Văn Hóa Ẩm Thực, Kiến Trúc Nhà Sàn Và Trang Phục Truyền Thống

Trồng bông, dệt vải nhuộm chàm và nghề dệt vải của người Thái đã có từ lâu đời. Có thể nói người Thái là một trong số các dân tộc biết dệt vải sớm và sản phẩm từ nghề dệt đã đạt được những tiến bộ về mặt kỹ thuật, mỹ thuật khá tinh xảo. Tuy nhiên, ở mỗi vùng, kiểu cách cắt may, gam màu sử dụng và sở thích, thói quen của họ cũng có phần khác biệt. Nhưng bản sắc văn hóa nói chung, cái đặc trưng riêng thể hiện qua y phục của người Thái thì không bao giờ bị lẫn lộn.

Nguyên liệu để làm ra trang phục chủ yếu là sợi bông và sợi tơ tằm . Để có được sợi sử duṇ g trong q uá trình dệt thổ cẩm, người Thái Con Cuông đã tiến hành trồng bông trên nương và trồng dâu nuôi tằm. Bông sau khi được thu hoac̣ h từ nương về, để cho thành sợi phải trải qua nhiều khâu sơ chế khác nhau. Đầu tiên là cán bông, khi bông thu hoạch về còn cả hạt, người Thái tiến hành cán bông để tách hạt ra khỏi bông. Bật bông là công đoạn làm cho bông tơi xốp. Bông được bật xong, trước khi rút thành sợi phải qua một khâu gọi là quấn bông. Đây là khâu làm cho bông rời thành những cuộn bông nhỏ. Se sợi là công đoạn mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi Tay nghềkhéo léo mới có thể tạo ra số lượng sợi cần thiết cho việc dệt vải. Bông được rút thành sợi trên một chiếc sa, được gọi là “nay pằn phai”. Hồ sợi tức là làm cho sợi săn, cứng, bền... thuận lợi cho khi dệt. Rút tơ là bước kéo sợi tơ tằm từ kén tằm. Sau khi sợi tơ đã được kéo ra khỏi kén, người Thái tiến hành cuốn sợi lại thành từng con (sợi đơn) cho khỏi bị rối sau đó mới tiến hành se sợi đơn thành sợi đôi. Trước khi tiến hành dệt, sợi tơ phải được làm mềm bằng cách chia nhỏ nhúng nước. Người Thái thường chuẩn bị sợi trắng và sợi màu sao cho phù hợp để khi dệt không thừa hoặc thiếu.

Cũng như nhiều dân tộc khác sinh sống ở vùng rừng núi, người Thái ở Con Cuông đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng lá , quả, cây, củ... các loại khác nhau để nhuộm sợi bông, sợi tơ tằm nhằm tạo ra những gam màu đẹp và bền.

Về khung dệt, không có gì khác với khung dệt của người Thái ở những vùng khác. Điều khác biệt đáng chú ý nhất chính là cách dệt và các dạng thức hoa văn trang trí trên thổ cẩm. Người Thái ở Mai Châu, Hoà Bình thường dệt các loại vải thô, vải sọc, vải có ô vuông theo cách dệt lòng một thì người Thái ở Nghệ An lại

vừa dệt, vừa thêu. Họ thêu cài hoa văn bằng các sợi màu đã được chuẩn bị qua các thao tác cài, đan trực tiếp trên khung dệt. Các dạng thức hoa văn đa dạng, phong phú gồm nhiều loại động vật như voi, rồng, mặt trời và hoa lá, cây cỏ... được phối màu một cách hài hoà, làm nổi bật những khối hoa văn chính.

Kỹ thuật nhuộm vải của người Thái ở Con Cuông cũng là một nguồn tri thức bản địa mang tính độc đáo . Người Thái ở Con Cuông đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng lá, quả, cây, củ... các loại khác nhau để nhuộm sợi bông, sợi tơ tằm nhằm tạo ra những gam màu đẹp và bền. Người Thái Con Cuông có

nhiều kiểu dệt như: dệt kết hoa văn trên khung (khuýt), dệt I Kat (Cạt mí), dệt Thảm mạn (hứa Hấu), dệt chữ nhân. Với đôi bàn Tày khéo léo, tài hoa và đức tính cần cù ,

người phụ nữ Thái đã sáng tao văn hoá tộc người.

nên n hững tấm thổ cẩm đặc sắc, mang đậm dấu ấn

Người phụ nữ Thái hàng ngày vất vả với việc làm nương rẫy, ruộng vườn, có thời gian rảnh rỗi là họ dành cho việc dệt thổ cẩm. Vì thế, mỗi đường nét thêu trên vải còn thấm đượm tình yêu lao động, yêu quê hương. Đó còn là đức tính cần cù, hay làm và khéo léo của người phụ nữ. Thổ cẩm được dệt hoàn toàn bằng Tày nên độ chặt, lỏng, mềm cứng của sản phẩm đều theo ý muốn và khả năng của người làm ra nó. Họ có thể dệt nên những tấm thổ cẩm để trang trí cho từng loại sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Khách du lịch có thể quan sát, tham gia các khâu sơ chế bông như:cán tách hạt ra khỏi bông, bật cho bông tơi xốp, quấn bông thành những cuộn nhỏ. Khách du lịch có thể quan sát những công đoạn khác như: Pằn phai (Se sợi); Ha phai (Hồ sợi), tức là làm cho sợi săn, cứng, bền; Sáo lọc (Rút tơ), là bước kéo sợi tơ tằm từ kén tằm; Pía đai (Cuốn sợi tơ thành con); Lăng đai (Se sợi đơn thành sợi đôi); Phọoc đai (Xử lý tơ cho mềm), dệt và nhuộm vải là những công đoạn phức tạp hơn, người thực hiện cần có kỹ thuật nhất định. Sau khi được tham quan, trải nghiệm các hoạt động của nghề truyền thống, du khách có thể tìm cho mình những món quà kỷ niệm thú vị vừa mang nét đẹp của vùng sơn cước hữu tình vừa rất tinh xảo và điệu nghệ, du khách còn có thể thuê những bộ trang phục và phụ kiện để chụp hình lưu niệm.

Phát huy di sản nghề dệt thổ cẩm trong hoạt động du lịch cộng đồng có nhiều thuận lợi bởi các yếu tố tương tác như: Chính quyền địa phương có sự ủng hộ về mặt chính sách, đã mở các lớp dạy nghề để phục hồi, thu hút các dự án về bảo tồn nghề dệt truyền thống; Khách du lịch thích chụp hình với những bộ trang phục thổ cẩm, mua hàng hóa lưu niệm bằng thổ cẩm và tìm hiểu về nghề dệt truyền thống của người Thái tại địa phương. Du khách có thể tham gia và quan sát công đoạn dệt thổ cẩm, quan sát và thử quay sợi. Ngoài ra, khách du lịch có thể tham quan các gian hàng thổ cẩm, mua hoặc thuê các sản phẩm thổ cẩm để làm quà hoặc để chụp hình.

Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 12

2.2.1.2. Đánh giá

Nghề thủ công truyền thống là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng, có sức hấp dẫn du khách, có 64% du khách được hỏi cho biết nghề truyền thống ở Con Cuông hấp dẫn họ7. Như vậy, nghề truyền thống của người Thái ở Con Cuông là một tài nguyên có độ hấp dẫn tương đối cao, có khả năng phát huy giá trị trong phát triển du lịch cộng đồng.

Về thời gian khai thác, tài nguyên du lịch là nghề dệt truyền thống được khai thác quanh năm. Nghề dệt được bà con tranh thủ những lúc nhàn rỗi, thường xuyên sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, việc đến tham quan nghề dệt thổ cẩm có thể diễn ra ở bất cứ thời gian nào, không có mùa vụ. Bên cạnh đó, việc tham quan, chiêm ngưỡng, mua sắm đồ lưu niệm từ nghề dệt cũng diễn ra quanh năm.

Sức chứa của di sản văn hóa này khá tốt. Không gian của nghề dệt truyền thống là các bản làng, khách du lịch hoàn toàn có thể tham quan một cách thoải mái.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch không thực sự thuận lợi. Hạ tầng chưa phát triển, đường hẹp, hư hỏng nhiều, các bản làng có nghề dệt hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu cầu cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch, thiếu không gian trưng bày, chưa có không gian trình diễn nghề.



7 Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018.

Về độ bền vững, trong xu thế chung các làng nghề và nghề truyền thống đang nằm trong trạng thái cảnh báo về sự mai một. Trải qua quá trình phát triển thăng trầm, nghề dệt của người Thái Con Cuông gần như bị mai một. Gần đây, cùng với chính sách bảo tồn văn hóa, nghề dệt thổ cẩm phần nào được phục hồi. Ở xã Môn Sơn, được sự ủng hộ của chính quyền, tháng 8/2007, Hợp tác xã Thủ công Mỹ nghệ Môn Sơn ra đời. Tính đến tháng 5 năm 2019, tại bản Xiềng đã có 40 hộ tham gia Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ. Công tác đào tạo, tập huấn vẫn được triển khai hàng năm, nhờ vậy nghề dệt được phục hồi và phát triển. “Hiện nay, Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Môn Sơn đang tiến tới phục hồi nghề trông dâu, trồng bông, nuôi tằm và phục hồi kỹ thuật nhuộm chàm để phát huy giá trị nghề dệt trong hoạt động du lịch. Ở Bản Xiềng, các hộ gia đình đều có khung dệt và duy trì hoạt động dệt thường xuyên. Đây là một trong những bản bảo tồn nghề dệt tốt nhất, sản xuất ra nhiều sản phẩm đẹp về mẫu mã, tốt về chất lượng’’[Phỏng vấn sâu, nữ 53 tuổi, bản Xiềng, xã Môn Sơn, 2019]. Năm 2016, bản Xiềng đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là làng nghề thổ cẩm đầu tiên của huyện Con Cuông. Ngoài ra, nghề dệt thổ cẩm còn được duy trì thường xuyên ở một số bản khác trong huyện như: bản xiềng (xã Môn Sơn), bản Khe Rạn (xã Bồng Khê), bản Nam Định (xã Chi Khê), bản Nưa (xã Chi Khê). Nhiều phụ nữ lớn tuổi trong các bản làng đều thể hiện nguyện vọng duy trì nghề dệt truyền thống để truyền lại bản sắc văn hóa dân tộc cho con cháu về sau. Mặc dù được phục hồi phần nào nhưng nghề truyền thống ở Con Cuông khó khăn để giữ tính bền vững khi khai thác phát triển du lịch cộng đồng khi thế hệ người già và trung tuổi biết dệt dần ít đi, các thế hệ trẻ sau này không còn nhiều người biết dệt và không có đam mê với nghề dệt. Đây là một tình trạng khó khăn để khai thác di sản văn hóa nghề dệt truyền thống trong phát triển du lịch cộng đồng.

2.2.4. Văn hóa ẩm thực, kiến trúc nhà sàn và trang phục truyền thống

2.2.4.1. Nhận diện

a) Ẩm thực

Sự linh hoạt trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, người Thái Con Cuông đã sáng tạo ra các món ăn, thức uống vô cùng đặc sắc. Những món ăn dân dã

của người Thái Con Cuông khó có thể kể hết. Điểm xuyên suốt của ẩm thực Thái là sự hài hòa, gắn chặt với tự nhiên. Cùng với quá trình hiện đại hóa, gia vị và cách chế biến của người Thái có sự thay đổi để thích nghi nhưng vẫn giữ được hương vị đặc sắc riêng có của ẩm thực Thái.

Người Thái Con Cuông chế biến gạo nếp thành nhiều món khác nhau như xôi đồ (khẩu nửng), xôi cốm (khẩu hang), xôi nhuộm màu (khẩu cắm), cơm lam (khẩu lam). Các loại bánh truyền thống của người Thái ở Con Cuông có thể kể đến: bánh chưng, bánh sừng bò (khẩu ven), bánh ít (pảnh ít), bánh rán (pảnh hản)… Để đáp ứng nhu cầu chế biến các món ăn từ lương thực, người Thái Con Cuông đã làm ra hàng loạt các dụng cụ từ cối giã gạo (chộc), máng giã (loòng), dần sàng (xâng), sẩy (đùng phắt), mẹt (pựn); các đồ đựng như: thúng (thùng), gùi (pề.kl lớp/kxẹ) cho đến các dụng cụ đun nấu, chế biến trực tiếp như chõ đồ xôi (hay nửng khẩu), ninh xôi (biềng, mò nừng), sọt vo gạo (huốt), mẹt quạt xôi (pựn), quạt xôi (vi), đũa đánh xôi (mai), ép cơm (ép khẩu)… Những đồ gia dụng này cùng với tập quán sử dụng đã trở thành những chi tiết ẩm thực đặc sắc của người Thái Con Cuông. Chúng có thể là những vật trưng bày để khách tham quan, cũng như có thể sử dụng trong các buổi thực hành chế biến ẩm thực Thái dành cho du khách.

Ngoài ra, khách du lịch còn có cơ hội khám phá rất nhiều món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm khác. Cá được người Thái chế biến thành nhiều kiểu khác nhau và dùng trong những dịp khác nhau. Có thể kể tới một số món như: cá nướng (pa pỉnh), cá đồ (pa nửng), ruột cá vùi tro bếp (khì khôm), cá lam (pa lam), lạp cá (lạp pa), moọc cá, cá chua (pa xồm), chẻo, cá khô gác bếp. Người Thái có nhiều cách để chế biến các món ăn từ thịt như: thịt nướng (xịn pỉng), thịt sấy (xịn giảng), thịt bóp tái (xịn lạp), thịt chua (xịn xồm), thịt luộc (xịn tồm). Các món ăn từ tôm cua, ếch, nhái, ễnh ương, chẫu chàng và các loại côn trùng như trứng kiến, nhộng ong, nòng nọc… cũng được người Thái chế biến thành những món ăn đặc sắc, gia vị tinh tế. Món ăn từ rau, măng của người Con Cuông khá phong phú. Nguyên liệu có thể là từ các loại rau được trồng trong vườn hoặc được hái trong rừng, dưới suối. Các loại rau, củ, quả thường được luộc, đồ chấm chẻo, nấu canh hoặc ăn sống.

Thức uống hàng ngày của họ là nước chè om hoặc nước chè đâm. Ngoài ra, vào mùa hè, bà con dân bản còn hái một số loại lá như: chè rừng, cây ngân liên, cây sa nhân, cây mầm ngáy, rau má… về đun nước vừa để làm thức uống. Từ trước đến nay người Thái Con Cuông vẫn có tập quán uống hai loại rượu là rượu men lá và rượu cần. Rượu men lá của người Thái ở Con Cuông có hương vị ngọt mát, dịu, êm do được làm từ các loại dược liệu với bột gạo nếp. Rượu cần cũng là thức uống được ủ bởi men lá tuy nhiên nguyên liệu có chút thay đổi. Nguyên liệu để làm rượu cần có thể từ gạo hoặc sắn, tuy nhiên sắn được dùng phổ biến hơn. Điều đặc biệt và thú vị nhất của tục uống rượu cần là ở cách uống và không khí mà nó mang lại. Một bữa rượu cần bản thân nó đã được coi là một “bữa tiệc”, một “đám hội”. Rượu cần được uống trong các dịp tết, những ngày lễ hội, uống trong những dịp gia đình có việc vui. Cho đến nay, tục uống rượu cần vẫn được duy trì ở cộng đồng người Thái Con Cuông và là một thành tố văn hóa có thể khai thác phục vụ khách du lịch, đặc biệt là về cách uống và không khí vui nhộn mà nó mang lại.

Trước khi thưởng thức ẩm thực, du khách có thể tham gia, quan sát các công đoạn chế biến các món ăn, du khách có thể tham gia các lớp nấu ăn để trải nghiệm chế biến ẩm thực. Như vậy, hương vị, nguyên liệu ẩm thực, cách chế biến và cách thưởng thức là những nội dung có thể khai thác phát triển thành những sản phẩm phục vụ du khách nhằm phát huy di sản văn hóa ẩm thực của người Thái Con Cuông trong phát triển du lịch cộng đồng. Về cách thức phát huy có thể tiến hành bằng các hình thức như: Quảng cáo ẩm thực Thái Con Cuông trên các phương tiện truyền thông (báo hình, báo nói, mạng Internet, tờ rơi, tập gấp…); Tổ chức dạy nấu ăn cho du khách tại một số hộ kinh doanh homestay; Tổ chức trình diễn nấu một số món tiêu biểu và thưởng thức tại chỗ (tại homestay, tại các điểm dừng chân tham quan, tại các nhà hàng); Tập huấn và đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp phụ trách mảng ẩm thực phục vụ du khách (có ngoại ngữ tốt, có sức khỏe tốt, ngoại hình ưa nhìn, có tay nghề cao…); Giới thiệu tóm tắt một số món ăn trên thực đơn bằng những ngôn ngữ thông dụng trên thế giới và quảng cáo những món ăn đặc sắc nhất trên các tập sách, tạp chí hướng dẫn du lịch; Có chính sách đãi ngộ xứng đáng và trân trọng tài năng của các nghệ nhân, tạo điều kiện để họ truyền nghề cho các thế hệ sau;

Thuyết trình, giới thiệu cho du khách về món ăn như: tên gọi, cách chế biến, ý nghĩa về xã hội và so sánh ẩm thực Thái Con Cuông với ẩm thực Thái Việt Nam nói chung; Tổ chức giới thiệu, hướng dẫn cho khách du lịch tham gia hội rượu cần.

b) Kiến trúc nhà sàn truyền thống

Làng bản của người Thái ở Con Cuông được lập ở dưới chân núi, thung lũng, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc ra ruộng lên nương. Bằng sức lao động của mình, đồng bào dân tộc Thái đã tác động vào vùng thiên nhiên đất thung lũng núi cao để tạo lập những cánh đồng lòng chảo trồng lúa nước, kết hợp với khai thác sườn dốc hình thành tập quán nương rẫy. Bản của người Thái nói chung thường có mặt trước hướng ra cánh đồng, sông suối hoặc đường cái. Phía sau bản thường là sườn đồi, khu vực đất đai chung của bản. Trong bản, nhà cửa thường không bố trí theo hàng lối, nhà nọ sát nhà kia, nhưng đều thống nhất quay mặt theo một hướng, tạo nên yếu tố quần tụ và mật tập rõ rệt [Vi Văn An, 2017, tr. 130].Tại các bản làng, khách du lich có thể lưu trú cùng người dân hoặc có thể quan sát tìm hiểu về văn hóa ở của người Thái Con Cuông. Nhà sàn Thái vừa là tài nguyên vừa là điều kiện phát triển du lịch cộng đồng qua hình thức khai thác dịch vụ homestay. Khách được trực tiếp ở trong ngôi nhà sàn, cùng sinh hoạt với người dân vừa thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi vừa để khám phá văn hóa ở của người Thái. Hướng dẫn viên địa phương cần thuyết minh cho khách nghe về kiến trúc, quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu, quy trình dựng nhà cũng như những phong tục, tập quán liên quan đến nhà ở. Ngoài ra, cộng đồng địa phương có thể sử dụng nhà sàn như những không gian trưng bày, sân khấu trình diễn văn hóa, văn nghệ phục vụ du khách.

Để có một ngôi nhà khang trang, thời gian chuẩn bị thường từ 2 đến 3 năm. Toàn bộ vật liệu của ngôi nhà đều lấy sẵn trong thiên nhiên và đều chọn loại cây tốt nhất. Quá trình làm nhà phải trải qua các nghi lễ cúng khác nhau như: cúng tổ tiên, cúng xin thần đất, cúng nhà mới… Kết cấu của ngôi nhà đều tuân theo kết cấu chặt chẽ của ngôi nhà Thái truyền thống.

Để thích nghi với dạng địa hình thung lũng chân núi, người Thái Con Cuông đã sáng tạo ra loại hình nhà sàn cao, vững chãi và thoáng mát. Ngôi nhà thường có chiều dài 15 - 20m, chiểu rộng 7 - 8m, nên diện tích sàn thường hơn

100m2. Mỗi ngôi nhà thường gồm năm gian hay ba gian, thông thường là ba gian với hai đầu hồi.

Kiến trúc ngôi nhà cổ truyền của người Thái ở Con Cuông là nhà sàn, cột chôn, có 4 mái, được làm từ nguyên liệu tự nhiên (gỗ, tre, nứa, lá cọ, gianh), với kỹ thuật đơn giản và bằng các công cụ thô sơ dùng sinh hoạt hằng ngày như rìu, dao. Để kiến trúc thành ngôi nhà, người Thái đã đồng thời sử dụng hai kỹ thuật khác nhau: kỹ thuật xây lắp ngôi nhà kiểu khung cột và kiểu xây lắp ngôi nhà từ cấu trúc của các vì kèo. Kỹ thuật kết cấu ngôi nhà từ các vì kèo, vốn là kỹ thuật mà người Hán đưa vào, người Kinh đã tiếp thu, một số người Thái cùng tiếp thu kỹ thuật này để xây dựng nhà ở. Đặc biệt trong vùng Nghệ An hiện nay có người Việt, từ Nam Hà hoặc từ Thanh Hóa - Nghệ An, Hà Tĩnh, mang kỹ thuật này lên miền núi làm nhà ở cho người Thái. Còn kỹ thuật kết cấu ngôi nhà bằng cách thiết lập bộ khung từ các yếu tố riêng biệt vốn là kỹ thuật xây dựng nhà ở đã và đang phổ biến ở Đông Nam Á trong khu vực cư trú của các dân tộc thiểu số. Từ việc khảo sát trên thực địa, NCS thấy rằng kỹ thuật xây nhà truyền thống kiểu khung cột này, đang bị kỹ thuật xây nhà từ các vì kèo thay thế dần trong vùng người Thái ở Con Cuông. Có thể nói là tập quán văn hóa đang chuyển đổi, cũng tức là có những giá trị văn hóa đang mai một.

Giờ đây nhà sàn Thái ở Con Cuông vẫn còn khá nhiều nhưng cấu trúc đã có sự thay đổi đáng kể. Thêm vào đó do vật liệu chủ yếu là gỗ ngày càng hiếm nên những ngôi nhà sàn ngày càng có xu thế thu hẹp, gọn nhẹ hơn trước đây. Ngoài ra nhiều hộ gia đình đã có những sửa sang, tu bổ, thêm mới cho ngôi nhà sàn Thái. Thay vì lợp tranh cọ như ngày xưa thì bây giờ nhiều mái nhà đã được thay thế bằng vật liệu mái tôn, mái ngói hoặc họ làm thêm mái che. Về kỹ thuật dựng nhà, ngôi nhà truyền thống của người Thái Con Cuông đã có nhiều thay đổi. Phần vì thợ làm nhà của người Thái đã học theo cách làm nhà của người Kinh, phần vì họ đã thuê thợ người Kinh trực tiếp thi công ngôi nhà do vậy phần lớn các ngôi nhà sàn hiện nay đều được cất dựng theo cung cách và kỹ thuật mới. Họ sử dụng 4 hàng cột kê, việc thi công phải dùng bào, đục, rìu cưa và lấy mộng. Nhiều ngôi nhà, đặc biệt là những nhà ven đường còn lắp thêm cầu phong để lợp ngói. Sự thay đổi tự phát đã

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023