luận án khi tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng giáo dục các giá trị văn hóa GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
Đặng Phương Kiệt, Gia đình Việt Nam những giá trị truyền thống và các vấn đề tâm - bệnh lý xã hội [65]. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết đánh giá xác thực về những truyền thống quý giá của gia đình Việt Nam, những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời hiện đại, vấn đề giáo dục gia đình… được các tác giả nghiên cứu từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như: văn hoá, tâm lý, giáo dục, mỹ học, lịch sử… Ngoài những nội dung về gia đình nêu trên, cuốn sách cũng đã khắc họa được bức tranh hiện thực về một số vấn đề “bệnh lý xã hội” đã và đang xuất hiện trong một bộ phận các gia đình Việt Nam hiện nay như: những bất hòa trong đời sống vợ chồng, ly thân, ly hôn, quan hệ cha mẹ - con cái, các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em… cùng những thách thức mà gia đình phải vượt qua để phát huy tốt các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình mới, GĐVH.
Nguyễn Thế Long, Gia đình - Những giá trị truyền thống [70]. Dưới góc độ của nhà giáo dục và xã hội học, tác giả Nguyễn Thế Long đã trình bày những bài tiểu luận ngắn các quan điểm của mình về những giá trị truyền thống văn hóa của gia đình và dân tộc mà ngày nay cần phải kế thừa, phát huy trong xây dựng gia đình mới, GĐVH. Trong cuốn sách, tác giả cho rằng, giáo dục con em tiếp thu và phát huy giá trị truyền thống lâu đời của gia đình là việc làm cần thiết và rất quan trọng trong xây dựng gia đình và đất nước hiện nay. Nội dung giáo dục bao gồm các giá trị truyền thống như: truyền thống hiếu học và “Tôn sư trọng đạo”; truyền thống đạo đức; truyền thống tâm linh và truyền thống thẩm mỹ... Theo ông, những nội dung giáo dục trên chính là giá trị truyền thống lâu đời của một gia đình, một dòng họ, nó có một sức mạnh vô hình thúc giục, động viên mọi người trong gia đình, dòng họ vươn lên thực hiện những hoài bão lớn đồng thời, góp phần tạo nên truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Tóm lại, ở cả ba nhóm công trình nghiên cứu về GĐTT và giá trị GĐTT như trên, mặc dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng về cơ bản đều nhìn nhận văn
hoá GĐTT dưới góc độ đề cao như là những chuẩn mực mà con người, gia đình hiện nay cần kế thừa, phát huy.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng và xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay
Nguyễn Hữu Minh, Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh [88]. Cuốn sách bao gồm 31 bài viết khoa học có chất lượng, hàm lượng khoa học cao của cả các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài khi tham dự hội thảo khoa học cùng tên tại Viện nghiên cứu Gia đình và Giới. Nội dung cuốn sách giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan, đang dạng về những vấn đề cụ thể như:
Thứ nhất, nghiên cứu gia đình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế từ cách tiếp cận so sánh. Các tác giả nhấn mạnh đến tầm quan trọng của gia đình trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập. Luận bàn về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, về sự phân hóa chức năng giáo dục trong quá trình biến đổi cấu trúc xã hội và về vị thế kinh tế, xã hội của gia đình.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 1
- Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Gia Đình Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Đặc Trưng Của Gia Đình Truyền Thống
- Nội Dung, Phương Thức, Chủ Thể Và Sự Cần Thiết Phát Huy Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Ở Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Thứ hai, nghiên cứu sự biến đổi nhanh chóng cơ cấu, chức năng gia đình Việt Nam từ sự giảm quy mô, tăng tỷ lệ gia đình hạt nhân, giảm tỷ số phụ thuộc trong gia đình đến những thay đổi về chức năng gia đình trong quá trình thực hiện CHN, HĐH và hội nhập. Thông qua các bài viết, có thể thấy chức năng xã hội hóa của gia đình có nhiều biến đổi: cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến giáo dục con cái hơn trước trong khi con cái của họ lại đang dành nhiều thời gian vui chơi, đàn đúm với bạn bè, tham gia các mạng xã hội. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài gia đình như sự du nhập, tác động của văn hóa ngoại lai, các hành vi tệ nạn xã hội, internet, games… đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho con cái ngày càng tăng lên. Sự bảo lưu thậm chí là rập khuôn đậm nét các quan niệm truyền thống của người dân về hôn nhân và gia đình. Mối quan hệ tâm lý, tình cảm gắn kết giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái trong gia đình, chức năng tái sinh sản của gia đình… cũng thay đổi rõ rệt.
Thứ ba, nghiên cứu về giá trị gia đình. Ở mảng nghiên cứu này, các bài viết đã cung cấp thông tin phong phú đa dạng về sự biến đổi mạnh mẽ các giá trị gia đình như: sự thay đổi về quan niệm hôn nhân, quan niệm thủy chung, bình đẳng
giới, chữ hiếu… trong gia đình. Đồng thời, đề cập đến xu hướng thích con trai của xã hội cũ vẫn còn tồn tại dẫn đến chênh lệch giới tính khi sinh, nam nhiều hơn nữ gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Mặt trái của sự tác động đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn khiến cho việc giáo dục giới tính, sức khỏe vị thành niên gặp nhiều khó khăn và suy giảm ý thức cộng đồng ở nông thôn - một trong những nét đặc trưng cơ bản của xã hội truyền thống.
Thứ tư, nghiên cứu về tính đa dạng của gia đình. Các bài viết đã cung cấp những thông tin phong phú về đặc điểm gia đình ở các khu vực, các dân tộc, tôn giáo và các loại hình gia đình khác nhau. Dưới sự tác động của kinh tế thị trường, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đã làm cho quy mô, mức sinh, tuổi kết hôn, việc chăm sóc gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, mối quan hệ gia đình, dòng họ…ở các gia đình có sự biến đổi. Đáng lưu ý, trong phần IV, là sự xuất hiện và đang tăng lên nhanh chóng một loại gia đình mới - gia đình quốc tế, trong đó nổi bật là các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài thông qua môi giới…
Thứ năm, nghiên cứu về chính sách và hành động đối với sự phát triển của gia đình. Nội dung các bài viết đề cập đến nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và vị trí của gia đình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước của Đảng, của Nhà nước. Nhiều văn bản pháp luật, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc… đã được ban hành và triển khai. Tuy nhiên, hoạt động triển khai và thực thi chính sách gia đình vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và gặp không ít khó khăn.
Những bài viết đã có cách đánh giá khách quan, khoa học về những biến đổi trên các khía cạnh khác nhau của gia đình. Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo quý góp phần quan trọng trong việc hình thành luận cứ khoa học cho việc xây dựng luật pháp, các nghị định, chính sách xã hội nhằm phát huy tối đa vai trò, vị thế to lớn của gia đình trong công cuộc CNH, HĐH đất nước.
Nguyễn Linh Khiếu, Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hoá xã hội ở nông thôn [63]. Trong nội dung cuốn sách, tác giả khẳng định được vị trí, vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển cá nhân và xã hội cũng như vai trò của phụ nữ nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời chỉ ra
được đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam cùng những yếu tố tác động đến gia đình, đến vai trò của người phụ nữ trong quá trình đô thị hoá. Từ đó, tác giả đã đưa ra những dự báo về những biến đổi về gia đình trong mối quan hệ biến đổi đời sống kinh tế, văn hoá ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
Lê Thi, Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới [122]. Cuốn sách đã đề cập đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới với những nội dung: khái quát biến đổi về gia đình nói chung, sau đó đi sâu vào nghiên cứu sự biến đổi của hôn nhân, vấn đề xã hội hóa trẻ em và việc thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ IX (chương 1); Nghiên cứu mối quan hệ trong gia đình từ cách tiếp cận giới, bất bình đẳng trong thực hiện chiến lược dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam, bạo lực gia đình, phân biệt đối xử giữa con trai, con gái, ly thân, ly hôn, tâm trạng phụ nữ đơn thân…(chương 2), để từ đó nghiên cứu xây dựng văn hóa gia đình và GĐVH.
Dương Thị Minh, Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay [89], cũng đã bàn sâu về vấn đề nêu trên. Cuốn sách đã đề cập đến các nhân tố tác động đến sự biến đổi gia đình và vai trò người phụ nữ trong gia đình. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và xu hướng biến đổi vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình mới, GĐVH ở Việt Nam.
Lê Ngọc Văn, Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam [154]. Cuốn sách được chia làm ba phần, cụ thể: Phần 1, tác giả đã khái quát và hệ thống hoá về những vấn đề cơ bản của gia đình và biến đổi gia đình; Phần 2, phân tích thực trạng biến đổi gia đình Việt Nam hiện nay ở nội dung biến đổi chức năng gia đình và cấu trúc gia đình. Trên cơ sở phân tích thực trạng ở phần 2, tác giả đã đưa ra quan điểm về gia đình đồng thời đề cập đến những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi gia đình và đề xuất năm nhóm giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng gia đình trong thời kỳ CNH, HĐH ở nước ta trong phần 3.
Ngoài những cuốn sách nêu trên còn có một số Luận án tiến sĩ nghiên cứu thực trạng, xu hướng biến đổi của gia đình do tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa như:
Nguyễn Thanh Bình, Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay [11]. Tác giả đã phân tích, làm rõ vai trò của giáo dục gia đình, những vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay trong giáo dục gia đình, nhất là giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên ở gia đình thành phố trong bối cảnh KTTT, mở cửa và hội nhập quốc tế. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp phù hợp góp phần tăng cường vai trò, chức năng giáo dục gia đình đối với con cái, lứa tuổi thiếu niên ở thành phố.
Nghiêm Sĩ Liêm, Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay [68]. Luận án đã làm rõ các khái niệm “Gia đình”, “Giáo dục gia đình”, “Vai trò của giáo dục gia đình”, “Thế hệ trẻ”, chỉ ra đặc điểm cũng như nội dung của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. Luận án đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình, đánh giá thực trạng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta và phân tích được những nguyên nhân cơ bản của thực trạng cũng như những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết như: vẫn còn nhiều bất cập trong việc giáo dục đạo đức, học tập văn hóa, giáo dục lao động và rèn luyện tính tự lập cho trẻ giữa các vùng, miền, các giới; giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ chưa được các gia đình quan tâm đúng mực… Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Nguyễn Thị Thọ, Đạo đức gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay [125]. Luận án đã phân tích, làm rõ vai trò của đạo đức gia đình, tác động của KTTT đến đạo đức gia đình trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện đạo đức gia đình theo hướng tiến bộ, tích cực.
Phạm Thị Bình, Tác động của kinh tế thị trường đến chức năng gia đình ở Việt Nam hiện nay [12]. Luận án đã làm rõ được vai trò, chức năng của gia đình và phân tích thực trạng tác động của KTTT đến chức năng gia đình để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm củng cố và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong thực hiện chức năng gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Thị Minh Phương, Định hướng giáo dục cho con trong các gia đình nông thôn ngày nay [98]. Luận án phân tích, làm rõ đặc điểm gia đình nông
thôn hiện nay và tập trung phân tích quá trình tương tác trong giáo dục con cái, những tác động của gia đình đến quá trình học tập, kết quả học tập của học sinh. Luận án chỉ rõ đường hướng lựa chọn giáo dục của gia đình trong bối cảnh chuyển đổi của làng xã hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, gia đình tiếp tục giữ chức năng giáo dục con cái, nhưng yếu kém trong khả năng kiểm soát kiến thức mà các con được dạy ở trường. Từ đó, đề ra giải pháp góp phần nâng cấp, cải thiện giáo dục nhằm đáp ứng xu hướng nguyện vọng và mong đợi giáo dục đối với con cái ở gia đình nông thôn trong bối cảnh hiện nay.
Đoàn Thị Thanh Huyền, Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay [54]. Luận án đã nghiên cứu tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và nhận thức của các bậc cha mẹ về vấn đề này nhằm nhận diện thực trạng giáo dục pháp luật cho con cái lứa tuổi Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trong các gia đình tại tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay.
Lê Văn Hùng, Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay [52]. Luận án đã góp phần làm rõ quan niệm về văn hóa gia đình và biến đổi văn hóa gia đình. Phân tích những yếu tố chủ yếu tác động chủ yếu đến sự biến đổi văn hóa gia đình như: TCH, CNH, đô thị hóa, KTTT hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự biến đổi của quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình. Đánh giá thực trạng sự biến đổi văn hóa gia đình Việt Nam và nêu ra bốn vấn đề đang đặt ra hiện nay cần giải quyết: nhiều mâu thuẫn mới phát sinh trong gia đình do việc đề cao thái quá các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình hiện đại làm giảm tính bền vững của gia đình Việt Nam; bạo lực gia đình diễn biến phức tạp, khó kiểm soát phá vỡ giá trị, chuẩn mực hòa thuận, yêu thương trong gia đình Việt Nam hiện nay; sự gia tăng các hiện tượng ngoại tình, ly thân, ly hôn và xuất hiện một bộ phận giới trẻ coi thường các giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐTT, cổ xúy cho văn hóa, lối sống phương Tây. Từ đó, luận án đề xuất bốn giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay, cụ thể: đẩy mạnh phát triển kinh tế và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ gia đình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về gia đình; tôn trọng và đề cao các
giá trị, chuẩn mực trong quan hệ hôn nhân, gia đình; đẩy mạnh hoạt động xây dựng GĐVH nhằm tôn vinh các giá trị, chuẩn mực tốt đẹp của văn hóa gia đình Việt Nam.
1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu về gia đình văn hóa và xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam
Trần Hữu Tòng, Trương Thìn, Xây dựng Gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới [135]. Cuốn sách bao gồm tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu khác nhau về gia đình, xây dựng GĐVH trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trong bài Gia đình Việt Nam và xây dựng văn hóa gia đình trong công cuộc đổi mới ở nước ta của Lê Thi, tác giả đã chỉ ra rằng: gia đình Việt Nam chịu sự tác động mạnh của điều kiện kinh tế, xã hội đương thời nhưng lại có tính ổn định và độc lập tương đối trong sự phát triển. Nó có tính quy luật vận động riêng, trong đó, các “quan hệ kinh tế không đóng vai trò yếu tố cơ bản quyết định cuối cùng mà là các quan hệ máu mủ, tình cảm và trách nhiệm” [122]. Chúng ta không thể đơn giản chỉ lấy yếu tố kinh tế, sự biến động của xã hội để giải thích mọi hiện tượng xảy ra trong đời sống tinh thần, tình cảm và biến đổi các mối quan hệ trong gia đình. Phải xem xét, nghiên cứu sự biến đổi cấu trúc, chức năng, các mối quan hệ trong gia đình từ cả hai phía: nội tại trong mỗi gia đình và sự tác động của yếu tố kinh tế, xã hội. Cũng trong bài viết, tác giả đã phân tích sự tác động của yếu tố khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội... làm biến đổi văn hóa trong gia đình theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy, xây dựng GĐVH hiện nay cần thiết phải kết hợp hài hòa văn hóa GĐTT với các giá trị văn hóa hiện đại. Việc tiếp thu các giá trị tinh thần mới của gia đình hiện đại không mâu thuẫn với việc giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, vốn có của gia đình Việt Nam.
Hoàng Bích Nga, Để có một gia đình văn hóa [93]. Cuốn sách đã phân tích tương đối hoàn chỉnh các yếu tố để có một gia đình văn hóa như: tình yêu và hôn nhân, các giai đoạn phát triển của gia đình; sự giáo dục của cha mẹ đối với con cái, các mối quan hệ trong gia đình như làm chồng, làm vợ, làm ông, làm bà, làm con, làm cháu… và quan hệ với láng giềng, quê hương, đất nước. Thông qua nội dung cuốn sách, người đọc có thể rút ra câu trả lời “để có một gia đình văn hóa”, bản thân mỗi người trong gia đình phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của
mình đối với gia đình, sống giản dị, không tham những thú vui thiếu lành mạnh, không xa vào các tệ nạn xã hội… Cuốn sách cũng chỉ rõ vai trò quan trọng của cuộc vận động xây dựng GĐVH đối với sự hình thành, phát triển gia đình Việt Nam trong thời đại mới, đồng thời, khẳng định cần phải tiếp tục duy trì thực hiện “Phong trào xây dựng gia đình văn hóa” không chỉ ở chiều rộng mà cần thực hiện theo chiều sâu để đạt kết quả, hiệu quả cao nhất.
Vũ Ngọc Khánh, Văn hoá gia đình Việt Nam [61]. Nội dung cuốn sách đã phân tích, bao quát các khía cạnh: lịch sử gia đình Việt Nam từ cơ sở tâm linh để tạo nên văn hóa; nề nếp và tập tục; những nét riêng, những hình ảnh đậm đà bản sắc văn hóa; lễ thức gia đình… Tác giả đã đề cập đến vấn đề văn hoá gia đình và phân tích những ảnh hưởng của nó từ khuynh hướng của tôn giáo, triết học, văn học - nghệ thuật… thông qua đó để tìm hiểu, gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc được ẩn chứa trong các gia đình.
Đỗ Thị Thạch, Về xây dựng Gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng [119]. Ở bài viết này, tác giả đã phân tích những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng về vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hóa như: phân tích về vị trí, vai trò của gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, đồng thời từ vị trí, vai trò đó tác giả đã đưa ra các phương hướng, giải pháp để xây dựng thành công GĐVH trong tương lai theo ánh sáng của Đại hội XI.
An Thị Ngọc Trinh, Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc trong xây dựng văn hoá gia đình Việt Nam hiện nay [140]. Trong luận án này, tác giả tiếp cận từ những giá trị văn hoá của dân tộc để phân tích, đánh giá và rút ra việc giữ gìn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc trong việc xây dựng văn hoá gia đình Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, còn có các bài báo như: Trần Thị Tuyết Mai, Văn hoá gia đình và xây dựng Gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập [77]. Nội dung bài viết đã: đề cập đến vai trò của gia đình và văn hóa gia đình trong đó có văn hóa GĐTT; chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của gia đình và văn hóa gia đình trước thách thức của tiến trình hội nhập; rút ra những nội dung giá trị gia đình văn hóa và xây dựng giá trị văn hóa gia đình trong thời kỳ mới; Phan Văn Phờ có bài, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Gia đình văn hóa [96]. Bài viết đã làm rõ