Tỷ Lệ Du Khách Muốn Được Trải Nghiệm Và Đã Trải Nghiệm Các Hình Thức Du Lịch Cộng Đồng Ở Con Cuông

Từ năm 2017, Khu du lịch sinh thái Pha Lài đã phát triển thêm các dịch vụ cho thuê xe đạp, chèo thuyền kayar nhưng chưa thu hút được đông đảo du khách.

Bản Khe Rạn, bản Yên Thành, bản Xiềng đã khai thác dịch vụ du lịch làng nghề trong phát triển du lịch cộng đồng nhưng số lượng đoàn khách đến tham quan và mua sắm chưa nhiều. “Trong những năm gần đây, rất ít các công ty du lịch lồng ghép hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề thổ cẩm trong các chương trình du lịch” [Phỏng vấn sâu, nữ 54 tuổi, bản Xiềng, xã Môn Sơn, 2019]. Thực trạng này cho thấy khách du lịch cộng đồng khi đến Con Cuông cũng chưa chi tiêu nhiều cho dịch vụ này. Trong khi đó, tại các điểm du lịch cộng đồng như bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), bản Cát Cát (Sa Pa, Lào Cai), khách du lịch thường chi một khoản tiền nhất định cho các dịch vụ tham quan, mua sắm sản phẩm thổ cẩm và thuê trang phục truyền thống.

Theo ý kiến của các chuyên gia, các hình thức du lịch cộng đồng chưa phát triển chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tham gia của khách du lịch vào hoạt động du lịch cộng đồng chưa cao. Khách du lịch có kỳ vọng khá lớn khi tham gia du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Phần lớn trong số họ mong muốn được trải nghiệm các hình thức du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, khi so sánh giữa kỳ vọng và thực tế đạt được cho thấy các hình thức du lịch cộng đồng chưa đáp ứng được sự mong đợi của họ. Có nhiều hình thức du lịch, du khách có nhu cầu trải nghiệm nhưng trên thực tế họ chưa được đáp ứng. Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy, có tới 52% du khách muốn được trải nghiệm du lịch nông sinh học nhưng chỉ có 10% du khách có cơ hội trải nghiệm, có 84% du khách mong muốn được trải nghiệm du lịch thể thao nhưng chỉ có 20 du khách có cơ hội trải nghiệm, có 44% du khách mong muốn được trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh nhưng du lịch cộng đồng Con Cuông chưa phát triển hình thức này (xem biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ du khách muốn được trải nghiệm và đã trải nghiệm các hình thức du lịch cộng đồng ở Con Cuông

Nguồn Tác giả điều tra thống kê năm 2018 Sự tham gia của khách du lịch 1


“Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê, năm 2018”

Sự tham gia của khách du lịch vào các hoạt động du lịch cộng đồng còn thể hiện ở tỷ lệ du khách đã sử dụng các dịch vụ du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Mặc dù du khách mong muốn được trải nghiệm nhiều dịch vụ khi đến Con Cuông nhưng trên thực tế, hầu hết lượng du khách mới chỉ sử dụng các dịch vụ cơ bản là ăn uống, lưu trú và vận chuyển. Tỷ lệ khách lưu trú tại homestay mới chỉ có hơn 20%. Điều này được lí giải rằng, “do dịch vụ homestay chưa phát triển, nên phần lớn các đoàn khách du lịch lựa chọn lưu trú tại khách sạn Mường Thanh Con Cuông thay vì lưu trú tại nhà dân” [Phỏng vấn sâu, nữ 35 tuổi, thị trấn Con Cuông, 2018]. Có thể thấy tỷ lệ khách du lịch đã sử dụng dịch vụ du lịch cộng đồng ở Con Cuông thấp là do sự nghèo nàn của các dịch vụ, du khách mong muốn được sử dụng nhưng thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Thực trạng này đặt ra cho cộng đồng người Thái ở Con Cuông vấn đề phải đa dạng dịch vụ để kéo dài thời gian lưu trú, tăng tỷ lệ tham gia của du khách như vậy mới có thể phát huy tốt hơn các giá trị văn hóa truyền thống của mình, bởi vì nếu du khách không tham gia trải nghiệm thì các giá trị của di sản sẽ không được biết đến, không có cơ hội quảng bá và tôn lên các giá trị vốn có.

3.2.3.3. Sự tham gia của công ty du lịch

Số lượng các công ty du lịch tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng ở Con Cuông rất ít, phần lớn là những công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Nghệ An và một số công ty trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo nhận định của các nhà quản lý du lịch trên địa bàn, có hơn 50% số công ty du lịch trên địa bàn thành phố Vinh chưa xây dựng và chưa tổ chức các chương trình du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Điều này cho thấy du lịch cộng đồng ở Con Cuông chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của các công ty lữ hành trên địa bàn. Sự tham gia của các công ty du lịch còn thể hiện ở mức độ họ khai thác các hình thức du lịch và sử dụng các dịch vụ du lịch cộng đồng tại đây. Hiện nay một số công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đến Con Cuông. Tuy nhiên hầu hết những chương trình này thường là những tour tham quan, vãn cảnh ngắn ngày hoặc chỉ sử dụng một vài dịch vụ du lịch cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An mới chỉ có 1 công ty du lịch đầu tư kinh doanh các dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, vận chuyển còn hầu hết các công ty du lịch chỉ thực hiện khai thác sản phẩm du lịch dịch vụ địa phương thông qua việc du thuyền sông Giăng, tham quan VQG Pù Mát, thác Khe Kèm và dịch vụ ăn uống tại nhà dân. Điều này phản ảnh du lịch cộng đồng ở Con Cuông chưa thu hút được phần lớn các công ty du lịch trên địa bàn tham gia và nếu có thì mức độ tham gia của các công ty cũng còn rất thấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Thực tế này diễn ra do các dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch cộng đồng ở Con Cuông chưa khiến họ hài lòng. “Phần lớn phản hồi của các công ty đã đưa khách du lịch đến Con Cuông cho rằng cần phải cải thiện các sản phẩm làng nghề truyền thống, trải nghiệm nông nghiệp, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ hướng dẫn viên du lịch, các di tích lịch sử - văn hóa cần được tu bổ, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Ngoài ra vấn đề hàng hóa lưu niệm, vệ sinh môi trường cũng cần được cải thiện để du lịch cộng đồng của người Thái ở Con Cuông phát triển hơn” [Phỏng vấn sâu, nữ 35 tuổi, thị trấn Con Cuông, 2019].

3.2.3.4. Sự tham gia của chính quyền địa phương

Để phát huy giá trị của các di sản văn hóa Thái trong du lịch cộng đồng, chính quyền địa phương đã chỉ đạo xây dựng và duy trì, nâng cao chất lượng các mô hình Câu lạc bộ đàn và hát dân ca, câu lạc bộ cồng chiêng của đồng bào Thái. Việc này góp phần phát huy vào việc bảo tồn, nâng cao giá trị các làn điệu dân ca, dân vũ mang đậm bản sắc dân tộc Thái. Năm 2019, tại các địa bàn trên huyện đã thành lập mới 3 câu lạc bộ (Câu lạc bộ cồng chiêng, đàn hát dân ca dân tộc Thái xã Cam Lâm; câu lạc bộ dân ca Thái Bản Xiềng xã Đôn Phục; Câu lạc bộ dân ca Thái bản Hùa Nà xã Lục Dạ) nâng tổng số câu lạc bộ lên 28 trên toàn huyện [UBND huyện Con Cuông, 2019]. Công tác trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa được chính quyền địa phương tiến hành, nhờ vậy bia Ma nhai đã được xây dựng bờ rào bảo vệ; di tích nhà cụ Vi Văn Khang đã hoàn thiện nhà sàn truyền thống và đã bàn giao để khai thác du lịch; Lễ hội Môn Sơn, Lục Dạ được tổ chức hàng năm để gắn với kỷ niệm ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên các dân tộc thiểu số miền Tây xứ Nghệ đã thu hút nhân dân trong huyện và một số huyện đến tham quan.

Chính quyền địa phương đã chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Những hình thức đánh bắt thủy sản có tính chất hủy diệt, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường bị nghiêm cấm. Bên cạnh đó, nhiều mô hình sản xuất an toàn, sản xuất rau sạch được nhân rộng, đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường.

Chính quyền địa phương đã có những chỉ đạo trực tiếp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng bền vững. Chính quyền địa phương đã ban hành Kế hoạch hoạt động Du Lịch của huyện, kiện toàn Ban chỉ đạo quản lý Nhà nước về công tác du lịch năm 2019 để triển khai thực hiện các hoạt động du lịch trên địa bàn; Triển khai cụ thể hóa chương trình, kế hoạch, triển khai bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch, nâng cao hơn nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ hình ảnh du lịch Con Cuông. Trong những năm gần đây, UBND huyện đã cử lãnh đạo quản lý và cán bộ làm công tác du lịch tham gia đầy đủ các lớp, chương trình tập huấn do Sở và các đơn vị cấp trên tổ chức. UBND huyện đã

ban hành Kế hoạch và Quyết định thành lập đoàn liên ngành đi kiểm tra hoạt động du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.

Để góp phần nâng cao nhận thức và thu nhập cho nhân dân trong hoạt động cung ứng dịch vụ lưu trú du lịch phục vụ nhu cầu của du khách đến tham quan các điểm danh lam, thắng cảnh và du lịch công đồng trên địa bàn huyện vào dịp lễ và mùa du lịch. UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, Thị và chủ các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các điểm du lịch cộng đồng,... chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để phục vụ nhu cầu của du khách đến tham quan du lịch trong dịp lễ và mùa du lịch. UBND huyện đã chỉ đạo và điều động lực lượng công an, lực lượng cứu hộ, tình nguyện viên vào cuộc đảm bảo phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự không xảy ra tình trạng trộm cắp, cướp giật, mất mát tài sản của du khách vào các dịp cao điểm.

Công tác vệ sinh môi trường được chăm lo xuyên suốt liên tục; UBND huyện thường xuyên chỉ đạo Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm huyện phối hợp với Đội quản lý Thị trường số 7 kiểm tra kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng hàng hóa và giá cả dịch vụ; Tất cả các dịch vụ du thuyền, ngủ nghỉ, ăn uống, giải khát, các điểm trông giữ xe trong điểm du lịch đã được niêm yết giá một cách công khai, không xảy ra tình trạng chặt chém du khách, tăng giá đột xuất vào dịp nghỉ lễ.

Chính quyền địa phương đã có chính sách phát triển, kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Do vậy, hiện nay, trên địa bàn huyện có 11 khách sạn, nhà nghỉ và homestay (với tổng số 262 phòng tăng 27 phòng so với năm 2018) để phục vụ khách du lịch, riêng khách sạn Mường Thanh có 151 phòng nghỉ trên 300 khách, có 2 phòng họp lớn có sức chứa trên 700 khách, có đầy đủ các khu vui chơi giải trí theo tiêu chuẩn 4 sao, đủ điều kiện để đón tiếp và phục vụ khách du lịch trong nước và khách quốc tế [UBND huyện Con Cuông, 2019].

Hoạt động lữ hành được UBND huyện tăng cường quản lý, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và quốc tế. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời chấn chỉnh về an ninh trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch.

Trong thời gian qua chính quyền địa phương huyện Con Cuông đã hình thành và xây dựng được một số sản phẩm du lịch. UBND huyện đã phối hợp với các Báo, Đài trung ương và địa xây dựng các phóng sự, chuyên đề, chương trình quảng bá giới thiệu về du lịch huyện Con Cuông trên các kênh truyền hình, báo, các phương tiện thông tin đại chúng... nhằm quảng bá những hình ảnh về con người, danh lam thắng cảnh, đặc sản địa phương đồng thời đăng tải trên Trang thông tin điện tử của huyện để thuận tiện cho du khách tìm hiểu về điểm đến du lịch Con Cuông.

Năm 2019 huyện cũng đã đầu tư một phần về cơ sở hạ tầng, tổ chức các lớp tập huấn, các đề án, dự án nhằm nâng cao chất lượng cũng như một phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống phục vụ tốt công tác phát triển du lịch (gồm 02 lớp về Luật Du lịch và quy tắc ứng xử du lịch, 02 lớp tập huấn về du lịch cộng đồng) với hơn 210 người tham gia. Tổ chức thành công Hội thi Thuyết minh viên Du lịch lần thứ nhất năm 2019, trong đó Ban tổ chức đã trao 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 05 giải khuyến khích cho các thí sinh đạt giải cao tại hội thi. Chính quyền địa phương cũng đã phối hợp tổ chức, làm việc và đón tiếp 10 đoàn Famrip và Truyền hình, báo đài nhằm đẩy mạnh xúc tiến du lịch cộng đồng tại Con Cuông [UBND huyện Con Cuông, 2019, tr.3]. Ngoài ra, chính quyền địa phương đã phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện các đề tài, dự án phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thái. Những hoạt động trên đây cho thấy, sự tham gia mạnh mẽ của chính quyền địa phương vào các hoạt động du lịch, không chỉ chỉ đạo, cố vấn, tham mưu, chính quyền địa phương đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo an ninh, an toàn du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường, tôn tạo di tích, kêu gọi đầu tư và xúc tiến quảng bá du lịch.

3.2.3.5. Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân

Vấn đề phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa ở miền Tây Nghệ An nói chung, huyện Con Cuông nói riêng không chỉ thu hút sự quan tâm của các cấp chính quyền mà còn thu hút sự quan tâm của các tổ chức thế giới. Tháng 6/2011, vườn quốc gia Pù Mát đã ký Thỏa thuận đối tác thực hiện giữa UNESCO Việt Nam và Ban quản lý VQG Pù Mát về vai trò và nhiệm vụ của đối tác thực hiện dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tuyến Bồng Khê - Yên Khê - Lục Dạ -

Môn Sơn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, với mục tiêu bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc đồng thời tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Dự án đã tiến hành các hoạt động như: khảo sát, xây dựng tuyến, điểm du lịch cộng đồng, dựng biển báo du lịch. Đồng thời dự án đã tiến hành các hoạt động quảng bá và tuyên truyền về tuyến du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông với

1.500 tờ rơi đã được in ấn (500 bản tiếng Anh, 1000 bản tiếng Việt) nhằm cung cấp các thông tin cần thiết về tuyến, điểm du lịch tại đây. Qua các hoạt động của dự án, nhóm nòng cốt đã được hình thành tại các bản Khe Rạn, bản Nưa, bản Yên Thành và bản Xiềng. Nhóm thực hiện dự án đã tổ chức tập huấn và tham quan học hỏi kinh nghiệm cho nhóm nòng cốt và người dân địa phương. Dự án đã tạo nên diện mạo mới cho những hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông, đó không còn là hoạt động tự phát nữa mà đã là hoạt động có tổ chức và bộ máy quản lý, điều hành. Các hoạt động của dự án đã tạo điều kiện để các giá trị văn hóa Thái được phục hồi, bảo tồn và khoe sắc.

Bắt đầu từ cuối năm 2015 đến năm 2018, tổ chức JICA hỗ trợ Nghệ An trong việc phát triển du lịch gắn với đa dạng hóa sinh kế nông lâm ngư nghiệp Nghệ An. Tại huyện Con Cuông, Ban quản lý Dự án phối hợp với điều phối viên Dự án đã khảo sát tuyến, điểm du lịch, làm việc với chính quyền bản Nưa, xã Yên Khê; tổ chức chương trình tham quan học tập kinh nghiệm; tổ chức Hội thảo đánh giá tiềm năng phát triển một số sản phẩm địa phương phục vụ du lịch cộng đồng; triển khai thành lập các nhóm quản lý du lịch cộng đồng; điều tra khảo sát vị trí lắp đặt xây dựng nhà vệ sinh công cộng, lựa chọn 03 hộ gia đình để đầu tư xây dựng công trình phụ; đào tạo về dịch vụ homestay cho các hộ kinh doanh cùng các hoạt động phát triển dịch vụ homestay tại huyện Con Cuông.

Vừa qua, dự án “Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu ở rừng và đồng bằng Việt Nam” (gọi tắt là dự án Rừng và đồng bằng Việt Nam) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ cũng đã có những hoạt động hỗ trợ bà con bản Xiềng, xã Môn Sơn làm du lịch cộng đồng dựa vào cảnh quan sinh thái tự nhiên kết hợp với văn hóa bản địa. Những hoat động nằm trong khuôn khổ của dự án như tập huấn cho bà con về du lịch cộng đồng, xây dựng tuyến điểm du lịch, hệ thống biển báo và hỗ trợ bà con trong công tác xúc tiến, quảng bá đã được tiến hành. Ngoài ra,

hiện nay, Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An cũng đã tiến hành thực hiện dự án xây dựng mô hình du lich cộng đồng ở miền Tây Nghệ An, trong đó Con Cuông và Quế Phong là 2 huyện được lựa chọn để triển khai dự án.

3.2.4. Xúc tiến, đầu tư du lịch

Huyện thường xuyên phối hợp với các Báo, Đài trung ương và địa phương xây dựng phóng sự chuyên đề quảng bá giới thiệu du lịch huyện Con Cuông trên các kênh truyền hình,các trang báo giấy và báo điện tử; Phối hợp với tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản JIKA xây dựng và xuất bản Bản đồ du lịch huyện Con Cuông; sách du lịch Con Cuông, nhằm quảng bá những hình ảnh con người và danh lam thắng cảnh, đặc sản địa phương trên địa bàn huyện, đồng thời đăng tải trên Trang thông tin điện tử của huyện để thuận tiện cho du khách muốn tìm hiểu về điểm đến du lịch Con Cuông. Đồng thời huyện tổ chức tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân toàn huyện thực hiện tốt khẩu hiệu: “Người Con Cuông nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử văn minh” và thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử du lịch do tỉnh ban hành.

Trong năm 2018 và 5 tháng đầu năm 2019 huyện đón 4 đoàn Famtrip của Hiệp hội du Lịch Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh và Lào đến khảo sát du lịch. Các đoàn khảo sát đã góp ý cho huyện những vấn đề cần khắc phục để hoạt động du lịch trên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn. Đồng thời các đoàn khảo sát đã góp phần quảng bá du lịch, đưa hình ảnh du lịch Con Cuông đến với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Tuy là một huyện có tiềm năng du lịch nhưng khách du lịch ngoại tỉnh và khách du lịch quốc tế gần như chưa biết đến Con Cuông. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch chủ yếu do Sở Du lịch Nghệ An tiến hành. Người Thái Con Cuông chưa chủ động trong các hoạt động giới thiệu sản phẩm du lịch của mình. Khâu kết nối công ty lữ hành còn rất hạn chế. Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch cộng đồng Con Cuông chưa được tiến hành thường xuyên. Kết quả điều tra bảng hỏi dành cho đối tượng là khách du lịch cộng đồng tại Con Cuông cho thấy có đến 74% du khách chưa có đầy đủ các thông tin khi đến đây. Nguồn thông tin mà du khách có được về du lịch cộng đồng Con Cuông

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí