Nét Văn Hóa Điển Hình Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay.


thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, Tâm Việt đang nâng cao ưu thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

Những nét văn hoá ứng xử.

Phong cách làm việc của Tâm Việt là làm việc tốt nhất hoặc không làm. Khi một ai đó xây dựng một khoá học hay một môn học mới, bạn phải nghiên cứu và có những kiến thức sâu sắc về nó. Một cách làm việc của Tâm Việt là sự kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi. Họ cho rằng, không thể sáng tạo nếu không thư giãn.

Cách giao tiếp ở Tâm Việt hoàn toàn là một môi trường mở. Mọi người thích trao đổi trực tiếp với nhau hơn. Mọi người được khuyến khích giao tiếp cởi mở và chân thành tại bất kỳ cuộc họp nào.

Cách ứng xử giữa các nhân viên. Tâm Việt là một gia đình có tổ chức. Không khí và môi trường làm việc ở đây giống như một gia đình. Điều này tạo cho các thành viên cảm giác gắn bó như anh chị em. Mọi người quan tâm đến nhau và không bao giờ đặt điều nói xấu người khác sau lưng.

2. Nét văn hóa điển hình của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn lại chặng đường lịch sử phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam từ thế kỉ XIX khi mà người Pháp triển khai để khai thác thuộc địa cho họ đến nay khi mà chúng ta đã bước vào sân chơi chung toàn cầu, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì: hiện nay chứa có một nghiên cứu đầy đủ nào về văn hoá doanh nghiệp và việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam nhưng các doanh nghiệp cũng đã và đang hình thành những nét văn hoá mang bản sắc riêng. Ít nhất chúng ta cũng có thể quan sát điều đó qua yếu tố bên ngoài như thương hiệu, lòng tin của đối tác kinh doanh. Trên thực tế, nhiều


doanh nghiệp đã xây dựng được mô hình văn hóa ảnh hưởng vào khách hàng và tạo lòng tin cho khách hàng quốc tế như công ty Kinh Đô, Bitis... hay như FPT, Tâm Việt mà chúng ta vừa nghiên cứu trên. Các doanh nghiệp mới thành lập cũng như các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động từ rất lâu càng ngày càng nhận thấy vai trò quan trọng của văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và đặc biệt khi chúng ta tham gia thị trường toàn cầu thì việc xây dựng cho mình một nền văn hoá riêng là hết sức cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tuy nhiên cũng phải nhìn vào thực tế rằng hiện nay Việt Nam có hơn

230.000 [10] doanh nghiệp mà phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém. Khi mở cửa nền kinh tế, vấn đề cạnh tranh về nguồn lực cho sản xuất kinh doanh đặc biệt là nguồn nhân lực ngày càng khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài với thương hiệu mạnh, chính sách lương ưu đãi để thu hút lao động sẽ thu hút nguồn lao động chất lượng cao về phía họ. Những vấn đề này có liên quan mật thiết tới vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp đang được trao đổi sôi nổi trên các diễn đàn của các doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên thái độ của các doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề xây dựng văn hoá mới chỉ dừng ở mức quan tâm chứ chưa coi đó là bài toán là vấn đề sống còn của doanh nghịêp (chỉ trừ một số ít doanh nghiệp đã xây dựng được văn hoá riêng cho mình ngay từ khi mới thành lập). Nguyên nhân là do có một số hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp, môi trường làm việc đều bất cập dẫn đến có cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp, nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn....

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 9

Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, nền văn hóa doanh nghiệp nước ta có những hạn chế, những khuyết điểm nhưng cũng không thể phủ nhận nỗ lực của các doanh nghiệp trong suốt quá trình xây dựng và hình thành nên nền văn hóa riêng của doanh nghiệp mình và góp


phần vào xây dựng một nền văn hóa chung mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Đến nay, nền văn hoá doanh nghiệp Việt Nam đã và đang trong quá trình hoàn thiện mình và mang một số nét đặc trưng cơ bản sau:

1. Từ công cuộc đổi mới đến nay, nền văn hoá doanh nghiệp ở nước ta đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa mục đích kinh doanh và phương pháp kinh doanh. Về mục đích kinh doanh, đã dần hình thành mục đích kinh doanh mới: mục đích kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với công cuộc chấn hưng kinh tế đất nước, vì lợi ích của cả cá nhân, gia đình và lợi ích của toàn dân tộc. Đương nhiên, tranh thủ lợi nhuận tối đa là động cơ thúc đẩy ý chí kinh doanh của các doanh nghiệp và của mỗi doanh nhân, vì vậy chúng ta đã có sự quan tâm thích đáng tới lợi ích chung cũng như lợi ích riêng của mỗi cá nhân từng doanh nghiệp. Khác với doanh nhân các nước kinh tế phát triển, và cũng không nên bị nhìn nhận như giai cấp bị bóc lột, doanh nhân nước ta thời nay cũng có nỗi nhục của một dân tộc kiên cường thông minh mà vẫn chịu cảnh lạc hậu và kém phát triển. Mỗi doanh nghiệp phát triển không chỉ vì bản thân doanh nhân mà còn vì sự nghiệp phát triển của quê hương đất nước. Mục đích ấy đang được thể hiện rõ nét hơn trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như được thể hiện trong số các doanh nghiệp có hàng hóa được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Một kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW phối hợp với tổ chức JICA của Nhật, tiến hành với 481 doanh nghiệp trong khuôn khổ dự án Ishikawa năm [1], khi được hỏi về động cơ kinh doanh, tỉ lệ trong các câu trả lời là: “muốn làm gì có ích cho xã hội” (chiếm 41,4%), “muốn tự quyết định công việc của mình” (chiếm 27,3%), “muốn phát huy tối đa khả năng của mình” (chiếm 13,5%), 16,4% do: “muốn tiếp tục công việc của gia đình hiện nay”, “muốn kiếm nhiều tiền hơn” (chiếm 9,7%), 5,1% cho rằng “công việc trước đây không còn thích hợp nữa”. Như vậy, hai nhóm động cơ chính là trách nhiệm của doanh nhân trước cộng đồng(41,4%) và phát huy năng lực cá


