Tình Hình Nghiên Cứu Về Gia Đình Và Văn Hóa Gia Đình


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT


1.1. Tình hình nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về gia đình và văn hóa gia đình

Trong lịch sử nhân loại, gia đình (GĐ) và văn hóa gia đình (VHGĐ) vốn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Chính từ nhu cầu nghiên cứu tổng hợp về GĐ và VHGĐ, mà giới chuyên môn trên thế giới đã hình thành một chuyên ngành nghiên cứu mới, có sự tổng hợp tinh hoa của các góc tiếp cận của các ngành Triết học, Tâm lý học, Xã hội học, Văn hóa học, Nhân học, Dân tộc học… được gọi là “Gia đình học”(Family Study). Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu về GĐ và VHGĐ đã được các học giả quan tâm từ lâu. Ngay từ trước Công nguyên, ba nhà triết học cổ điển Hy Lạp vĩ đại Socrates (469-399), Platon (427-347), Aristoteles (384-322) đã có những nghiên cứu ban đầu về các hình thức sinh tồn của con người, đặt nền móng cho vấn đề nghiên cứu về gia đình và những giá trị văn hóa trong gia đình. Socrates từng đề xuất và áp dụng phương pháp “truy vấn biện chứng”(còn gọi là “phương pháp Sokrates”) để kiểm nghiệm các khái niệm đạo đức. Socrates đã nghiên cứu về gia đình và cho rằng đây là hình thức tồn tại cơ bản trước tiên của nhân loại [171]. Platon thì chủ yếu nghiên cứu về gia đình và cá nhân trong mô hình quản lý của “nhà nước lý tưởng”. Aristoteles đã dựa vào phương pháp phân tích thực nghiệm để nghiên cứu gia đình một cách tổng quát và coi gia đình là một phạm trù biến đổi khá phức tạp, vừa mang tính lịch sử vừa mang tính đặc thù của các xã hội.

Ở phương Đông, các quan niệm của Nho giáo xa xưa đã đặt gia đình (Nhà) vào mối quan hệ với hệ thống xã hội chung (Nước), coi gia đình (Nhà) là mắt xích quan trọng nhất nối kết con người với quốc gia và thế giới xung quanh (Thân - Nhà - Nước

- Thiên hạ). Các trước tác còn lại với thời gian của Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư được coi là kiến thức cơ sở cho việc nghiên cứu GĐ, VHGĐ ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc - những nước “đồng văn”, “chuộng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

văn” đã có những thời kỳ theo quan điểm Nho giáo. Ở phương Tây, J.J. Rousseau (1712

- 1778) - nhà triết học Khai Sáng Pháp, đã chỉ rõ xã hội tư bản trong giai đoạn đầu tiên đã phá hoại các chuẩn mực VHGĐ truyền thống và khuyên con người nên trở lại GĐ truyền thống. Theo đó V. Héghel (1770 - 1831) - nhà triết học người Đức lại đưa ra các vấn đề về mối quan hệ biện chứng trong GĐ (J.J. Rousseau, 1964).

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 3

Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học về GĐ và hệ giá trị đặc thù của nó là VHGĐ một cách thực sự bài bản và có hệ thống có lẽ được bắt đầu từ thế kỷ XIX. Các nhà XHCN không tưởng mà tiêu biểu là Saint Simon (1760 - 1825), Charles Fourier (1772 - 1837) và Robert Owen (1771 - 1858) đã khao khát đưa ra mô hình lý tưởng về bình đẳng giới trong GĐ và xã hội, mong muốn con người có hạnh phúc. Cũng trong thời kỳ này, nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu về GĐ như Auguste Comte (1798-1857) nhà triết học Pháp, một trong những nhà sáng lập ra bộ môn Xã hội học; Emile Durkheim (1858-1917), nhà xã hội học người Pháp gốc Do Thái; Georg Simmel (1858-1918), nhà xã hội học người Đức gốc Do Thái, đại biểu của thuyết tương tác xã hội; Herbert Spencer (1820-1903), nhà sinh vật học xã hội người Anh; Frederic Le Play (1800-1882) nhà xã hội học người Pháp; Jean - Paul Sartre (1905 - 1980) nhà triết học hiện sinh Pháp ở nửa đầu thế kỷ XX…v.v. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận GĐ là một sản phẩm chủ quan của thiết chế xã hội và nhân loại.

Với quan điểm phân tâm học, bác sĩ tâm thần người Áo Simun Freud (1856- 1939) đưa ra xu hướng nghiên cứu GĐ trong sự kết hợp tính sinh học và tính xã hội, tâm lý học. Từ đó Simun Freud gắn liền nghiên cứu về gia đình với việc giải quyết những trường hợp bệnh lý tâm lý trong thực tiễn. Max Weber (1864-1920), nhà xã hội học người Đức cũng có nhiều nghiên cứu về VHGĐ với điểm nhấn là đạo đức GĐ; Robert K.Merton (1910-2003) và Talcott Parsons (1902-1979) đã đưa ra thuyết về trật tự phụ quyền trong GĐ và xã hội.

1.1.2. Những nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình ở Việt Nam

Trong các thiết chế văn hóa dân tộc trong một thời đại thì GĐ là một thiết chế đặc biệt với những giá trị văn hóa rất riêng mang tính lịch sử. Sự ổn định và phát triển


của VHGĐ có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của GĐ và văn hóa dân tộc, Việt Nam là một trong số những đất nước ở phương Đông có truyền thống coi trọng GĐ và các giá trị VHGĐ do đó, VHGĐ đã được nhiều học giả nước ta chú trọng nghiên cứu. Ngay từ thời phong kiến xa xưa, giới Nho học đã đặc biệt chú ý tới GĐ và các chuẩn mực VHGĐ. Bằng chứng là có nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực này như: “Gia huấn ca” (Nguyễn Trãi), “Khổng học đăng” (Phan Bội Châu), “Cung oán ngâm khúc” (Nguyễn Gia Thiều), “Vũ trung tùy bút” (Phạm Đình Hổ)…v.v.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta đã đi theo quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin qua những công trình xuất sắc như bộ “Tư bản” của C.Mác, tác phẩm “Nguồn gốc Gia đình, của Chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ph.Ănghen, một số tác phẩm của V.I.Lênin về Cách mạng Tháng Mười, về GĐ vô sản…v.v [15]. Đến những năm 1986, các nghiên cứu về GĐ và VHGĐ ở Việt Nam mới có điều kiện được tiến hành một cách có hệ thống và bài bản. Theo đó, đồng hành về tư duy khoa học với giới học giả thế giới, vấn đề nghiên cứu GĐ và VHGĐ Việt Nam được đề cập tới từ nhiều góc độ nhân học, dân số học, triết học, sử học, dân tộc học, văn hóa học, văn học, tâm lý học, giáo dục học, phụ nữ học, giới... Nhìn chung, về cơ bản có thể chia ra ba lĩnh vực nghiên cứu lớn là :

- Những nghiên cứu về các chính sách GĐ và tác động của chính sách đối với GĐ;

- Những nghiên cứu về các vấn đề về GĐ truyền thống (giai đoạn trước năm 1945);

- Những nghiên cứu về các vấn đề về GĐ hiện đại (từ năm 1945 đến nay).

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta không chỉ là cuộc cách mạng xã hội mà còn là cuộc cách mạng lớn về thiết chế GĐ, tạo ra sự biến đổi rất lớn cho GĐ người Việt, tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề đặt ra trong GĐ như vấn đề bất bình đẳng giới, vấn đề giải phóng và giáo dục con người, vấn đề đem hạnh phúc đến cho con người. Để giải quyết các vấn đề nói trên, hệ thống văn pháp quy lần lượt được ban hành như: Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Chăm sóc và bảo vệ


trẻ em, Luật Người cao tuổi... cùng các chiến lược quốc gia về gia đình đã thể hiện nhất quán quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về GĐ và VHGĐ, mà biểu hiện cụ thể của VHGĐ Việt Nam đương đại sẽ là chế độ một vợ, một chồng; ông bà cha mẹ gương mẫu, con cái thảo hiền; anh em giúp đỡ, hòa thuận; GĐ no ấm hạnh phúc, thực hiện bình đẳng giới, tôn trọng phụ nữ; bảo vệ bà mẹ và trẻ em; chăm sóc người cao tuổi; bảo vệ quyền cá nhân hợp pháp trong gia đình; xây dựng VHGĐ theo các chuẩn mực GĐ văn hóa; xác định quyền và trách nhiệm của các cá nhân trong GĐ; quyền lợi và trách nhiệm của GĐ với xã hội và trách nhiệm và quyền lợi của xã hội đối với GĐ; những yêu cầu GĐ tuân thủ và thực hiện luật pháp. Hệ thống chính sách pháp luật được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu về GĐ và VHGĐ ở nước ta trong thời gian qua.

Trong khoảng nửa sau của thế kỷ XX, do phải tập trung đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cho nên giới chuyên môn học thuật nước ta đã chưa có nhiều điều kiện để nghiên cứu nhiều về GĐ và VHGĐ. Từ sau năm 1975, việc nghiên cứu về GĐ và VHGĐ ở nước ta, bên cạnh những bước phát triển mới, tiến bộ, thuận lợi cũng phải đối diện với rất nhiều thách thức. Những định hướng về xây dựng giá trị, chuẩn mực về GĐ và VHGĐ trong thời kỳ đổi mới đang trong thời gian nghiên cứu và mới chỉ bước đầu có những kết quả nhất định. Bởi vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu về về GĐ và VHGĐ là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

Trải qua 35 năm đổi mới, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), Đảng và nhà nước ta đã xác định đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để phát huy sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nhận thức toàn diện và sâu sắc về phương hướng, đặc trưng, nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những yêu cầu cấp thiết để tạo nên sự thống nhất và đồng thuận xã hội, tạo động lực cho việc triển khai các nghị quyết của Đảng về văn hóa trong thời kỳ đổi mới hiện


nay trong đó có vấn đề văn hóa đô thị, vấn đề GĐ và VHGĐ tại các đô thị trước tác động của truyền hình trong bối cảnh sự phát triển bùng nổ của xã hội thông tin, truyền thông và truyền hình mới hiện nay.

Nhìn chung, giới chuyên môn nước ta đã thực hiện nghiên cứu về GĐ và về GĐ và VHGĐ theo một số xu hướng như sau:

- Thứ nhất, xu hướng nghiên cứu lý luận chung về GĐ, về VHGĐ Việt Nam truyền thống và VHGĐ Việt Nam hiện đại, nghiên cứu về những biến đổi VHGĐ ở nước ta, đề xuất các giải pháp để giúp GĐ Việt Nam thích ứng và phát triển trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập sâu rộng với quốc tế hiện nay.

Theo xu hướng này có một số công trình với những kết quả tiêu biểu như sau:

- Một vài nét nghiên cứu về gia đình Việt Nam (1990) của nhóm tác giả Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia biên soạn. Công trình này đề cập đến một số vấn đề lý luận nghiên cứu về vai trò, vị trí của GĐ trong xã hội, nhưng mới chỉ đặt vấn đề và gợi ý là chủ yếu [69].

- Năm 1991, tập thể các nhà nghiên cứu Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp với Khoa Xã hội học Trường Đại học Gothenburg (Thụy Điển) đã công bố công trình Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam. Trong công trình này, các nhà nghiên cứu Việt Nam và Thụy Điển đã tiến hành khảo sát thực tiễn ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước về đặc điểm GĐ Việt Nam trước những năm 1990 [122].

- Năm 1994, Trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn Quốc gia do Quỹ Toyota Foundation tài trợ đã xuất bản sách Văn minh Phương Đông và gia đình Việt Nam truyền thống, công bố những khảo sát và nghiên cứu, đánh giá bước đầu về GĐ truyền thống ở Việt Nam qua một số dấu mốc thời gian lịch sử [135].

- Năm 1994, tác giả Lê Minh cho ra đời hai công trình Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội Những tình huống ứng xử trong gia đình. Tại hai công trình này, Lê Minh đã có những nghiên cứu bước đầu về GĐ, VHGĐ và vai trò của về GĐ và VHGĐ đối với sự phát triển xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới [58]


- Năm 1995, tác giả Nguyễn Khánh viết bài “Gia đình Việt Nam hiện nay”, [73]. Tác giả bài viết đã đưa ra sự nhận diện khá cụ thể về về GĐ và VHGĐ nước ta trong bối cảnh của thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cũng trong năm 1995, nhà nghiên cứu Lê Thi cho ra đời sách Gia đình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự đổi mới của đất nước [73]. Công trình này đã giới thiệu khá đầy đủ về “Năm Quốc tế về gia đình” và “Chương trình hành động của Ban chỉ đạo Năm Quốc tế về gia đình Việt Nam”; giới thiệu một số ý kiến của lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong “Ban chỉ đạo Năm Quốc tế gia đình Việt Nam” cùng với ý kiến của một số chuyên gia khoa học về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra; nêu rõ vai trò, vị trí của GĐ trong sự đổi mới của đất nước; đề xuất những kiến nghị về chính sách kinh tế, xã hội cần quan tâm để giúp các GĐ làm tròn trách nhiệm được giao phó, vươn lên xây dựng GĐ no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

- Năm 1999, Dương Tự Đam công bố sách Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh niên [22], đề cập đến một số vấn đề lý luận và phương pháp tiếp cận về GĐ và GĐ trẻ; thực trạng GĐ trẻ và chức năng giáo dục phát triển nhân cách thế hệ trẻ; GĐ trẻ - nội dung và phương pháp giáo dục con cái.

- Năm 2001, Nguyễn Linh Khiếu đã hoàn thành sách Gia đình & Phụ nữ trong biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn [74], đề cập đến những vấn đề lý luận mang tính khái quát chung về sự biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn tác động đến GĐ và phụ nữ; kết quả khảo sát GĐ và phụ nữ trong biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn ở một số vùng miền trên đất nước.

- Năm 2004, Lê Thi tiếp tục công bố sách Gia đình, Phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững [67]. Công trình này đề cập đến vị trí, vai trò của GĐ và người phụ nữ trong mối quan hệ và tác động lẫn nhau với vấn đề dân số, văn hóa, cũng như sự phát triển bền vững của môi trường, hướng tìm ra con đường tốt nhất cho tương lai phát triển của nhân dân, của GĐ và người phụ nữ Việt Nam.

- Năm 2007, Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý hoàn thành công trình Gia đình học [40] với mục đích tổng hợp khái quát về những vấn đề lý luận GĐ, quá trình hình


thành GĐ trong lịch sử, các vấn đề về GĐ trong xã hội cũ và xã hội hiện đại, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi thế giới.

- Năm 2012, Lê Ngọc Văn xuất bản công trình Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam [62]. Lê Ngọc Văn đã đề cập đến những vấn đề lý luận về GĐ và biến đổi GĐ; về sự biến đổi GĐ ở Việt Nam (về chức năng kinh tế, chức năng sinh đẻ, chức năng xã hội hóa, chức năng tâm lý - tình cảm; sự biến đổi cấu trúc (về quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các thế hệ trong GĐ); quan điểm và hệ thống giải pháp chính sách về những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của GĐ Việt Nam trong xã hội hiện đại.

- Thứ hai, xu hướng nghiên cứu về các vấn đề lý luận VHGĐ gắn với tình hình thực tiễn có tính thời sự trên phạm vi cả nước

Xu hướng này đi sâu tìm hiểu về định nghĩa, cấu trúc của VHGĐ, vai trò của GĐ và VHGĐ đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và nhân cách cá nhân; VHGĐ truyền thống và những biến đổi về giá trị VHGĐ trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại; Vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng VHGĐ và thực hiện các chức năng của GĐ. Theo xu hướng này có một số công trình tiêu biểu sau:

- Sách Văn hóa gia đình của Vũ Ngọc Khánh [141], đã công phu tổng hợp những thành tố trong VHGĐ, từ đó đưa ra những quan điểm nhằm xây dựng VHGĐ theo những tiêu chí chung của xã hội.

- Năm 1999, Chu Tôn - Hoàng Quý cho ra đời sách Ứng xử trong quan hệ vợ chồng [ 2 1 ] , đề cập đến một khía cạnh quan trọng của VHGĐ. Đó chính là văn hóa ứng xử giữa vợ và chồng trong GĐ theo những chuẩn mực giá trị VHGĐ Việt Nam truyền thống.

- Năm 1999, Huỳnh Thị Dung cho ra đời Từ điển văn hóa gia đình [48], đây là cuốn từ điển tập hợp những thuật ngữ liên quan đến VHGĐ, rất tiện ích trong việc tra cứu.

- Sách Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em [54], công trình đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về VHGĐ và gia đình văn hóa, sự lệch chuẩn VHGĐ và suy thoái nhân cách trẻ em; VHGĐ - yếu tố


quan trọng của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.

- Sách Văn hóa gia đình [10] của Bùi Đình Châu đã trình bày tổng quát những vấn đề lý luận về VHGĐ.

- Sách Văn hóa gia đình và sự phát triển xã hội [136], tập hợp bài viết của 26 tác giả nghiên cứu về VHGĐ ở nhiều khía cạnh khác nhau (về khái niệm VHGĐ, VHGĐ Việt Nam và nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường ở Việt Nam, vai trò của giáo dục GĐ bài trừ tệ nạn xã hội, vai trò của âm nhạc trong giáo dục VHGĐ, GĐ và vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên, người phụ nữ và vấn đề giáo dục nhân cách cho trẻ em, sắc thái VHGĐ người Chăm…).

- Sách Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị [55], công trình này đã đề cập đến các vấn đề lý luận chung về VHGĐ và vai trò của VHGĐ trong đời sống xã hội, VHGĐ Việt Nam trong lịch sử và vai trò của người phụ nữ, tình hình GĐ và VHGĐ ở đô thị, vai trò của người phụ nữ trong xây dựng VHGĐ ở đô thị hiện nay, những biến đổi và lựa chọn đối với VHGĐ và vai trò của người phụ nữ.

- Năm 2004, Phạm Việt Long cho ra đời sách Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình [100], đây là cuốn sách tập hợp những kinh nghiệm và triết lý của dân gian về quan hệ GĐ được biểu hiện qua hệ thống tục ngữ ca dao ở nước ta trong lịch sử, thể hiện những giá trị VHGĐ Việt Nam truyền thống.

- Tháng 1/2021, Trần Thị Minh Thi (chủ biên) cùng đội ngũ các nhà khoa học Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã xuất bản công trình hết sức công phu (529 trang) nhan đề: Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam đương đại [116]. Trong công trình này, nhóm tác giả đã khảo sát và công bố hệ giá trị của GĐ Việt Nam đương đại như: Giá trị về hình thành hôn nhân và GĐ; Giá trị đạo đức, tâm lý, tình cảm của GĐ; Giá trị con cái của GĐ; Giá tri các mối quan hệ trong và ngoài GĐ; Các giá trị kinh tế của GĐ. Trên cơ sở phân tích những giá trị gia đình - đồng thời cũng là giao diện cụ thể về VHGĐ Việt Nam đương đại, nhóm nghiên cứu của Trần Thị Minh Thi đã đưa ra những kết luận và khuyến nghị về các giá trị cơ bản của GĐ Việt Nam hiện nay.

- Thứ ba, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022