Tác Động Của Vtv Đối Với Văn Hóa Tiêu Dùng Gia Đình



Kiểm soát tốt mối quan hệ vợ - chồng

45

55

Tạo nên mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và

chồng trong gia đình

52

48

Nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia

đình

55

45

Tạo sự đồng thuận trong việc dạy dỗ con

cái

52

48

Làm giảm hành động bạo lực gia đình

49

51

Hình thành mối quan hệ vợ - chồng theo

hướng mở

51

49


Anh - chị - em trong gia đình

Bình đẳng trong giao tiếp, sinh hoạt gia

đình

56

44

Ý kiến cá nhân được coi trọng

53

47

Tạo sợi dây liên kết

52

48

Vun đắp tình thân

51

49

Truyền thống kính trên, nhường dưới trong

gia đình được coi trọng

55

45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 17

(Nguồn: Số liệu điều tra của NCS năm 2021) Cùng trong góc nhìn về các chương trình và khách mời của các chương trình truyền hình, bà Trần Thị Hà My, Khu đô thị Mỹ Đình cho hay: “Hầu hết các chương trình, khách mời tham gia hiện nay đều được chọn lọc khá kỹ, các hành vi, ứng xử phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và đều có quy chuẩn nhất định. Việc này có kết quả khá tốt tới cách ứng xử trong gia đình trẻ hiện nay”. Đây là những quan điểm thể hiện rõ tính tích cực của các chương trình trong thang đo về mức độ tiếp nhận của chủ thể VHGĐ mà luận án đề xuất. Mặc dù vậy, trong ba mức đo, tỉ lệ ở mức thứ ba vẫn còn khiêm tốn khi được hỏi. Vấn đề trên cũng chính là một trong những nội dung cần được cải thiện trong thời gian tới từ phía người làm nội

dung các chương trình sao cho tiệm cận hơn nữa với hơi thở của cuộc sống.

4.1.2.2. Văn hóa tiêu dùng


Tiêu dùng luôn là chủ đề nóng trong mỗi GĐ, đặc biệt là các GĐ trong mỗi chung cư tại các KĐTM. Nếu như thu nhập hàng tháng của hai lao động chính trong gia đình là khoảng 15 triệu đồng đây được nhiều nghiên cứu kinh tế đánh giá là mức thu nhập trung bình, bên cạnh tiền sinh hoạt phí bao gồm gửi xe, điện, nước, vệ sinh chiếm từ 1,5 đến 2 triệu đồng thì tiền học tập cho các con bao gồm học chính khóa và học thêm cũng tiêu tốn của các chủ thể VHGĐ chừng khoảng từ 3 triệu đến 5 triệu đồng, như vậy đã tiêu tốn một nửa. Phần còn lại của bài toán hàng tháng sẽ phải được các chủ thể của GĐ tập trung cho ăn uống của các thành viên, tiêu dùng hàng ngày và tích trữ dự phòng lúc ốm đau. Do vậy chủ đề tiêu dùng luôn được quan tâm sát sao. Bà Vũ Thị Tới, Khu đô thị Handi Resco cho rằng: “Chương trình mua sắm trên truyền hình cũng có nhiều hữu ích trong thời buổi hiện tại, giúp người xem tiếp cận được thông tin nhanh chóng, nắm bắt được thông tin về sản phẩm nhanh. Tuy nhiên, có quá nhiều kênh quảng cáo dẫn đến loãng thông tin.” Đồng quan điểm với bà Tới, ông Đinh Văn Thoại, Khu đô thị Green Star, Phạm Văn Đồng cho rằng: “Mua sắm thì cũng tốt, nhưng mà tôi xem ở trên mấy trang bán hàng thì kiểm tra giá nhanh hơn, tất nhiên để trở thành game show thì có đất diễn cho sản phẩm trong nước, nhưng mà công nhận là mẫu mã hàng trong nước chán thật, còn độ tốt đến đâu thì dùng mới biết được, nói chung cũng chỉ để biết, còn hữu ích thì tùy trường hợp thôi”. Các ý kiến này cũng thể hiện việc tiếp nhận các chương trình mua sắm là một nhu cầu cấp thiết nhưng giá của các sản phẩm và tính hữu ích hay chất lượng của các sản phẩm vẫn còn có nhiều lo lắng từ phía người tiêu dùng.

Bảng 11: Tác động của VTV đối với văn hóa tiêu dùng gia đình


Các ý kiến (tỷ lệ %)

Nhận định


Đúng

Đúng một

phần

Không đúng

Không ý kiến

Giúp tìm kiếm đồ dùng thiết yếu

thuận lợi

59,7

23,8

3,3

13,2

Giúp việc mua sắm đồ dùng gia

đình thuận lợi

52,9

27,5

4,1

15,5


Giúp cải thiện chất lượng các hoạt

động dịch vụ gia đình

44,0

31,5

5,6

18,9

Làm thay đổi thói quen, thị hiếu tiêu

dùng gia đình

42,7

31,3

9,8

16,2

(Nguồn: Số liệu điều tra của NCS 2021)

Mua hay không mua là quyền của người tiêu dùng, song xem chương trình có thể tạo ra các gợi ý. Bà Nguyễn Thị Ngọc , khu đô thị Handi Resco nói: “Cũng khá hữu ích, tôi cũng mua vài món theo thông tin trên chương trình Hãy chọn giá đúng, nhưng nó không thành hệ thống cụ thể nên cuối cùng vẫn là phải sử dụng công cụ tìm kiếm trên internet thôi”. Bà Bùi Ngọc Liên Khu đô thị Mỹ Đình nối tiếp quan điểm về các sản phẩm: “Các chương trình liên quan đến mua bán trên ti vi tôi thấy cứ kiểu gì ấy, nói chung là xem cũng được, nhưng mà toàn mấy mặt hàng không cần lắm, lên facebook thấy mấy bạn review sản phẩm hay hơn nhiều, dù sao nó vẫn là thiết thực với cuộc sống hàng ngày”. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Thơm, khu đô thị Green Star cũng bổ sung quan điểm: “Các chương trình liên quan đến mua bán cũng xem được, nhưng các sản phẩm tôi thấy toàn ở đâu đâu ấy, thấy toàn của Việt Nam thật nhưng mà chả thấy chúng ngoài thị trường mấy khi, mà nói là đồ Việt Nam làm cũng chả hề rẻ hơn đồ có thương hiệu cả, như là mấy bộ nồi đun của Việt Nam, tôi thấy giá cũng không hề rẻ hơn đồ của mấy nước khác, mặc dù cũng không rõ chất lượng của nó có ra làm sao”.

Nói chung, sự tiếp nhận của các chủ thể GĐ, đặc biệt là các “nội tướng” đều đã cho rằng các sản phẩm được đưa trên các chương trình cũng mang tính giới thiệu nhiều hơn, còn thông thường khi mua, họ sẽ chọn các thương hiệu lâu năm cho gia đình mình thay vì những sản phẩm mới. Đây là vấn đề không phải chỉ của truyền hình mà là vấn đề của đưa các thương hiệu sản phẩm của Việt Nam tới chính tay người tiêu dùng Việt Nam. Thực tế cho thấy, nhiều sản phẩm là rất tốt nhưng cái tốt đó không được người tiêu dùng biết đến do không có thương hiệu. Bài toán này cần lời giải đến từ một hệ thống liên kết mật thiết hơn nữa giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và bên truyền tải là truyền hình đa nền tảng VTV.


4.1.2.4.Văn hóa giáo dục

Văn hóa giáo dục GĐ thường hướng tới sự hình thành gia phong, gia giáo, gia lễ, qia quy, gia đạo, gia huấn, tạo nên các giá trị bền vững làm hạt nhân cho xã hội ổn định. Những câu thành ngữ về được truyền tụng từ ngàn xưa mà ngời ta có thể nghe từ truyền hình là “nước có quốc pháp, nhà có gia quy” được đúc kết từ lâu vẫn tồn tại bền vững cho đến hôm nay và mai sau. Trong quan hệ của con cháu đối với bố mẹ, ông bà là “gọi dạ, bảo vâng”, “đi thưa, về trình”; trong quan hệ của người bề dưới với người bề trên là: “kính lão đắc thọ”; cách ứng xử của anh chị em là “kính trên, nhường dưới”, “chị ngã, em nâng”; trong quan hệ vợ chồng là “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, “Một điều nhịn là chín điều lành”.

Các chương trình truyền hình VTV giáo dục gia đình đã đồng hành cùng các bậc phụ huynh răn dạy con người từ lúc còn thơ bé đến lúc trưởng thành về đạo hiếu ở đời, coi đây là phẩm chất cao quý của con người, luôn nhớ về công lao nuôi dạy của cha mẹ qua việc truyền thông các câu ca dao có từ ngàn xưa để lại:

“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Hay là phải nhớ về cội nguồn gia tộc, quê hương:

“ Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn”

Tại góc độ về giáo dục trong gia đình, đặc biệt giáo dục sự quan tâm, ứng xử và lưu giữ những giá trị, đa phần các ý kiến đều cho rằng, hệ thống của VTV đã thực hiện tốt nhiệm vụ này bằng cách sản suất và phát sóng những chương trình có nội dung chuẩn mực đề cao những giá trị vốn có của gia đình Việt. Những chuẩn mực chân, thiện, mỹ luôn là mục đích hướng tới khi sản xuất những chương trình này của tổ chức sản xuất. Ngoài ra, việc tham vấn các chuyên gia về văn hóa, gia đình với những góp ý tư vấn xác đáng về chân gia trị cũng là yếu tố tiên quyết tạo nên thành công của nhiều chương trình khi phát sóng được sự tiếp nhận tích cực từ phía các chủ


thể văn hóa GĐ, đặc biệt là các chủ thể VHGĐ tại các KHĐM.

Bảng 12: Tác động của VTV đối với giáo dục gia đình


Các ý kiến (tỷ lệ %)

Nhận định

Đúng

Đúng một

phần

Không đúng

1. Giúp các thành viên trong gia

đình thể hiện sự quan tâm

51,7

37,8

10,5

2. Giúp các thành viên ứng xử, giao

tiếp thuận lợi và văn minh

50,9

38,4

10,7

3. Góp phần nâng cao nhận thức văn

hóa ứng xử

48,5

39,4

12,0

4. Góp phần lưu giữ những giá trị

văn hóa tốt đẹp

47,9

37,9

14,2

(Nguồn: Số liệu điều tra của NCS 2021)

Khi được hỏi về nội dung này, bà Trần Thị Hà My, khu đô thị Mỹ Đình cho hay: “Tôi cảm thấy phần lớn những chương trình của VTV khá hay, có tính định hướng, giáo dục tốt như “ Điều ước thứ 7, Khởi nghiệp, các chương trình của TVT 24 tôi đánh giá cao vì độ nhanh, nhạy. Nhũng chương trình này cần được có nhiều thời lượng hơn để mọi người nắm được thông tin tốt hơn”.

Cùng chung góc nhìn về thái độ tiếp nhận, bà Nguyễn Thị Thơm, khu đô thị Green Star nói: “Nói về ảnh hưởng, chắc không có nhiều, chỉ biết tin tức chính xác với giá cả mấy mặt hàng thiết yếu như xăng tăng hay không, nhưng mà có tăng chỉ biết thế chứ cũng chả để làm gì, đi lại thì vẫn phải mua thôi, tăng thì nhiều, lúc giảm thì cũng chẳng ai đi đâu mà mua cả. Còn làm gì để hữu ích hơn với nhà tôi, chắc là thêm mấy chương trình dạy con tôi nấu ăn, nói năng, hoặc là dạy con tôi làm cái gì đó có ích hơn thay vì cắm mặt vào cái điện thoại lúc nào cũng phải nói mà chúng nó cũng chẳng nghe gì cả”.

Về phương thức giáo dục con cái, đã có nhiều ý kiến cho rằng “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nhưng thực tế không hẳn như vậy. Sau khi xem và cảm nhận những chương trình của VTV nói riêng và tham vấn nhiều quan điểm về


giáo dục hiện đại, ông Vũ Huy Ngọc Toàn Khu đô thị Green Star, Phạm Văn Đồng cho rằng: “Thực ra nó có ảnh hưởng cũng không phải là không lớn, vì tôi xem biết được tin tức, giá xăng, giá đồ tiêu dùng, cũng biết được nên dạy con cái như thế nào cho phù hợp thay vì quát mắng hoặc đòn roi. Đây cũng là các mà VTV cung cấp thông tin. Nhưng tôi thấy việc cung cấp thông tin thôi chưa đủ, vì không phải ai cũng có đầy đủ thời gian theo dõi hết. Tôi thấy có lẽ để tốt hơn, VTV nên có một loạt các chương trình về các công việc của cuộc sống thì ổn hơn, trên thành phố nhiều bạn trẻ chỉ biết cắm nồi cơm điện, cho quần áo vào máy giặt, đi ra siêu thị và mua đồ, chứ nếu bảo các bạn nấu cơm bằng nồi thông thường, giặt quần áo bằng tay thì chắc là khó quá”.

Về góc độ cung cấp thông tin để phát triển kinh tế gia đình, có lẽ nhiều ý kiến vẫn quan điểm rằng chương trình chưa đi sát với thực tế, Ông Nguyễn Hữu Trí, Khu đô thị HandiResco: Nói chung hình như các chương trình này làm cho cách bạn có giấc mơ hay sao ấy, khởi nghiệp mà dễ thế thì ai cũng là tỉ phú rồi, thay vì dạy khởi nghiệp, chả có chương trình nào dạy làm một người có ích trong xã hội cả, thông thường những người có ích trong xã hội đều là những người khởi nghiệp thành công hết”.

Bà Bùi Ngọc Liên, Khu đô thị Mỹ Đình có quan điểm: Khởi nghiệp hoặc kinh doanh là vấn đề khó, ai cũng có ý tưởng lớn cả, nhưng ai cũng thiếu vốn thì phải, tôi chỉ thắc mắc là sao không có chương trình nào dạy làm nhân viên gương mẫu nhỉ, mà không, gọi là chuẩn mực ấy vì tối thấy, hầu hết các ông chủ đều là nhân viên cả, sau có cơ hội có vốn mới làm ông chủ được”.

Đây cũng là quan điểm rất rõ ràng thể hiện sự tiếp cận chưa thực sự tốt với một bộ phận không nhỏ các khán giả từ phía các chương trình. Tuy nhiên, cũng cần phải xem lại về mục tiêu thể hiện, bởi có nhiều chương trình làm với đối tượng tham dự là nhiều nhà đầu tư có mức tiền rảnh rỗi cao. Còn đối với các chủ thể VHGĐ có mức thu nhập trung bình trong xã hội từ 10 triệu đến 20 triệu một tháng, câu chuyện có vẻ đang không hề hiện thực, dù vậy, có lẽ không ai đánh thuế các giấc mơ và hy vọng, thắp lên những ý tưởng cho đến thời điểm có đủ điều kiện thực hiện là một quá


trình mà nhiều chương trình truyền hình VTV đang thực hiện.

Bảng 13: Tác động của VTV đối với phát triển kinh tế GĐ


Các ý kiến (tỷ lệ %)

Nhận định


Đúng

Đúng một

phần

Không đúng

Không ý kiến

Giúp học hỏi kinh nghiệm phát triển

kinh tế gia đình

51,7

25,0

5,3

18,0

Giúp học hỏi kinh nghiệm bảo tồn,

phát triển các tri thức dân gian

51,7

24,0

6,7

17,6

Chia sẻ kinh nghiệm

51,2

26,0

5,0

17,8

Là phương tiện giao dịch, mua bán

thuận tiện

51,0

22,1

5,3

21,6

Tạo cơ hội việc làm cho các thành

viên trong gia đình

50,0

24,4

6,1

19,5

Liên kết các hoạt động kinh doanh

trên mạng

48,0

25,5

4,8

21,7

Hình thành các hình thức dịch vụ

trên mạng

46,2

27,0

4,9

21,9

Có điều kiện phát triển kinh tế mọi

lúc, mọi nơi

45,8

27,5

7,5

19,2

Tạo cơ hội bình đẳng thu nhập trong

gia đình

45,2

27,5

6,6

20,7

(Nguồn: Số liệu điều tra của NCS năm 2021)

Nhiều quan điểm của khán giả vẫn cho rằng, để khởi nghiệp tốt, trước tiên hãy học từ những thứ nhỏ nhặt nhất nhưng vẫn phải nuôi dưỡng những ước mơ. Ông Đinh Văn Thoại, Khu đô thị Green Star: Khởi nghiệp là câu chuyện lớn, nhưng mà sao chẳng thấy chương trình nào dạy làm nhân viên tốt, dạy ứng xử trong công ty, đơn vị ấy, các bạn mới tốt nghiệp vào công ty tôi làm toàn phải hướng dẫn từ đầu, viết một đoạn văn bản cũng không xong, rồi có mỗi chuyện đi hỏi về chào cũng không làm


được, nhiều bạn còn nghĩ pha trà, rót nước cho giám đốc hay cho trưởng phòng là không được, cái đấy chỉ là tôn trọng tối thiểu với người lớn tuổi hơn mình thôi chứ có gì mà đến mức quá đâu …” Những tấm gương có lẽ là lý giải dễ dàng nhất cho nhiều nội dung chương trình cung cấp nội dung về kinh tế và kinh tế gia đình. Ông Vũ Huy Ngọc Toàn Khu đô thị Green Star suy nghĩ:

Khởi nghiệp ở trên truyền hình toàn là các tấm gương thôi, mà hầu hết các tấm gương đấy không thể học với cuộc sống được, vì nói thật không phải ai cũng có vốn to hoặc có một ý tưởng đột phát để xin được tài trợ có vốn làm ăn. Tôi thấy hơi thiếu mấy cái như là dạy quản lý một cửa hàng như thế nào? Dạy nguyên tắc làm việc ở một số chỗ như thế nào? Đây chỉ nói một cách rất thông thường thôi nhé, xã hội có muôn vàn ngành nghề, nói hơi quá một tí, đến việc quét rác cũng cần biết cầm chổi ra sao chứ đừng nói là làm cái gì có đến tiền triệu tiền tỉ, nên xem mấy chương trình này chỉ xem cho vui thôi.”

Vì những ý kiến trên, có thể thấy hoàn toàn diện mạo của việc giáo dục trong gia đình với việc học tập kiến thức, kỹ năng, học tập làm kinh tế gia đình từ các chương trình truyền hình vẫn được theo dõi sát sao từ phía công chúng, khán giả. Tuy nhiên, đa phần vẫn là các tấm gương thay vì những sự việc mang tính hơi thở cuộc sống. Nên chăng, trong những thời gian tiếp theo, hệ thống những chương trình ngắn chừng 5 phút nói về những thao tác cơ bản của những ngành nghề trong xã hội cần được sản xuất kết hợp với các trung tâm dạy nghề, trung tâm việc làm, những nội dung như làm nhân viên văn phòng thế nào, làm bảo vệ như thế nào, nhân viên thu ngân, nhân viên tiếp thị … Vấn đề không phải là đào tạo nhân viên, bởi hầu hết các tỉ phú lớn trên thế giới đều trải qua những công việc tưởng chừng rất nhỏ nhặt không quan trọng, nhưng đó là những viên gạch đầu tiên xây nên sự nghiệp toàn cầu của họ trong thế giới ngày nay.

4.1.2.5. Văn hóa sinh hoạt

Sinh hoạt và văn hóa sinh hoạt, những phương thức ứng phó với cuộc sống đời thường có mối quan hệ gần gũi với văn hóa tiêu dùng nhưng không phải chỉ là tiêu dùng. Văn hóa sinh hoạt rộng lớn hơn với việc tổ chức đời sống của một GĐ, từ

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022