nhân (23.7% +13,5% = 37,2%) chứng tỏ nhận thức đúng đắn của doanh nhân trong kinh doanh và vượt trội hơn nhiều so với mục đích làm giàu. Điều này cho thấy ý thức của doanh nhân Việt Nam về trách nhiệm xã hội rất cao. Họ kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì lợi ích xã hội và lòng tự hào dân tộc. Về phương pháp kinh doanh tức là bằng cách nào, nguồn lực nào để doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh của mình, thì các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước gắn hiệu quả trong kinh doanh với tính nhân văn, đó là sự tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín với khách hàng.... Đặc điểm này của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam được tiếp thu từ tinh hoa văn hóa doanh nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới từ những mô hình văn hóa lâu đời như Mỹ, Nhật, Châu Âu đến những nền văn hóa đang phát triển mạnh mẽ như các nước Châu Á. Ngày nay, chúng ta bước vào sân chơi toàn cầu, uy tín và thương hiệu không đơn thuần là của riêng doanh nghiệp mà đó còn là uy tín, là thương hiệu của cả một quốc gia, vì vậy, nền văn hoá doanh nghiệp Việt Nam cũng phải xây dựng trên cơ sở những đòi hỏi và thực tiễn của đất nước.

2. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đang được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh và tính nhân văn trong kinh doanh. Những năm đầu của thế kỉ XXI về trước, khi Việt Nam chưa thực sự hội nhập sâu rộng thì cách làm ăn, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng của lối văn hoá truyền thống, văn hóa doanh nghiệp vẫn còn mang những nét phong cách văn hóa nông nghiệp, tác phong kinh doanh có văn hoá, tuân thủ pháp luật chưa đi vào đời sống thương trường. Hiện tượng doanh nghiệp kinh doanh theo lối làm ăn chụp giật, không có chiến lược phát triển lâu dài, vi phạm hoặc lách luật để làm giàu vẫn còn rất phổ biến không những ở trong nước mà cả trên trường quốc tế, hàng loạt các vụ kiện đã xảy ra: cá tra, cá basa, tôm.... Tuy nhiên các doanh nghiệp này không tồn tại được lâu, người tiêu dùng quay lưng lại với những sản phẩm kém chất lượng và ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như sự an toàn của họ. Các doanh


nghiệp vẫn kinh doanh theo chủ nghĩa thực dụng, dùng mọi thủ đoạn để đoạt lợi nhuận cao, thậm chí siêu lợi nhuận, bất kể việc làm đó có hại cho người khác, các thủ đoạn làm giàu bất chấp tình nghĩa, thậm chí làm giàu trên sự đau khổ của đối tác, trên sự phá sản của những doanh nghiệp yếu thế. Có thể thấy rõ nhược điểm này của doanh nghiệp nước ta trong nhiều trường hợp như cạnh tranh bất hợp pháp, tranh giành thị trường, đáng phê phán nhất là thủ đoạn hạ giá, phá giá khi xuất khẩu hàng hóa.

Bước sang bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực hiện nay, khi cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hóa diễn ra gay gắt, chúng ta đề cao việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp lại càng phải đề cao hơn nữa tính tập thể và truyền thống đoàn kết dân tộc trong kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hịên nay làm ăn kinh doanh không phải đạt được hiệu quả bằng bất cứ giá nào mà coi nhẹ giá trị nhân văn: tôn trọng con người, bảo vệ môi trường. Có thể thấy rõ điều này qua việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO của các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như gần đây, các doanh nghiệp dệt may và dày da chịu nhiều sức ép từ phía các khách hàng Châu Âu, Mỹ... đòi hỏi họ phải có các hệ thống quản lý phù hợp với ISO 9000, ISO 1400, SA 8000. Cho đến nay, số lượng các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này càng tăng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thế giới.

Một đặc điểm quan trọng trong nét văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nữa đó là: nâng cao tinh thần dân tộc trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đề cao ý chí tự lập, tự cường, sức vươn lên của mỗi doanh nghiệp, đồng thời huy động tính cộng đồng, tinh thần truyền thống “chị ngã em nâng” của dân tộc. Đồng thời chúng khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động xã hội, như xóa đói giảm nghèo, cứu trợ đồng bào thiên tai và tham gia các hoạt động từ thiện....Tuy nhiên, bên cạnh một số ít các doanh nghiệp thấy được vai trò quan trọng của cộng đồng


các doanh nghiệp thì có một sự thật đáng buồn là trong bối cảnh hội nhập này, các doanh nghiệp vẫn thiếu một sự chia sẻ, cùng chung sống của các doanh nghiệp thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Một ví dụ điển hình đó là: Ngành du lịch Việt Nam hiện đang đứng trước một thực tế đáng buồn là không có sự ủng hộ từ các doanh nghiệp liên quan. Ông Hồ Việt Hà (Vụ trưởng cụ kế hoạch tài chính - tổng cục du lịch) [17] thừa nhận rằng: không có cách gì để kêu gọi các khách sạn, các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, ngành hàng không tham gia vào kế hoạch giảm giá cho các tour du lịch quốc tế đến Việt Nam. Các doanh nghiệp đòi hỏi nếu họ giảm giá thì phải được bù lỗ. Một lợi nhuận chung, một cơ hội chung cho các doanh nghiệp liên quan nhưng đã không nhận được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhìn ra bên ngoài, giới doanh nhân Trung Quốc được biết đến với tinh thần cộng đồng cao, người Nhật Bản được vị nể và đánh giá cao bởi chữ tín, còn doanh nghiệp Việt Nam lại chưa tạo được một điểm nhấn, một hình ảnh đẹp với đối tác nước ngoài. Trong thời đại ngày nay, khi mọi ranh giới gần như đang dần bị xoá nhoà bởi tiến bộ khoa học kĩ thuật thì cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tạo dựng một hình ảnh chung của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế.

3. Hình thành và phát huy văn hóa doanh nghiệp dựa trên yếu tố con người làm trung tâm. Đó là vì phát triển doanh nhân không chỉ tăng vốn, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động mà còn phải tạo ra môi trường văn hóa doanh nghiệp tiến bộ cũng là tạo ra một sức mạnh tổng thể cố kết và cổ vũ người lao động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo với niềm tin, một lý tưởng cao đẹp. Văn hóa doanh nghiệp là lý tưởng và các nguyên tắc chi phối hành động của doanh nghiệp cũng như của mỗi thành viên là giá trị tạo nên nguồn lực cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Trình độ nhân lực của nước ta còn thấp hơn so với yêu cầu càng làm nổi bật ý nghĩa hết sức cấp bách của việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người trong khi


xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Giai đoạn đầu hội nhập, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài từ các nước như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc đầu tư vào nước ta, họ có những chính sách, môi trường phù hợp để thu hút và coi trọng nhân tài, vì vậy nguồn lao động có tay nghề phần lớn đều trở thành nhân viên trung thành của các công ty này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nước ta đã coi con người là yếu tố quan trọng nhất, là tài sản quí giá nhất mà cần phải trân trọng và giữ gìn. Như bà Vũ Anh, trưởng bộ phận nhân sự của công ty Vina Game cho hay: ngoài môi trường làm việc tốt, chính sách nhân sự tốt thì con người là yếu tố hàng đầu mang tính trọng tâm và cốt lõi để làm nên sự thành công của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn tạo cho nhân viên của mình môi trường làm việc thuận lợi nhất, có khả năng phát huy tính sáng tạo, tích cực và năng động của con người trong kinh doanh, và coi việc nâng cao tố chất của con người là điều kiện quan trọng đầu tiên, là tiền đề để phát triển doanh nghiệp.

4. Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam gắn chặt với văn hóa doanh nhân. Cũng như các nền văn hóa điển hình khác trên thế giới, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam chịu sự chi phối và ảnh hưởng rất lớn của văn hoá người lãnh đạo. Họ là những người đề xướng và sáng lập ra, đeo đuổi và bảo vệ những giá trị văn hoá cho doanh nghiệp của mình. Thực tiễn cho thấy, doanh nhân nước ta hiện nay có những đặc điểm rất khác so với doanh nhân của các nước khác. Họ cũng kinh doanh vì lợi nhuận nhưng điều quan trọng hơn là đa số họ đều là những doanh nhân trẻ, cũng đau nỗi đau, chịu chung nỗi nhục của một dân tộc mất nước có tiềm năng lớn mà vẫn chịu cảnh nghèo nàn lạc hậu. Bên cạnh việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh, họ cũng nặng lòng với xã hội, góp phần vào hoạt đông từ thiện, góp phần giảm bớt nỗi đau của những người bị thiên tai và hậu quả của chiến tranh. Giới doanh nhân nước ta đang ngày càng tự hoàn thiện mình, nâng cao trình độ, đổi mới tư duy, năng động sáng tạo, dám mạo hiểm và chịu rủi ro, luôn bức xúc với hiện trạng, có “máu


làm giàu”, có hoài bão xây dựng sự nghiệp. Đặc biệt phát huy trí tuệ của doanh nhân trẻ, doanh nhân nữ được coi trọng, thực hiện bình đẳng giới và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân nữ phát triển trong kinh doanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022