Hoạt Động Của Bùi Kỷ Trên Lĩnh Vực Văn Hóa – Giáo Dục

ràng hơn so với các tác giả khác. Cũng theo gia phả của dòng họ Bùi Mễ Tràng - Châu Cầu và thân nhân gia đình cho biết, Bùi Kỷ sinh ngày 5-1-1887.

Về quê quán, hầu hết các tài liệu đều ghi Bùi Kỷ sinh tại Châu Cầu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm Bùi Kỷ sinh (tức năm 1887), xã Châu Cầu thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội. Năm 1890, tỉnh Hà Nam được thành lập, và xã Châu Cầu mới chỉ được chuyển về tổng Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm đầu thế kỉ XX.

Dựa vào việc phân tích các nguồn tư liệu trên, có thể khẳng định: Bùi Kỷ tự là Ưu Thiên, hiệu là Tử Chương, sinh ngày 5-1-1887 tại xã Châu Cầu, tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội (nay là phố Châu Cầu, phường Lương Khánh Thiện, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam).

Bùi Kỷ kết hôn với bà Lê Thị Sáu, con gái ông Tri phủ Ngái Trì và sinh được 5 người con là: Bùi Đen (mất sớm), Bùi Viêm (mất sớm), Bùi Anh, Bùi Thị Ngọc Tiêu và Bùi Diễm. Về sau, Bùi Kỷ còn lấy thêm một vợ nữa tên là Trần Thị Quý (bà Bảng Hai), người làng Tây Mỗ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nhưng hai ông bà không có con chung.

1.3. Quá trình lập thân của Bùi Kỷ

Bối cảnh lịch sử của đất nước, truyền thống của quê hương, dòng họ chính là chất xúc tác cho quá trình phấn đấu, lập thân của Bùi Kỷ sau này.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Châu Cầu, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng nên từ nhỏ, Bùi Kỷ đã được tiếp nhận vốn kiến thức Nho học sâu rộng từ ông nội Bùi Văn Quế và người cha là Bùi Thức. Ngoài ra, cũng giống như nhiều trí thức khác của giai đoạn này, ông đã chịu sự ảnh hưởng của hai nền giáo dục: Giáo dục Nho học và giáo dục Pháp - Việt, nên ngoài học chữ Nho, Bùi Kỷ còn tích cực tìm học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Vốn là những người có học thức nên cha cũng như ông nội của Bùi Kỷ hoàn toàn ủng hộ, tạo điều kiện cho Bùi Kỷ đi theo con đường học hành thi cử. Hơn nữa, truyền thống hiếu học của quê hương, dòng họ cũng khuyến khích “cậu ấm” Bùi Kỷ nỗ lực học tập, rèn luyện thành tài.

Ngày 31-5-1906, vua Thành Thái ra Chỉ dụ cải cách thi Hương, thi Hội, đưa vào chương trình một số môn thi mới như địa lý, pháp luật Đông Dương, chính trị, luận

chữ Hán, luận Quốc ngữ, dịch từ tiếng Pháp sang Quốc ngữ. Do có cả vốn kiến thức Nho học và Tây học nên trong lần đầu dự thi năm 1909, Bùi Kỷ đã vượt qua nhiều sĩ tử khác để trở thành một trong số 50 Cử nhân của khoa thi tại trường thi Hà Nam. Năm 1910, ông vào Huế thi Hội và thi Đình, và đỗ Phó bảng khi mới 23 tuổi9. Sau đó, Bùi Kỷ được bổ dụng chức Huấn đạo10, nhưng ông từ chối, lấy cớ là phải ở nhà phụng dưỡng cha và ông nội đều đã già yếu.

Tuy vậy, với trình độ cùng với danh tiếng của gia đình, Bùi Kỷ đã xin được vào học Trường Thông ngôn và đến tháng 2-1911, ông đã sang Pháp học tại Trường Thuộc địa (Ecole coloniale)11. Nhân dịp này ông đi nhiều nơi trong nước Pháp và các nước lân cận; ông cũng có dịp tiếp xúc với một số người Việt yêu nước và cách mạng đang lưu ngụ ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh. Sau khi tốt nghiệp tại Pháp và được nhận bằng Thành chung (Brevet), ông trở về nước. Dù được Tòa Thống sứ Bắc Kỳ cử giữ chức Tuần phủ12 nhiều lần nhưng ông đều từ chối. Bùi Kỷ không làm quan mà quyết định kinh doanh thực nghiệp, ông tổ chức cho gia đình mình sản xuất hàng thủ công xuất khẩu (bông vải, tre đan) nhưng tiếc là không đạt được kết quả khả quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Sau khi ông nội và cha qua đời (vào các năm 1913, 1915), ông sang Quảng Châu (Trung Quốc) hai năm. Về nước khi đã 30 tuổi, từ năm 1917, ông ra Hà Nội dạy


Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX - 4

9 Thi Đình năm 1910, quan Duyệt quyền là Lễ bộ Thị lang Mai Dực, Phủ doãn phủ Thừa thiên Từ Thiệp. Kỳ thi này có những thay đổi lớn về đề thi, nội dung đề thi, cách chấm thi so với trước. Theo đó: 20 điểm (Trạng nguyên), 18-19 điểm (Bảng nhãn), 16-17 điểm (Thám hoa), 13-14-15 điểm (Hoàng giáp), 10-11-12 điểm (Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân), 7-9 điểm (Phó bảng). Kết thúc kỳ thi, triều đình nhà Nguyễn lấy đỗ 19 phó bảng và 4 Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân.

10 Huấn đạo là viên học quan trông coi việc học hành tại phủ, huyện, châu. Lệ thuộc quan Bản khảo, Khảo hạch các sinh đồ, rèn tập các học sinh. Thời Nguyễn năm Gia Long thứ 2 (1803) bắt đầu đặt chức Huấn đạo ở các huyện, phẩm cấp cho ba hạng: hạng Nhất (Chánh thất phẩm), hạng Nhì (Tòng thất phẩm), hạng Ba (Chánh bát phẩm Văn ban).

11 Trường Thuộc địa do Auguste Pavie thành lập năm 1885 nhằm đào tạo 13 thanh niên Khmer được đưa sang Pháp. Từ năm 1889 trở đi Trường trở thành nơi đào tạo các viên chức Pháp để đưa đi cai trị các thuộc địa và từ năm 1896 trở đi sinh viên phải qua thi tuyển để vào như các trường lớn khác. Do nguồn gốc thành lập, Trường vẫn duy trì một ngạch bản xứ dành cho các thanh niên được Phủ Toàn quyền Đông Dương đặc biệt cấp học bổng gửi sang Pháp.

12 Tuần phủ là chức quan thuộc hàng Đốc phủ các tỉnh thời Nguyễn (quan đầu tỉnh). Tại một số tỉnh, các quan này kiêm lĩnh cả ấn triện Bố chính, Án sát. Thời Gia Long còn đặt chức Lưu thủ, Trấn thủ. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), bỏ các chức này mà đặt Tổng đốc, Tuần phủ.

học. Ông dạy tại các trường Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Pháp chính theo lối ký hợp đồng từng năm chứ không vào biên chế viên chức của “nhà nước bảo hộ”. Ngoài ra từ năm 1932, ông còn dạy cho hai trường tư thục là Văn Lang và Thăng Long. Bên cạnh đó, ông tích cực biên khảo, sáng tác, cộng tác với một số tờ báo ở Hà Nội như Nam Phong tạp chí, Khai Trí Tiến Đức tập san, Trung Bắc tân văn... Ông còn hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa xã hội của giới trí thức Hà thành như: Lễ truy điệu chí sĩ Phan Chu Trinh ở Hà Nội (1926), phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ (1938 – 1945)…

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Bùi Kỷ là một trong số những nhân sĩ trí thức được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tin tưởng giao nhiều trọng trách. Năm 1945, ông được Chính phủ mời giảng dạy cho sinh viên của Đại học Văn khoa mới được thành lập. Năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử Bùi Kỷ làm Ủy viên nhân dân Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 3, Hội trưởng Chi hội Liên Việt Liên khu 3, Hội trưởng Hội Văn hóa kháng chiến Liên khu 3. Sau khi hòa bình lập lại, ông là Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban bảo vệ hoà bình thế giới, Hội trưởng Hội Việt - Trung hữu nghị. Với những đóng góp to lớn cho cách mạng, Bùi Kỷ đã được chính phủ tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất. Ông mất ngày 19 tháng 5 năm 1960 tại Hà Nội, thọ 73 tuổi. Mộ của ông được xây cất tại Nghĩa trang Yên Kỳ, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội.


Tiểu kết chương 1

Đầu thế kỉ XX, dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh đó, phủ Lý Nhân (từ năm 1890 là tỉnh Hà Nam) cũng chịu sự thống trị của thực dân Pháp, đứng đầu là Thống sứ Bắc Kỳ. Cho đến đầu thế kỉ XX, một số thanh thiếu niên ở Hà Nam, ngoài nền giáo dục Nho học còn được tiếp xúc với nền giáo dục Pháp - Việt.

Trong điều kiện chung đó của đất nước, lại được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Châu Cầu, trong một gia đình có truyền thống hiếu học, nên ngay từ nhỏ, Bùi Kỷ đã

có ý thức học tập. Bùi Kỷ tích cực học chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Nhờ đó, ông đã đỗ Cử nhân năm 1909, rồi đỗ Phó bảng năm 1910. Mặc dù đỗ đạt nhưng trước thực tế đất nước đã mất độc lập vào tay thực dân Pháp, lại chịu sự ảnh hưởng con đường hoạn lộ của ông nội Bùi Văn Quế và cha Bùi Thức, Bùi Kỷ đã mạnh dạn từ chối làm quan dưới triều Nguyễn cũng như chính quyền thực dân Pháp.

Từ đầu thế kỉ XX, ông đã tham gia vào các hoạt động giáo dục – văn hóa rồi từng bước dấn thân vào con đường cách mạng, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn hóa kháng chiến và kiến quốc trong những năm kháng chiến chống Pháp.

CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA BÙI KỶ TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA – GIÁO DỤC‌

2.1. Người thầy tâm huyết với sự nghiệp giáo dục

Năm 1910, vượt qua nhiều thí sinh khác, Bùi Kỷ đỗ Phó bảng và trở thành một trong số 23 vị đại khoa của kì thi Đình do nhà Nguyễn tổ chức. Hầu hết các nho sĩ đỗ đạt cùng đợt với ông đều ra làm quan phục vụ triều đình như: Tiến sĩ Vương Hữu Phu (người Nghệ An) giữ chức Thừa chỉ trường Hậu bổ, Tiến sĩ Nguyễn Hàm (người Quảng Trị) giữ chức Thừa chỉ, Tòng sự trường Hậu bổ, Phó bảng Nguyễn Hồi (người Hà Tĩnh) làm Tri huyện Nam Đàn, Phó bảng Vũ Hành (người Quảng Nam) làm Tri phủ Hàm Thuận... Còn Phó bảng Bùi Kỷ lại từ chối chức Huấn đạo, một quyết định trái hắn với lệ thông thường vào thời đó. Lý do trực tiếp đưa đến quyết định này của Bùi Kỷ chính là vì ông nội và cha đã già yếu, nhưng nguyên nhân sâu xa là do ông không muốn làm quan trong hoàn cảnh đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. Cũng cần thấy rằng, khước từ làm quan đã là “nếp nhà” từ ông nội Bùi Văn Quế đến cha Bùi Thức, nên quyết định của Bùi Kỷ được gia đình tán thành.

Sau 2 năm du học ở Pháp, mặc dù đỗ bậc Thành Chung và được Tòa Thống sứ Bắc Kỳ cử giữ chức Tuần phủ nhiều lần nhưng ông đều từ chối. Điều này một lần nữa khẳng định tâm nguyện của ông muốn sống một cuộc đời thanh bạch, không màng tới quyền chức, danh lợi. Có thể nói, việc hai lần từ chối con đường “hoạn lộ” đã tạo ra ngã rẽ quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của ông. Hòa mình vào phong trào thực nghiệp đang sôi nổi của trí thức Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, Bùi Kỷ quyết định bước vào con đường kinh doanh thực nghiệp. Nhưng do hoạt động sản xuất kinh doanh không đạt được kết quả, lại có những hoài bão riêng, nên năm 1915, ông đã đi sang Trung Quốc mong tìm một hướng đi phù hợp. Trở về nước vào năm 1917, với trình độ học vấn sâu rộng, Bùi Kỷ hoàn toàn có thể nghĩ tới những vị trí nghề nghiệp cao trong xã hội. Tuy nhiên, là người thích phóng khoáng, ưa hoạt động tự do nên ông đã chọn nghề sư phạm.

Thời gian đầu sau khi từ Trung Quốc trở về, ông đã tổ chức dạy học ngay tại quê nhà. Năm 1917, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut thực hiện cải cách giáo

dục, cho phép tăng các trường học cũng như số lượng học sinh, sinh viên theo học. Trong điều kiện đó, Bùi Kỷ đã quyết định rời quê hương Hà Nam ra Hà Nội dạy học. Ông dạy Hán văn và Việt văn tại Trường Cao đẳng Pháp chính13 và Cao đẳng Sư phạm14. Mặc dù mỗi tuần các trường chỉ tổ chức dạy Việt văn vài giờ học nhưng các buổi học của thầy Bùi Kỷ vẫn để lại ấn tượng sâu sắc đối với các thế hệ học trò, đặc biệt là đối với sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Đây là ngôi trường được thành lập tại Hà Nội năm 1917, chuyên đào tạo giáo viên trong đó có ngành văn khoa cho bậc trung học. Trong thời gian đầu hoạt động của Trường, giảng viên phần lớn là người Pháp, Bùi Kỷ lúc đó là giảng viên người Việt duy nhất. GS. Nguyễn Lân15 nhớ lại: Trường “có tất cả 13 giáo sư, mà chỉ có một người Việt Nam là cụ Phó bảng Bùi Kỷ ”[54, tr. 12].

Ngoài việc giảng dạy tại các trường cao đẳng, từ khoảng năm 1932 trở đi, thầy Bùi Kỷ còn tham gia giảng dạy ở các trường tư thục, trong đó gắn bó nhất với Trường tư thục Thăng Long. Năm 1934, Hoàng Minh Giám cùng với một số nhà trí thức đương thời như Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Đặng Vũ Xích, Phạm Hữu Ninh, Nguyễn Cao Luyện, Nguyễn Dương... thành lập "Hội mở mang nền tư thục". Tên gọi này không mang tính chính trị nên Hội không bị chính quyền thực dân nghi ngại. Thực chất, đây là tập hợp một số nhà trí thức có tinh thần yêu nước và có thái độ phản kháng đối với chế độ thực dân đương thời. Họ quyết định mở trường dạy học để từ đó truyền bá tư tưởng của mình cho các trí thức trẻ. Vì vậy, nhóm bàn với Phạm Hữu Ninh khi đó đang là Hiệu trưởng Trường tư thục Thăng Long tiến hành mở mang hoạt động của Trường, nâng từ bậc Thành chung lên bậc Tú tài. Về sau,


13 Trường Hậu bổ được thành lập tại Hà Nội từ năm 1903, đến năm 1912 thì đổi tên thành Trường Sĩ hoạn, đến năm 1917 thì được đổi tên lần nữa thành Trường Pháp chính Đông Dương. Mục đích của Trường này là nhằm đào tạo quan lại theo “ngạch Tây”. Người theo học Trường này sau khi tốt nghiệp sẽ được bổ chức Tham biện (tức chuyên viên hành chính cao cấp) làm việc tại tòa Công sứ (tỉnh), tòa Khâm sứ (Trung Kỳ), tòa Thống sứ (Bắc Kỳ) hoặc tại dinh Toàn quyền Đông Dương.

14 Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương được thành lập năm 1917, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy các trường trung học.

15 Nguyễn Lân (1906 –2003) là nhà giáo, nhà biên soạn từ điển, nhà văn. Ông là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa Tâm lí học, Giáo dục học của hệ thống các trường sư phạm ở Việt Nam.

Hoàng Minh Giám lên làm Hiệu trưởng, đã mời nhiều trí thức yêu nước đến tham gia giảng dạy như Phan Thanh, Nguyễn Bá Húc, Phan Mỹ, Khuất Duy Các, Lâm Đăng Dụ, Trương Đình Sửu, Vũ Bội Liên, Hoàng Như Tiếp, Vũ Như Trình, Võ Nguyên Giáp...và có cả Phó bảng Bùi Kỷ. Điều này không có gì khó hiểu bởi Thầy Bùi Kỷ vốn nổi tiếng là người có kiến thức uyên thâm, chuẩn mực mô phạm, tính tình cương trực, yêu nước nên được Nhà trường hết sức tin tưởng.

Bùi Kỷ còn nổi tiếng bởi phong cách riêng. Trong lịch sử nền giáo dục Việt Nam hơn mười thế kỉ, đã chứng kiến nhiều phong cách dạy học rất lạ thường, như Thầy Sư Lộ có cách dạy học ngoài đường, Thầy Nhữ Phương dạy các môn khoa học ít phổ biến, còn thầy Bùi Kỷ lại dạy theo lối ký hợp đồng từng năm chứ không vào biên chế của Nhà nước bảo hộ. Như vậy, trước sau như một, Thầy vẫn muốn được là người tự do, không muốn dính líu đến chính quyền thực dân Pháp cho dù công việc dạy hợp đồng có phần bấp bênh hơn so với dạy biên chế.

Trên cương vị là một người thầy, Bùi Kỷ đã đem hết tài sức, trí tuệ của mình để góp phần vào mục tiêu chung của toàn dân tộc. Ông đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng các thế hệ học sinh, sinh viên, đồng nghiệp. Thầy Hoàng Gia Lịnh, giáo viên Trường tư thục Thăng Long từ năm 1938-1945 vẫn nhớ người bạn đồng nghiệp Bùi Kỷ có tính tình hài hước, lại am hiểu nho giáo [75, tr. 74]. Còn đối với Vũ Ngọc Khánh16, Thầy Kỷ là một người lưu tâm giữ gìn nét văn hóa truyền thống trong cách diện trang phục rất gần gũi, giản dị với “chiếc khăn đen đội đầu, cái áo

dài trắng, giữa bao nhiêu thầy giáo trẻ Âu phục chững chạc, hình ảnh thầy Bùi Kỷ là hình ảnh con người nho nhã, ung dung, gợi nhớ đến những vị tôn sư thời nho học...” [32, tr. 529]. Chính sự gần gũi, ân cần của thầy Kỷ đã giúp xóa tan khoảng cách giữa thầy và trò. Cũng từ đó, ông thường tranh thủ về Hà Nội, đến thăm Thầy và học Thầy.

Ông Hoàng Văn Môn17 có kể với chúng tôi câu chuyện mà ông được nghe người

đời nói về thầy Bùi Kỷ như sau: Hồi thầy Bùi Kỷ còn giảng dạy tại Hà Nội, có tên



16 Vũ Ngọc Khánh (1926 –2012), là một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa dân gian.

17 Hoàng Văn Môn (Bắc Môn), Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam, là người có nhiều nghiên cứu về truyền thống lịch sử, văn hóa Hà Nam. Hiện, ông đang sống tại thành phổ Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Chánh văn phòng phủ Thống sứ Bắc Kỳ tên là Alphonse theo học lớp Việt văn do ông phụ trách, với ý đồ hòa nhập ngôn ngữ Việt để dễ bề cai trị, bóc lột người bản xứ. Sắp tới kỳ thi mãn khóa, hắn có đến nói riêng với ông xin được giúp đỡ môn thi vấn đáp. Thầy Bùi Kỷ nói với anh ta: “Vào kỳ vấn đáp, nếu tôi có hỏi gì, anh cứ nhắc lại đúng câu tôi hỏi”. Đến khi anh này vào thi, thầy Kỷ đặt câu hỏi: “Em gái của vợ gọi bằng gì?”. Oái oăm thay, anh này lúng túng không biết trả lời ra sao. Bị trượt kỳ thi, anh ta mới đến gặp và trách cứ thầy Bùi Kỷ, thì thầy điềm tĩnh nhắc lại câu mà thầy đã nói cho anh ta từ hôm trước. Từ đó, không ai dám đến xin điểm thầy Bùi Kỷ nữa.

Theo tác giả, một phần vì nể viên quan Thống sứ, phần vì tình cảm thầy trò nên Bùi Kỷ nhận lời giúp đỡ và đã đặt một câu hỏi kiểm tra đơn giản cho Alphonse. Tuy vậy, qua việc đặt một câu hỏi “vừa dễ vừa khó” như vậy đối với một học sinh ngoại quốc cho thấy sự nghiêm nghị mà cũng rất thâm thúy của thầy Bùi Kỷ, khiến học trò dù có bị đánh trượt vẫn phải tâm phục khẩu phục.

Điều nổi bật nhất ở Thầy Bùi Kỷ chính là sự uyên thâm về Hán văn và Việt văn, nói như GS. Đặng Thai18 Mai thì thầy là bậc “Hán Pháp tinh thông”. Qua từng bài giảng của thầy, bao thế hệ học sinh, sinh viên đã được vun đắp tình yêu đối với tiếng Việt, với nền văn hóa dân tộc. Đó cũng chính là tâm nguyện, trăn trở lớn nhất của Thầy bởi hơn ai hết, Thầy Kỷ hiểu rất rõ âm mưu nô dịch văn hóa của thực dân Pháp tại các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam). Trong báo cáo tại Hội nghị thuộc địa năm 1906 có đoạn viết: “Giáo dục là một công cụ chắc chắn và mạnh

nhất trong tay người đi chinh phục... Chúng ta (tức là người Pháp) phải làm cho họ (tức là người Đông Dương) tiêm nhiễm tư tưởng của chúng ta, dạy cho họ biết tiếng nói của chúng ta và, do đó, phải bắt đầu làm việc này từ nhà trường, trước hết là cho trẻ em” [87, tr. 10]. Do vậy, nếu người Việt Nam không sáng suốt trong việc đào tạo thế hệ trẻ thì rất dễ làm mất đi nền tảng căn bản, truyền thống cội nguồn của dân tộc. Đối với Thầy, giảng dạy Việt văn và Hán văn lúc ấy là lựa chọn một phương tiện giúp cho các học trò sinh trưởng trong chế độ thực dân, đang đi vào


18 ĐặngThai Mai (1902 – 1984), là một nhà giáo, nhà văn, nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỉ XX.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí