2.1.1.2. Đặc trưng của gia đình truyền thống
Một là, GĐTT là sản phẩm của xã hội nông nghiệp cổ truyền, gắn với nền kinh tế tự nhiên, sản xuất tự cung, tự cấp là chính và ít biến đổi trong biến thiên của lịch sử.
Gia đình truyền thống Việt Nam là sản phẩm của xã hội nông nghiệp cổ truyền, trồng lúa nước là chính, mà tiêu biểu nhất là gia đình sống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong nền nông nghiệp cổ truyền đó, gia đình chính là một đơn vị sản xuất kinh tế với những điều kiện sản xuất lạc hậu, công cụ thô sơ, chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên. Đại bộ phận sản xuất nông nghiệp của nhà nông là sản xuất nhỏ, manh mún do tình trạng bị phân tán về ruộng đất nên mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, tự sản xuất, tự tiêu dùng.
Mỗi gia đình tự cung cấp hầu hết các sản phẩm tiêu dùng cho bản thân mình nên về cơ bản gia đình trở thành hộ nông - công - thương kết hợp, vừa trồng trọt, chăn nuôi, vừa làm thủ công nghiệp và trao đổi, buôn bán. Trong gia đình, các thành viên ngoài liên kết bởi mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, còn gắn bó chặt chẽ cùng nhau sản xuất vật chất, nuôi sống bản thân và gia đình mình. Từ đó, làm nảy sinh tình cảm, trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như: tình cảm gắn bó thủy chung giữa vợ chồng; yêu thương, chăm sóc con cái; kính trọng cha mẹ, ông bà, tổ tiên; yêu thương, hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau giữa anh chị em… [92].
Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công cụ thô sơ, dùng sức người là chính, cộng với nhiều yếu tố khắc nghiệt của tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, giông bão… rất cần sự sáng tạo, cần cù, chăm chỉ lao động, sự trợ giúp lẫn nhau trong công việc của mỗi con người, mỗi gia đình. Điều đó, đã giúp hình thành ở con người Việt Nam tính chịu thương, chịu khó, cần cù, sáng tạo trong lao động cũng như tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, trọng nghĩa tình, đạo lý, thủy chung và đời sống tinh thần phong phú, đa dạng. Điều này góp phần tạo nên nét đặc sắc trong VHGĐ và nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác tạo thành truyền thống, bản sắc văn hóa của cả dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, với đặc thù là con đẻ của xã hội nông nghiệp cổ truyền, ít biến đổi theo những biến thiên của lịch sử, GĐTT Việt Nam cũng là nơi nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến đời sống của gia đình trong quá khứ cũng như việc xây dựng GĐVH, phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay. Chẳng hạn như: tư duy tiểu nông
nên thiếu tư duy phân tích, thực nghiệm, lý luận; duy trì lối làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, mang nặng tính cục bộ, địa phương; tính ghen ghét, đố kỵ với những người vượt trội hoặc tiến bộ hơn mình, nên khó hòa nhập; lối sống thiên về tình cảm cũng dễ tạo ra lối sống duy tình, trọng tình hơn lý, có thái độ nể nang dẫn đến nhiều khi không coi trọng pháp luật, không dám chống lại cái xấu, chống lại tệ nạn nảy sinh trong xã hội…
Hai là, gia đình thường đông con, kết hôn sớm.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Thực Trạng Và Xu Hướng Biến Đổi Của Gia Đình Việt Nam Hiện Nay
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Gia Đình Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Nội Dung, Phương Thức, Chủ Thể Và Sự Cần Thiết Phát Huy Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Ở Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Phương Thức Phát Huy Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Đặc Điểm Về Kinh Tế Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp cổ truyền, tự nhiên, tự cấp, tự túc, dựa vào sức người là chính nên ở nhiều GĐTT, hình thành tâm lý muốn sinh đông con để gia tăng nguồn nhân lực lao động. Ở nhóm GĐTT khác lại muốn sinh nhiều con để có người chăm sóc khi cha mẹ về già; hoặc để phòng ngừa trước những rủi ro, bệnh tật làm cho những đứa trẻ chết sớm; hoặc do quan niệm “tự sinh, tự dưỡng”, “con cái là lộc trời cho” [7]… Một lý do thậm chí trở thành động cơ sinh đông con mà các nhà nghiên cứu hay đề cập đến, nhất là khi nghiên cứu về GĐTT vùng ĐBSH, đó là việc “dứt khoát mỗi gia đình phải có ít nhất một con trai” [7, tr. 20] để duy trì nòi giống, nối dõi tông đường.
Kết hôn sớm cũng là một trong những đặc trưng thường thấy trong nhiều GĐTT vì họ cho rằng lấy vợ, lấy chồng sớm cho con là lấy thêm dâu, thêm rể tăng nguồn nhân lực và để cặp vợ chồng mới tiếp tục sinh nhiều con, sinh con trai duy trì nòi giống, là nguồn an ủi, động viên, chăm sóc khi cha mẹ về già.
Sinh đông con, kết hôn sớm đã đáp ứng nhiều nhu cầu của GĐTT. Tuy nhiên, mặt trái của nó thường làm cho các GĐTT không thoát khỏi đói nghèo do không đủ sức, điều kiện kinh tế, thời gian để chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người. Việc kết hôn sớm, sinh con sớm khi cha mẹ chưa đủ tuổi trưởng thành, chưa có kinh nghiệm sống sẽ khó có thể nuôi dạy những đứa trẻ thành người công dân tốt cho gia đình và xã hội…, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của gia đình, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, gây áp lực về giải quyết việc làm, chính sách dân số, an sinh xã hội hiện nay.
Ba là, gia đình có kết cấu bền chặt, quy mô lớn.
Lịch sử xã hội Việt Nam đã chứng minh GĐTT có kết cấu rất bền chặt, tồn tại lâu dài, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc điểm này là do những điều kiện khách quan của cuộc sống - sản xuất nông nghiệp tiểu nông, trồng lúa nước là chính, công cụ thô sơ, lạc hậu, phụ thuộc vào tự nhiên, do chống thiên tai, địch họa… buộc các thành viên trong gia đình phải gắn kết chặt chẽ với nhau. Mặt khác, do ảnh hưởng tư
tưởng của Nho giáo coi gia đình là nền tảng của xã hội (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ), trong gia đình nhanh chóng hình thành tôn ti, trật tự, nền nếp, phép tắc, chuẩn mực… để điều chỉnh các mối quan hệ, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các thành viên trong gia đình. Nền nếp, sự giáo dục trong gia đình về gia phong, gia giáo được coi là nền tảng tạo nên gia đình hạnh phúc và bền chặt.
Gia đình Việt Nam truyền thống thường là gia đình có quy mô lớn, nhiều thế hệ sinh sống. Do các gia đình thường sinh đông con, cộng với việc kết hôn sớm; do tâm lý thích con cháu sum vầy quanh mình hoặc do nhiều gia đình ở thành thị không có đất chia cho con cái khi kết hôn nên ở nhiều GĐTT hầu hết con cháu tập trung sinh sống cùng trong một mái nhà. Nếu như GĐTT Trung Quốc có quy mô lớn mở rộng ra cả dòng tộc cùng sinh sống trong một thôn trang với các tên gọi như Đỗ gia trang, Vương gia trang, Đường gia trang…, thì GĐTT Việt Nam, mặc dù có quy mô lớn, nhưng thường chỉ sống từ ba, bốn, năm thế hệ trong một gia đình. Kiểu gia đình này khá phổ biến, tập trung nhiều nhất ở nông thôn vùng ĐBSH.
Gia đình truyền thống với kết cấu bền chặt, quy mô lớn có ưu điểm: gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống văn hóa, nghi lễ, tập tục, phong tục, tập quán, tôn ti, trật tự, nền nếp… cũng như phát huy tốt các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, của dân tộc. Nó giúp các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, quan tâm chăm sóc người già và dạy dỗ, uốn nắn thế hệ trẻ….Tuy nhiên, kết cấu bền chặt và quy mô gia đình lớn, có nhiều thế hệ khác nhau về tuổi tác, quan niệm, lối sống, tâm lý, thói quen… sống trong cùng một mái nhà, nên khó tránh khỏi mâu thuẫn giữa các thế hệ, nhất là mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu, em gái của chồng và chị dâu…. Tư tưởng trọng ngôi thứ với đẳng cấp khắt khe và bị trói buộc bởi ảnh hưởng của Nho gia theo luận lý cương thường dẫn đến quyền dân chủ, bình đẳng, tự do cá nhân bị hạn chế. Sống theo gia đình quy mô lớn, cố kết gia đình, cộng đồng cao, cũng hình thành tâm lý thụ động, tự ti, bám chặt gia đình, người thân, làng xóm… không dám sáng tạo, mở rộng giao lưu, tiếp nhận cái mới từ bên ngoài vào.
Bốn là, tư tưởng, giá trị chuẩn mực gia đình và giáo dục trong gia đình chủ yếu theo tư tưởng của Nho giáo.
Giá trị chuẩn mực và giáo dục trong GĐTT được kết hợp cả những tư tưởng của người Việt cổ xưa để lại với tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo [70]. Tuy
nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là mức độ ảnh hưởng không nhỏ của Nho giáo đến tư tưởng, lối sống tạo nên hệ giá trị chuẩn mực văn hóa, đạo đức trong gia đình và giáo dục của GĐTT Việt Nam. Những gia đình sống ở thành thị, những gia đình thuộc tầng lớp vua quan, tầng lớp trên, “danh gia vọng tộc” hoặc một số gia đình khá giả, gia đình hướng Nho ở nông thôn, ảnh hưởng Nho giáo rất rõ nét và sâu sắc. Cách sống và giáo dục con cháu, các thành viên trong gia đình theo quy tắc “tam cương, ngũ thường” và “ngũ luân” của nhà Nho. Giáo dục nam giới theo chuẩn mực của người quân tử “trung, hiếu, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng”, theo sách thánh hiền, nhấn mạnh vai trò của con trưởng, người đàn ông, người cha trong gia đình. Giáo dục nữ giới theo tam tòng, tứ đức. Giáo dục giới tính “nam nữ thụ thụ bất thân” [7]; [151]… Vì vậy, mẫu hình gia đình được giáo dục hướng tới là gia đình hạnh phúc, trên dưới thuận hòa, con cháu giàu sang, đông đúc, gia phong nghiêm ngặt, có địa vị cao trong làng, trong xã hội. Còn gia đình chủ yếu thuộc tầng lớp lao động ở cả nông thôn và thành thị, do hạn chế trong tiếp xúc với Nho gia, họ ít chú trọng giáo dục con cháu đề cao địa vị xã hội, lễ nghĩa của nhà Nho. Họ có cuộc sống giản dị hơn, giáo dục con cháu bằng phong tục, tập quán, thói quen, kinh nghiệm của gia đình, làng xã và bản thân mình. Giáo dục chủ yếu trong gia đình thường hướng đến giáo dục kinh nghiệm, kỹ năng lao động. Đây chính là yếu tố phát triển và tồn tại các làng nghề truyền thống, các thương hiệu gia đình sản xuất gia truyền trong nhiều lĩnh vực sau này. Trong gia đình, việc lao động và các mối quan hệ khác nhiều khi được thực hiện bình đẳng hơn so với gia đình chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, thậm chí, nhiều gia đình người mẹ, người vợ lại là người giữ “tay hòm, chìa khóa”, quyết định chi tiêu, kinh tế [149]. Như vậy, có thể thấy GĐTT Việt Nam mặc dù chịu ảnh hưởng của Nho giáo là chủ yếu nhưng con người và gia đình Việt Nam không tiếp thu thụ động mà tiếp biến văn hóa, tư tưởng của Nho gia kết hợp với văn hóa bản địa và các tư tưởng tiến bộ trong Phật giáo, Đạo giáo để làm giàu thêm lối sống, phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa của mình. Từ đó tạo nên những nét riêng, độc đáo hình thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Ngoài những điểm tích cực nêu trên, ảnh hưởng của Nho giáo cũng mang đến những mặt trái, mặt tiêu cực tác động xấu đến sự phát triển gia đình và xã hội Việt Nam như: tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”; việc phân chia không đồng đều tài sản cho các con, con trai được hưởng nhiều hơn, trong đó người con trai trưởng
lại được nhiều nhất; chưa chú trọng và phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội; phân biệt dòng tộc danh giá, đẳng cấp, địa vị trong xã hội…
Năm là, tính cố kết cộng đồng, yêu thương, có trách nhiệm cao đối với các thành viên trong gia đình thậm chí mở rộng ra dòng họ, làng, xã và quê hương, đất nước.
Tính cộng đồng là đặc trưng cơ bản của con người, gia đình và xã hội Việt Nam trong truyền thống. Cơ sở xuất phát của nó là: do sản xuất nông nghiệp với trình độ thấp, công cụ thô sơ, lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Con người cảm thấy mình nhỏ bé, sợ hãi trước những thiên tai, địch họa, bệnh dịch xuất phát từ thiên nhiên nên con người phải gắn kết lại với nhau từ trong gia đình, họ hàng, làng xóm để cùng nhau lao động, sản xuất…; Ngoài ra, còn do quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ đã gắn kết hai gia đình thông gia, gắn kết hai họ hoặc hai làng với nhau; hoặc do niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, vào các tín ngưỡng dân gian và biết ơn những người có công với đất nước, với những người có công với làng (thờ thành hoàng làng) …
Tính chất cộng đồng thấm sâu vào gia đình, chi phối mối quan hệ trong gia đình làm cho tính chất cá nhân bị lệ thuộc, hòa với gia đình, dòng họ. Cá nhân thông qua gia đình, lấy danh nghĩa gia đình để giao tiếp với xã hội. Vì thế, cá nhân trong gia đình phải ý thức được lối sống, suy nghĩ, hành động của mình là ảnh hưởng, đại diện cho gia đình, cho dòng họ nên “Một người làm quan, cả họ được cậy. Một người làm bậy cả họ mất nhờ”. Trong gia đình đông người, khi giao tiếp trong cộng đồng, người ta chỉ nhớ và gọi tên người chủ gia đình hoặc tên người con đầu. Xã hội kiểm soát, điều chỉnh, đánh giá hành vi của cá nhân cũng thông qua gia đình. Chẳng hạn, khi giao tiếp với một đứa trẻ, nhiều khi người ta không quan tâm nó tên gì, nó là ai mà người ta sẽ hỏi nó là con nhà ai, con gia đình nào, bố mẹ nào, thuộc dòng họ nào…[7].
Đối với người Việt, nói đến gia đình là nói đến tính cộng đồng. Cộng đồng đó không chỉ bao gồm những người đang sống mà còn bao gồm cả những người đã chết và những đứa trẻ sẽ được sinh ra trong tương lai. Vì thế, GĐTT coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, nguồn cội và việc nối dõi tông đường.
Tính cộng đồng cũng không bó hẹp lại trong đơn vị gia đình mà còn được mở rộng ra khi con người giao tiếp với cộng đồng, làng xã, quê hương, đất nước. Biểu hiện rõ ở những dịp lễ, tết cổ truyền, hay nhớ về các vị anh hùng dân tộc có công với đất nước, nhớ về cội nguồn chung của dân tộc như câu ca “Dù ai đi ngược, về xuôi. Nhớ
ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”…đã tạo nên truyền thống đoàn kết, yêu nước, thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, có thể nói ưu điểm đặc trưng tính cộng đồng trong gia đình đã giúp mỗi con người có đủ niềm tin và nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc duy trì, đề cao thái quá tính cộng đồng cũng dẫn đến những mặt hạn chế, tiêu cực như: phủ định, xem nhẹ vai trò cá nhân, san bằng cá tính dẫn đến chủ nghĩa bình quân; triệt tiêu tính sáng tạo, tư duy theo thói quen đám đông; tư tưởng bè phái, địa phương cục bộ, nhiều khi ảnh hưởng việc thực thi pháp luật kiểu “phép vua thua lệ làng”; tư tưởng trọng danh hão, coi trọng địa vị gia đình, dòng họ của một số dòng họ lớn hoặc gia đình có chức sắc, có quyền lực trong cộng đồng mà coi thường gia đình, dòng họ nhỏ hơn…
2.1.1.3. Giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam
Giá trị là một khái niệm được sử dụng trong nhiều khoa học như: toán học, triết học, kinh tế học, xã hội học, văn hóa học, tâm lý học, đạo đức học… Tùy từng góc độ tiếp cận, mục đích nghiên cứu mà nội hàm khái niệm giá trị cũng có sự khác nhau. Song, có thể nhận thấy những điểm chung được đề cập đến trong quan niệm giá trị bao gồm: chỉ ý nghĩa của những hiện tượng vật chất hay tinh thần có khả năng thỏa mãn nhu cầu tích cực của con người, là những thành tựu góp phần vào sự phát triển xã hội; chứa các yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của chủ thể trong quan hệ với sự vật, hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự đánh giá, lựa chọn của chủ thể; được xác định và đánh giá đúng đắn trong các mối quan hệ thực tiễn của con người, xuất phát từ thực tiễn, được kiểm nghiệm qua thực tiễn; có tính lịch sử khách quan, sự tồn tại hay mất đi của một giá trị nào đó phụ thuộc vào ý thức của con người mà do yêu cầu của từng thời đại lịch sử, trong đó con người sống và hoạt động [72]…
Nói đến giá trị tức là “muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới” [22, tr.17]. Vì vậy, giá trị có vai trò rất quan trọng, giúp con người xác định mục đích, phương hướng cho hoạt động của mình, là mong ước, khát khao mà con người muốn vươn đến.
Với quan niệm giá trị như trên, có thể hiểu: Giá trị GĐTT là những yếu tố, những mặt, những quy tắc, chuẩn mực đúng đắn, tốt đẹp, tích cực về đạo đức, giáo dục, tâm lý tình cảm và ý thức cộng đồng được nảy sinh, hình thành, tồn tại, phát triển trong
GĐTT, được cộng đồng xã hội cũng như từng GĐTT thừa nhận, hướng tới, áp dụng, lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau. Nó là cái tương đối ổn định, được lưu truyền trong mỗi gia đình, giúp cho các thành viên trong gia đình noi theo, xác định được mục tiêu, phương hướng cho hoạt động của mình. Giá trị của GĐTT là cơ sở để xã hội cổ truyền đánh giá, nhận xét về từng gia đình cũng như thành viên trong gia đình, đồng thời nó là cái để các GĐTT mong ước, khát khao vươn tới, củng cố, giữ gìn, phát huy. Giá trị của GĐTT đã góp phần chủ yếu tạo ra sự êm ấm, hạnh phúc của gia đình, là tế bào lành mạnh để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và góp phần hình thành nên truyền thống của dân tộc, hình thành nên nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Khi tìm hiểu về GĐTT, tùy từng mục đích, góc độ tiếp cận, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều giá trị của gia đình khác nhau. Có người cho rằng giá trị truyền thống cần phát huy trong xây dựng gia đình hiện nay là: “truyền thống đạo đức, truyền thống tâm linh, truyền thống hiếu học và truyền thống thẩm mỹ” [70, tr.6]. Có tác giả chia giá trị GĐTT thành: giá trị đạo đức; giá trị giáo dục; giá trị tâm lý, tình cảm và giá trị ý thức cộng đồng [69]. Một số nhà nghiên cứu khác lại đề cập đến giá trị kinh tế, giá trị trong cấu trúc nhà ở…của GĐTT [37]; [151]… Mặc dù, có các cách phân chia giá trị GĐTT khác nhau, nhưng có thể thấy giá trị GĐTT có tính phổ quát, nhiều nhà nghiên cứu đề cập như: đề cao sự thủy chung, hòa thuận trong mối quan hệ vợ chồng; đề cao đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ; sự hy sinh, yêu thương, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với con cháu; sự hòa thuận, gắn bó keo sơn giữa các anh chị em trong gia đình; phát huy truyền thống hiếu học, tính cộng đồng, yêu quê hương, đất nước. Trong phạm vi nghiên cứu phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, tác giả luận án lựa chọn cách tiếp cận giá trị GĐTT gồm: giá trị đạo đức; giá trị giáo dục; giá trị tâm lý tình cảm và giá trị ý thức cộng đồng.
2.1.2. Quan niệm và đặc trưng của gia đình văn hóa
Gia đình văn hóa là khái niệm do Ban chỉ đạo nếp sống mới Trung ương đưa ra để chỉ một kiểu, một trình độ VHGĐ mới ở nước ta hiện nay. Gia đình văn hóa là danh hiệu để phong tặng cho những gia đình đạt được hoặc thực hiện tốt các tiêu chuẩn đã đề ra. Nó chỉ phẩm chất của gia đình, nói lên nếp sống có văn hóa của gia đình. Như vậy, theo cách hiểu này, GĐVH chính là sự thể hiện mới của văn hóa gia đình, nhưng ở trình độ cao hơn và được cụ thể hóa bằng các tiêu chí nhất định. Trong đó, VHGĐ được hiểu là một dạng đặc thù của văn hóa xã hội bao gồm tổng thể các giá trị chuẩn
mực, quy định cách hành xử của xã hội mà các thành viên của gia đình cùng tiếp nhận để ứng xử với nhau trong gia đình cũng như ngoài xã hội [19]; [84].
Gia đình văn hóa là một khái niệm động, từ khi xuất hiện đến nay nó đã có nhiều thay đổi. Trước đây chúng ta gọi GĐVH với nhiều tên gọi khác nhau như: gia đình mới, gia đình có nếp sống văn hóa, GĐVH xã hội chủ nghĩa, GĐVH mới. Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng, tên gọi GĐVH chính thức được sử dụng cho đến tận ngày nay.
Ngày 16/7/1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vấn đề gia đình và xây dựng GĐVH đã được đề cập đến một cách cấp thiết. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, Bộ Văn hoá -Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ra Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT ngày 02/02/2002 ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “GĐVH”, “Làng văn hoá”, “Khu phố văn hoá”, tiêu chuẩn GĐVH.
Ngày 23/6/2006, Bộ Văn hóa, Thông tin lại có Quyết định số 62/2006/QĐ- BVHTT ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “GĐVH”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, trong đó đã đưa ra tiêu chuẩn, thủ tục công nhận danh hiệu “GĐVH” thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Thi đua khen thưởng nhằm thay thế cho Quy chế công nhận danh hiệu “GĐVH” đã ban hành năm 2002. Đến năm 2011, theo Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 10/10/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “GĐVH”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương, tiêu chuẩn GĐVH được quy định tại Điều 4, chương II, cụ thể như sau:
1. Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua do địa phương phát động
2. Gia đình hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, xã hội
3. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, lao động, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả
Cùng với quá trình bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí công nhận GĐVH nêu trên, khái niệm GĐVH cũng xuất hiện phong phú, đa dạng do mục đích