Khái Quát Những Kết Quả Nghiên Cứu Chủ Yếu Của Các Công Trình Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án

27


năng lực thực tiễn là đòi hỏi khách quan đối với đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể: xuất phát từ đặc trưng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, từ nhu cầu thực tế của người học, từ sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành và từ thực trạng năng lực thực tiễn của đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng. Theo tác giả, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên thường xuyên được quan tâm, đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã được nâng cao về chất lượng chuyên môn và phương pháp sư phạm. Tuy nhiên, năng lực thực tiễn của đội ngũ giảng viên còn hạn chế, số giảng viên trẻ chiếm tỷ lệ lớn nhưng đa số còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng vào thực tế giảng dạy… Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do thiếu sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với các cơ quan sử dụng cán bộ công chức, thiếu chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên thông qua hoạt động thực tiễn hàng năm cũng như thiếu sự chủ động tự đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tao, bồi dưỡng. Qua phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp sau: 1) Thống nhất nhận thức về tầm quan trọng và yêu cầu của việc nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng. 2) Cần có quy định về tiêu chuẩn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đối với giảng viên đào tao, bồi dưỡng. 3) Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn. 4) Xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đủ mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy việc nâng cao năng lực thực tiễn cho giảng viên.

Nguyễn Tiến Đạo, “Nghiên cứu các giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới” [30]. Tác giả đã làm rò quan niệm, vai trò, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Trong đó

28


làm rò về tiêu chuẩn và 03 nhiệm vụ của giảng viên, đó là: nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; quản lý đào tao, bồi dưỡng, nhiệm vụ học tập, đặc biệt là việc học tập nâng cao trình độ. Đề tài cũng phân tích rò những điểm khác biệt cơ bản của đội ngũ giảng viên Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức với đội ngũ giảng viên các trường đại học, học viện khác. Trên cơ đó, đề tài đã đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên Trường đào tao, bồi dưỡng cán bộ công chức - Bộ Nội vụ, làm rò trình độ, kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở phương hướng đã đưa ra đề tài đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; cụ thể là: Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả của công tác lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường; thực hiện chế độ nghiên cứu thực tế và yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên cơ hữu của trường đi thực tế ở cơ sở; đổi mới nội dung, chương trình và tài liệu bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong các giải pháp mà đề tài đưa ra đã nhấn mạnh: phải có chế độ ưu đãi cho đội ngũ giảng viên trong học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, để đội ngũ giảng viên không ngừng rèn luyện, học tập tăng cường năng lực nghiên cứu và giảng dạy; đồng thời kết hợp với việc đi nghiên cứu thực tế, đảm bảo thời gian nghiên cứu thực tế hàng năm; kết quả nghiên cứu thực tế phải được vận dụng phù hợp, thiết thực vào giảng dạy và được tích lũy để góp phần nâng cao kiến thức cho giảng viên.

Nguyễn Xuân Anh, “Chất lượng giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” [2]. Tác giả đã trình bày khái quát về các trung tâm bồi dưỡng chính trị và giảng viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa; làm rò quá trình phát triển của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị và vai trò và đặc điểm của giảng viên, quan niệm về chất lượng giảng viên và các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên ở các Trung tâm bồi dưỡng chính

29


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

trị ở tỉnh Thanh Hóa; đánh giá đúng thực trạng chất lượng giảng viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa; đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giảng viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Phan Mạnh Toàn, “Nhân tố chủ quan trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” [811]. Tác giả đã phân tích vai trò của Đảng Cộng sản Viêt Nam, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ của nhân dân với tư cách là nhân tố chủ quan quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là cần thiết. Đảng và Nhà nước vừa có vai trò lãnh đạo, tổ chức và quản lý mang tính sáng tạo không thể thay thế, quần chúng nhân dân là chủ thể thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực sinh động. Khi “ý Đảng” và “lòng dân” cùng nhất trí và đồng thuận sẽ tạo nên sức mạnh không gì lay chuyển nổi. Việc phát huy vai trò của những nhân tố chủ quan đó là yêu cầu không thể thiếu, bởi nó không chỉ là “bà đỡ” cho những điều kiện, tiền đề của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được tạo lập mà còn chủ động can thiệp trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan để khắc phục những mặt trái, những khuyết tật của thị trường, bảo đảm cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” từng bước trở thành hiện thực. Để phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản sau:

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 5

Một là, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba là, nâng cao năng lực làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

30


Dương Thị Thanh Xuân, “Nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao” [104]. Tác giả đã làm rò một số giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giảng viên. Theo mục tiêu cụ thể của giáo dục đại học được xác định trong Luật Giáo dục đại học (2013) là “Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo” [104]. Để đạt được mục tiêu đó, chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố có vai trò quyết định. Cơ chế quản lý, nội dung chương trình, cách thức kiểm tra đánh giá,…đều được hiện thực hóa thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, giảng viên.

Để có được đội ngũ giảng viên đạt những tiêu chí như trên, về phía nhà quản lý phải: Một là, xác định việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu cấp bách, sống còn, quyết định chất lượng đào tạo, uy tín đơn vị và sự tín nhiệm của xã hội đối với sản phẩm của đơn vị đào tạo. Hai là, thay vì quản lý hành chính, cần chuyển mạnh sang quản lý chất lượng một cách chuyên nghiệp, coi trọng năng lực thực tế của giảng viên, trong đó có cả năng lực nhận thức, năng lực giảng dạy và nghiên cứu. Tạo môi trường học thuật dân chủ, sáng tạo để thúc đẩy tính tích cực của mỗi giảng viên trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Tôn trọng phản biện xã hội và các ý kiến từ phía giảng viên và học viên. Ba là, tạo điều kiện để giảng viên được trải nghiệm, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao năng lực từ chính quá trình giảng dạy trên lớp và nghiên cứu khoa học. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, sàng lọc giảng viên, dần dần lựa chọn và phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng ngày càng tốt hơn. Có chế độ khuyến khích, đãi ngộ kịp thời cả về vật chất và tinh thần đối với các giảng viên có sáng kiến đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu. Bốn là, xây dựng bộ khung tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên một cách khách quan, khoa

31


học, trong đó có ít nhất 3 nhóm đối tượng được tham gia đánh giá: nhà quản lý, giảng viên và học viên. Tiêu chí đánh giá phải đo được thực chất trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên, đồng thời bám sát tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định trong Thông tư 36/2014/TTLT- BGDĐT-BNV của liên bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Năm là,lựa chọn nguồn giảng viên từ những sinh viên xuất sắc, cán bộ chuyên ngành có trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm. Có chiến lược lựa chọn, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý và đãi ngộ xứng đáng. Sáu là, kết hợp công nghệ với kỹ năng quản lý chuyên môn, nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp và nhân văn.

Về phía giảng viên: Trước hết, cần xác định việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn là yêu cầu tất yếu; vừa là trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp vừa là vấn đề quyết định vị trí công tác, mức độ tín nhiệm của sinh viên, đồng nghiệp và nhà quản lý đối với giảng viên; tự ý thức về lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của mình, tránh tâm lý an phận, tự thoả mãn. Hai là, xác định việc tự học tập, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của bản thân. Thường xuyên tự đào tạo, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tri thức, kỹ năng; có tư duy mở, linh hoạt, chủ động tiếp cận tri thức, phương pháp mới; lựa chọn, thử nghiệm và tự đánh giá phương pháp, kỹ năng đào tạo của mình. Đây được xem là khâu cốt yếu, bởi mọi biện pháp quản lý sẽ không đạt kết quả mong muốn nếu tự bản thân giảng viên không nỗ lực trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Các công cụ quản lý, xét đến cùng không thể thay thế sự nỗ lực tự thân của mỗi giảng viên. Mặt khác, kiến thức của nhân loại luôn được bổ sung, làm mới, nếu không bắt kịp với xu thế phát triển mạnh mẽ của tri thức và công nghệ nói chung và trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói riêng, giảng viên sẽ ngày càng trở nên lạc hậu, thậm chí bị đào thải. Ba là, để nâng cao năng lực giảng dạy của mình,

32


mỗi giảng viên cần xác định những đặc điểm chuyên môn do mình phụ trách, biết lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên môn, với từng đơn vị kiến thức thuộc chuyên môn đó; nắm bắt được đặc tính, sở thích và khả năng thích ứng của người học với những phương pháp giảng dạy khác nhau; thường xuyên tiếp cận những xu thế của thời đại trong học tập và phát triển cũng như công nghệ học tập, giáo dục, và đào tạo... Kỹ năng giảng dạy của giảng viên phải linh hoạt, không chỉ dừng ở truyền thụ kiến thức mà phải bồi dưỡng kỹ năng ngành nghề để người học sau khi ra trường có thể thực hành nghề nghiệp được ngay, đáp ứng nhu cầu xã hội. Bốn là, coi việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học là một động lực thúc đẩy bản thân giảng viên mau tiến bộ. Thường xuyên tìm tòi, mạnh dạn áp dụng cách thức tổ chức dạy học, phương pháp đào tạo tích cực, chủ động, giúp sinh viên tiếp cận, lĩnh hội tri thức cũng như khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức trong thực tiễn. Sự say mê, lòng nhiệt tình và trách nhiệm nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu của mỗi giảng viên.

Nguyễn Văn Hòa, “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên trong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [37]. Tác giả đã khái quát những giải pháp cơ bản phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên trong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Trước hết, phải xây dựng môi trường lợi ích hài hòa gắn với giáo dục sự nhận thức đúng đắn về lợi ích cho đội ngũ giảng viên. Thứ hai, xây dựng môi trường dân chủ và kỷ luật gắn với nâng cao năng lực thực hành dân chủ và kỷ luật của đội ngũ giảng viên. Thứ ba, xây dựng môi trường sư phạm quân sự gắn với nâng cao phẩm chất trí tuệ của đội ngũ giảng viên trong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Vò Thị Mai, “Phương pháp dạy học trong các trường Đảng ở Trung Quốc” [52]. Tác giả nêu rò: Hiện nay, mỗi bộ, ngành ở Trung Quốc đều có các phân hiệu trường đảng riêng, nhưng đều thống nhất về yêu cầu, nội dung,

33


phương pháp. Nội dung đào tạo gồm có: Cơ sở lý luận: Kiên trì chủ nghĩa Mác, Tư tưởng Mao Trạch Đông, trọng tâm là lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết “ba đại diện” của Giang Trạch Dân, thuyết “Xây dựng xã hội hài hòa” của Hồ Cẩm Đào. Mục đích của quá trình giảng dạy là giúp học viên nắm vững kiến thức để vận dụng vào công việc của mình. Từ kinh nghiệm của các trường Đảng ở Trung Quốc tác giả đã có một vài kiến nghị về công tác giảng dạy trong các trường Đảng ở Việt Nam hiện nay.

Uthong Phếtxảlạt, “Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [922]. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; làm rò quam niệm của Đảng, chính sách của Nhà nước, nội dung và hình thức nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; đánh giá thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghiề ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian qua; từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong nhiều năm tới.

Phuvông Unkhămxền, “Nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy mới ở Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào” [67]. Tác giả đã trình bày khái quát về quá trình giảng dạy và học tập ở Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào trong thời gian qua; nêu lên vai trò chủ đạo của Học viện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay; làm rò những nội dung nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy mới ở Lào; từ đó đề xuất những nhân tố nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy mới ở Học viện trong những năm tới.

1.4. KHÁI QUÁT NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nêu trên đã cung cấp những thông tin dưới nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau.

34


Thứ nhất, nhìn chung các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nêu trên đã luận giải các vấn đề lý luận cơ bản về nhân tố chủ quan, phát huy nhân tố chủ quan. Các công trình nghiên cứu đó đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những vấn đề về nhân tố chủ quan, phát huy nhân tố chủ quan, đặc điểm, tầm quan trọng của nhân tố chủ quan và việc phát huy nhân tố chủ quan trong đào tạo sĩ quan; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát huy nhân tố chủ quan... Các tác giả đều thống nhất nhận định, nhân tố chủ quan, phát huy nhân tố chủ quan là nhân tố quyết định tính tích cực, tự giác cho hành động của mỗi cá nhân, con người.

Về cơ bản, các tác giả nghiên cứu khá phong phú về khái niệm, vai trò, và mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, vai trò nhân tố chủ quan trong quá trình giáo dục, đào tạo hiện nay. Tuy nhiên, về mặt lý luận, các công trình nghiên cứu kể trên chưa nêu bật được mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan với điều kiện khách quan trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào, chưa đưa ra những phương hướng, định hướng và giải pháp cụ thể phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào. Về mặt thực tiễn, chưa có một công trình nào nghiên cứu đẩy đủ và chi tiết về thực trạng phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào. Vì vậy, chưa có cái nhìn cụ thể phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan. Đồng thời, các tác giả chưa đưa ra được hệ thống các mục tiêu, phương hướng và giải pháp thiết thực, có khả năng áp dụng trên thực tế phù hợp, nhằm giải quyết vướng mắc trong việc phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào hiện này.

Thứ hai, một số công trình đã phân tích những ưu điểm, hạn chế và xác định những vấn đề đang đặt ra trong việc phát huy nhân tố chủ quan ở những phương diện nhất định. Có những công trình nghiên cứu, khảo sát thực trạng liên quan đến vấn đề nhân tố chủ quan, phát huy nhân tố con người trên một

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí