Lượt Khách Du Lịch Và Lượt Khách Du Lịch Cộng Đồng Đến Con Cuông Trong Thời Gian Qua

chủ yếu là qua internet (78%) hoặc do người quen giới thiệu (34%) còn lại các phương tiện truyền thông khác chưa phát huy tác dụng13.

Nguồn vốn đầu tư còn eo hẹp, ngân sách đầu tư cho việc quy hoạch du lịch còn ít chưa đáp ứng được việc xây dựng và quy hoạch cụ thể, toàn diện làm cho việc quy hoạch đầu tư phát triển các điểm du lịch cộng đồng còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có liên kết giữa các vùng trên địa bàn, các di tích lịch sử chưa được tôn tạo lại, cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng ở các địa điểm tham quan. Về cơ bản tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên nguồn vốn đầu tư để khai thác các hình thức và dịch vụ du lịch đi kèm tại Con Cuông còn rất thấp.

3.2.5. Lượt khách và tổng thu

3.2.5.1. Lượt khách

Theo số liệu ước tính của thì năm 2010 lượt khách đến các huyện miền núi Nghệ An có khoảng 331,676 lượt, năm 2011 tăng lên 374,292 lượt. Năm 2011 có 8 đoàn khách du lịch cộng đồng đến Con Cuông, đến năm 2012 có 14 đoàn. Mỗi đoàn khách du lịch nội địa có khoảng 15 - 20 người, mỗi đoàn khách quốc tế có khoảng 10 -13 người. Bản Yên Thành, bản Xiềng, bản Khe Rạn đã đi tiên phong trong lĩnh vực thu hút khách du lịch cộng đồng. Tuy nhiên lượt khách du lịch đến với Yên Thành giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2009 khi mới bắt đầu xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa Thái, tại bản Yên Thành thu hút được 162 lượt khách đến, năm 2010 có 127 lượt khách và đến năm 2011 lượt khách giảm xuống còn 108 lượt [Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, 2014, tr. 68 - 69]. Điều này phản ánh lượt khách du lịch cộng đồng đến Con Cuông nói riêng, miền Tây Nghệ An nói chung là rất thấp, đồng nghĩa với việc sức hấp dẫn, lan tỏa của các sản phẩm du lịch ở mức độ thấp, chưa được biết đến nhiều.

Đến năm 2016 du lịch cộng đồng huyện Con Cuông mới thực sự khởi sắc. Theo số liệu của Phòng Văn hóa huyện Con Cuông, năm 2016, Con Cuông đón hơn 35 ngàn lượt khách tham quan, trong đó 350 lượt khách quốc tế. Năm


13 Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018

2017 lượt khách du lịch nội địa đến Con Cuông có phần giảm đi nhưng lượt khách quốc tế lại tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2016, đạt 805 lượt và phần lớn trong số họ là có lưu trú qua đêm. Lượt khách đến Con Cuông tăng mạnh trong những năm gần đây, năm 2019, lượt khách đến Con Cuông tăng nhanh, đạt 81,266 lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 460 lượt, khách nội đại chiếm phần lớn với 80,806 lượt.

Nói riêng về khách du lich cộng đồng, “năm 2011, homestay Hoa Thụ ở bản Nưa mới chỉ đón 24 khách du lịch đến tham quan và sử dụng các dịch vụ ăn uống, lưu trú nhưng năm 2016 đã có 960 lượt khách đến tham quan và sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống; đến hết quý II năm 2017 lượt khách đã đạt 1130 khách” [Phỏng vấn sâu, nữ 52 tuổi, bản Nưa, 2017]. Theo số liệu thống kê của phòng Văn hóa huyện Con Cuông, lượt khách du lịch đến tham quan các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện năm 2016 đạt 4,905 lượt, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 350 lượt, khách nội địa chiếm 4,555 lượt. Đến năm 2017 lượt khách du lịch cộng đồng tăng gần gấp 2 so với năm 2016, đạt 8,555 lượt. Lượt khách du lịch cộng đồng tiếp tục tăng nhanh trong những năm gần đây, năm 2019 đạt 19,110 lượt (xem biểu đồ 3.4). Đây là những con số còn khiêm tốn nhưng cũng cho thấy những bước khởi sắc như một điểm sáng của du lịch tỉnh Nghệ An.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.3. Lượt khách du lịch và lượt khách du lịch cộng đồng đến Con Cuông trong thời gian qua

Nguồn Phòng Văn hóa Thông tin huyện Con Cuông năm 2020 3 2 5 2 Tổng thu Du 1

“Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Con Cuông, năm 2020”


3.2.5.2. Tổng thu

Du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông có nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống và biểu diễn văn nghệ. Tổng thu từ các dịch vụ du lịch của các huyện miền tây Nghệ An năm 2009 đạt 37,160 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 52,369 triệu đồng đến năm 2011 là 59,089 triệu đồng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tổng thu từ hoạt động du lịch cộng đồng nói riêng vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể. Năm 2009, các bản làng thuộc huyện Con Cuông đón được lượt khách du lịch lớn nhất so với các huyện khác và đạt tổng thu đạt hơn 80 triệu đồng, nhưng về sau lượt khách lại giảm dần. Đến năm 2011 tổng thu đạt 32 triệu đồng. Khách du lịch đến đây ngoài chi tiêu cho các dịch vụ cần thiết thì chủ yếu là mua hàng lưu niệm. Khách du lịch tập trung chủ yếu trong thời gian từ mùa thu đến mùa đông. So với khách nội địa thì khách du lịch quốc tế lưu trú tại đây dài ngày hơn, tuy nhiên chưa có số liệu thống kê cụ thể [Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, 2014, tr. 68 - 69].

Sau khi các dịch vụ lưu trú, ăn uống, biểu diễn văn nghệ phát triển, tổng thu du lịch cộng đồng tăng lên đáng kể. Năm 2016, homestay Hoa Thụ ở bản Nưa đạt tổng thu 107 triệu đồng, đến hết quý II năm 2017 đạt 137 triệu đồng, cho thấy tổng thu về du lịch cộng đồng ngày một tăng lên. Sau đây là biểu đồ thể hiện kết quả phát triển du lịch cộng đồng của người Thái ở Bản Nưa - bản được xem là điển hình về du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông (xem biểu đồ 3.4).

Biểu đồ 3.4. Tổng thu từ hoạt động du lịch cộng đồng của người Thái bản Nưa giai đoạn 2011 – 2017 (ĐVT: Việt Nam đồng)

Nguồn Phòng Văn hóa Thông tin huyện Con Cuông năm 2020 Tổng thu du lịch 2

“Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Con Cuông, năm 2020”

Tổng thu du lịch cộng đồng của người Thái ở Con Cuông đã tăng lên hàng năm và được thống kê cụ thể từ năm 2016 (xem biểu đồ 3.5).

Biểu đồ 3 5 Tổng thu từ hoạt động du lịch và hoạt động du lịch cộng 3

Biểu đồ 3.5. Tổng thu từ hoạt động du lịch và hoạt động du lịch cộng đồng của người Thái Con Cuông trong thời gian qua


“Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Con Cuông, năm 2020” Năm 2018, tổng thu từ dịch vụ ăn uống, lưu trú và du lịch lữ hành của huyện

Con Cuông đạt 55,8 tỉ đồng. Trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng thu từ các dịch vụ ước đạt 20 tỷ đồng14. Mặc dù xét về hiệu quả kinh tế thì kết quả phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông là chưa cao khi nguồn thu nhập đưa lại cho người dân từ hoạt động này còn rất hạn chế. Tuy nhiên, những thành tựu ban đầu đó chính là động lực để bà còn người Thái ở huyện Con Cuông có thể phát huy. Ở góc độ khác, hoạt động du lịch cộng đồng đã mang lại những tác động tích cực cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái.

3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái và thực trạng quản lý phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông

3.3.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

3.3.1.1. Những thành tựu đạt được

Qua công tác nhận diện di sản cho thấy thời gian vừa qua một số di sản văn hóa của người Thái đã được bảo tồn và phục hồi tương đối tốt. Có thể kể tới sự

14 Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Con Cuông, năm 2019

phục hồi của nghề dệt thổ cẩm, các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, chữ viết và trang phục truyền thống. Bia Ma nhai đã được xây dựng bờ rào để bảo vệ di tích; di tích nhà cụ Vi Văn Khang đã hoàn thiện cơ bản nhà sàn truyền thống; Lễ hội Môn Sơn được tổ chức hàng năm đã thu hút nhân dân trong huyện và một số huyện đến tham quan.

Qua thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở cho thấy các thành tựu nổi bật như: Một số di sản văn hóa đã phát huy được giá trị của mình góp phần phát triển các hình thức và dịch vụ du lịch cộng đồng tại trên địa bàn huyện Con Cuông.

Trên địa bàn huyện, các điểm du lịch cộng đồng được hình thành gắn với dịch vụ homestay, dịch vụ ăn uống, vận chuyển và tham quan du lịch. Các điểm du lịch danh lam thắng cảnh như: thác Khe kèm, đập Pha Lài - sông Giăng - khe Khặng, khe Nước Mọc thu hút đông đảo khách đến tham quan nghiên cứu. Ẩm thực, văn nghệ truyền thống đã phát huy được giá trị để trở thành những sản phẩm hấp dẫn thu hút du khách. Thưởng thức ẩm thực, xem biểu diễn văn nghệ đã trở thành một nhu cầu của du khách khi đến tham quan du lịch cộng đồng của người Thái Con Cuông. Qua đó, du lịch cộng đồng đã góp phần giới thiệu đến du khách thập phương về giá trị di sản của người Thái Con Cuông, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Mặt khác, di sản văn hóa được hồi sinh trở lại trong cuộc sống đương đại.

Qua thực trạng quản lý phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái ở Con Cuông cho thấy các thành tựu nổi bật như: Bộ máy quản lý hoạt động du lịch cộng đồng đã được kiện toàn, sự phát triển phần nào của các hình thức và dịch vụ du lịch cộng đồng.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã có sự phối kết hợp giữa các địa phương, tạo hiệu quả tốt hơn trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Thái.

Các nhà hàng kinh doanh ăn uống, giải khát được bố trí lại, giá cả dịch vụ được niêm yết. Gian hàng Thổ cẩm phục vụ khách tham quan, mua sắm được hình thành; Vận chuyển du lịch có bước cải tiến, áo phao cứu sinh được trang bị đầy đủ, hoạt động của các xuồng máy được quản lý chặt chẽ.

Cơ sở lưu trú dành cho khách du lịch cộng đồng ngày một phát triển. Tại Điểm du lịch cộng đồng Bản Nưa xã Yên Khê, bản Khe Rạn (xã Bồng Khê), bản Xiềng (xã Môn Sơn) và thu hút được đông đảo du khách đến thưởng thức văn hóa ẩm thực, giao lưu văn hóa văn nghệ.

Toàn huyện có 4 bản được lựa chọn gắn biển du lịch cộng đồng đó là: bản Nưa xã Yên Khê, bản Khe Rạn xã Bồng Khê, bản Xiềng xã Môn Sơn, bản Yên Thành xã Lục dạ, trong đó 2 điểm du lịch cộng đồng Bản Nưa, Khe Rạn đã đi vào hoạt động có hiệu quả.

Trên địa bàn huyện đã hình thành các tour du lịch như: Trung tâm VQG Pù Mát đi thác Khe Kèm, VQG Pù Mát đi rừng Săng Lẻ, thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương), VQG Pù Mát đi sông Giăng - khe Khặng, tour du lịch VQG Pù Mát đi các bản du lịch cộng đồng.

Công tác xúc tiến quảng bá về du lịch cộng đồng cũng như di sản văn hóa Thái ở Con Cuông đã gặt hái được những thành công nhất định. Các ấn phẩm quảng bá du lịch được phát hành, công nghệ thông tin được ứng dụng vào quảng bá du lịch. Các chương trình xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện truyền thông được phát sóng. Ngoài ra, du lịch cộng đồng của người Thái ở Con Cuông còn được biết đến qua hội chợ du lịch, triển lãm du lịch... ở trong và ngoài tỉnh. Huyện đã đón được nhiều đoàn báo chí, doanh nghiệp lữ hành khảo sát để hình thành các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch mới. Hệ thống biển chỉ dẫn các điểm du lịch, các di tích, danh thắng trong huyện được xây dựng. Nhờ những thành tựu như trên, lượt khách và tổng thu du lịch tăng lên hàng năm.

Hạ tầng du lịch có những bước phát triển đáng kể. Tại các điểm du lịch Thác Khe Kèm, Tạ Bó, đập Pha Lài - Sông giăng - Khe khặng đường sá được tu sửa, nhà vệ sinh, phòng thay đồ được xây dựng, bãi đỗ xe được quy hoạch.

3.3.1.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu trên chính là sự tham gia của chính quyền địa phương và các tổ chức, công ty du lịch và các cá nhân điển hình.

Chính quyền địa phương đã rất chú trọng công tác bảo tồn và huy giá trị du lịch. UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng các mô hình văn hóa tiêu biểu gắn với phát


138

triển du lịch. Một số câu lạc bộ dân ca ở các bản đã biểu diễn phục vụ mô hình du lịch cộng đồng rất hiệu quả, điển hình là các câu lạc bộ dân ca tại bản Nưa, bản Khe Rạn, bản Làng Cằng, bản Xiềng. Chính quyền địa phương huyện Con Cuông đặc biệt quan tâm vấn đề phát huy giá trị di sản văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng. Thời gian qua chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo, tham mưu và là cầu nối giữa cộng đồng với thế giới bên ngoài để kêu gọi đầu tư, xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Chính quyền địa phương đã có những chỉ đạo sát sao đối với vấn đề quản lý phát triển du lịch cộng đồng.

Sự tham gia của các tổ chức, các doanh nghiệp du lịch, các cá nhân điển hình đã tạo nên những động lực cho quá trình phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy các giá trị văn hóa của người Thái. Các tổ chức trong nước và thế giới đã đóng góp không nhỏ trong công tác đào tạo nhân lực, kỹ năng cho người dân, đồng thời thông qua các dự án, du lịch cộng đồng được đầu tư phát triển về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã góp phần không nhỏ vào công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Các cá nhân tiên phong tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng, tâm huyết với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái đã trở thành những nhân tố điển hình, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch trên địa bàn huyện.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

Thực trạng phát huy giá trị di sản trong phát triển du lịch cộng đồng cho thấy mức độ phát huy chưa cao, nhiều di sản văn hóa có giá trị còn bị bỏ ngõ, một số di sản đang đứng trước nguy cơ biến đổi và biến mất hoàn toàn. Hiện nay những di sản đã được khai thác phát triển du lịch bao gồm: VQG Pù Mát, thác Khe Kèm, đập Phà Lài, sông Giăng, các loại hình văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, kiến trúc nhà sàn. Những di sản đã phần nào được khai thác bao gồm: làng nghề truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng và trang phục truyền thống. Các di sản đã được đầu tư để phát triển du lịch bao gồm: di tích nhà cụ Vi Văn Khang và đền Khe Sặt. Còn lại rất nhiều những di sản có giá trị nổi bật nhưng chưa hề được khai thác phát triển, có thể kể tới cây đa Cồn Chùa, bia Ma Nhai, thành Trà Lân, hang Nàng Màn, danh thắng Cửa Rọ, eo Vực Bồng, chữ viết và các phong tục, tập quán truyền thống.


139

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023