Giải Pháp Và Khuyến Nghị Nhằm Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Của Người Thái Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Con Cuông

Mức độ phát huy giá trị của các di sản trong phát triển du lịch cộng đồng còn rất thấp. Người Thái có nhiều di tích lịch sử gắn với đời sống của côṇ g

đồng nhưng hầu như chưa được đưa vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch

cộng đồng. Trên phương diện lý thuyết, các chương trình du lịch cộng đồng ở Con Cuông được thiết kế đã lồng ghép các điểm tham quan là các di tích văn hóa, lịch sử để làm đa dạng sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế tại các di tích chưa có các hoạt động du lịch được triển khai. Chỉ có một bộ phận nhỏ những du khách không đi theo đoàn, đến thăm viếng di tích. Do vậy tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện không có các hoạt động đón tiếp và hướng dẫn du khách.

Một ví dụ khác, văn nghệ truyền thống là di sản đã phát huy được giá trị trong phát triển du lịch cộng đồng, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để các tiết mục văn nghệ trở nên phong phú hơn, hấp dẫn hơn và đậm chất truyền thống hơn. Vẫn còn một số di sản văn hóa nghệ thuật khác chưa được khai thác để tạo thành sản phẩm du lịch. Hiện nay các đội văn nghệ chỉ mới tập được một số tiết mục nhất định, sử dụng nhiều nhạc cụ hiện đại, không gian biểu diễn văn nghệ chưa được tái hiện. Các nhạc cụ truyền thống chưa được sử dụng rộng rãi trong các tiết mục. Các hình thức diễn xướng vẫn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa hiện đại, không gian biểu diễn chưa được tái hiện, cách chơi của Quánh loòng (giã máng/khắc luống) chưa truyền tải đến du khách. Cơ sở lưu trú dành cho khách du lịch cộng đồng ngày một phát triển tại các bản có hoạt động du lịch, tuy nhiên, mới thu hút được khách đến thưởng thức ẩm thực và văn nghệ rượu cần chứ chưa lưu giữ được khách du lịch ở lại.

Tuy có sự phục hồi mạnh mẽ, nghề dệt thổ cẩm vẫn chưa phát huy được các giá trị của mình trong hoạt động du lịch cộng đồng. Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Môn Sơn đang tiếp tục hình thành những sản phẩm mới, đào tạo thuyết minh tại điểm và dự định sẽ phục hồi các công đoạn trồng dâu, nuôi tằm, quay sợi, nhuộm chàm để khách trải nghiệm hết các công đoạn của nghề dệt truyền thống. Tuy nhiên nghề dệt thổ cẩm vẫn chưa tạo được dấu ấn thực sự trong lòng du khách. Sản phẩm đơn điệu, gian hàng nghèo nàn về số lượng và chủng loại.

Không có người có thể giới thiệu, tư vấn cho du khách… Hiện trạng này khiến cho những đoàn du khách ghé tham quan gian hàng thổ cẩm ngày một thưa dần, người dân nảy sinh tâm lý chán nản.

Ẩm thực là một trong những di sản được khai thác sớm nhất để đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách du lịch cộng đồng. Nhưng dịch vụ này vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế trong khâu tổ chức phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách du lịch ở các điểm du lịch cộng đồng chính là thực đơn chưa phong phú. Các món ăn chưa được bày trí đẹp mắt và chưa đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của du khách đặc biệt là với khách du lịch quốc tế. Mỗi bản chỉ có vài hộ có không gian rộng để phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách. Mặc dù vậy tại những hộ này vẫn chủ yếu dùng những vật dụng hàng ngày và chỉ mua sắm thêm một ít bát đũa để dùng khi có thêm người. Các dụng cụ như: cối giã gạo, máng giã, dần sàng, sẩy, mẹt, thúng, gùi cho đến các dụng cụ đun nấu, chế biến trực tiếp ít được dùng trong quá trình chế biến do vậy khách du lịch ít có cơ hội được quan sát, tìm hiểu. Nhiều loại bánh truyền thống chưa được đưa vào phục vụ du khách. Những thức uống như chè đâm, chè om ít được sử dụng, trong khi đây cũng là thức uống khách du lịch rất thích. Ở các điểm du lịch cộng đồng của người Thái Con Cuông chưa có các dịch vụ như: tổ chức trình diễn nấu một số món tiêu biểu để khách du lịch thưởng thức tại chỗ; các món ăn trên thực đơn chưa được giới thiệu bằng những ngôn ngữ thông dụng trên thế giới và quảng cáo những món ăn đặc sắc nhất trên các tập sách, tạp chí hướng dẫn du lịch.

Trang phục truyền thống mới chỉ phát huy được phần nhỏ giá trị vốn có trong phát triển du lịch công đồng. Trang phục truyền thống được sử dụng trong các hoạt động trình diễn, đón tiếp, phục vụ ẩm thực nhưng lại thiếu những dịch vụ cho thuê, bày bán sản phẩm lưu niệm. Trang phục đã được cách tân, thay đổi, yếu tố truyền thống ngày một mất đi, đó là những vấn đề đặt ra để có thể phát huy tốt hơn giá trị của di sản trong phát triển du lịch cộng đồng.

Thực trạng quản lý phát triển du lịch cộng đồng bộc lộ nhiều hạn chế về hình thức du lịch chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ còn thấp, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch nghèo nàn, mức độ biết đến chưa cao.

Các hình thức du lịch như du lịch di sản, du lịch làng nghề, du lịch nông sinh học, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh chưa được hình thành. Các hoạt động như đạp xe ngắm cảnh, đánh bắt và nướng cá, vớt rêu,... chưa được triển khai trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Chất lượng dịch vụ thấp kém là một hạn chế của du lịch cộng đồng Con Cuông. Những hạn chế của dịch vụ homestay là một ví dụ. Các nhà sàn thường

đươc

Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 19

ghép bằng sàn gỗ, bưng tường bằng ván gỗ , hai đầu đốc mái thường có cửa

trống, Mùa đông gió lùa vào rất lạnh , mùa hè gió phơn hoạt động lại rất nóng . Các hộ gia đình cũng chưa có chỗ ngủ dành riêng cho du khách nên họ chưa thực sự cảm thấy thoải mái khi lưu trú lại nhà dân .Bên cạnh vấn đề chỗ ngủ dành cho khách du lịch thì vấn đề cần quan tâm nhất là công trình vê ̣sinh . Hiện tại số hộ có nhà vệ sinh tự hoại sạch sẽ , nhà tắm kín đáo , bình nước nóng để phục vụ nhu cầu sinh hoaṭ và ́ c khỏe của khách du lic̣ h còn rất ít . Các vật dụng trong nhà như ti

vi, tủ lạnh, đồ nhà bếp, ly chén uống nước, phích nước còn thiếu nhiều, chưa thể

phục vụ các đoàn khách có số lượng lớn. Khu bếp của các nhà sàn trong bản đã được cách ly, tương đối cao ráo và sạch sẽ nhưng vẫn chưa được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Các đồ dùng trong bếp vẫn chưa được vệ sinh đúng cách, chưa đạt yêu cầu. Cơ sở vật chất không đảm bảo, các dịch vụ phục vụ kèm theo còn đơn điệu. Các cơ sở này chủ yếu có quy mô nhỏ, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân, thiếu tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách, thiếu các điều kiện của một cơ sở kinh doanh du lịch. Mới có chỉ có một số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn tối thiểu phục vụ khách du lịch. Diện mạo của ngôi nhà sàn Thái cũng thay đổi cùng với quá trình phát triển du lịch. Để che mưa, nắng, một số hộ gia đình ở bản Nưa (Yên Khê), bản Xiềng (Môn Sơn) đã lợp mái tôn khoảng sân, ngõ. Ngoài ra, các chủ hộ còn sơn lại phần gỗ của ngôi nhà, lát sàn gỗ, xây tường bao quanh, khiến cho ngôi nhà trở nên hiện đại, đánh mất vẻ truyền thống vốn có. Ngoài ra, “do những hộ lân cận còn chăn nuôi gia súc, gia cầm; Các loại côn trùng như kiến, muỗi vẫn còn nhiều gây cảm giác khó chịu cho khách. Khí hậu mùa hè nóng nực cùng với gió phơn cũng là nhân tố cản trở phát triển dịch vụ homestay” [Phỏng vấn sâu, nữ 26 tuổi, Đà Nẵng, 2019].


142

Về dịch vụ vận chuyển du lịch, phương tiện tham quan sông Giăng là thuyền máy chạy bằng dầu phát ra những tiếng ồn rất to khiến cho khách du lịch không hài lòng. Bên cạnh đó, phần lớn thuyền không có mái che mưa, nắng... Trong quá trình điều tra lấy ý kiến của các công ty du lịch về những khó khăn mà công ty gặp phải khi tổ chức các tour du lịch sinh thái cộng đồng ở Con Cuông, có nhiều ý kiến khẳng định rằng một trong những khó khăn của họ là phương tiện vận chuyển tham quan trên sông Giăng quá ồn, gây khó chịu đối với du khách của họ. Một ví dụ khác là dịch vụ hướng dẫn du lịch, tại các điểm tham quan chưa có thuyết minh nên nhiều giá trị văn hóa, lịch sử chưa được truyền tải đến du khách.

Những hạn chế về các dịch vụ du lịch cũng được phản ánh qua kết quả điều tra xã hội học để lấy ý kiến của du khách và công ty du lịch về các dịch vụ du lịch tại khu vực miền Tây Nghệ An nói chung từ nhiều năm trước. Có 29.8 % khách du lịch chưa hài lòng về dịch vụ lưu trú, 62.2 % khách du lịch chưa hài lòng về dịch vụ ăn uống,

36.9 % du khách chưa hài lòng về dịch vụ vận chuyển [Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An, 2014, tr. 78]. Đến nay, tình trạng này nhìn chung vẫn chưa được khắc phục. Hầu hết các công ty du lịch đã khai thác các sản phẩm du lịch cộng đồng ở Con Cuông đều cho ý kiến rằng để phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông thì những dịch vụ như hướng dẫn viên, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bán hàng hàng lưu niệm cần phải được cải thiện.

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch nghèo nàn là một hạn chế tại Con Cuông. Tại những điểm du lịch như suối Tạ Bó, thác Khe Kèm còn nhiều bất cập như: khu vực đỗ xe, khu vực chế biến thức ăn, khu vực tắm tại suối, khu vực vệ sinh,... chưa đảm bảo.

Về hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng, mô hình quản lý du lịch bộc lộ những mặt trái nhất định. Cụ thể, người dân khá thụ động trong việc thu hút và đón tiếp khách du lịch. Mỗi người dân, mỗi hộ tham gia du lịch cộng đồng chưa chủ động tạo ra sản phẩm hấp dẫn du khách, chủ động cung cấp thông tin tới khách hàng và chủ động thu hút khách du lịch cộng đồng. Các hộ dân không có cơ hội đón khách du lịch, khó có thể có được lợi ích từ du lịch, trở thành cơ chế sinh lợi cho chỉ một bộ phận người dân.


143

Mức chi tiêu của khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng của người Thái ở Con Cuông còn rất thấp. Cơ cấu chi tiêu hạn hẹp, hầu hết là chi tiêu cho các dịch vụ cơ bản như vận chuyển, ăn uống và lưu trú còn các dịch vụ bổ sung hầu như chưa có. Nguyên nhân của thực trạng này là do du lịch cộng đồng ở Con Cuông chưa có các sản phẩm hấp dẫn. Sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm còn nghèo nàn nên chưa kích thích được khách chi tiêu. “Bình quân chi trả của một khách du lịch ước tính từ khoảng 200 nghìn đến 300 nghìn đồng và chủ yếu là chi cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống” [Phỏng vấn sâu, nữ 35 tuổi, thị trấn Con Cuông, 2019]. Một nguyên nhân cơ bản của cơ cấu chi tiêu thấp đó là không có các dịch vụ bổ sung. Thực trạng này cũng cho thấy thực tế phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa Thái là chưa cao. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa phát huy được giá trị vốn có để tạo thành những sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng hấp dẫn khách khách du lịch.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch cộng đồng ở Con Cuông còn ở mức độ rất thấp. Chỉ một bộ phận nhỏ người dân tham gia vào các hoạt động. Các hoạt động mà người dân tham gia cũng chưa đa dạng, mới chỉ tập trung vào hoạt động lưu trú, ăn uống và văn nghệ. Các hoạt động còn lại như: Hỗ trợ du khách tự làm các sản phẩm để trải nghiệm thực tế; Cung cấp, hỗ trợ cho du khách tham gia các hoạt động trải nghiệm như cày ruộng, cấy lúa, trồng rau, thu hoạch mùa màng, chăm sóc gia súc...; Hướng dẫn du lịch, dẫn đường, giao lưu hoặc giới thiệu về điểm đến cho du khách; Cung cấp các dịch vụ viếng thăm và nghe người dân bản địa diễn giải các tài nguyên văn hóa và các công trình kiến trúc thì hoàn toàn chưa có lao động tham gia

Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư cho du lịch chưa được thường xuyên, chưa có tính chuyên nghiệp.

Du lịch vẫn chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của huyện. Lượt khách và tổng thu từ các hoạt động du lịch còn rất thấp.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loại hình du lịch di sản ở Con Cuông chưa phát triển. Công tác tham mưu của các cấp chính quyền chưa quyết liệt, thiếu cơ


144

chế chính sách để triển khai thực hiện các đề án phát triển và bảo tồn. Nhiều cán bộ làm công tác Văn hóa - du lịch chưa thật sự tâm huyết có phần hạn chế về năng lực chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện. Công tác bảo tồn di tích chưa được thực hiện tốt, tình trạng rác thải, viết vẽ bậy làm nguy hại di tích vẫn còn diễn ra. Công tác quy hoạch, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng các di tích danh lam thắng cảnh,

đền chùa trên đia

bàn huyên

nhằm bảo tồn văn hoá vật thể và văn hoá tâm linh

vẫn chưa được quan tâm đúng mứ c .

Nâng cao năng lực nguồn lực tham gia phát triển du lịch cộng đồng hạn chế là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên. Nguồn nhân lực thiếu về số lượng, yếu về chất lượng đã cản trở sự phát triển của du lịch cộng đồng. Đội ngũ nhân viên phục vụ và người dân làm du lịch tại các điểm du lịch sinh thái và cộng đồng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch, do vậy chất lượng phục vụ khách du lịch chưa đáp ứng nhu cầu. Ví dụ điển hình chính là tình trạng thiếu hướng dẫn viên địa phương. Việc thiếu các thuyết minh viên tại điểm đã ảnh hưởng rất nhiều khả năng phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng. Thiếu hướng dẫn viên địa phương khiến cho những nội dung tín ngưỡng, tôn giáo của người Thái chưa được truyền tải đến du khách. Do hạn chế về mặt ngoại ngữ, kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, nên khách du lịch chưa được nghe thuyết minh về những phong tục tập quán liên quan trong quá trình lưu trú tại các homestay.

Nền kinh tế của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh phí để đầu tư cũng như thực hiện các chương trình bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng còn hạn hẹp. Kinh tế chưa phát triển, nguồn vốn hạn hẹp là một nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch. Hiện nay đã có một số nhà đầu tư, doanh nghiệp đến khảo sát đầu tư một số lĩnh vực phục vụ du lịch, tuy nhiên chưa đủ mạnh và chưa đồng bộ.

Ngoài ra, còn phải kể tới những nguyên nhân khác như: Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Con Cuông chưa thường xuyên liên tục (mới tập trung trong năm 2016 và 2017); Nhận thức của người dân về phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng còn thấp; Ý thức của người dân và khách du lịch về bảo vệ môi trường còn hạn chế.

*Tiểu kết chương 3

Các di sản văn hóa vật thể là những danh lam thắng cảnh đã trở thành những điểm du lịch sinh thái cộng đồng thu hút du khách trong và ngoài nước. Trong đó nổi bật phải kể tới VQG Pù Mát, sông Giăng, thác Kèm, suối Nước Mọc. Hang Nàng Màn đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật để đón khách tham quan. Những danh lam thắng cảnh như eo Vực Bồng, hang Thẩm Hoi chưa đươc đầu tư phát triển du lịch. Mặc dù là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nhưng người Thái Con Cuông chưa phát huy được những di sản này trong phát triển du lịch. Phần lớn khách du lịch cộng đồng mới chỉ được nghe thuyết minh về vùng đất văn hóa, lịch sử nhưng chưa có các hoạt động tham quan, trải nghiệm.

Những di sản văn hóa phi vật thể như: ẩm thực, văn nghệ truyền thống, nhà sàn, trang phục truyền thống đã trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, được du khách xa, gần biết đến. Di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng bước đầu phát huy giá trị vì cúng vía, lễ hội Xăng Khan đã được người Thái phát triển thành những sản phẩm du lịch cộng đồng. Bên cạnh những thành tựu bước đầu, du lịch Con Cuông vẫn chưa khai thác hiệu quả nguồn lực di sản văn hóa phi vật thể. Số lượng hộ gia đình đáp ứng được nhu cầu lưu trú chưa nhiều, môi trường vệ sinh bản làng chưa đảm bảo, nghề thủ công còn đơn điệu, sản phẩm bị lặp lại hay na ná ở những điểm du lịch khác. Nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người Thái vẫn còn bị bỏ ngõ, các phong tục, tập quán của người Thái chưa được khai thác phát triển du lịch.

Nhìn từ thực trạng phát triển du lịch cộng đồng, sau nhiều năm thực hiện xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa và phát triển bền vững, người Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả bước đầu trong công tác quản lý, hình thành hệ thống tuyến, điểm du lịch, thu hút khách du lịch, tổng thu ngày một tăng. Mặc dù còn khiêm tốn nhưng kết quả đó đã mở ra một hướng đi mới cho ngành du lịch tỉnh nhà và là một trong những kế sách xóa đói giảm nghèo, phát triển nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên lượt khách đến chưa nhiều, tổng thu còn thấp cũng phản ánh rằng thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa Thái ở Con Cuông còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.


Chương 4. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CON CUÔNG

4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp và khuyến nghị

4.1.1. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài

Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển dựa vào du lịch có định hướng bền vững trong đó cộng đồng địa phương là chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch. Mục tiêu phát triển của du lịch cộng đồng bao gồm cả mục đích kinh tế, mục đích môi trường, mục đích xã hội và mục đích phát triển bền vững. Du lịch cộng đồng là lựa chọn, định hướng nhiều quốc gia trên thế giới ngay từ khi mới ra đời và đến nay đã trở thành một xu thế phổ biến toàn cầu . Lý thuyết về phát triển du lịch cộng đồng và mối quan hệ biện chứng giữa phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển cộng đồng là cơ sở để nghiên cứu sinh có thể đưa ra các giải pháp phát huy di sản văn hóa của người Thái ở Con Cuông trong phát triển du lịch cộng đồng.

Huyện Con Cuông có những thuận lợi về độ hấp dẫn du lịch, sức chứa du lịch, là vùng đất chứa đựng nhiều di tích lịch sử, văn hóa, là quê hương lâu đời của người Thái, nơi người Thái chiếm đại đa số với nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc. Tuy nhiên phần lớn các di tích đều bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều di tích có giá trị cao bị hư hỏng, nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đã và đang bị mai một, có nguy cơ biến mất hoàn toàn ảnh hưởng đến mức độ bền vững trong khai thác phát triển du lịch cộng đồng. Xét về điều kiện tự nhiên, thời gian hoạt động du lịch của các tài nguyên du lịch bị suy giảm do sự bất lợi của yếu tố khí hậu. Đây là những trở ngại lớn đối với việc phát huy giá trị của các di sản văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng.

Thực trạng phát huy giá trị các di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng có nhiều vấn đề còn tồn tại. Mặc dù là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nhưng người Thái Con Cuông chưa phát huy được những di

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí