Việt Nam có khuynh hướng tuyển những chuyên gia, nhà khoa học hay người có chuyên môn khoa học vững vàng và sâu sắc.

Mặt khác, một số lại rất muốn tuyển dụng những nhà khoa học yêu thích công việc giảng dạy để trở thành người huấn luyện, chia sẻ, đào tạo.

23


Chuyên môn của họ vững vàng bảo đảm chất lượng công tác đào tạo, dạy học

để tạo ra những thế hệ giảng viên xuất sắc.

Ngược lại, nhiều trường đại học lại thích tuyển dụng hay sử dụng những giảng viên xuất sắc trên bình diện thực hành. Có thể không đạt tiêu chí về bằng cấp cao nhất như học vị tiến sĩ hay thạc sĩ, nhưng những chuyên gia thực hành hay ứng dụng này có thể đào tạo, huấn luyện thế hệ học sinh bằng những bài học kinh nghiệm thực tiễn, cách thức làm việc hiệu quả hay kỹ năng, kỹ xảo cần có.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, thực trạng về nghiệp vụ sư phạm của giảng viên còn hạn chế chủ yếu ở cách dạy còn nặng về các kỹ thuật trình chiếu mà xem nhẹ các ý tưởng sư phạm, thiếu sức cuốn hút, thiếu sự liên hệ sâu sắc giữa giờ giảng với thực tiễn nghề nghiệp và không truyền cảm hứng sáng tạo đến người học. Quan niệm nội dung nghiệp vụ sư phạm là trách nhiệm của giảng viên bộ môn phương pháp giảng dạy còn khá phổ biến ở một bộ phận giảng viên. Trong khi bộ môn phương pháp giảng dạy lại chưa phát huy hết hiệu quả của mình. Nguyên nhân trước hết là ở nhận thức của giảng viên sư phạm còn xem nhẹ kỹ năng nghề nghiệp bởi thiếu sức cạnh tranh trong chuyên môn trong khi chương trình đào tạo đã lạc hậu.

Có thể thấy, năng lực còn hạn chế ở giảng viên trẻ, yếu về kỹ năng và phương pháp sư phạm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều giảng viên trẻ còn lúng túng trong việc lên lớp, thuyết trình trước sinh viên. Đồng thời năng lực nghiên cứu khoa học cũng còn nhiều hạn chế. Việc phát triển chương trình dạy học còn nhiều thụ động, giáo trình cũ không còn phù hợp với thực tế hiện nay.

Phạm Minh Hạc, “Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” [35]. Tác giả đã làm rò vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

24


giáo dục Việt Nam để phục vụ hiệu quả việc phát triển con người, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trần Văn Tùng, “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng - kinh nghiệm của thế giới” [88]. Tác giả bàn về kinh nghiệm phát triển, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học - công nghệ, sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số nước châu Âu, châu Á; chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng hiện có của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trần Khánh Đức, “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” [33]. Tác giả đã làm rò vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong phát triển con người nói chung và nguồn nhân lực đất nước nói riêng; làm rò khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Tác giả cho rằng, khâu đột phá để phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là phải đổi mới, cải cách giáo dục và đào tạo.

Bunlon Saluôisắc,“Chất lượng đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo sĩ quan của Quân đội Nhân dân Lào hiện nay” [8]. Tác giả đã trình bày khái quát về các Trường đào tạo sĩ quan của Quân đội Nhân dân Lào, làm rò cơ sở lý luận về khái niệm chất lượng, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo sĩ quan của Quân đội Nhân dân Lào; làm rò những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên đó; phân tích rò thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên và thực trạng công tác đào tạo đội ngũ giảng viên các Trường sĩ quân của Quân đội Nhân dân Lào; từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo sĩ quan của Quân đội Nhân dân Lào.

1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP PHÁT HUY NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN Ở CÁC HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO

Hoàng Anh, “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” [1]. Tác giả

25


đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó có một giải pháp quan trọng, đó là phát triển toàn diện đội ngũ giảng viên. Bởi vì, đội ngũ giảng viên là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thành công của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đối với bậc đại học ở Việt Nam hiện nay, tiêu chuẩn chung của giảng viên là có học vị từ thạc sỹ trở lên và có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo. Ở mức cao hơn, một số trường yêu cầu giảng viên phải có trình độ tin học và ngoại ngữ, hướng tới đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục và hội nhập quốc tế. Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý còn phải thể hiện được những đặc điểm riêng sau đây: Thứ nhất, có bản lĩnh chính trị vững vàng để bảo đảm nội dung bài giảng không đi chệch hướng và người giảng viên có đủ tâm thế tạo dựng lòng tin. Trong môi trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam, những phát ngôn thiếu cẩn trọng, thể hiện sự thiếu vững chắc về quan điểm, nhận thức chính trị, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thứ hai, các giảng viên phải đồng thời là nhà khoa học, thường xuyên có sản phẩm khoa học được công bố. Điều đó giúp cho họ một mặt có điều kiện làm sâu sắc hơn nội dung bài giảng của mình; mặt khác, có đủ bản lĩnh khoa học để trao đổi, thảo luận với học viên. Thứ ba, họ phải thường xuyên được tích lũy các trải nghiệm thực tiễn để bài giảng mang hơi thở của cuộc sống. Nghĩa là họ định kỳ tới các địa bàn thực tế phù hợp hoặc phải là cộng tác viên thường xuyên của các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực trực tiếp liên quan tới chuyên môn giảng dạy. Những bài giảng quá nhiều về lý thuyết, thiếu cái “tôi” trải nghiệm của người trong cuộc sẽ không có sức thuyết phục đối với học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Nguyễn Thị Thu Nga, “Vai trò và trách nhiệm của giảng viên trong vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam” [62]. Tác giả đã so sánh sự khác biệt giữa nền giáo dục của các nước phát

26


triển, có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Nhật bản, Singgapore, Úc, Anh và các nước châu Âu với các nước đang phát triển như Việt Nam. Ở Châu Âu, giáo dục đại học được coi là “thị trường giáo dục đại học”, còn sinh viên được coi là “khách hàng”. Điều này đã tác động mạnh đến nền giáo dục của các nước đang phát triển, chưa có sức cạnh tranh mà tiềm lực dồi dào như Việt Nam. Trong bài viết này, người viết tập trung vào vai trò và trách nhiệm của giảng viên khi thực hiện tự chủ trong giáo dục đại học gắn với trách nhiệm xã hội:

Một là, giảng viên có vai trò định hướng cho sinh viên tính tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội trong quá trình đào tạo. Giảng viên không chỉ là người cung cấp tri thức mà còn phải là người hướng dẫn sinh viên đến với tri thức, khoa học bằng đường đi ngắn nhất, tốt nhất và luôn luôn phải có sự sáng tạo. Tư duy sáng tạo được coi là một trong những yếu tố quyết định đi đến khẳng định tự chủ. Vai trò của người thầy dù ở cấp bậc nào cũng luôn luôn đứng ở vị trí tối cao.

Hai là, những điều kiện cần thiết để giảng viên phát huy tính tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội trong đào tạo đại học. Chúng ta đều biết rằng muốn nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì việc làm đầu tiên là phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Và muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy điều cần thiết là phải đảm bảo được những điều kiện sống và điều kiện làm việc ở mức độ nhất định để họ yên tâm và tập trung tốt nhất bảo đảm trọng trách sứ mệnh của mình. Tuy nhiên, mức lương thu nhập thì không thể đảm bảo. Cho nên, làm sao còn thời gian để giảng viên đầu tư vào nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên ngành cũng như tri thức ngoại ngữ…Tác giả kêu cọi phải có chính sách đãi ngộ phủ hợp cho đội ngũ giảng viên nhằm kích thích tính tích cực chủ động cho đội ngũ giảng viên trong vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo ở bậc đại học.

Vũ Thanh Xuân, “Nâng cao năng lực thực tiễn - Giải pháp tăng cường chất lượng giảng viên đào tạo, bồi dưỡng” [105]. Tác giả đã biện giải rò về

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí