Vài Nét Về Lịch Sử Hình Thành Gia Đình, Văn Hóa Gia Đình Ở Thủ Đô Và Văn Hóa Gia Đình Tại Các Khu Đô Thị Mới Ở Hà Nội


khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Gần đây nhiều chương trình truyền hình phát sóng trên VTV đã thực hiện rất tốt chức năng này, tích cực nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Hơn thế, đây là diễn đàn dân chủ, bình đẳng, khuyến khích, động viên nhân dân tham gia quản lý xã hội, bàn bạc về về các vấn đề quan trọng của đất nước.

+ Chức năng văn hóa

Truyền thông đại chúng là lĩnh vực văn hóa thông tin trong xã hội hiện đại. Chức năng văn hóa của truyền thông đại chúng chính là “việc nâng cao trình độ hiểu biết chung của nhân dân, khẳng định và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tốt đẹp trong xã hội” [118, tr. 42].

Truyền hình trong tư cách là loại hình năng động của truyền thông đại chúng sẽ chuyển tải lên sóng các sắc màu văn hóa của các dân tộc, các vùng miền trên phạm vi cả nước, giới thiệu các nền văn hóa truyền thống và hiện đại, trong nước và quốc tế cho đại chúng. Truyền hình có khả năng thực hiện chức năng văn hóa một cách đa dạng và toàn diện. Hầu như mọi tri thức, hiểu biết của con người đã được truyền hình giới thiệu cho công chúng mọi lứa tuổi, thiết thực góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, con người ở nước ta hiện nay.

+ Chức năng kinh tế

Truyền hình sẽ tư vấn, giới thiệu, quảng cáo về các sản phẩm hàng hóa dịch vụ… Hiện nay doanh thu từ quảng cáo trên truyền hình là nguồn kinh phí khổng lồ. Quảng cáo là hàng hóa của truyền hình có giá trị kinh tế rất cao và thường xuyên được các doanh nghiệp hướng đến đặt hàng.

+ Chức năng giải trí

Các chương trình văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí ngày càng phong phú trên sóng truyền hình đã đáp ứng nhu cầu rất lớn về phương diện này của cộng đồng xã hội. Từ đó giúp cho con người cân bằng các trạng thái tâm lý, tình cảm, thư giãn, tái sản xuất ra sức lao động.

Các chức năng nói trên của truyền thông, truyền hình có mối quan hệ gắn kết với nhau đều được thực hiện một cách đồng thời và mang lại hiệu quả. Thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.


chức năng này cũng là đồng thời thực hiện các chức năng khác và ngược lại. Từ việc tiếp cận vấn đề truyền thông đại chúng (mà tiêu biểu là truyền hình đa nền tảng VTV) tác động đến cuộc sống xã hội, có thể suy luận về thang đo tác động của truyền hình đa nền tảng VTV đến VHGĐ sự tiếp nhận của các chủ thể VHGĐ ở KĐTM biểu hiện ở ba tiêu chí mức độ sau:

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 12

-Thứ nhất là: Mức độ truy cập của chủ thể VHGĐ vào chương trình truyền hình đa nền tảng VTV theo các chủ đề liên quan đến VHGĐ.

-Thứ hai là: Hiệu ứng dư luận về thái độ của các chủ thể VHGĐ từ các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV gắn với VHGĐ đã được phát sóng và lưu trữ trên internet.

-Thứ ba là: Hiệu quả thực tế về sự vận đông, phát triển của VHGĐ có nguyên nhân từ các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV liên quan tới VHGĐ.

Trên cơ sở tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV và truyền thông đại chúng cùng với các yếu tố văn hóa khác, VHGĐ tại KĐTM ở Hà Nội ngày nay là sự tổng hợp kế thừa những giá trị, chuẩn mực truyền thống của VHGĐ Việt Nam cùng với VHGĐ của kinh thành Thăng Long, Đông Đô trải qua hàng ngàn năm lịch sử gắn với những sắc màu đô thị trung tâm của một nước nông nghiệp, văn hóa lúa nước và VHGĐ Nho giáo phương Đông, kết hợp với hệ giá trị VHGĐ đương đại ở Thủ đô Hà Nội ngày nay. VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội đã có một quá trình hình thành và phát triển nhanh chóng, đồng hành với VHGĐ ở Thủ đô hiện nay.

Tiểu kết

Trong thế kỷ XX, truyền hình sóng là phổ biến, có sóng phát thẳng, đòi hỏi ăng ten của máy thu hình phải nằm trong vùng phủ sóng hiệu quả mới nhận được tín hiệu tốt. Ngày nay, người ta sử dụng vệ tinh địa tĩnh để chuyển phát sóng chương trình Television ra phạm vi rộng lớn, có thể phủ sóng toàn cầu. Internet tạo ra khả năng cung cấp thông tin trực tiếp theo đơn đặt hàng. Internet mở ra cánh cửa cho truyền hình xem lại một cơ hội mới. Khán giả có thể tiếp cận với ngân hàng dữ liệu khổng lồ trên mọi lĩnh vực của cả thế giới mà hệ thống truyền hình đa nền tảng VTV đã thực hiện. Một người có khả năng không chỉ truy cập thông tin tư liệu về một vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó mà còn khai thác mối quan hệ tác động qua lại giữa vấn đề, sự kiện ấy với xã


hội và thế giới xung quanh. Thời gian qua, VTV với hạ tầng truyền hình trực tuyến chính thức của Đài truyền hình Việt Nam được phát triển bởi Trung tâm Sản xuất và Kinh doanh nội dung số (VTV Digital). Hàng triệu công chúng trong và ngoài nước đều có thể truy cập và xem trực tiếp, xem lại, xem theo chủ đề tất cả mọi chương trình truyền hình có ở VTV Go và trải nghiệm kho video độc quyền lớn nhất Việt Nam đa dạng với các lĩnh vực thời sự, văn hóa, chính trị, kinh tế, giải trí, thể thao, phim truyện… trên nền tảng hơn 40 kênh truyền hình chính thống. VTV Go giúp công chúng không bỏ sót bất kỳ chương trình yêu thích nào và nhanh chóng trở thành website ưa chuộng của hàng triệu người dân Việt Nam kể từ khi ra mắt.

Trong những năm qua, sự xuất hiện và phát triển của truyền hình đa nền tảng VTV đã mở ra nhiều khía cạnh tích cực hơn cho việc tiếp cận với thông tin chính thống thay vì chỉ đọc báo, đọc tin trên các trang tin trên không gian mạng internet. Công chúng có thể xem trực tiếp truyền hình đa nền tảng VTV và vì lẽ đó, đã giảm bớt rất nhiều những tác động tiêu cực từ những tin tức không có nguồn đảm bảo về tính chính xác. VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội hiện nay cũng không nằm ngoài những tác động khách quan nói trên, do vậy, việc khảo sát về mức độ chi phối của VTV Go trong một diện mạo mới, cùng với việc tiếp nhận của chủ thể VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội là hoàn toàn cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Nghiên cứu về VHGĐ với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV, nhất thiết phải cắt nghĩa về một số khái niêm công cụ có liên quan như: gia đình, văn hóa, văn hóa gia đình; truyền thông, truyền hình, truyền hình đa nền tảng. Theo đó cần nghiên cứu về những đặc điểm và lợi thế ưu trội của truyền hình, truyền hình đa nền tảng so với các loại hình truyền thông khác trong việc tác động, chi phối đến văn hóa, VHGĐ và con người. Đặc biệt cần xây dựng khung phân tích về cơ chế tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV của chủ thể VHGĐ. Từ đó có thể khảo sát chủ thể VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội đã và đang tiếp nhận các chương truyền hình như thế nào. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để khảo sát thực trạng VHGĐ ở các KĐTM tại Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình nói chung (gồm các chương trình truyền hình trong nước và quốc tế) và sự tác động của truyền hình đa nền tảng VTV, nói riêng.


Chương 3

THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH TẠI CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI VỚI VIỆC TIẾP NHẬN TRUYỀN HÌNH ĐA NỀN TẢNG

CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TỪ 2015 ĐẾN 2021 (QUA KHẢO SÁT TẠI KHU ĐÔ THỊ MỸ ĐÌNH, GREENSTAR VÀ HANDI RESCO)

3.1. Vài nét về lịch sử hình thành gia đình, văn hóa gia đình ở Thủ đô và văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội

Trong lịch sử dân tộc, GĐ truyền thống Việt Nam thường ban đầu là GĐ hạt nhân sau đó phát triển mở rộng với mong muốn phải có “tam, tứ, ngũ đại đồng đường” coi đó là hồng phúc với nhiều thế hệ cộng sinh, cộng cảm trong một thiết chế gia đình. Giá trị VHGĐ truyền thống Việt Nam được thể hiện ở “gia đạo”, “gia phong”, “gia lễ”, “gia giáo”, “gia quy” và “gia huấn” của GĐ. “Gia đạo” là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em; là cha hiền con hiếu, anh nhường em nhịn, vợ chồng yêu thương nhau, việc học tập lấy tâm, tri, năng làm gốc. “Gia phong” được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nền nếp, phong cách riêng của một GĐ. Cốt lõi của gia phong truyền thống luôn hướng tới tinh thần trọng cội nguồn, khuyến khích lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, thờ kính tổ tiên, coi trọng gia đình, thủy chung tình nghĩa. “Gia lễ” là những nghi lễ, tập tục, cung cách ăn nói, đi đứng, ứng xử trở thành truyền thống, được cha ông chọn lựa qua nhiều thế hệ, con cháu cần noi theo. “Gia giáo” là việc giáo dục con cái cháu chắt được thực hiện trong GĐ; “Gia quy” là những quy ước trong ứng xử GĐ và “gia huấn” là những lời huấn thị, nhắc nhở của tổ tiên, ông cha đối với thế hệ sau phải kế tục VHGĐ. Nhờ những giá trị VHGĐ mà GĐ truyền thống Việt Nam trở thành hạt nhân cơ bản và quan trọng để cấu thành làng xã, tổng, huyện, phủ, và sau cùng là quốc gia, hình thành nên hệ thống xã hội phong kiến Việt Nam.

VHGĐ là giá trị văn hóa cơ sở có tính chất cốt lõi của văn hóa Việt Nam, bởi lẽ đó là nền tảng khởi nguồn sinh ra con người, nuôi dưỡng con người từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành. Sự trưởng thành của con người có bền vững hay không đều


xuất phát từ những bước khởi đầu trong GĐ. Vượt qua lịch sử mấy ngàn năm, trục quan hệ dọc vô cùng trọng yếu có tính chất rường cột của dân tộc ta là Nhà - Làng - Nước, mà trong đó gia đình (Nhà) có vị trí cơ sở nền tảng quan trọng tạo, nên liên kết bền vững của văn hoá Việt Nam, trở thành sức mạnh nội sinh kỳ diệu của dân tộc vượt qua những thăng trầm, thách thức, đảm bảo cho dân tộc sinh tồn và phát triển.

Nền tảng của văn hóa Việt Nam chính là dựa trên VHGĐ, văn hóa làng rồi mới đến văn hóa của đất nước. Tất cả những điều đó càng chứng minh giá trị cốt lõi của VHGĐ trong văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy, gìn giữ “gia đạo”,“gia phong”, “gia lễ”, “gia giáo”, “gia quy”, “gia huấn” trong VHGĐ sẽ góp phần làm nên sức mạnh nội sinh của văn hóa, con người Việt Nam để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của dân tộc, làm thất bại mọi âm mưu xâm lược, đồng hóa của các thế lực ngoại bang hung hãn, chế ngự thành công đối với thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt.

Đầu thế kỷ XX, hình ảnh của con người Hà Nội với vẻ đẹp văn hóa phố phường Kinh kỳ độc đáo đã xuất hiện trong ca dao Hà Thành:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

(Ca dao)

VHGĐ người Hà Nội truyền thống là sự kết tinh và phát triển của hệ giá trị văn hóa, văn hiến của Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, là “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”, là nơi hội tụ của văn hóa trăm miền. Lịch sử đã hun đúc nên phong cách và vẻ đẹp tâm hồn người Hà Nội, chủ thể của văn hóa kinh đô Tràng An, chủ thể của không gian văn hóa Kinh Kỳ, Kẻ Chợ, trong đó có VHGĐ đô thành, phố phường Hà Nội thanh cao, hào hiệp, lịch thiệp, giàu lòng nhân ái, trắc ẩn, vị tha.

Người Hà Nội thường tự hào là trai thanh, gái lịch đất Hà Thành, được ông bà, cha mẹ giáo dục, dạy dỗ bảo ban ngay từ thơ ấu từ việc ăn, uống, đi lại, quét dọn nhà cửa, cách giao tiếp chào hỏi, lễ phép trong nhà, ngoài phố với phong cách văn minh, lịch sự của người Thủ đô. Văn hóa Hà Nội truyền thống đã phát triển trong chiều dài lịch sử mười thế kỷ linh thiêng và hào hoa, trong đó có VHGĐ của người Thủ đô -


một bộ phận quan trọng của vùng văn hóa nơi đây.

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là vùng đất văn hiến, có truyền thống hiếu học lâu đời, là nơi hội tụ nhân tài - nguyên khí của quốc gia mà tiêu biểu là Ngô Quyền - vị vua khai mở triều đại phong kiến Việt Nam; Thái úy Lý Thường Kiệt với bài thơ “ Thần” vang vọng non sông; Chu Văn An - Bậc “Vạn thế Sư biểu” của muôn dân, Người Thầy của muôn đời; Nguyễn Trãi - Vì sao Khuê rực sáng đất trời Thăng Long , Người vung bút làm mềm gan tướng giặc; Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tiếng tăm dậy cả đất trời; Bà Huyện Thanh Quan - nữ sĩ đất Hà Thành với “dấu xe ngựa cũ hồn thu thảo”; “Thần Siêu” (Nguyễn Văn Siêu), “Thánh Quát” (Cao Bá Quát)

- những ngọn bút nở hoa trên những trang di cảo còn mãi tới mai sau; Bạch Thái Bưởi

- “Chúa sông Bắc Kỳ” với sự nghiệp kinh doanh lẫy lừng làm khiếp vía bọn thực dân tư sản mại bản. Đất kinh kỳ Thủ đô Hà Nội còn có nhiều dòng họ truyền thống khoa bảng thi đỗ tiến sĩ như dòng họ Nguyễn Như Uyên (làng Cót), dòng họ Nguyễn Huy (Làng Phú Thị), dòng họ Nguyễn Gia (làng Triều khúc), dòng họ Phạm Gia, dòng họ Phan (làng Đông Ngạc Kẻ Vẽ)… trong nhiều triều đại phong kiến đều có nhiều đời ông, cha, con cháu đỗ tiến sĩ... làm rạng danh tiếng tăm Kẻ sĩ Bắc Hà.

Trước năm 1975, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh và đặc biệt là cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, hàng chục vạn người Hà Nội đi sơ tán về các tỉnh lân cận, được nhân dân các làng quê nông thôn cưu mang che chở và giúp đỡ như những người thân. Từ đó, xuất hiện sự giao lưu rộng mở giữa văn hóa Hà Nội và văn hóa các vùng miền địa phương khác trên phạm vi miền Bắc. Đó là chưa kể hàng chục ngàn cán bộ, bộ đội, học sinh miền Nam mang phong cách văn hóa phương Nam hòa nhập với văn hóa Tràng An, tập kết và sinh sống tại Hà Nội, trở thành công dân của Thủ đô.

Sau chiến thắng ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước bước vào thời kỳ hòa bình thống nhất đi lên CHXH, người Hà Nội từ các nơi sơ tán trở về phố phường tiếp tục cuộc sống đô thị, cùng theo đó là bắt đầu làn sóng người nhập cư ngày càng nhiều từ các tỉnh thành trên cả nước về Thủ đô, trở thành những thế hệ công dân mới của Hà Nội. Theo đó còn có những công dân nước ngoài


theo chồng hoặc vợ người Việt về sống ở Hà Nội tại KĐTM ở thủ đô.

Tổng hợp lại, về cơ bản, hiện nay VHGĐ của người Hà Nội được định vị ở năm khu vực dân cư sinh sống và làm việc như sau:

- Một là, những cư dân sinh sống lâu đời tại hệ thống phổ cổ, nhà cổ thời Lê - Trịnh và khu phố Tây gồm nhiều nhà biệt thự ven phố, được xây dựng thời Pháp thuộc, tọa lạc xung quanh khu vực Hoàng Thành Thăng Long

- Hai là, những cư dân sinh sống nhiều đời, lâu năm tại những khu phố được xây dựng từ đầu thế kỷ XX theo phong cách phương Tây dọc những con đường nội đô cùng với hệ thống tên gọi phố phường buôn bán và làng nghề trăm miền đổ về kinh thành như các phố cũ khu vực nội đô.

- Ba là, những người dân sinh sống các khu chung cư tập thể nhà cao tầng (chủ yếu là nhà 5 tầng được xây bằng gạch, kết hợp đổ bê tông, hoặc nhà bê tông lắp ghép toàn bộ theo công nghệ của Liên Xô, tọa lạc ở một số khu vực nội đô và ngoại thành, ven đô), được xây dựng theo mô hình chung những năm 1980 của thế kỷ trước.

- Bốn là, những cư dân từ nhiều miền quê khác nhau về sinh sống tại các KĐTM ở Hà nội được xây dựng từ năm 2000 đến nay theo những tổ hợp không gian kiến trúc quần cư hiện đại, biệt lập, đầy đủ mọi sự cung ứng nhu cầu sống của con người, đủ sắc màu Âu, Á hiện đại, mà chủ yếu là nhà cao tầng với ký tự CT (cao tầng) cùng với các căn hộ khép kín, đủ loại cao cấp và bình dân.

- Năm là, dân cư sinh sống nhiều đời kế tiếp nhau từ rất lâu bao gồm ở các vùng ngoại thành, ven đô liên tục được mở rộng, chủ yếu vẫn là nông thôn mang dáng dấp làng quê, dân dã. Kiến trúc vùng ven đô ngoại thành Hà Nội được kết cấu theo bề rộng chiều ngang, có sự xen lẫn giữa nhà ở xã hội, con người và không gian thiên nhiên sinh thái.

Hiện nay, VHGĐ Việt Nam đương đại thường chịu tác động từ những những yếu tố VHGĐ truyền thống và hiện đại, kết hợp với những tác động ảnh hưởng của kinh tế, chính trị và xã hội. Truyền thông và truyền hình là những kênh truyền dẫn các giá trị văn hóa đến với mọi GĐ trên phạm vi cả nước, nói chung, đến VHGĐ tại KĐTM tại Thủ đô, nói riêng. VHGĐ có quá trình hình thành theo các quy luật riêng


có tính độc lập tương đối.

Nhận diện về VHGĐ ở thời điểm chưa có truyền hình và VHGĐ khi có sự xuất hiện của truyền hình là một vấn đề so sánh khá thú vị. Ngày nay, nhiều giá trị VHGĐ trong xã hội hiện đại được hình thành lại không có nhiều “dấu vết” từ VHGĐ của hai bên nội ngoại cũng như của dòng tộc, gia tộc. Chủ thể VHGĐ ngày nay không chỉ đem theo hệ giá trị VHGĐ của nhà mình khi kết hôn, lập gia đình, lấy chồng, lấy vợ, tạo ra giá trị gia đình hạt nhân mới, sinh để nuôi dạy con cái, mà họ lại đang tiếp tục sáng tạo ra những giá trị VHGĐ mới được tiếp nhận và vận dụng từ hoạt động giáo dục của xã hội hiện đại mà truyền hình đa nền tảng VTV là một “kênh” học tập thường xuyên vô cùng đa dạng phong phú hàng ngày.

VHGĐ tại KĐTM Mỹ Đình, Green Star, Handi Resco là một bộ phận VHGĐ của cư dân Thủ đô trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH, giao lưu hội nhập quốc tế. VHGĐ tại các KĐTM này được hình thành cùng với sự xuất hiện của các tòa nhà chung cư mới khi có các gia đình từ nhiều nơi đến sinh sống. Như vậy, VHGĐ tại các KĐTM nơi đây chính là VHGĐ được du nhập từ nhiều nơi khác về Thủ đô trong xu thế toàn cầu hóa với dòng người nhập cư ồ ạt trong mấy thập kỷ qua. Hầu hết họ là công dân mới của Hà Nội trong xu thế mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô, phát triển đô thị hiện đại theo tầm cao và biên độ mở rộng của không gian thành phố.

Với không gian sống khép kín, tiện nghi hiện đại của các tòa nhà chung cư và các căn hộ biệt lập, tại KĐTM Mỹ Đình, Green Star, Handi Resco, các chủ thể VHGĐ thường khai thác và tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV và các loại hình truyền thông đại chúng đa dạng khác. Trên thực tế, truyền hình đã để lại khá nhiều “dấu ấn” văn hóa trong sự phát triển văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, trong đó có VHGĐ. Các chủ thể VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội đã không ngừng tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV, để từ đó, VHGĐ tại KĐTM này vận động và phát triển đồng hành cùng VHGĐ Thủ đô.

3.2. Đặc điểm của VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội

3.2.1. VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội là sự tổng hòa VHGĐ ở đô thị Thăng Long - Đông Đô truyền thống với VHGĐ đô thị hiện đại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022