Đối Với Nghề Và Làng Nghề Thủ Công Truyền Thống

lịch có thể tham dự; Việc phiên dịch lại bằng ngôn ngữ của khách du lịch giúp họ hiểu lời của thầy mo là cần thiết, vì nếu chỉ được xem mà không được dịch hay giới thiệu từng nghi lễ thì khách sẽ không thấy thú vị; tái hiện lễ hội Xăng Khan và thuyết minh, phiên dịch cho khách du lịch hiểu; xây dựng tài liệu thuyết minh về tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp, đây là một kho tàng tri thức mà cộng đồng người Thái đã sáng tạo ra, phản ánh quan niệm về vũ trụ, ma (phi) của người Thái, cũng như cho thấy cách ứng xử của người Thái với môi trường tự nhiên… Bằng những cách truyền tải thông tin như vậy sẽ giúp cho du khách có cảm nhận rõ ràng hơn về sự đặc sắc của văn hóa Thái.

4.2.1.3. Đối với văn hóa nghệ thuật và chữ viết

Với kho tàng nhạc cụ phong phú, người Thái ở Con Cuông cần phát huy giá trị của các nhạc cụ thô sơ, đơn giản bằng nhiều cách khác nhau. Một số hình thức du lịch cộng đồng có thể tổ chức như: Để các em nhỏ tự chế tạo để chơi, người dân có thể làm để trình diễn cho khách du lịch xem, bán các nhạc cụ như những sản phẩm lưu niệm, kết hợp với chữ Thái tạo thành những sản phẩm du lịch có tính thẩm mỹ cao, bày bán nguyên liệu và hướng dẫn cho khách du lịch tự làm. Đối với hình thức trải nghiệm văn hóa tộc người, nên chú trọng đối tượng khách du lịch là trẻ em, đảm bảo chi phí thấp, gần gũi với tự nhiên, giúp trẻ khám phá tự nhiên và có thể phát huy tính sáng tạo của trẻ nhỏ. Việc bảo tồn nhạc cụ là vô cùng cần thiết trước nguy cơ nhiều loại nhạc cụ có nguy cơ mai một hoàn toàn, mà Khen pe (Khèn bè) là một ví dụ điển hình. Để làm được điều đó thì vai trò của các nghệ nhân là vô cùng quan trọng. Chính quyền địa phương cần khuyến khích các nghệ nhân đào tạo chế tác cũng như biểu diễn cho các thế hệ trẻ, tạo cơ hội cho sự góp mặt của các tiết mục văn nghệ truyền thống để tạo động lực cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.

Để nâng cao giá trị của các loại hình nghệ thuật truyền thống, du lịch cộng đồng ở Con Cuông cần tiến hành các hoạt động như: Thành lập những đội văn nghệ tập luyện, biểu diễn phục vụ khách du lịch, tăng thêm thu nhập cho cuộc sống; Xem hoạt động biểu diễn văn hóa như là một cách sinh hoạt văn hóa để gìn giữ cho các thế hệ mai sau và làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.

Khắc luống là một loại hình văn nghệ độc đáo nhưng đến nay mới bước đầu được đưa vào biểu diễn phục vụ khách du lịch. Mỗi hộ kinh doanh homestay hoặc nơi tổ chức biểu diễn văn nghệ nên có 1 bộ khắc luống. Hình thức diễn xướng này mang đến không khí vui nhộn, các kiểu khắc luống sáng tạo đem đến bất ngờ, thú vị cho khách. Nhóm biểu diễn văn nghệ tại các điểm du lịch cộng đồng cần dàn dựng các tiết mục thi khắc luống giữa các đội thi, mời khách du lịch tham gia và hướng dẫn luật chơi cho khách.

Tái tạo không gian trình diễn văn nghệ đậm chất dân gian là một giải pháp cần thiết để phát huy giá trị của các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống.

Trong thời gian qua, bên cạnh các hình thức diễn xướng dân gian lành mạnh, đáp ứng nhu cầu chính đáng về đời sống tinh thần của người dân và du khách, một số biểu hiện lệch lạc, không phù hợp hay “thương mại hóa” trong các hình thức diễn xướng dân gian của cộng đồng dân tộc Thái cũng đã xuất hiện. Do đó, cần có quy ước về cách thức tổ chức hoạt động diễn xướng dân gian theo hướng tôn trọng các giá trị truyền thống. Ngoài ra, quy ước cũng cần để cập đến yêu cầu loại bỏ các yếu tố lệch lạc, không phù hợp và nâng cao sự tiết kiệm, tránh lãng phí khi tổ chức các hình thức diễn xướng văn hóa, văn nghệ dân gian phục vụ khách du lịch.

Để phát huy giá trị của tiếng Thái trong hoạt động du lịch, có thể thêu tên “Con Cuông” bằng cả chữ Thái địa phương trên miệng túi thổ cẩm và trên các sản phẩm lưu niệm khác. Trực tiếp viết tên du khách bằng chữ Thái lên giấy đẹp hay vật phẩm nào đó, đều có thể là một món quà hấp dẫn du khách.

4.2.1.4. Đối với nghề và làng nghề thủ công truyền thống

Mặc dù nghề dệt thổ cẩm có sự phục hồi mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng sản phẩm nghề thổ cẩm còn nghèo nàn, chưa có khả năng thu hút du khách. Để nâng cao giá trị của nghề dệt thổ cẩm, việc khôi phục các công đoạn của nghề dệt thổ cẩm để khách có thể quan sát, tham gia tất cả các công đoạn là giải pháp cần thiết.Trong điều kiện hiện tại chưa thể phục hồi các công đoạn thì nên lựa chọn những công đoạn đơn giản hơn để thực hiện trước. Cụ thể, công đoạn trồng dâu nuôi tằm có thể tiến hành sau nhưng những công đoạn như quay tơ, bật bông, nhuộm chàm thì nên phục hồi sớm để du khách có cơ hội trải nghiệm. Việc phục hồi các công đoạn có thể chỉ là mô hình tham quan, trải nghiệm dành cho du khách và được đặt tại một số hộ gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

đình chứ không nhất thiết phải đưa vào sản xuất hàng hóa. Trong quá trình phục hồi, các công đoạn này có thể có sự thay đổi để thích nghi với sự phát triển của kinh tế xã hội nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố truyền thống.

Đồng thời với việc phục hồi các công đoạn của nghề thổ cẩm thì những giải pháp đào tạo thuyết minh viên để hướng dẫn cho khách du lịch là vô cùng quan trọng. Thuyết minh chính là một trong những phương pháp phát huy giá trị văn hóa, giúp cho giá trị của di sản được biết đến, được cảm nhận. Qua việc thuyết minh, du khách hiểu rõ hơn về giá trị truyền thống, óc sáng tạo cũng như sự khéo léo, cầu kỳ được chuyển tải qua từng sản phẩm truyền thống của người Thái nơi đây.

Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 21

Đa dạng sản phẩm, đảm bảo các yếu tố như mẫu mã đa dạng, đẹp mắt, chất lượng và giá cả phù hợp là một giải pháp quan trọng. Ngoài sản phẩm lưu niệm truyền thống như túi, váy, khăn, người Thái Con Cuông cần quan tâm hơn đến đặc tính gắn liền với đời sống hàng ngày của du khách. Những sản phẩm thông dụng, thiết thực trong đời sống hàng ngày có thể kể tới như trang phục, khăn trải bàn, khăn trang trí trong nhà, vỏ gối, túi, dày,… sẽ là những sản phẩm lưu niệm hấp dẫn du khách. Với cách làm như vậy, sản phẩm nghề dệt truyền thống sẽ được du khách đón nhận nhiều hơn, qua đó giá trị của nghề dệt thổ cẩm có cơ hội lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Xây dựng các gian hàng đẹp mắt phục vụ khách du lịch tham quan cũng là giải pháp cần thiết để nâng cao giá trị của nghề dệt thổ cẩm trong hoạt động du lịch cộng đồng. Gian hàng đẹp mắt, hài hòa với cảnh quan bản làng không chỉ là nơi bày bán sản phẩm dệt thổ cẩm đơn thuần mà đó còn là một địa điểm chụp ảnh khách du lịch. Qua đó, giá trị của nghề dệt thổ cẩm không chỉ được phát huy qua con đường khách mua sản phẩm thổ cẩm mà còn được phát huy qua những bức ảnh, những thước phim mà du khách đã ghi lại tại gian hàng.

4.2.1.5. Đối với văn hóa ẩm thực

Một trong những giải pháp để nâng cao giá trị của di san văn hóa ẩm thực truyền thống là bảo tồn những dụng cụ chế biến như cối giã gạo (chộc), máng giã (loòng), dần sàng (xâng), sẩy (đùng phắt), mẹt (pựn); các đồ đựng như: thúng (thùng), gùi (pề.kl lớp/kxẹ) cho đến các dụng cụ đun nấu, chế biến trực tiếp khác như: chõ đồ xôi (hay nửng khẩu), ninh xôi (biềng, mò nừng), sọt vo gạo (huốt), mẹt

quạt xôi (pựn), quạt xôi (vi), đũa đánh xôi (mai), ép cơm (ép khẩu). Có thể tái sử dụng những dụng cụ này, tạo thành bộ sưu tập trong gian bếp dạy nấu ăn, tên gọi được gián lên để khách nhớ, để họ tự khám phá cách dùng, công dụng của nó, thông qua các cuộc thi ẩm thực được tổ chức tại bản làng.

Duy trì, nhân rộng các giống nếp nương, nếp đen là hai giống nếp thơm ngon, nổi tiếng nhất vùng Mường Quạ nhằm tạo thương hiệu cho xôi tím, cơm lam của người Thái ở Con Cuông. Chế biến xôi phải sử dụng loại nếp truyền thống, đặc biệt của người Thái Con Cuông để tạo nên tính đặc thù riêng có của các sản phẩm du lịch cộng đồng ở đây.

Sưu tầm các dụng cụ lao động gắn với văn hóa sản xuất của người Thái ở Con Cuông và xây dựng các mô hình tham quan để cho khách trải nghiệm, tham quan là một trong những giải pháp làm đa dạng sản phẩm lại có tác dụng bảo tồn văn hóa hữu hiệu. Để tăng sức hấp dẫn, du lịch cộng đồng của người Thái ở huyện Con Cuông có thể tạo thành những sản phẩm thử thách cho khách du lịch có cơ hội trải nghiệm văn hóa địa phương bằng cách để khách tự giã gạo, thổi cơm...

Chế biến xôi thành nhiều món khác nhau như xôi đồ (khẩu nửng), xôi cốm (khẩu hang), xôi nhuộm màu (khẩu cắm), cơm lam (khẩu lam) để phục vụ khách du lịch cũng là một trong những giải pháp để nâng cao giá trị di sản ẩm thực truyền thống. Người Thái Con Cuông nên giới thiệu cho khách, tổ chức bếp dạy nấu ăn cho khách, khách du lịch được chia thành các nhóm để thi đồ xôi nhằm tăng kịch tính cho các lớp học chế biến ẩm thực Thái.

Người Thái Con Cuông có thể đưa các loại bánh như bánh chưng, bánh sừng bò (khẩu ven), bánh ít (pảnh ít), bánh rán (pảnh hản) cùng với các món ăn được chế biến từ các loại lương thực khác để tạo thành thực đơn ăn sáng tự chọn cho khách du lịch. Tổ chức trình diễn nấu một số món tiêu biểu để khách du lịch thưởng thức tại chỗ; các món ăn trên thực đơn phải được giới thiệu bằng những ngôn ngữ thông dụng trên thế giới và quảng cáo những món ăn đặc sắc nhất trên các tập sách, tạp chí hướng dẫn du lịch; thuyết trình, giới thiệu cho du khách về món ăn; tổ chức giới thiệu, hướng dẫn cho khách du lịch tham gia hội rượu cần là những giải pháp cần thiết.

Về đồ uống, khai thác tập quán uống rượu cần bằng cách truyền tải nội dung về tập quán này đến khách du lịch. Sử dụng các thức uống khác như chè đâm, chè vườn om phục vụ du khách chính là những giải pháp nâng cao giá trị di sản ẩm thực truyền thống của người Thái.

4.2.1.6. Đối với kiến trúc nhà sàn truyền thống

Với sự thay đổi diện mạo làng bản nhanh chóng như hiện nay, chính quyền địa phương cần chú trọng bảo tồn nhà sàn truyền thống và cảnh quan bản làng. Bên cạnh đó cần đảm bảo vệ sinh môi trường làng bản, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trang bị kỹ năng đón tiếp, kỹ năng phục vụ lưu trú cho các thành viên tham gia. Vào mùa hè, khí hậu nắng nóng gay gắt, các hộ gia đình kinh doanh homestay cần có hệ thống làm mát để phục vụ du khách.

Để phát triển dịch vụ lưu trú, các hộ gia đình cần tận dụng không chỉ nguồn nhân lực mà mọi nguyên vật liệu tại chỗ một cách sáng tạo, làm nên những sản phẩm và phong cách riêng theo từng vùng miền một cách tiết kiệm nhất. Đảm bảo giá cả phải chăng nhưng chất lượng phục vụ tốt nhất. Tất cả nhân viên phục vụ đều mặc trang phục bản địa, khách vào có đồ uống và khăn lạnh, có dịch vụ buffet sáng với nhiều món ăn truyền thống kết hợp với các loại đồ uống. Theo đúng tinh thần

của homestay, người dân sẽ chế biến các món đăc

sản từ nguồn nguyên liêu

taị chỗ

nổi tiếng của quê hương để thiết đai du khach́ . Để có thể thu hút được lượt khách du

lịch đông đảo, các homestay cần đảm bảo giá rất bình dân nhưng dịch vụ chất lượng, cố gắng đạt chuẩn phục vụ 4 sao. Sự mộc mạc chân quê phải đi đôi với lịch lãm, vệ sinh; từ nơi nghỉ ngơi, khu vực vệ sinh của các homestay phải đạt chuẩn, nguyên liệu chế biến ẩm thực phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Du khách phải được đảm bảo an toàn từ lưu trú, tham quan đến giao thông. Du khách không chỉ được trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng địa phương mà còn có thể tham gia các hoạt động thiện nguyện tại cộng đồng.

4.2.1.7. Đối với trang phục truyền thống

Để thu hút khách du lịch, bên cạnh ngôi nhà ở và ẩm thực, người Thái còn sử dụng nghệ thuật trình diễn dân gian, gồm có các điệu múa, bài hát, điệu nhạc,… mà ở đó những người phụ nữ Thái có điều kiện, cơ hội trình diễn trong bộ trang phục

dân tộc truyền thống. Không chỉ có vậy, bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Thái đã, đang và sẽ trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch. Có nghĩa là, bộ nữ phục Thái đã và đang trở thành một sản phẩm du lịch.

Khách du lịch có thể chọn thuê những bộ nữ phục Thái để mặc chụp ảnh kỷ niệm, mua về tặng bạn bè hoặc mua về để mặc. Điều này đã và đang trở nên phổ biến ở các bản/ điểm du lịch của người Thái và một số tộc người khác trong và ngoài vùng Tây Bắc. Và cuối cùng, nhờ được sử dụng nhiều trong các hoạt động du lịch (mặc khi trình diễn, cho thuê mặc chụp ảnh, bán,…), nhu cầu về các bộ nữ phục Thái tăng nên hoạt động dệt, thêu, cắt may,… tạo ra các bộ trang phục này cũng tăng theo, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nghề dệt, thêu truyền thống. Tại bản Lác (Hòa Bình), từ nhu cầu phục vụ du khách, một Hợp tác xã Dệt, thêu đã được xây dựng và phát triển. Hợp tác xã này hiện có hơn 10 khung dệt truyền thống, tạo ra sản phẩm phục vụ cho những khách du lịch muốn mua hoặc thuê các bộ trang phục truyền thống của dân tộc Thái. Các sản phẩm này thường được bán hoặc cho khách thuê với giá khá cao nên đã, đang đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Tại Quế Phong (Nghệ An) và Nghĩa Lộ, Văn Chấn (Yên Bái),…với sự hỗ trợ của Craff link, một tổ chức phi lợi nhuận, các tổ hoặc hợp tác xã dệt của người Thái đã được thành lập, tạo ra các sản phẩm dệt đã được cải tiến về mẫu mã, hoa văn,… phù hợp với thị hiếu của khách du lịch trong và nước ngoài. Sản phẩm do các tổ, hợp tác xã này sản xuất ra không chỉ được bán cho khách du lịch mà còn được xuất khẩu đi một số nước, đem lại thu nhập cao và ổn định cho cư dân [Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển, 2018, tr.145 - 146]. Do vậy phát triển dịch vụ cho thuê trang phục, bán các sản phẩm lưu niệm và tìm kiếm nguồn đầu tư là những vấn đề đặt ra văn hóa mặc của người Thái có thể trở thành những sản phẩm du lịch cộng đồng, tăng thu nhập cho người dân, tăng sức hấp dẫn của điểm đến.

4.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ dịch vụ du lịch cộng đồng

4.2.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống

Tại các cơ sở lưu trú, ăn uống cần có sự đầu tư tập trung, đầu tư theo chiều sâu, cho phù hợp với quy mô lượt khách hiện có. Nâng cấp cơ sở vật chất như

phòng ở, hàng rào, nhà vệ sinh, nhà bếp, các nhà chòi, trang trí, sắp đặt các trang thiết bị đồ dùng tiện nghi, thẩm mỹ đẹp, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ. Nâng cao chất lượng phục vụ, vừa mang nét văn hóa địa phương đồng thời đảm bảo tính khoa học, chuyên nghiệp. Cơ quan quản lý du lịch địa phương tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các hộ kinh doanh homestay sửa sang, cải tạo nhà cửa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đồng thời giúp cộng đồng địa phương bảo tồn kiến trúc truyền thống, chú trọng sử dụng các vật liệu tự nhiên, truyền thống. Các gia đình kinh doanh lưu trú ăn uống, đón khách cần bố trí công trình vệ sinh thuận tiện cho việc vệ sinh và cung cấp đủ nước cho du khách. Việc vệ sinh chuồng trại nuôi gia súc và vệ sinh lồng bè nuôi thủy sản cần đảm bảo sạch sẽ.

Dịch vụ homestay tại Con Cuông không được phát triển đại trà mà phải cuốn chiếu theo nhu cầu thực tế, tránh trường hợp có quá nhiều homestay mọc lên vượt quá nhu cầu thị trường. Kinh doanh dịch vụ homestay cần lấy phát triển bền vững

làm nền tảng , bởi vây

mà nguyên , vâṭ liêu

đều từ gỗ , tre, vải với hoa văn đặc t rưng

cho dân tôc

Thái vừ a thân thiện, gần gũi với môi trường vừ a thu hút du khách.

Bên caṇ h viêc

công khai giá cả của homestay để tăng sự cạnh tranh với các

loại hình khác, sư ̣ đa daṇ g của các hình thức trải nghiệm cho du khách từ biểu diễn

nghê ̣thuâṭ truyền thống , tổ chứ c dã ngoaị , chèo bè mảng , thuê xe đap , xe maý cho

đến bán các sản phẩm thủ công , đồ lưu niêm ,… cần được chú ý phát triển, có như

thế dịch vụ lưu trú nói riêng, du lịch cộng đồng nói chung mới có thể ngày càng phát triển hơn . Đó chính là cách phát huy tốt nhất giá trị của kiến trúc nhà sàn truyền thống trong cuộc sống đương đại, biến nó thành một nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội.

Các hộ kinh doanh lưu trú, ăn uống và bán hàng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của du lịch cộng đồng và phải có giấy phép kinh doanh. Các hộ gia đình kinh doanh các dịch vụ này nên phối hợp với các hộ đánh bắt nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng rau quả ở địa phương để mua thực phẩm và chế biến các món ăn đồ uống bán cho du khách. Cách làm này sẽ kết nối được cung cầu, giúp cho giá thành du lịch rẽ hơn, đảm bảo nguồn gốc sản phẩm và góp phần duy trì phát triển nghề truyền thống. Chú trọng khâu trưng bày, trang trí là một yêu cầu đặt ra đối với các hộ kinh doanh

dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Không những thế, việc đảm bảo hương vị hài hòa, lượng dinh dưỡng cũng như kết hợp giữa truyền thống và hiện đại cần được thực hiện để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

4.2.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển

Khách du lịch đến Con Cuông thường sử dụng dịch vụ vận chuyển du thuyền sông Giăng bằng thuyền máy. Đối với phương tiện này, tiếng ồn phát ra cộng với mùi xăng khiến cho du khách cảm thấy rất khó chịu, hạn chế họ thưởng ngoạn cảnh quan đôi bờ sông Giăng cũng như bầu không khí trong lành của điểm đến. Ngoài ra, tình trạng tranh giành, chèo kéo du khách vẫn còn diễn ra tại Con Cuông. Giá cả không thống nhất hay hành vi ứng xử chưa chuyên nghiệp cũng là những hạn chế cần phải sớm được khắc phục.

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ, hướng dẫn các gia đình, nâng cấp, sửa sang, đóng mới thuyền, ghe đảm bảo mẫu mã đẹp, kỹ thuật an toàn cho việc vận chuyển du khách. Thuyền chở khách du lịch cần được lắp thiết bị đồ dùng sạch sẽ, đẹp, có phao cứu sinh, người điều khiển phương tiện phải có bằng lái, giá vận chuyển phải được niêm yết. Các nhân viên phục vụ phải mặc đồng phục có kỹ năng đón tiếp khách du lịch, có phẩm chất, thái độ tốt, có kỹ năng cứu hộ trên sông, các phương tiện vận chuyển có đủ điều kiện chở khách du lịch và được cấp giấy phép kinh doanh.

Đội thuyền tại khu vực đập Pha Lài cần được tổ chức lại, cần được tập huấn về kỹ năng phục vụ khách du lịch, sắp xếp trình tự nhận khách cho hợp lý, công bằng, tránh hiện tượng chèo kéo du khách. Ngoài ra, các thành viên tham gia vận chuyển du khách cần được trang bị đồng phục, bảng tên.

Ngoài dịch vụ vận chuyển du thuyền sông Giăng, du lịch cộng đồng Con Cuông cần phát triển thêm các hình thức vận chuyển khác để phục vụ nhu cầu tham quan làng bản của khách du lịch. Tại Bản Nưa đã hình thành dịch vụ tham quan bản làng bằng xe trâu nhưng sau đó dịch vụ này không được đưa vào khai thác phát triển du lịch. Địa phương cần có những dịch vụ vận chuyển tương tự để khách có nhiều sự lựa chọn khi đến bản làng. Du lịch cộng đồng Con Cuông cũng cần phát triển dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp để đáp ứng nhu cầu thuê xe khám phá các điểm du lịch trên địa bàn.

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí