Văn Hóa, Văn Hóa Gia Đình Và Văn Hóa Gia Đình Tại Khu Đô Thị Mới Ở Hà Nội


- Chức năng giải trí, thỏa mãn nhu cầu tâm lý tình cảm: gia đình là nới cân bằng các trạng thái tinh thần, đem niềm vui đến cho con người

- Chức năng gắn bó tình cảm vợ chồng và sinh đẻ: gia đình là nơi tái sản xuất ra con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống, dòng tộc

- Chức năng xã hội hóa: gia đình nuôi dạy con ngời theo các chuẩn mực chung của cộng đồng xã hội, đào tạo ra những thế hệ công dân cho đất nước

Nhìn vào lịch sử nhân loại hàng ngàn năm qua, có thể nhận thấy rằng: xã hội có thể biến đổi và thay đổi rất lớn về mô hình, nhưng trong xã hội đó không thể thiếu GĐ. Tuy nhiên, trong mỗi hình thái xã hội sẽ có các hình thức GĐ tương ứng, phù hợp với sự phát triển của xã hội đó.

2.1.2. Các dạng mô hình gia đình tiêu biểu

Tại Phương Tây, gần đây các học giả đưa ra những mô hình mới về GĐ như “gia đình không con”, “gia đình khiếm khuyết”, “gia đình hợp đồng”, “gia đình đồng tính” … Đặc biệt, có những GĐ chỉ có anh chị em chung sống, không có bố mẹ, và đó vẫn được coi là GĐ. Ngoài ra còn có “gia đình tình thương” do các cá nhân hoặc nhóm người tìm những trẻ mồ cô đưa về chăm nuôi và dạy dỗ, GĐ “người đàn ông đơn thân nuôi con”, GĐ “người phụ nữ đơn thân nuôi con”, “ gia đình kết bạn tuổi già”… Điều này thể hiện sự đa dạng, phức tạp của sự biến đổi về hôn nhân và GĐ trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay, ở nước ta chủ yếu tồn tại hai dạng mô hình GĐ phổ biến:

- Thứ nhất, mô hình GĐ nhiều thế hệ, thường có 3 hoặc 4 thế hệ cùng chung sống với nhau trong một ngôi nhà. GĐ lớn đã trở thành tập thể chủ yếu và chỗ dựa tuyệt đối suốt cuộc đời mỗi người. Con người bị ràng buộc trong tình nghĩa sâu nặng và trong khuôn phép chặt chẽ của GĐ.

Theo văn hóa Việt Nam truyền thống, trong một GĐ chung sống với nhau, nếu từ bản thân tính lên, thế hệ sinh ra bản thân ta là cha mẹ (phụ mẫu), trên cha mẹ là ông bà (tổ phụ, tổ mẫu), trên ông bà là cụ ông, cụ bà (tằng tổ phụ, tằng tổ mẫu), trên hai cụ (gọi là hai kị, tức là cao tổ phụ, cao tổ mẫu), trên nữa gọi chung là cao tổ, lên mãi cho đến thuỷ tổ. Nếu lấy bản thân mình tính xuống sẽ có dưới là con (gọi là tử),


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

dưới con là cháu (gọi là tôn), dưới nữa gọi là chắt (là viên tôn), dưới nữa gọi là huyền tôn. Trong mối quan hệ từ cao tổ đến huyền tôn có nhiều mối quan hệ vợ chồng và có quan hệ huyết thống nhiều đời gọi là cửu tộc (chỉ chín đời và chín dòng họ có quan hệ vợ chồng).

Trong GĐ truyền thống, nếu có năm đời chung sống thì gọi là “Ngũ đại đồng đường”; Bốn đời chung sống gọi là “Tứ đại đồng đường”; Ba đời chung sống gọi là “Tam đại đồng đường”. GĐ truyền thống nhiều đời kế tiếp, nối dõi thường có cấu trúc phức tạp, luôn thể hiện tinh thần gia tộc và tính gia trưởng.

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 7

- Thứ hai, mô hình GĐ nhỏ, hay còn gọi là GĐ hạt nhân bao gồm hai thế hệ (cha, mẹ và con cái chưa trưởng thành), có khi chỉ có một thế hệ (vợ và chồng). GĐ đình hạt nhân là dạng GĐ đặc biệt quan trọng trong đời sống bởi mối quan hệ trong GĐ là quan hệ bình đẳng, dân chủ, có tình thương, có nghĩa vụ, trách nhiệm giúp đỡ nhau, nuôi dạy con cái và tham gia các hoạt động vì lợi ích của xã hội. Cấu trúc GĐ hạt nhân hiện nay là mô hình GĐ được con người thời nay ưa chuộng vì nó phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và con người về nhân cách.

Trong GĐ truyền thống thời phong kiến, việc sắp đặt hôn nhân, chọn vợ, chọn chồng cho các thành viên chủ yếu theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” cho “môn đăng hộ đối”. Và đây là một vấn đề không đơn giản, từng gây ra nhiều bi kịch cho tình yêu lứa đôi. Hiện nay, trong các GĐ đương đại, việc lựa chọn chồng vợ của con cái khi đến tuổi trưởng thành được cha mẹ tôn trọng hơn, không gia trưởng nặng nề như thời xưa.

Về vai trò của các thành viên trong các quyết định của GĐ, ở dạng GĐ lớn truyền thống nhiều thế hệ thì mọi quyền quyết định các công việc đó là do cộng đồng GĐ đề ra, mang tính “gia trưởng” rõ rệt. Với dạng GĐ hạt nhân thì mọi quyết định của GĐ đều có sự bàn bạc, thống nhất ý kiến của các thành viên cha mẹ con cái, thể hiện tính “dân chủ”, “bình đẳng” hơn. Từ cơ sở nói trên, giới nghiên cứu còn chia VHGĐ thành hai loại: VHGĐ gia trưởng và VHGĐ dân chủ. Tuy nhiên, việc phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối. Trong VHGĐ ở Việt Nam hiện nay thì tính dân chủ và tính gia trưởng vẫn còn đan xen với những biểu hiện đa dạng, phức tạp.


2.2. Văn hóa, văn hóa gia đình và văn hóa gia đình tại khu đô thị mới ở Hà Nội

2.2.1. Khái niệm văn hóa

Tại Trung Quốc cổ xưa, trong sách Thuyết uyển, bài Chỉ vũ, Lưu Hướng thời Tây Hán (khoảng năm 206 tr.CN đến năm 25 SCN) viết: “Văn hóa bất cải, nhiên hậu gia tru” (Thuyết uyển, Chỉ vũ), nghĩa là : Dùng đức, văn và lễ nhạc để giáo hóa, nếu không sửa đổi, thì sau đó mới thi hành xử phạt. Thời bấy giờ, “văn hóa” được hiểu là “văn trị giáo hóa, lễ nhạc, điển chương, chế độ” [171] và dường như các bậc thánh đế minh quân đều chuộng dùng “văn trị giáo hóa” theo cung cách của thời Nghiêu - Thuấn xa xưa để bình ổn thiên hạ (tức là dùng vẻ đẹp nhân phẩm, đạo đức để giáo dục, cảm hóa, đưa thần dân vào trật tự, kỷ cương, phép tắc, lễ nghĩa một cách tự nguyện). “Văn hóa” là “dùng văn để hóa”, dẫn hướng con người theo các chuẩn mực tốt đẹp của thời đại.

Tại phương Tây, từ “văn hóa” (culture) có nguồn gốc chữ Latinh xa xưa là cultura [141, tr.7] với nghĩa ban đầu là “gieo trồng”, “vun xới” trong canh tác mùa màng, trồng trọt cây lương thực trên đất đai. Theo đó, “văn hóa” (culture) lại được mở rộng nghĩa, chỉ sự “gieo trồng trí tuệ” về tri thức, đạo đức trong xã hội, tác động đến sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho con người và cộng đồng dân tộc. Như vậy, về cơ bản, các học giả phương Đông và phương Tây đều cho rằng văn hóa luôn bao hàm ý nghĩa tốt đẹp và đúng đắn, là sự “giáo hóa” con người, “gieo trồng trí tuệ” cho con người, vươn tới những giá trị nhân văn cao đẹp.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, ngay từ thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu về văn hóa, về sự hình thành của loài người và kết luận: “Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người” [16, tr. 646]. Nhờ có lao động và ngôn ngữ mà trí tuệ con người phát triển. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy và cũng là sản phẩm của trí tuệ. Ngôn ngữ được cho là dấu hiệu cụ thể và tiêu biểu trước tiên của văn hóa. Văn hóa được xem là trình độ người của con người trong lịch sử tiến hóa


nhân loại trên toàn thế giới. Thực tế cho thấy, văn hóa được hình thành và phát triển trong các mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, tương tác giữa con người với con người, tương tác giữa con người với xã hội. Văn hóa chính là toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần do loài người sáng tạo ra gắn với lịch sử nhân loại, phản ánh trình độ phát triển của con người và xã hội, được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đời sống và hành động của loài người.

Năm 1943, trong phần cuối của tập thơ Ngục trung nhật ký, Hồ Chí Minh đã định nghĩa về văn hoá như sau:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [50, tr.458].

Quan niệm trên đã khẳng định lao động sáng tạo là cội nguồn sáng tạo văn hoá, hướng về các giá trị chân, thiện, mỹ, nhằm hoàn thiện con người. Định nghĩa của Hồ Chí Minh về văn hoá đã phản ánh được bản chất của văn hoá chính là hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh không chỉ nêu văn hóa là kết quả của sự sáng tạo mà văn hóa còn là “phương thức sử dụng” những kết quả đó. Quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh rất gần gũi với định nghĩa của UNESCO đưa ra tại hội nghị quốc tế sau này vào năm 1982.

Viện sĩ người Pháp Teihar De Chardin (1881 -1955) cho rằng, sự phát triển của vũ trụ bắt đầu từ khi xuất hiện sự sống đó là sinh quyển, rồi đến sự xuất hiện tri quyển chỉ có ở loài người; Tri quyển chính là văn hoá biểu hiện “thiên nhiên thứ hai”, “thế giới nhân tạo” của con người [52, tr.9].

Các định nghĩa trên đều xem văn hoá là hoạt động sáng tạo tích cực của con người sống trong một cộng đồng xã hội nhất định. Hoạt động sáng tạo ấy đã tạo ra


những sản phẩm vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển, tạo ra những giá trị và chuẩn mực xã hội đóng vai trò nền tảng tinh thần, điều tiết và thúc đẩy xã hội tiến lên. Toàn bộ những thành quả sáng tạo đã được tích luỹ lại, thông qua các thiết chế xã hội - văn hoá như GĐ, nhà trường mà truyền lại cho các thế hệ tương lai và cho các cộng đồng khác nữa. Văn hoá là dòng chảy tinh thần vô tận nối liền các thế hệ, các cộng đồng người tạo nên tính liên tục và đa dạng của đời sống.

Cuối thế kỷ XX, trong “Tuyên bố về chính sách văn hóa” tại Hội nghị quốc tế về chính sách văn hóa của UNESCO họp từ ngày 26-7 đến ngày 6-8-1982 ở Mêhicô, các nhà khoa học của UNESCO đã định nghĩa :

Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay của một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật, văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của (tồn tại - being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét (reflect - phản tư) về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt - con người, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý.

Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm kiếm không mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt qua cả giới hạn của bản thân [28, tr.35-36].

Có thể nói, đây là một định nghĩa khá toàn diện và sâu sắc về văn hóa, về vai trò đặc biệt của văn hóa đối với sự phát triển cá nhân và cộng đồng, đã được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận và sử dụng trong các phát ngôn chính thức của đất nước trong các sự kiện văn hóa. Theo Robert Merton, văn hóa còn là “tập hợp các giá trị chuẩn mực có tổ chức điều khiển hành vi, có tính chất chung nhất đối với mội thành viên của một xã hội nhất định hay một nhóm xã hội nhất định” [62, tr.50].

Trước sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, vấn đề giữa gìn, bảo vệ và


phát huy các giá trị văn hoá của các quốc gia, dân tộc đang đối mặt với những thách thức rất lớn. Định nghĩa về văn hóa của UNESCO đã nhấn mạnh văn hóa là nét riêng của quốc gia dân tộc, chống lại xu thế nhất thể văn hoá, tôn trọng và bảo vệ những giá trị văn hoá độc đáo của các quốc gia, dân tộc. Cho dù có nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá, nhưng tổng hợp lại, vẫn có thể thấy những điểm chung cơ bản như sau:

Thứ nhất, văn hoá là hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình lịch sử, chỉ trình độ người của nhân loại. Văn hoá là toàn bộ sự hiểu biết, kinh nghiệm của con người được tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội.

Thứ hai, văn hoá là mô hình các thiết chế xã hội để nhằm đảm bảo cho sự trao truyền, vận thông các giá trị, chuẩn mực văn hoá.

Hệ thống thiết chế xã hội - văn hoá bao gồm: GĐ, nhà trường, nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, tôn giáo. Các tổ chức ấy hình thành trên cơ sở các mối quan hệ giữa các thành viên của nhóm của cộng đồng với các quy định, thiết chế xã hội đó có sức mạnh vật chất, tinh thần để thực hiện các chức năng văn hoá mà xã hội đặt ra.

Trong các mô hình thiết chế xã hội đó, GĐ là thiết chế có một vị trí đặc biệt quan trọng, gắn bó cả cuộc đời con người. Bởi lẽ, con người bắt đầu sinh ra và lớn lên từ GĐ. Tâm hồn của con người cũng được lớn lên từ VHGĐ và mang dấu ấn của VHGĐ. GĐ là một nhóm xã hội được cấu trúc theo những chuẩn mực văn hoá. GĐ là một thành quả văn hoá của con người trong lịch sử tiến hóa, phát triển của nhân loại. GĐ là luôn luôn là một thiết chế xã hội - văn hoá quan trọng trong các mô hình thiết chế xã hội.

Thứ ba, văn hoá chính là các phương thức ứng xử của con người.

Con người muốn tồn tại và phát triển thì không chỉ ứng xử với tự nhiên mà còn ứng xử với xã hội (trong đó có các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và văn hoá của con người). Trong khi đó, loài vật chỉ tồn tại và thích nghi trong môi trường tự nhiên. Các phương thức, quy tắc ứng xử của con người sẽ tạo nên hệ thống giá trị chuẩn mực, khuôn mẫu được tích luỹ trong đời sống cộng đồng tạo thành hệ giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng và được cộng đồng thừa nhận. Trong đó, GĐ là môi trường xã hội thu nhỏ sớm nhất của con người, nơi thể hiện phương thức ứng xử đầu


tiên của con người trước xã hội.

Thứ tư, văn hoá gắn với giáo dục, đào tạo nên con người.

Trong lịch sử nhân loại, giáo dục là một hiện tượng văn hoá của con người và cùng là một phương thức lưu truyền văn hoá. Con người sinh ra chỉ mới là một cá thể người, chưa hề có văn hóa, mà chỉ có các tiềm năng về văn hóa. Theo Ph.Ăngghen, lao động và ngôn ngữ là hai kích thích chủ yếu để tác động vào bộ óc của con vượn chuyển hóa thành bộ óc của con người. Để từ cá thể người trở thành cá nhân, đặc biệt là cá nhân có nhân cách, con người phải chịu sự tác động của môi trường xã hội. Nếu không có giáo dục, con người sẽ chỉ ở trong trạng thái dã man mông muội như động vật. Như vậy, văn hoá là hệ giá trị chỉ có ở loài người. Đó là năng lực học hỏi, thích nghi, sáng tạo ra những quan niệm, phương thức ứng xử, hệ thống biểu tượng, thiết chế, thể chế xã hội, nhờ đó loài người có thể trao đổi với nhau để tồn tại và phát triển.

Thứ năm, văn hoá trong thời đại ngày nay được coi là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hoá chịu sự quy định của cơ sở kinh tế. Tuy nhiên, đời sống xã hội có hai mặt vật chất và tinh thần, nếu kinh tế là nền tảng vật chất thì văn hoá sẽ là nền tảng tinh thần của xã hội.

2.2.2. Khái niệm văn hóa gia đình

GĐ không chỉ là một nhóm xã hội đặc thù mà còn là một nhóm thực thể mang tính sinh học, đồng thời còn là một thiết chế văn hóa - xã hội: “Gia đình ngay từ đầu là một tồn tại văn hoá, một thực thể văn hoá, tất nhiên trong mối liên hệ khăng khít với những yếu tố sinh học và giới tính. Ở những trình độ phát triển thấp của con người, đã như thế, ở trình độ phát triển cao hơn, lại càng như thế” [110. tr.23]. Khi tiếp cận về VHGĐ có thể nhận thấy có một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, GĐ là một hiện tượng văn hóa đặc thù

Biểu hiện rõ nhất của vấn đề đó là trong quan hệ tính giao của người khác giới chung sống trong nguyên tắc hôn nhân của cộng đồng. Trong GĐ có sự cấm đoán tính giao giữa những người cùng huyết thống (cha mẹ, con cái, anh (chị) em ruột, họ hàng gần, thậm chí cả cha mẹ nuôi với con nuôi). Động vật không có ý thức về điều đó. Con người đi từ hôn nhân cùng huyết thống (quần hôn) đến hôn nhân một vợ, một


chồng là một bước tiến về văn hóa (trí tuệ, đạo đức, pháp luật).

GĐ hình thành các mối quan hệ rộng lớn theo chiều dọc và chiều ngang. Theo chiều dọc có mối quan hệ huyết thống từ kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ - con cái - cháu chắt

- chút chít đến anh chị em ruột. Theo chiều ngang, gia đình có các mối quan hệ liên quan, ràng buộc: họ hàng nội, họ hàng ngoại của ông bà, bố mẹ, của vợ hoặc chồng… Các mối quan hệ đó đều được coi trọng và ứng xử theo những chuẩn mực đã được cộng đồng chấp nhận. Đây là một đặc trưng văn hóa chỉ có ở con người không có trong đời sống bầy đàn của động vật. Có thể khẳng định rằng, GĐ của con người là một hiện tượng văn hóa, một thiết chế sinh học - văn hóa - xã hội đặc biệt.

Thứ hai, GĐ là một giá trị văn hóa

Trên thực tế, GĐ đáp ứng nhu cầu tồn tại và các nhu cầu đặc biệt thiêng liêng không vụ lợi đó là tình thương, tình yêu, hạnh phúc, trách nhiệm, nghĩa vụ tinh thần mang tính người của con người. GĐ vừa là kết quả, vừa là nơi nuôi dưỡng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi gắn với những điều bí ẩn của quan hệ tình dục và bản năng duy trì nòi giống. GĐ là bến đỗ bình yên, điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho con người trong suốt cả cuộc đời. GĐ là một giá trị văn hóa thiêng liêng thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, lý tưởng sống của mỗi con người.

Thứ ba, GĐ là một thực thể văn hóa

Sở sĩ nói như vậy là vì tất cả các quan hệ và hoạt động sống của GĐ đều biểu hiện đặc trưng văn hóa của con người. Trong GĐ, hệ giá trị và chuẩn mực xã hội được các thành viên chấp nhận, chia sẻ và thực hiện để ứng xử với nhau và ứng xử với cộng đồng. Hệ thống giá trị VHGĐ được thể chế hóa bằng gia đạo, gia huấn, gia lễ và bằng pháp luật của Nhà nước, bằng dư luận xã hội. Hệ thống giá trị đó là cơ sở tồn tại của GĐ, giữ cho đời sống GĐ bền vững, an sinh, hạnh phúc. Từ những nghiên cứu về VHGĐ, Lê Quý Đức và Vũ Thy Huệ quan niệm như sau: “Văn hóa gia đình là dạng đặc thù của văn hóa cộng đồng, bao gồm tổng thể sống động các hoạt động sống của gia đình mang đặc trưng văn hóa bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, thị hiếu của một cộng đồng mà các thành viên gia đình đã chọn lựa để ứng xử với nhau trong gia đình và ngoài xã hội” [55, tr.33].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022