Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hình Thành Và Phát Triển Văn Hóa Gia Đình


nhau”. Cho nên, trong văn hóa Việt Nam truyền thống hàng ngàn năm qua, VHGĐ thường được đề cập đến trên các phương diện khá nổi bật như là: gia phong, gia giáo, gia đạo, gia lễ, gia quy, gia huấn… của GĐ, dòng tộc. Những sắc màu giá trị văn hóa của dân tộc sẽ được thể hiện chi tiết sinh động và hết sức linh hoạt trong VHGĐ. Ngày nay, về cơ bản, theo NCS, cấu trúc hệ hình giá trị VHGĐ hiện nay ở nước ta thường được biểu hiện trên các phương diện sau:

- Văn hóa ứng xử gia đình

- Văn hóa giáo dục gia đình

- Văn hóa thẩm mỹ gia đình

- Văn hóa tiêu dùng gia đình

- Văn hóa sinh hoạt gia đình

Để nghiên cứu về VHGĐ, cần phải lựa chọn cách tiếp cận hệ thống giá trị nêu trên. Trong mỗi lĩnh vực VHGĐ, có thể tiếp cận theo hướng đi từ nội dung (giá trị ngầm định, giá trị lõi bên trong) đến hình thức (giá trị ngoại hiện, hành vi, những biểu hiện bên ngoài có thể nhìn thấy). Chẳng hạn như: Về văn hóa ứng xử GĐ, sẽ có nội dung (chuẩn mực ứng xử) và hình thức (hành vi ứng xử); Về văn hóa thẩm mỹ GĐ cũng sẽ có nội dung (chuẩn mực thẩm mỹ) và hình thức (hành vi thẩm mỹ).

Tất cả những yếu tố VHGĐ đều là sự tổng hợp nhuần nhuyễn của những phạm trù gia phong, gia giáo, gia đạo, gia lễ, gia quy, gia huấn… như người xưa từng đúc rút. Trên thực tế, để xây dựng và phát triển VHGĐ Việt Nam đương đại, nhiều chương trình truyền hình đa nền tảng VTV đã thể hiện các lĩnh vực nội dung và hình thức nêu trên của VHGĐ nước ta. Để nghiên cứu về VHGĐ với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình, cần phải khảo sát các lĩnh vực VHGĐ từ nội dung (giá trị ngầm định) đến các hình thức biểu hiện bên ngoài ( giá trị ngoại hiện).

2.2.4. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển văn hóa gia đình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

VHGĐ là một lĩnh vực văn hóa rất cơ bản trong sinh thể một nền văn hóa. Có thể coi VHGĐ là “tế bào” nhỏ trong sinh thể một nền văn hóa. VHGĐ được nảy sinh từ gia đình hạt nhân, theo đó phát triển thành GĐ nhiều thế hệ. Từ đó tiếp tục nảy sinh các GĐ hạt nhân cùng với văn hóa vừa có nét riêng, lại vừa có nét chung của gia


đình lớn nhiều thế hệ, rộng ra hơn nữa là văn hóa dòng họ. Nhiều dòng họ cư trú trong không gian nào đó hợp thành văn hóa làng xã, văn hóa vùng miền. Trong xã hội hiện đại, GĐ hình thành từ quan hệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, theo đó xuất hiện quan hệ huyết thống giữa cha mẹ với con cái, và tiếp theo là cháu, chắt bên nội, bên ngoại; cũng có thể GĐ hình thành từ điều kiện đặc biệt như GĐ đồng tính, GĐ kết bạn. VHGĐ là hệ giá trị văn hóa riêng của GĐ thường hình thành và phát triển từ những yếu tố cơ sở như sau:

- Thứ nhất, cơ sở hình thành VHGĐ trước tiên phải kể đến là giá trị văn hóa GĐ riêng của người nam (bên nội) và người nữ (bên ngoại) có quan hệ hôn nhân với nhau để hình thành GĐ hạt nhân trước tiên (một vợ, một chồng).

Người chồng và người vợ trước khi kết hôn đã sinh ra và lớn lên từ chính GĐ nhà mình và sở hữu những giá trị, đặc điểm VHGĐ đó trước khi đến với nhau. Nếu là chỉ là quan hệ nghĩa dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi…) thì VHGĐ cũng là sự hợp thành của các giá trị VHGĐ của các cá nhân có nguồn gốc khác nhau. Thông thường, VHGĐ hạt nhân là sự tổng hợp và hài hòa những yếu tố văn hóa của cả hai dòng họ nội ngoại thẩm thấu trong nhân cách văn hóa của hai người nam và nữ, thể hiện trong tri thức, hiểu biết và hành vi ứng xử của hai vợ chồng, cùng với những giá trị văn hóa vùng miền của cả hai bên nội ngoại.

- Thứ hai, VHGĐ liên tục được nảy sinh và phát triển từ điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thời đại (trong nước và quốc tế)

VHGĐ được hình thành, phát triển trước những tác động của các yếu tố thời đại mang tính thời sự như luật pháp hôn nhân và GĐ, những yếu tố VHGĐ truyền thống lâu đời, những yếu tố phong tục tập quán của các tiểu vùng văn hóa, những yếu tố giáo dục của truyền thông và truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, internet, mạng xã hội…), những yếu tố của nhà trường và xã hội trong bối cảnh thời đại nhất định.

- Thứ ba, các thành viên trong GĐ (ông bà, cha mẹ, con cái, cháu, chắt…) đều là chủ thể của VHGĐ sẽ trực tiếp và gián tiếp sáng tạo và vận thông, phát triển VHGĐ theo thời gian.


Chủ thể VHGĐ là những người tác động trực tiếp nảy sinh và phát triển VHGĐ. Trong đó quan trọng nhất là những người đứng đầu gia đình như tục ngữ xưa từng đúc kết và triết lý: Con có cha như nhà có nóc; Con hơn cha là nhà có phúc; Còn cha gót đỏ như son; Phúc đức tại mẫu…

Như vậy, VHGĐ được hình thành theo những quy luật riêng dựa trên những yếu tố cơ sở nêu trên. Phát hiện ra vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức những tác động cần thiết để điều chỉnh, xây dựng và phát triển VHGĐ.

2.3. Truyền hình - một loại hình đặc biệt của truyền thông đại chúng

2.3.1. Truyền thông và truyền thông đại chúng

- Truyền thông (communication)

Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc trong xã hội hiện đại. Truyền thông luôn gắn với “thông tin” (information). Ngày nay, thuật ngữ “thông tin” (information) được sử dụng khá phổ biến trong các không gian “truyền thông” (communication). Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, cảm xúc, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa con người với nhau trong xã hội, nhằm tăng cường hiểu biết, thay đổi nhận thức, hành vi và thái độ phù hợp hướng tới nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng và xã hội.

Khi nhắc đến quá trình truyền thông và mô hình của quá trình ấy, người ta thường nhắc đến công thức nổi tiếng của Harold D. Lasswell là “Ai, nói cái gì, bằng kênh nào, cho ai, và có hiệu quả gì?” (“Who says what in which channel to whom with what effect?”. Mô hình truyền thông theo Lasswell như một công thức rút gọn, nhưng vẫn chỉ ra được những lĩnh vực cần nghiên cứu của truyền thông như : nghiên cứu về nguồn tin hay người phát tin (“ai nói”); phân tích về nội dung thông tin (“nói cái gì”); nghiên cứu các phương tiện thông tin (“nói qua kênh nào”); nghiên cứu công chúng độc giả hay khán giả (“nói cho ai”); và khảo sát các tác động truyền thông nơi công chúng (“có hiệu quả gì”).

Dưới đây là mô hình truyền thông theo nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Tấn:


Như vậy truyền thông được xem xét như một quá trình và để thiết lập 1

Như vậy, truyền thông được xem xét như một quá trình và để thiết lập được các mối liên hệ giữa con người với con người cần đặt nó vào bối cảnh của không gian và thời gian. Nếu truyền thông giữa người ở nơi này với người ở nơi khác, tổ chức này với tổ chức khác được xem như bối cảnh không gian thì truyền đạt thông tin từ thời điểm này đến thời điểm khác trong chiều dài lịch sử nhờ vào các phương tiện lưu trữ văn bản, hình ảnh, âm thanh… được xem như là bối cảnh thời gian. Thông tin được chuyển đạt nhanh nhất đến cộng đồng cư dân chính là nhờ vào quá trình truyền thông.

- Truyền thông đại chúng (mass communication )

Trong tiếng Anh, chữ mass media bao gồm hai thành phần: mass có ý nghĩa là “đại chúng” và media (gốc từ tiếng La-tinh là medium, thể số nhiều là media) có nghĩa ban đầu là “trung gian”, ở đây có ý nghĩa là các phương tiện hay công cụ. Do đó, thuật ngữ “các phương tiện truyền thông đại chúng” có nghĩa là các công cụ trung gian có chức năng vận chuyển thông tin ra các tầng lớp công chúng. Còn thuật ngữ “truyền thông đại chúng” (mass communication) là thuật ngữ được dùng để chỉ một quá trình xã hội: quá trình truyền tải thông tin một cách rộng rãi ra công chúng. Mối liên hệ giữa cá nhân với xã hội thể hiện qua quá trình truyền thông. Có sự khác biệt giữa hai khái niệm “truyền thông đại chúng” và “các phương tiện truyền thông đại chúng”. Thuật ngữ “các phương tiện truyền thông đại chúng” (mass media) được dùng để chỉ những công cụ kỹ thuật hay những kênh mà nhờ vào đó người ta mới có


thể tiến hành quá trình truyền thông đại chúng, nghĩa là việc phổ biến, loan truyền thông tin ra mọi người.

Ngày nay, các loại hình chủ yếu của truyền thông đại chúng thường được kể đến là : Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh, Quảng cáo, Internet, Băng, Đĩa hình và Âm thanh, Sách, Báo in, Báo điện tử, Mạng xã hội...

2.3.2. Truyền hình và truyền hình đa nền tảng VTV

2.3.2.1 Truyền hình

Truyền hình là một phát minh của nhân loại xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX (sau phát minh ra Radio) và phát triển rất nhanh gắn với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Thuật ngữ “Truyền hình” (Television) có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hy Lạp và chữ cái Latinh. Trong tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa” còn “videre” là “thấy được'”. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Về sau thuật ngữ truyền hình trong tiếng Anh, tiếng Pháp viết giống nhau là “Television”, tiếng Nga là “Tелевидение”. Ngày nay, truyền hình trở thành phương tiện truyền thông phổ biến của GĐ trong mỗi quốc gia, dân tộc, có nhiều lợi thế hiệu quả trong việc truyền tin đời sống tư tưởng văn hóa và các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Truyền hình được thực hiện theo nguyên tắc tín hiệu và âm thanh được phát lên không trung dưới dạng sóng điện từ truyền tin bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh, mang lại cho con người cảm giác về một cuộc sống rất thật sinh động đang hiện diện trước mắt. Các máy thu hình tiếp nhận tín hiệu từ trung tâm phát sóng, theo đó giải mã, tạo ra hình ảnh động và âm thanh sống động như cuộc sống thật trên màn hình. Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại có hai loại truyền hình sóng (vô tuyến truyền hình - Wireless TV) và truyền hình cáp (hữu tuyến truyền hình - CATV- viết tắt từ tiếng Anh là Community Antenna Television).

2.3.2.2. Truyền hình đa nền tảng VTV

Đài Truyền hình Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển vượt bậc theo tiến độ của truyền hình quốc tế, trong đó có sự phát triển nhanh chóng của truyền hình đa nền tảng VTV Go. Truyền hình đa nền tảng là loại truyền hình phát triển dựa


trên sự phát triển của công nghệ lưu trữ của hệ thống internet toàn cầu. Theo xu hướng chung, dòng thông tin chuyển đi trong mạng internet ngày càng lớn và đến mọi địa điểm trên trái đất. Bất cứ ở đâu người ta cũng có thể trao đổi tư tưởng, kinh nghiệm, làm việc với nhau qua internet. Do đó, khi các chương trình truyền hình hay tin tức lên mạng thì ảnh hưởng của tin tức đó sẽ mang quy mô, phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông thường.

Cụ thể hơn, khi hệ thống đa nền tảng được phát triển, các chương trình truyền hình đã phát sóng trên hệ thống VTV được lưu trữ và có thể được xem lại bất cứ lúc nào, đây là một lợi thế lớn và tăng cao giá trị xem lại các chương trình được thực hiện. Đó chính là điểm nổi bật khi VTV Go có hiển thị lượng tương tác ngay trên hệ thống của mình, bên cạnh đó, trên trang fanpage của VTV Go trên FaceBook cũng ghi lại những phản hồi ngay lập tức từ khán giả về cái hay cái chưa được hoặc ý kiến đóng góp về nội dung cho chương trình. Điều này giúp không chỉ mỗi người nhìn được toàn diện hơn, đúng đắn hơn và nhận thức, hành vi ứng xử của mình hợp lý hơn mà còn khiến người sản xuất chương trình có thể rút kinh nghiệm về phương pháp sản xuất, cũng như thị hiếu nghe nhìn của khán giả cũng như có thể đóng góp nhiều hơn thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng.

Mỗi ngày, truyền hình đa nền tảng VTV Go thu hút một số lượng cực lớn người truy cập trong và ngoài nước. Người Việt sinh sống ở nước ngoài ít nhiều sẽ bị hạn chế cập nhật tin tức nước nhà từ truyền hình vô tuyến sẽ lựa chọn truy cập vào VTV Go để không bỏ lỡ bất cứ thông tin nào. Lượng truy cập này còn tăng cao hơn vào những giờ cao điểm. Vào những dịp đặc biệt, VTV Go sẽ truyền hình trực tiếp các sự kiện đang diễn ra. Rất nhiều người dùng sẽ lựa chọn kênh truyền phát uy tín như VTV để xem. Điển hình là vào mùa World Cup 2018 có tới 11.300.000 lượt truy cập vào để xem live-stream và cập nhật tin tức trận đấu.

Ngày nay, quá trình truyền thông tin qua mạng internet được thực hiện ngay tức khắc trên phạm vi toàn cầu. Báo chí, truyền hình đã phải thích ứng với điều kiện mới bằng cách nâng cao vai trò trong việc phân tích ý nghĩa của thông tin, hướng dẫn công chúng tập trung vào những thông tin trung thực và hiểu đúng những thông tin


đó không giới hạn vào thời gian xem các chương trình trên khung sóng cố định hàng ngày. Với sự phát triển nhanh trong quá trình số hóa báo chí, internet và truyền hình đa nền tảng đang trở thành giải pháp thỏa mãn cho con người từ thông tin, văn hóa, giải trí, tiêu dùng trong cuộc sống hiện đại.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, GĐ là một tổ hợp đặc thù với nhiều thành viên có sự khác biệt về thị hiếu, sở thích, nhu cầu nghe, xem, thưởng thức các chương trình truyền hình. Đối với trẻ em, các chương trình giải trí, hoạt hình, phim thiếu nhi, cuộc thi học tập thường có sức hút cao. Đối với ông bà, cha mẹ, các chương trình tin tức, vấn đề cuộc sống, phóng sự, du lịch, công nghệ lại là sự lựa chọn hàng đầu. Trên thực tế, VTV Go đã giải quyết tốt về nhu cầu xem truyền hình cho các loại công chúng. Khán giả muốn xem lúc nào cũng được, dù đó là chương trình đã phát mới đây hay từ vài tháng trước đó.

Truyền hình đa nền tảng đã tận dụng khả năng gây ấn tượng lớn về âm thanh sinh động và hình ảnh, màu sắc phong phú trong các phóng sự tác động đến thế giới quan của công chúng. Ngôn ngữ được sử dụng qua phim ảnh trên truyền hình trong các bộ phim phát sóng trong giờ vàng trên VTV 1 được lưu trữ trên VTV Go có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, nhanh chóng đến con người từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi .

Các vấn đề lý thuyết về văn hóa, về GĐ, VHGĐ, về thông tin, truyền thông và truyền hình, khả năng tác động của truyền hình đến văn hóa, con người sẽ được xem là những kiến thức lý luận nền tảng, có ý nghĩa là khung phân tích về sự tiếp nhận truyền hình đối với các chủ thể VHGĐ. Từ khung lý thuyết này, có thể đi sâu phân tích về khả năng tiếp nhận truyền hình của chủ thể VHGĐ như thế nào, đồng thời cũng có thể xem xét VHGĐ đã gợi mở cho sự phát triển của truyền hình hướng tới sự thay đổi tích cực, sản xuất nhiều chương trình có nội dung ngày càng tốt hơn.

2.3.3. Đặc điểm của truyền hình và các chương trình truyền hình

2.3.3.1. Đặc điểm chung của truyền hình

So sánh với các loại hình thông tin đại chúng khác, truyền hình sử dụng tổng hợp tất cả các loại thông tin có trong báo, phát thanh, phim ảnh v. v... Hầu như bất cứ sự kiện, hiện tượng, vấn đề gì trong hiện thực đều có thể biểu đạt, phản ánh qua


chương trình truyền hình. Đặc điểm này tạo cho truyền hình một khả năng đặc biệt trong việc đa dạng hóa chức năng, đáp ứng nhu cầu thông tin xã hội theo một dải tần rất rộng. Truyền hình hấp dẫn công chúng ở chỗ nó cho người ta thấy cuộc sống hiện thực ở những chi tiết, trạng thái của bản thân cuộc sống đang diễn ra trước mắt chúng ta. Với kỹ thuật cáp quang, vệ tinh địa tĩnh, sóng tín hiệu truyền hình tạo thành một mạng lưới đưa các kênh truyền hình bao phủ lên khắp bề mặt địa cầu, phá vỡ những ranh giới địa chính trị, thu hẹp không gian truyền thông.

Bất cứ người nào dù là thuộc hệ thống ngôn ngữ gì cũng có thể xem và hiểu (ít hay nhiều) những gì thể hiện trên truyền hình miễn là người đó không bị khiếm khuyết về một trong hai giác quan là thị giác và thính giác. Công chúng thông tin thường là số đông nên quá trình xem truyền hình cũng còn là quá trình trao đổi, phân tích để tái nhận thức thông tin ở một chất lượng mới. Đặc điểm này bảo đảm cho truyền hình trở thành một nhân tố có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến dư luận xã hội cũng như những tư tưởng ở chiều sâu.

Hạn chế của truyền hình được biết bởi tín hiệu hình ảnh động và âm thanh của truyền hình làm cho công chúng hoàn toàn bị động về tốc độ, trình tự tiếp nhận thông tin. Cái gì đã qua không lặp lại, nhiều khi làm mất tính liên tục của lôgíc, khiến thông tin không đầy đủ hay bị hiểu sai lệch. Những thông tin phức tạp, có mâu thuẫn lôgíc khó có thể chuyển tải qua truyền hình. Khi xem truyền hình, người tiếp nhận thông tin hầu như tập trung toàn bộ các giác quan vào những gì diễn ra trên màn hình. Điều ấy cản trở các khả năng tiếp nhận thông tin truyền hình với các hoạt động sống khác của con người. Sự cồng kềnh của thiết bị, phương tiện kỹ thuật ghi hình và chuyển phát sóng hình không cho phép người ta tiếp cận nhanh những sự kiện ở xa các thành phố trung tâm hay ở những nơi địa hình núi non hiểm trở.

2.3.3.2. Đặc điểm của các chương trình truyền hình

Tính chất sáng tạo tập thể được coi là đặc điểm lao động trong sản xuất các chương trình truyền hình. Việc sản xuất ra chương trình truyền hình đòi hỏi một quy trình công nghệ không kém phần phức tạp với nhiều công đoạn gắn với nhiều loại thiết bị kỹ thuật khác nhau, nhiều người với nghề nghiệp khác nhau cùng tham dự.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí