màu sắc khác nhau như trắng, xanh, hồng bó sát thân với hàng khuy trắng bạc. Váy kết hợp với áo tạo nên nét duyên dáng, uyển chuyển cho bộ trang phục. Trước đây, họ thường dùng các loại thắt lưng bằng kim loại mua sẵn nhưng hiện nay các đội văn nghệ khuyến khích sử dụng thắt lưng trắng làm bằng sợi bông. Chiếc khăn xéo quấn trên đầu cũng đã được sử dụng trong quá trình biểu diễn văn nghệ. Đặc biệt, đội văn nghệ của công ty VSC, là các thành viên trong các câu lạc bộ bản Xiềng và bản Làng Cằng đã sử dụng mẫu áo truyền thống làm mẫu đặt may ở Kỳ Sơn để khai thác tính chất thủ công của nó nhưng đối với trang phục này cũng bộc lộ nhưng nhược điểm như nguyên liệu vải hiếm, tại cảm giác nóng, khó di chuyển cho người mặc. Do vậy, tùy thuộc vào đặc điểm của từng đoàn khách, các đội văn nghệ sẽ lựa chọn trang phục phù hợp.
Khi tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng như hướng dẫn du lịch, đón tiếp du khách và phục vụ ẩm thực, người Thái Con Cuông thường chọn những chiếc áo cách tân để mặc. Nữ giới sẽ phối cùng những bộ váy Thái đẹp và duyên dáng. Nam giới sẽ phối cùng quần âu gọn gàng, lịch sự. Mỗi khi có du khách đến thăm nhà, người Thái thường chọn cho mình những bộ trang phục mới và đẹp nhất để đón khách, điều đó thể hiện sự hiếu khách và cũng là truyền thống tốt đẹp được gìn giữ qua nhiều thế hệ của người Thái ở Con Cuông.
3.2. Nhìn từ thực trạng phát triển du lịch cộng đồng
3.2.1. Về công tác quản lý
Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Con Cuông được tăng cường đáng kể dưới sự chỉ đạo của sở Du lịch Nghệ An. Tại huyện Con Cuông đã hình thành bộ phận quản lý Nhà nước về du lịch trực thuộc phòng Văn hóa. Bên cạnh đó, các lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND huyện và các xã cùng các tổ chức đoàn thể khác đều tham gia vào công tác quản lý và duy trì an ninh trật tự tại các điểm du lịch.
Năm 2011, thông qua dự án “Xây dựng mô hình Du lịch cộng đồng tuyến Bồng Khê - Yên Khê - Lục Dạ - Môn Sơn, huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An” do Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An đề xuất và thực hiện thì bộ máy quản lý được tổ chức như sau: Đứng đầu là Ban Cố vấn gồm các thành viên của dự án, cán bộ các
xã (Cán bộ văn hóa hoặc phó chủ tịch) và đại diện người dân các thôn bản. Dưới ban cố vấn là các nhóm nòng cốt tại các bản được lựa chọn xây dựng mô hình. Tiêu chí thành lập nhóm nòng cốt gồm:
- Là những người trong thôn bản, có uy tín và khả năng điều phối các hoạt động liên quan đến du lịch tại cộng đồng.
- Có thể là người đứng đầu một hội hoặc câu lạc bộ, hoặc đại diện cho hợp tác xã làng nghề để phối hợp với cán bộ dự án xây dựng thành công mô hình du lịch cộng đồng.
Qua đó, tại các bản tham gia dự án đã thành lập được 4 nhóm nòng cốt tại 4 thôn/bản; mỗi nhóm gồm 6 thành viên. 6 thành viên ở mỗi bản là: 1 trưởng ban (trưởng thôn), 1 kế toán (kiêm thủ quỹ), 4 thành viên (là Tổ trưởng các tổ: Nấu ăn - phục vụ, Văn Nghệ - Làng nghề, Dẫn đường, Bảo vệ - Lưu trú). Nhiệm kỳ họat động của Ban quản lý là 2 năm.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 13
- Thực Trạng Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Của Người Thái Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Con Cuông
- Văn Hóa Ẩm Thực, Kiến Trúc Nhà Sàn Và Trang Phục Truyền Thống
- Tỷ Lệ Du Khách Muốn Được Trải Nghiệm Và Đã Trải Nghiệm Các Hình Thức Du Lịch Cộng Đồng Ở Con Cuông
- Lượt Khách Du Lịch Và Lượt Khách Du Lịch Cộng Đồng Đến Con Cuông Trong Thời Gian Qua
- Giải Pháp Và Khuyến Nghị Nhằm Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Của Người Thái Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Con Cuông
Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.
Dưới sự chỉ đạo của bộ máy quản lý du lịch cộng đồng, Quy ước hoạt động du lịch cộng đồng đã được ban hành, gồm các nội dung chủ yếu như: Các thành viên, các nhóm tham gia và chức năng, nhiệm vụ của các thành viên, các nhóm; Các dịch vụ du lịch được cung cấp tại địa phương; Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên; Quy định về khen thưởng và xử phạt. Ngoài ra còn có quy chế về việc tham gia của câu lạc bộ dân ca của thôn bản trong các hoạt động du lịch tại cộng đồng.
Hiện nay, mô hình quản lý này tiếp tục được duy trì và bộc lộ những ưu và nhược điểm nhất định. Về ưu điểm, mặc dù là bộ máy quản lý du lịch cộng đồng được xây dựng đầu tiên ở Nghệ An nhưng nó được tổ chức khá chặt chẽ từ cấp huyện tới các thôn bản và các tổ tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. Toàn bộ hoạt động của các tổ tại các thôn, bản được sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống của Ban quản lý. Với sự hoạt động của bộ máy quản lý này thì hoạt động du lịch cộng đồng được kiểm soát khá chặt chẽ, đảm bảo sự phối hợp của các bên tham gia. Ban quản lý chỉ đạo, liên lạc với các hộ gia đình đã hợp đồng khi có tour du lịch. Mô hình này là cơ chế có tính kế tục, có lợi cho các hộ dân được chọn cung cấp dịch vụ ăn uống và homestay. Ngoài ra thôn/bản được hưởng một phần lợi nhuận nhỏ từ nguồn quỹ được trích từ các đoàn khách lưu trú và sử dụng dịch vụ ẩm thực.
3.2.2. Về dịch vụ du lịch
Tại những bản có hoạt động du lịch cộng đồng như bản Nưa, bản Khe Rạn, bản Xiềng công tác vệ sinh môi trường chưa được chú trọng đúng mức. Tại nhiều điểm tham quan du lịch hay đường làng ngõ xóm vẫn còn tình trạng rác thải, phân gia súc. Về vấn đề này, cán bộ quản lý các bản cho biết “do lượt khách du lịch đến đây còn rất ít, lâu lâu mới có một đoàn nên công tác vệ sinh môi trường chưa được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, về làm du lịch vẫn còn hạn chế và chưa đồng đều nhất là tại các bản du lịch cộng đồng” [Phỏng vấn sâu, nam 47 tuổi, bản Khe Rạn, xã Bồng kê]. Tại bản Khe Rạn tình trạng nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn vẫn còn diễn ra. Tại bản Nưa, bản Xiềng mặc dù không còn tình trạng này nhưng yếu tố môi trường vẫn chưa được đảm bảo. Tại các homestay dành cho khách lưu trú, côn trùng rất nhiều, gây cảm giác khó chịu cho khách du lịch.
Tại các điểm du lịch cộng đồng hầu như chưa có hướng dẫn viên du lịch. Đây là một hạn chế rất lớn trong dịch vụ lữ hành. Khách du lịch thường muốn được giao tiếp với hướng dẫn viên địa phương để có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về điểm đến. Mặt khác, hướng dẫn viên là người địa phương trong quá trình dẫn khách đi tham quan sẽ thuận lợi hơn vì họ có mối quan hệ tốt với cư dân bản địa, điều này cũng khiến khách du lịch cảm giác an toàn hơn rất nhiều. Trong khi đó tại các điểm du lịch đã và đang hình thành tại Con Cuông rất bị động trong vấn đề này, họ không có đội ngũ hướng dẫn riêng mà phụ thuộc vào hướng dẫn viên của VQG Pù Mát hoặc các công ty lữ hành.
Do các điểm du lịch cộng đồng nằm ở khu vực biên giới nên vấn đề cấp giấy phép cho các đoàn khách du lịch quốc tế khi đến đây còn rất rườm rà phức tạp. Các đoàn khách du lịch sẽ phải xin giấy phép của công an tỉnh Nghệ An khi đến tham quan bản Xiềng do vậy để đỡ mất thời gian và tránh thủ tục rườm rà nhiều đoàn khách du lịch đã bỏ quan điểm tham quan này.
Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn cũng là một hạn chế tại các điểm du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Các sản phẩm của các làng nghề còn đơn điệu, chủng loại sản phẩm nghèo nàn. Sản phẩm của các làng nghề thổ cẩm chủ yếu là
khăn, ví cầm Tày, túi đựng điện thoại, áo, vải áo và váy Thái. Các sản phẩm này trùng lặp giữa các làng nghề trong vùng và chưa cạnh tranh được với các sản phẩm ở các điểm du lịch khác.
Hạn chế đầu tiên trong dịch vụ vận chuyển khách du lịch chính là một hạn chế về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch. Tại các điểm du lịch cộng đồng chưa có các bến bãi đậu xe dành riêng cho xe du lịch. Bản Yên Thành, bản Nưa, bản Xiềng, bản Khe Rạn là những bản đã được quy hoạch, xây dựng thành các bản du lịch cộng đồng nhưng chưa bản nào có bến bãi dành cho xe du lịch. Điều này là một trở ngại lớn trong mỗi lần khách du lịch muốn di chuyển đến các bản làng bằng ô tô.
Về vấn đề an toàn của các phương tiện vận chuyển bộc lộ nhiều hạn chế. Chẳng hạn số người được chở thực tế so với số lượng theo đăng ký, thông thường các xe này đều chở quá số người theo quy định, nhất là vào mùa lễ hội. Điều này dễ gây ra sự mất an toàn cho du khách. Các phương tiện này chủ yếu sử dụng nguyên liệu là xăng nên ngoài ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, phá vỡ không gian vốn yên tĩnh, thơ mộng nơi đây thì còn có những tác động khác tới môi sinh, môi trường.
Vấn đề phương tiện vận chuyển cho khách du lịch thuê khi có nhu cầu cũng là một hạn chế trong dịch vụ vận chuyển. Tại các bản làm du lịch cộng đồng hoàn toàn chưa được trang bị các phương tiện cho khách du lịch thuê như xe máy, xe đạp... Tại Con Cuông mới chỉ có dịch vụ thuê thuyền để đi vào vùng lõi của VQG Pù Mát nhưng với những tiếng ồn rất to phát ra từ phương tiện di chuyển như hiện nay thì khách du lịch rất khó có thể hài lòng. Bên cạnh đó, trên các thuyền không có mái che mưa, nắng là một vấn đề cần khắc phục.
Trên địa bàn huyện Con Cuông chưa có hệ thống cơ sở vật chất nào đạt tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho các du khách khi đến đây. Ở một số khu vực thị trấn cũng đã xuất hiện một số cơ sở vui chơi, giải trí nhưng chủ yếu là các cơ sở nhỏ phục vụ cho nhu cầu giải trí của cư dân địa phương. Khách du lịch khi đến đây ngoài việc tham quan một số điểm du lịch thì rất khó để tìm một cơ sở giải trí. Chính vì vậy đã làm cho nhiều khách cảm thấy nhàm chán, gian lưu trú của khách ngắn, không kích thích được chi tiêu của khách.
Sự phát triển của các dịch vụ du lịch cộng đồng tại Con Cuông phần nào được phản ánh qua tỷ lệ khách muốn được sử dụng và đã sử dụng các dịch vụ du lịch tại đây. Kết quả điều tra du khách cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ khách du lịch mong muốn được trải nghiệm các dịch vụ và thực tế họ đã trải nghiệm. 100% du khách cho biết họ mong muốn được trải nghiệm dịch vụ lưu trú nhưng thực tế chỉ có 26 % du khách đã trải nghiệm. Đặc biệt là đối với những dịch vụ như mua hàng hóa lưu niệm và hướng dẫn du lịch thì tỷ lệ này có sự chênh lệch rất lớn, có 74% du khách muốn được trải nghiệm dịch vụ mua hàng hóa lưu niệm nhưng mới chỉ có 6% được đáp ứng, có 88% du khách muốn được trải nghiệm dịch vụ hướng dẫn du lịch nhưng mới chỉ có 10% được đáp ứng (xem biểu đồ 3.1).
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ khách du lịch muốn được sử dụng và đã sử dụng các dịch vụ du lịch cộng đồng tại Con Cuông (%)
“Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê, năm 2018”
3.2.3. Sự tham gia của các bên liên quan
3.2.3.1. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Nhìn chung những người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng ở Con Cuông đều là những người dân bản địa sinh ra và lớn lên ở đây. Cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch đã tận dụng được nhà cửa, không gian
sinh hoạt của gia đình, và các nguồn lực khác, qua đó, tạo được việc làm mang lại thu nhập cho các hộ gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức, kỹ năng sống nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch tại các điểm phát triển du lịch cộng đồng tăng đáng kể từ 2016, với khoảng 100 lao động tham gia hoạt động du lịch, với các hoạt động kinh doanh: dịch vụ lưu trú, ẩm thực, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống, dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp… Nhìn chung du lịch đã góp phần tạo công ăn việc làm cho địa phương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Theo ý kiến của các nhà quản lý du lịch trên địa bàn thì “số hộ tại các bản tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng là chưa nhiều, chủ yếu là các hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Tại các bản có hoạt động du lịch cộng đồng, hiện có 7 hộ kinh doanh homestay, ngoài ra còn lực lượng lao động tham gia các đội ẩm thực, văn nghệ. Phần lớn họ tập trung trong ngành nông nghiệp trồng lúa và hoa màu” [Phỏng vấn sâu, nữ 46 tuổi, thị trấn Con Cuông].
Những lao động tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng cho biết thu nhập họ có được từ lĩnh vực du lịch cao hơn so với các ngành khác và cao hơn những công việc trước đây, sức lao động về thể chất của họ không cực nhọc, họ chỉ thể hiện sự khéo léo, nhanh nhạy và tận tình của mình là chủ yếu. Từ những lợi ích kể trên, du lịch ngày càng thu hút cộng đồng tham gia, số lượng lao động và số lượng công ăn việc làm ngày càng nhiều và thu nhập ngày càng được cải thiện hơn. Nhờ vậy, trong thời gian gần đây, lao động tại các điểm có sự tham gia của cộng đồng tại Con Cuông tiếp tục thu hút giới trẻ trong các hoạt động du lịch, theo học các lớp đào tạo về du lịch, ngoại ngữ để phục vụ cho khách khi đến thăm địa phương mình. Cho đến nay, một bộ phận cộng đồng người Thái ở Con Cuông đã tham gia vào các hoạt động: Kinh doanh dịch vụ ăn uống; Kinh doanh dịch vụ homestay; Biểu diễn văn nghệ truyền thống; Hoạt động biểu diễn các công đoạn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho du khách xem.
Tuy nhiên tác động, ảnh hưởng của du lịch cộng đồng tới cộng đồng người Thái ở Con Cuông chưa thực sự mạnh mẽ hiệu quả trên diện rộng, số người hưởng lợi từ du lịch còn quá ít, và lợi ích từ du lịch chưa đủ mạnh để cải thiện và thay đổi
rõ nét cuộc sống người dân. Phần lớn người dân còn thờ ơ, chưa hiểu rõ về ảnh hưởng tích cực của du lịch dựa vào cộng đồng, vì vậy, họ còn thấy lạ lẫm, tỏ thái độ chú ý khi có những đoàn khách du lịch đang trải nghiệm tại địa phương.
Người dân địa phương tuy đã được tham gia học tập kinh nghiệm ở Mai Châu, Hòa Bình, được tham gia lớp học nấu ăn, các đội văn nghệ được thành lập và tập luyện biểu diễn tuy nhiên hiệu quả chưa cao, kỹ năng, tay nghề chưa đảm bảo, nhận thức của họ về du lịch cộng đồng là chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, hầu hết người dân đều có trình độ học vấn không cao, trình độ ngoại ngữ hạn chế. Vì vậy, dù muốn cũng rất khó có cơ hội tham gia làm việc trong hoạt động du lịch. Đặc biệt, vào các mùa thấp điểm, các đoàn khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm thưa thớt, các chương trình du lịch diễn ra ngắt quãng trong một thời gian dài khiến lực lượng lao động phục vụ du lịch sẽ ngày càng suy giảm cả về chất lượng lẫn số lượng. Đội ngũ nhân viên phục vụ và người dân làm du lịch tại các điểm du lịch sinh thái và cộng đồng chưa đáp ứng được kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết nên chất lượng phục vụ khách du lịch chưa cao.
3.2.3.2. Sự tham gia của khách du lịch
Nguồn khách du lịch đến Con Cuông nói chung phần lớn là khách du lịch nội tỉnh, chiếm 90% du khách, du khách đến từ các tỉnh thành khác trong nước chỉ chiếm 10,4 %. Do vậy phần lớn trong số họ là đi du lịch ngắn ngày, ít sử dụng các dịch vụ du lịch, chi tiêu thấp. Hơn 40% du khách được hỏi cho biết họ chỉ đi du lịch trong ngày, không lưu trú tại điểm du lịch và rất ít trong số họ có sử dụng dịch vụ du lịch cộng đồng. Những hoạt động mà họ tham gia tại điểm du lịch chủ yếu là tham quan các thắng cảnh hay tham dự các lễ hội nổi tiếng. Do vậy trên thực tế nguồn khách du lịch trên đây chưa phải là khách du lịch cộng đồng đúng nghĩa. Hầu hết trong số họ là khách tham quan hoặc kết hợp du lịch thăm thân, nghiên cứu, học tập hoặc họ đến Con Cuông không phải vì mục đích thuần túy du lịch [Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, 2014, tr. 67]. “Qua các hoạt động kết nối của các cán bộ dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tuyến Bồng Khê - Yên Khê - Lục Dạ - Môn Sơn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, hoạt động du lịch cộng đồng ở Con Cuông thu hút được một lượt khách du lịch ngoại tỉnh và khách du lịch quốc tế. Nguồn khách ngoại tỉnh chủ yếu đến từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Khách Pháp chiếm đại đa số
khách du lịch quốc tế đến Con Cuông, phần lớn họ đến du lịch kết hợp mục đích nghiên cứu hoặc thiện nguyện” [Phỏng vấn sâu, nam 41 tuổi, VQG Pù Mát, 2016].
Trong những năm gần đây, nguồn khách du lịch cộng đồng đến Con Cuông có sự thay đổi rõ nét. “Ngoài nguồn khách du lịch nội địa, du lịch cộng đồng ở Con Cuông còn thu hút được một lượt khách quốc tế khác nhau đến từ các nước Mỹ, Úc, Thủy Điển, Pháp. Tuy số lượng không nhiều, mỗi đoàn từ 10 - 15 người nhưng hàng tháng, tại bản Nưa đều đón các đoàn khách du lịch quốc tế đến du lịch kết hợp làm công tác thiện nguyện [Phỏng vấn sâu, nam 34 tuổi, thành phố Vinh, 2017]. Như vậy trong những năm qua, ngoài nguồn khách du lịch nội tỉnh, thì du lịch cộng đồng ở Con Cuông đã thu hút được nguồn khách trong và ngoài nước đến và sử dụng dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên lượt khách ngoại tỉnh và khách quốc tế mới chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều này cho thấy sản phẩm du lịch cộng đồng ở người Thái Con Cuông ngày càng có sức hấp dẫn du khách, các di sản văn hóa Thái ngày một phát huy giá trị của mình trong phát triển du lịch cộng đồng.
Du khách trong nước đến với Con Cuông chủ yếu tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng như: sử dụng dịch vụ homestay, trải nghiệm đời sống cùng người dân, thưởng thức ẩm thực, xem biểu diễn văn nghệ, du lịch tham quan vãn cảnh. Tuy nhiên, do hoạt động dịch vụ du lịch chưa phát triển, cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn hạn chế nên du khách còn cảm thấy chưa thực sự yên tâm khi lưu trú trong các hộ kinh doanh homestay, cảm thấy không an toàn khi tham gia các phương tiện đường bộ và đường thủy. Vì vậy, thời gian lưu trú của du khách ngắn, thường là một đêm hoặc trong ngày và chi tiêu của khách nhìn chung còn thấp. Dịch vụ được du khách sử dụng nhiều nhất là dịch vụ ăn uống còn các dịch vụ khác hầu như chưa được khách sử dụng. Dịch vụ ăn uống là nguồn thu chính nhưng nguồn thu này không ổn định do khách du lịch tập trung vào mùa hè hoặc những dịp lễ hội. Tuy nhiên lượt khách lưu trú tại nhà dân rất thấp. Thời gian lưu trú lại của khách du lịch tại các bản làng rất ngắn [Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, 2014, tr. 69 - 70]. Về dịch vụ vận chuyển, hầu hết khách du lịch mới chỉ sử dụng dịch vụ cho thuê thuyền tham quan sông Giăng với các lộ trình ngắn, dài khác nhau.