121
phải hoặc với thể lệ, luật pháp. Do đó, chỉ người trong cộng đồng sáng tạo ra di sản văn hóa phi vật thể hiểu rò bản chất của di sản mới có thể công nhận di sản văn hóa phi vật thể là một phần trong cuộc sống của họ. Hơn nữa, chính họ là người quyết định việc tiếp tục lưu truyền các giá trị di sản văn hóa phi vật thể đó trong cộng đồng của họ hay không. Một người khác thuộc cộng đồng khác, không thực hành và sử dụng các giá trị di sản văn hóa phi vật thể thì không thể có quyền công nhận di sản văn hóa phi vật thể đó. Tóm lại, UNESCO không có quyền để công nhận di sản văn hóa phi vật thể, quyền công nhận di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, cá nhân, nhóm người sáng tạo ra di sản văn hóa phi vật thể. UNESCO chỉ xét duyệt hồ sơ và quyết định việc có hay không ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục của Công ước hay không. Hồ sơ làm cơ sở cho UNESCO quyết định có ghi danh hay không dựa trên việc chứng minh di sản văn hóa phi vật thể đó có tồn tại trên thực tế cùng với cộng đồng sáng tạo ra nó hay không và việc cộng đồng đó có tự nguyện trong việc gìn giữ các giá trị di sản văn hóa phi vật thể đó hay không.
Một số đoạn trong các văn bản pháp luật có sử dụng cụm từ “công nhận” không phù hợp với tinh thần và bản chất vấn đề như trong Công ước năm 2003 cũng tại Điều 19, Luật Di sản văn hóa có nêu “Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hoá thế giới, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Trong đoạn trên có dùng cụm từ “công nhận”, nhưng thực tế UNESCO chỉ ghi danh và không được chỉ ra để công nhận di sản đó. Để sửa lại nội dung của Điều 19 cho phù hợp với Công ước năm 2003 thì cần loại bỏ các cụm từ “công nhận”, “của Việt Nam” và “di sản thế giới”. Phần này có thể sửa thành: “Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu thuộc Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục đại diện của di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
Quyết định số 4063/QĐ-BVHTTDL ngày 18/11/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch về việc tổ chức “Ngày hội di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã đượcUNESCO vinh danh”. Ngay tên của Quyết định này cũng chứa những cụm từ lệch với tinh thần của Công ước 2003. Nội dung này có thể sửa thành “Ngày hội di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đã được UNESCO ghi danh”. Mặc dù Quyết định này đã hết hiệu lực, do chỉ tổ chức trong năm 2013 nhưng cách sử dụng từ ngữ dễ gây hiểu lầm cho người đọc.
Điểm e, Khoản 1, Điều 2 của Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa có nêu nhiệm vụ tham mưu của Hội đồng đề xuất với Chính
122
phủ “Đề nghị UNESCO đưa di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới”. Nội dung này chứa đựng cụm từ “Di sản văn hóa thế giới” vốn có thể phù hợp với di sản văn hóa vật thể nhưng không phù hợp với di sản văn hóa phi vật thể. Do đó, có thể lựa chọn thay thế cụm từ Danh mục di sản văn hóa thế giới thành “Danh mục di sản văn hóa của Công ước” hoặc “Danh mục đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Khoản e sẽ sửa thành: “Đề nghị UNESCO đưa di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và di tích tiêu biểu ở Việt Nam vào Danh mục Di sản văn hóa của nhân loại”.
Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Tại Mục 8, Điều 2, quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nêu “Đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là di sản văn hóa thế giới”. Nội dung này chứa đựng các cụm từ “công nhận”, “di sản văn hóa thế giới” là chưa phù hợp theo tinh thần của Công ước. Do đó, có thể sửa thành “Đề nghị UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể đảm bảo tính thống nhất, toàn diện
Quy định rò và nhất quán trong Luật về khái niệm, tiêu chí xác định, hình thức biểu đạt di sản văn hóa phi vật thể.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Thực Hiện Hoạt Động Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Thực Hiện Quy Định Về Kiểm Tra, Thanh Tra, Xử Lý Nghiêm Minh Các Vi Phạm Pháp Luật Đối Với Các Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Bối Cảnh Và Một Số Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Hoạt Động Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Hiện Nay
- Các Giải Pháp Đối Với Hoạt Động Thực Hiện Quy Định Pháp Luật Về Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Đẩy Mạnh Hợp Tác Quốc Tế Về Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Trong Thời Gian Tới
- Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 20
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Thứ nhất, tiêu chí xác định các di sản văn hóa phi vật thể được quy định trong Luật chưa được rò. Điều 1 Khoản 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá năm 2009 xác định khái niệm: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”. Như vậy “di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần... không ngừng được tái tạo”. Tiêu chí này đã thể hiện rò đặc điểm của di sản văn hóa phi vật thể là di sản “sống”, gắn liền với đời sống của cộng đồng, hiện hữu không chỉ ở quá khứ mà cả trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, hiểu thế nào cho đúng nghĩa của “tái tạo”, giới hạn của sự tái tạo ấy đến đâu là điều cần được xác định cụ thể trong Luật. Tiếp nữa, các di sản cần được chuyển giao qua bao nhiêu thế hệ thì sẽ được coi là phù hợp với tiêu chí di sản văn hóa phi vật thể được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng cần phải tường minh. Do vậy, theo tác giả cần làm rò tiêu chí “di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần... không ngừng được tái tạo”. Tiêu chí tái tạo trong di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là phản ánh lại nhưng chân thực (giữ nguyên dạng như nó từng có) và sinh động (sử dụng những giá trị cổ truyền để mà phát triển). Làm rò được tiêu chí tái tạo của di sản văn hóa phi vật thể có nghĩa là chúng ta sẽ làm rò được hai thái độ đối xử với di
123
sản văn hóa phi vật thể. Một là di sản văn hóa phi vật thể được tái tạo theo hướng phản ánh lại chân thực, chúng ta đem cái nguyên dạng như nó từng có để phát huy trong cuộc sống hôm nay. Ví dụ: Người ta thấy ở Nhật Bản kịch Noh được diễn đúng như thế kỷ XVI nhưng phục vụ cho con người hôm nay có một ý thức về truyền thống của mình. Hai là, di sản văn hóa phi vật thể được tái tạo theo hướng phản ánh lại sinh động là thừa kế những giá trị cổ truyền theo cách sử dụng đương đại nhưng phải đảm bảo quá trình tiếp nối và bổ sung giá trị của di sản văn hóa phi vật thể chứ không phải là thay thế vì di sản văn hóa phi vật thể mà thay thế thì bản sắc không còn gì nữa.
Thứ hai, tiêu chí di sản văn hóa phi vật thể phải lưu truyền qua bao nhiêu thế hệ của khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể … được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Chúng tôi nhận thấy xác định số thế hệ được chuyển giao các giá trị văn hóa di sản văn hóa phi vật thể được nghiên cứu dựa trên kí ức của cộng đồng, của những người lưu giữ và truyền tải di sản nên việc xác định thế hệ chuyển tiếp chỉ có tính chất tương đối. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu thì trong xã hội cận hiện đại và truyền thống, chỉ cần ba thế hệ là đủ, còn trong những xã hội hiện đại hơn thì chỉ hai thế hệ mà thôi! Quan điểm của chúng tôi nghiêng về tiêu chí ba thế hệ, vì xã hội đương đại của chúng ta ngày nay chưa đạt chuẩn xã hội hiện đại bởi việc xây dựng một xã hội hiện đại phải dựa trên một nền công nghiệp phát triển. Với những phân tích trên có thể đưa về khái niệm di sản văn hóa phi vật thể như sau: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo chân thật và sinh động, được lưu truyền qua ba thế hệ trở lên bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”.
Thứ ba, quy định chi tiết các loại hình thức biểu hiện của di sản văn hóa phi vật thể cần được làm rò ngay trong Luật Di sản văn hóa phần quy định về di sản phi vật thể. Hiện tại trong Luật Di sản văn hóa không quy định các biểu hiện cụ thể của di sản văn hóa phi vật thể, đây là phần khuyết thiếu cơ bản để làm căn cứ cho phần quy định ở các nội dung khác trong Luật. Điều này dễ nhận thấy, về cơ bản, Luật Di sản văn hóa, cũng như nhiều văn bản Luật hiện hành khác, vẫn dừng ở mức, như rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý và cả phát biểu của đại biểu Quốc hội đã đề cập, chỉ là “luật ống, luật khung”, chưa phải là luật có giá trị điều chỉnh trực tiếp.
Hiện tại chỉ có Khoản 1, Điều 4 trong Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá có nội dung giải thích từ ngữ di sản văn hóa phi vật thể nhưng không đưa ra hình thức biểu đạt cụ thể của di sản văn hóa phi vật thể là gì. Từ Điều 20 đến Điều 25 Luật Di sản văn hóa quy định các biện pháp, chính sách cần thiết để bảo vệ di sản
124
văn hóa phi vật thể, và các biện pháp khuyến khích, chính sách khuyến khích một số loại hình của di sản văn hóa phi vật thể. Nghị định số 98/2010/NĐ-TTg hướng dẫn Luật Di sản văn hóa có nêu di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: a) Tiếng nói, chữ viết; b) Ngữ văn dân gian; c) Nghệ thuật trình diễn dân gian; d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng; đ) Lễ hội truyền thống; e) Nghề thủ công truyền thống; g) Tri thức dân gian. Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL quy định chi tiết các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được quy định trong Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 98/2010/NĐ-TTg. Cụ thể, Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/06/2010 yêu cầu kiểm kê các đối tượng như sau: a) Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; b) Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; c) Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; d) Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; đ) Lễ hội truyền thống; e) Nghề thủ công truyền thống; g) Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác. Tuy nhiên giữa hai văn bản này có sự vênh nhau khi nói về loại hình “Tập quán xã hội và tín ngưỡng”. Nghị định số 98/2010/NĐ-TTg có ghi “tập quán xã hội và tín ngưỡng” nhưng trong Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL chỉ có nội dung về “Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác” mà không nhắc đến “tín ngưỡng”. Do đó Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL cần bổ sung làm rò điểm này, đảm bảo tính nhất quán. Như vậy, để Luật thể hiện sự rò ràng, khoa học, và tiện lợi, thống nhất trong quá trình áp dụng Luật, chúng tôi khuyến nghị các hình thức biểu đạt của di sản văn hóa phi vật thể nên/phải được quy định rò ngay trong Luật Di sản văn hóa.
4.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
- Làm rò nội dung trong quy định hành vi bị xử phạt vi phạm liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Thực tế trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, các hoạt động mà dân gian vẫn thường gọi như “lên đồng”, “hầu đồng” là một trong những nội dung cốt lòi cấu thành nên thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của các thanh đồng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đang lúng túng xử lý các hoạt động liên quan đến “lên đồng”, “hầu đồng” phân biệt với “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu”. Từ năm 2013, các cụm từ này đã xuất hiện trong Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 cho thấy sự cộng nhận của pháp luật đối với các hoạt động này. Đối với các hành vi liên quan đến giá trị di sản văn hóa phi vật thể, Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày chỉ quy định “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
125
hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.”
Việc xử lý hành vi “phục hồi hủ tục trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam” được quy định trong Khoản 3, Điều 18, Mục 3 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 đã được thay đổi và sửa bỏ. Và, đến Nghị định 38/NĐ-CP ngày 29/03/2021 của Chính phủ quy định định về xử phạt vi hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã bãi bỏ hoàn toàn hành vi này, thể hiện những tiến bộ của pháp luật Việt Nam trong nỗ lực nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo tinh thần của Công ước. Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thao và Du lịch cần ban hành Thông tư hướng dẫn hành vi phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể; Tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể làm căn cứ áp dụng hình thức xử phạt.
- Quy định chi tiết các hình thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cụ thể cho từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể và loại bỏ di sản văn hóa phi vật thể ra khỏi Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể
Trong Luật Di sản văn hóa, bảo tàng có cả chức năng quản lý di sản văn hóa phi vật thể, cần quy định hình thức quản lý cụ thể, một số bảo tàng hiện nay đã tổ chức phòng giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể hoặc không gian di sản văn hóa phi vật thể trong bảo tàng, lưu giữ giá trị di sản dưới dạng băng, đĩa CD-ROM, DVD hoặc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, trí thông minh nhân tạo IQ. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, học tập kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới làm Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể. Mặc dù, đây không là một công việc đơn giản bởi lẽ diện mạo loại hình, thể loại văn hóa phi vật thể của Việt Nam không giống với diện mạo loại hình, thể loại văn hóa phi vật thể ở các quốc gia khác. Nếu không có những cán bộ quản lý văn hóa có chuyên môn, có kiến thức khoa học, chúng ta rất dễ lâm vào cảnh dở khóc, dở cười sau này khi kho tư liệu trong tay chúng ta không phải thực sự là di sản, nói như câu tục ngữ: mồ cha không khóc, lại khóc đống mối?!129
Quá trình chi tiết các hình thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cụ thể cho từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể sẽ giúp loại bỏ di sản văn hóa phi vật thể ra khỏi Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể. Việc loại bỏ di sản văn hóa phi vật thể khi không còn đủ các điều kiện là điều cần thiết và phù hợp với sự phát triển của các loại hình di sản văn hóa. Khi một giá trị văn hóa đã không còn phù hợp với sự phát triển của cộng đồng, không được cộng đồng lưu truyền và không thể tồn tại trong đời sống văn hóa của cộng đồng thì cần phải được
129 Ngô Đức Thịnh (2000), Về các hiện tượng văn hóa phi vật thể, Thông báo khoa học số 1/2000, Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, tr.18,19.
126
loại bỏ, rút ra khỏi Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể. Cần bổ sung vào văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc hủy bỏ di sản văn hóa phi vật thể ra khỏi Danh mục đối với các di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh nhưng không đáp ứng được các yêu cầu của di sản văn hóa phi vật thể, không còn được cộng đồng sáng tạo ra nó duy trì và phát triển.
Các quy định này cần bao gồm các chỉ tiêu cụ thể xác định các di sản văn hóa phi vật thể như thế nào thì phải rút khỏi Danh mục. Chủ thể chịu trách nhiệm rà soát và đề xuất lên Hội đồng Di sản quốc gia để rút di sản văn hóa phi vật thể khỏi Danh mục di sản văn hóa phi vật thể.
4.3.3. Đảm bảo các hình thức và phương pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Thứ nhất, làm rò quan điểm về phát triển di sản văn hóa phi vật thể trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Các quy định hiện tại trong Luật chỉ giới hạn việc phát triển di sản văn hóa phi vật thể ở chỗ không được làm hủy hoại và giảm giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nhưng không nêu rò bằng cách nào và theo định hướng nào. Cần ban hành văn bản dưới luật nào hướng dẫn và quy định chi tiết, cụ thể các vấn đề này. Việc tái tạo và phát triển cần xuất phát từ nguyện vọng của cộng đồng muốn gìn giữ những giá trị di sản văn hóa phi vật thể đó trong đời sống của họ. Tuy nhiên, việc phát triển của di sản văn hóa phi vật thể luôn gắn với sự thay đổi phù hợp với những giá trị mới.
Khoản 3, Điều 24 Luật Di sản văn hóa quy định Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, cần sớm ban hành văn bản quy định chi tiết, cụ thể để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Điều này cũng phù hợp để tránh những tranh cãi không dứt về cách nói và viết cải biên chữ tiếng Việt xoay quanh các phát minh, sáng chế được cấp bằng Sở hữu trí tuệ về chữ Quốc ngữ130.
Thứ hai, hành vi gây hại cho di sản văn hóa trong Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 là “gây nguy cơ hủy hoại và làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể”, “tùy tiện đưa yếu tố không phù hợp làm giảm giá trị di sản”. Tuy nhiên cần quy định rò cơ quan- cụ thể là Cục Di sản văn hóa chịu trách nhiệm đánh giá hành vi vi phạm này. Trong trường hợp cộng đồng sáng tạo nên di sản văn hóa phi vật thể có những bước sáng tạo cải tiến cho phù hợp với điều kiện mới là quyền tự quyết của chính cộng đồng đó. Trong trường hợp nhóm, cá nhân khác trình diễn lại hoặc nối tiếp có bổ sung thì rất khó để quy trách nhiệm của cá nhân hay cộng đồng. Cá nhân có thể không thuộc cộng đồng tại địa phương nhưng là người có nhu cầu tiếp nối lại giá trị văn hóa của cộng đồng sở hữu di sản văn hóa phi vật thể.
130 Cục Bản quyền tác giả, Tác phẩm Chữ Việt Nam song song 4.0 số 1850/2020 ngày 25/03/2020, Loại hình tác phẩm viết cấp cho Tác giả đồng thời là Chủ sở hữu.
127
Thứ ba, đối với các hoạt động tác nghiệp cụ thể cần có các quy định chi tiết liên quan đến việc bảo vệ và phát huy các hình thức di sản văn hóa phi vật thể như thế nào qua giáo dục, đào tạo, quảng bá, biểu diễn. Mức hỗ trợ cụ thể đối với những cá nhân có tham gia trong chuỗi hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Hoàn thiện quy định về hoạt động tác nghiệp trong công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động và đầy đủ các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
Các quy định trong Luật, Nghị định không nên quy định chung chung “có cơ chế, chính sách khuyến khích”, rất khó để xác định nội hàm cơ chế, chính sách nhằm vào việc gì, cụ thể ra sao để có căn cứ cho việc triển khai thực hiện. Các văn bản hướng dẫn thi hành thì cần soạn thảo cùng lúc hoặc ngay sau khi soạn thảo luật, ban hành ngay sau khi luật có hiệu lực, tránh tình trạng văn bản luật có hiệu lực nhưng không có giá trị điều chỉnh ngay trong thực tế, không thể áp dụng vì “chờ” văn bản hướng dẫn. Ví dụ cụ thể đối với trò chơi dân gian, trò diễn dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian, di sản văn hóa thành văn, Nhà nước chỉ có chính sách chung là khuyến khích được nêu tại Điều 17 Luật Di sản văn hóa. Do vậy, cần ban hành văn bản quy định rò cơ chế khuyến khích, chính sách cụ thể, cơ chế thực hiện và vai trò của mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật này.
Thứ tư, về kiểm kê, lập hồ sơ khoa học của di sản văn hóa phi vật thể được quy định chi tiết và có hướng dẫn cụ thể. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể chỉ được nhận diện và vinh danh thông qua hoạt động kiểm kê, lập danh mục được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010. Để hoàn thiện các quy định về kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cần lưu ý về: i) quy định cụ thể về cơ chế khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu được quy định tại Điều 7, Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010; ii) hướng dẫn việc thực hành lễ hội truyền thống do đây là loại hình có sự pha trộn giữa cả 2 loại là về di sản văn hóa phi vật thể (lễ hội) và gắn với di sản văn hóa vật thể (đình, chùa, đền, miếu…). Bởi việc thực hiện các chính sách chung không hiệu quả.
4.3.4. Bảo hộ quyền tác giả đối với vấn đề sở hữu trí tuệ về di sản văn hóa phi vật thể
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản
128
vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Tác phẩm được bảo hộ theo quy định phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Như vậy, dù đã được sửa đổi, bổ sung, Luật Sở hữu trí tuệ vẫn chỉ chú trọng đến quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mà chưa ghi rò đến giá trị văn hóa tinh thần khác của giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Vì có những di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện qua “vỏ vật chất” như lễ, hội truyền thống được ghi nhận qua các dạng thức tồn tại bằng văn bản, nhưng số này không có nhiều, mà phương thức sáng tạo, lưu truyền, tái tạo của những sáng tác phi vật thể chủ yếu qua truyền miệng- tồn tại dưới dạng tâm thức của các thế hệ con người của nó- tức là không thể hiện ra dưới vỏ vật chất cụ thể nào ghi nhận, thì không thuộc đối tượng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Công ước năm 2003 của UNESCO coi trọng tính sở hữu của các cộng đồng, cộng đồng là chủ thể sở hữu của các di sản văn hóa phi vật thể nên bản quyền của di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng và cần được tôn trọng. Hiện tại, liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam quy định di sản văn hóa thuộc sở hữu nhà nước, điều này có nghĩa các di sản văn hóa phi vật thể cũng là tài sản thuộc sở hữu của quốc gia. Trong khi đó, theo tinh thần và cam kết của Công ước 2003, các di sản văn hóa phi vật thể vốn là của cá nhân, nhóm người, cộng đồng sáng tạo ra, tức là có chủ thể sở hữu ngoài nhà nước. Tính sở hữu của cộng đồng và nhóm người đối với di sản văn hóa phi vật thể cũng đã được Việt Nam công nhận tuy nhiên chưa được thừa nhận chính thức trong các văn bản pháp luật. Do đó, nội dung sở hữu về di sản văn hóa phi vật thể cần được quy định rò ràng trong các văn bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Điều 23, Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Tổ chức, cá nhân khi sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và đảm bảo giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”. Tuy nhiên, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khó xác định được chính xác một cộng đồng sáng tạo để dẫn chiếu xuất xứ khi sử dụng hoặc khó đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Ví dụ về loại hình dân ca Quan họ là do nhiều cộng đồng sáng tạo ra nhưng cụm từ “dân ca quan họ Bắc Ninh” luôn đi kèm khiến người nghe, người hiểu sẽ xác định loại hình dân ca này thuộc về cộng đồng ở tỉnh Bắc Ninh, mà không hiểu rằng nó còn thuộc về cộng đồng hiện thuộc tỉnh Bắc Giang. Trong trường hợp này, quyền sở hữu của cộng đồng sáng tạo thuộc tỉnh khác không được