163
từ 30 đến 47 lần vốn tự có175. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn mà không công bố cụ thể mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định. Tất cả những mặt tối của bức tranh phát triển TTTPDN Việt Nam thời gian qua cho thấy sự lo ngại về sự tăng trưởng nóng của thị trường là hoàn toàn có cơ sở. Vì vậy, quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTTPDN cần hướng tới phát triển một TTTPDN bền vững, văn minh, an toàn, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp phải hướng tới sự đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam, tiếp thu những yếu tố hợp lý của pháp luật các nước trên thế giới, hướng tới phù hợp với chuẩn mực quốc tế
Một trong những tiêu chí để xác định sự hoàn chỉnh, chất lượng tốt của hệ thống pháp luật, đó là tính đồng bộ. Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật đòi hỏi mỗi bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật phải thống nhất với nhau mà không mâu thuẫn, triệt tiêu hoặc vô hiệu hóa nhau. Sự mâu thuẫn làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các lĩnh vực quan hệ xã hội. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTTPDN, Nhà nước cần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật TTTPDN với pháp luật về kinh doanh thương mại và đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.
Pháp luật về TTTPDN trước hết là một bộ phận của hệ thống pháp luật về kinh doanh, thương mại bởi lẽ hoạt động huy động vốn bằng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp lẽ tất yếu nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những quy định về quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp có thể tìn thấy trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Những quy định về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phần lớn được ghi nhận trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán như Luật Chứng khoán, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Thậm chí, các quy định về phát hành TPDN còn tìm thấy trong cả Luật Doanh nghiệp cho dù Luật Doanh nghiệp không phải là văn bản pháp luật chuyên biệt về lĩnh vực chứng khoán và TTCK (Luật Doanh nghiệp có quy định liên quan đến phát hành TPDN ra công chúng của Công ty cổ phần không phải là Công ty đại chúng). Hoặc vấn đề xác định lãi suất trái phiếu cũng cần dựa vào những quy định trong Bộ luật Dân sự. Việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng căn cứ vào các quy định đặc thù về tổ chức này;.v.v… Nói tóm lại, pháp luật về thị trường TPDN không thể tách biệt hoàn toàn với hệ thống pháp luật về kinh doanh thương mại mà là một bộ phận của hệ thống pháp luật này. Ngoài ra, pháp
175https://baodautu.vn/that-chat-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-d122119.html, truy cập 21h01 ngày 29/8/2020.
164
luật về TTTPDN cũng không thể nằm ngoài tổng thể chung của hệ thống pháp luật Việt Nam mà là một mảnh ghép tạo nên một hệ thống pháp luật Việt Nam toàn diện, đầy đủ. Do đó, pháp luật về TTTPDN Việt Nam phải hoàn thiện trong một thể đồng bộ, thống nhất của toàn hệ thống pháp luật Việt Nam.
Trong một thế giới phẳng như hiện nay, sự giao thoa pháp luật giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mạnh, trong đó có lĩnh vực pháp luật về TTTPDN. Đặc biệt, Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) đã đưa ra nhiều hướng dẫn liên quan đến các khía cạnh khác nhau của thị trường chứng khoán nói chung, TTTPDN nói riêng như: mục tiêu và nguyên tắc quản lý thị trường, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm,… Các nguyên tắc và hướng dẫn này được nhiều nước trên thế giới vận dụng và cụ thể hóa trong pháp luật của họ. Do vậy, để TTTPDN của Việt Nam có thể gia nhập thị trường khu vực và thế giới thuận lợi thì pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này không nên quá xa lạ với các hướng dẫn của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán và pháp luật của các nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Trái Phiếu Doanh Nghiệp Được Giao Dịch Không Tập Trung Bên Ngoài Sở Giao Dịch Chứng Khoán
- Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Hình Thức Tổ Chức Giao Dịch Và Trình Tự, Thủ Tục Giao Dịch Trái Phiếu Doanh Nghiệp
- Đối Với Trái Phiếu Doanh Nghiệp Được Giao Dịch Không Tập Trung Bên Ngoài Sở Giao Dịch Chứng Khoán
- Hoàn Thiện Quy Định Pháp Luật Về Trình Tự, Thủ Tục Phát Hành Trái Phiếu Doanh Nghiệp
- Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 24
- Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 25
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
3.2. Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam
3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp
3.2.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về hàng hóa của thị trường phát hành
Nhóm tác giả Đào Lê Minh, Nguyễn Thanh Huyền chỉ ra một trong những biện pháp để hoàn thiện thể chế pháp luật để phát triển bền vững TTCK Việt Nam là: “Cải thiện nguồn cung, tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán chào bán, tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện huy động vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế”176. Trong Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 242/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ ra một trong những biện pháp để cơ cấu lại TTCK là: “Đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu; đề xuất phương án phát hành các sản phẩm trái phiếu mới theo lộ trình phù hợp: trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có gốc, lãi được giao dịch tách biệt, trái phiếu gắn với chỉ số lạm phát, cơ cấu lại danh mục nợ trái phiếu Chính phủ thông qua các nghiệp vụ mua lại, hoán đổi”. Vì vậy, pháp luật cần quy định đa dạng hơn về các loại hình TPDN và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển các loại hình trái phiếu, từ đó tạo nguồn cung hàng hóa dồi dào cho thị trường.
Việc ghi nhận sự tồn tại của đa dạng các loại hình TPDN và tạo môi trường cho sự phát triển của TPDN là một yêu cầu quan trọng để xây dựng TTTPDN Việt
176Đào Lê Minh, Nguyễn Thanh Huyền (2017), Hoàn thiện thể chế pháp luật hướng tới phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: “Hoàn thiện thể chế tài chính cho phát triển bền vững thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm Việt Nam”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2017, tr.27-40).
165
Nam phát triển. Sự tồn tại đa dạng của trái phiếu trên thị trường không những giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc phát hành mà còn giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa hơn. Khác với thị trường hàng hóa thông thường khác, cung hàng hóa càng lớn thì giá càng giảm và ngược lại, thì ở TTTPDN nguồn cung càng khan hiếm thì thị trường càng kém phát triển, có thể dẫn tới thị giá trái phiếu giảm theo. Bởi lẽ “Một TTTPDN quá nhỏ bé sẽ khiến nhà đầu tư không dám mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vì tính rủi ro của thị trường rất cao và họ cũng không có nhiều cơ hội để lựa chọn trong việc đa dạng hóa danh mục của mình”177. Việc đa dạng hóa các loại hình TPDN cũng giúp thị trường thứ cấp sôi động hơn. Do vậy, theo nghiên cứu sinh, pháp luật cần bổ sung những quy định sau:
Thứ nhất, bổ sung những quy định về các loại TPDN mới như: trái phiếu phát hành trong nước bằng đồng ngoại tệ (để thu hút vốn ngoại tệ); trái phiếu có kỳ hạn thay đổi (để đảm bảo sự linh hoạt cho việc thanh toán của doanh nghiệp và việc rút vốn của nhà đầu tư); trái phiếu ưu tiên (để đem lại lợi ích nhất định cho chủ sở hữu, ví dụ lợi ích về quyền ưu tiên thanh toán trong trường hợp tổ chức phát hành bị tuyên bố phá sản để thu hút nhà đầu tư);.v.v…
Thứ hai, đối với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, pháp luật cần xây dựng cơ chế để bảo đảm loại trái phiếu này được chuyển đổi thành cổ phiếu.
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu khá thu hút nhà đầu tư nhưng thông tin về doanh nghiệp phát hành cũng như thông tin liên qua đến trái phiếu chưa được minh bạch nên gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Ví dụ như trường hợp của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Vietcombank phát hành trái phiếu chuyển đổi nhưng không quy định giá chuyển đổi, không có tỷ lệ chuyển đổi và cũng không có thời hạn chuyển đổi nên gây thiệt hại cho nhà đầu tư178.
Do đó, pháp luật cần bổ sung quy định về cam kết của doanh nghiệp phát hành về việc trái phiếu chuyển đổi phải chuyển đổi thành cổ phiếu khi đến thời điểm chuyển đổi. Cam kết này được coi như một điều kiện mà doanh nghiệp phải thỏa mãn khi phát hành loại trái phiếu này. Pháp luật cũng cần yêu cầu trong cam kết đó phải thể hiện rò các nội dung như giá chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, cam kết không phát hành thêm cổ phiếu,.v.v… Việc bổ sung những quy định này vừa bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư, vừa có tác dụng hạn chế phát hành loại trái phiếu này – loại trái phiếu được cho là không nên khuyến khích doanh nghiệp phát hành vì có thể đẩy doanh nghiệp và nhà đầu tư vào thế rủi ro. Việc phát triển loại hình trái phiếu tương đối hiện đại này phù hợp với một thị trường đã phát
177Bạch Thị Thanh Hà (2015) Giải pháp phát triển thị trường TPDN cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Đề tài khoa học cấp Học viện, Học viện Tài chính.
178Xem: https://enternews.vn/trai-phieu-chuyen-doi-chuyen-o-ta-77246.html, truy cập 21h30 ngày 15/5/2020.
166
triển, trong khi đó ở Việt Nam, TTTPDN mới đang được xếp vào nhóm thị trường cận biên (dưới mức thị trường mới nổi). Đề án phát triển thị trường TPDN của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội năm 2016 khẳng định trong mục 2.7, phần II rằng: “Trên các thị trường đã phát triển, trái phiếu phát hành trên các thị trường thường rất đa dạng, tùy theo nhu cầu riêng của mỗi doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên, đối với thị trường chưa phát triển, cần tập trung vào các trái phiếu đơn giản, tránh các trái phiếu đặc biệt để đơn giản hóa khâu định giá và định mức tín nhiệm”. Bên cạnh đó, theo quan điểm của nghiên cứu sinh, pháp luật Việt Nam cũng nên bổ sung thêm quy định về quyền ưu tiên mua trước trái phiếu chuyển đổi cho các cổ đông hiện hữu. Quy định này có thể bảo vệ được quyền lợi của các cổ đông hiện hữu và giảm thiểu sự ảnh hưởng đến cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp.
3.2.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về chủ thể tham gia thị trường phát hành
*Hoàn thiện thêm các khái niệm về nhà đầu tư và trao cho họ thẩm quyền phù hợp với vị trí của họ; xây dựng cơ chế hữu hiệu để bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư không chuyên nghiệp; thúc đẩy sự phát triển đa dạng các loại hình nhà đầu tư trên thị trường.
Thứ nhất, về khái niệm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
Điều 11 Khoản 1 Điểm đ Luật Chứng khoán năm 2019 quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là “Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp…”. Theo nghiên cứu sinh, “thu nhập chịu thuế” ở đây pháp luật quy định chưa rò. Vì thu nhập chịu thuế của cá nhân có thể là thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;.v.v… Nếu căn cứ vào thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng của cá nhân để xác định cá nhân đó là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là chưa hợp lý. Do đó, theo nghiên cứu sinh, quy định tại Điều 11 Khoản 1 Điểm đ Luật Chứng khoán năm 2019 nên sửa lại thành: “Cá nhân có thu nhập chịu thuế từ đầu tư chứng khoán năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp…”.
Thứ hai, pháp luật cần có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư chuyên nghiệp theo hướng trao cho họ một số quyền ưu tiên nhất định trong quan hệ mua bán trái phiếu, xứng đáng với tính chất chuyên nghiệp của họ.
Mặc dù pháp luật đưa ra những tiêu chí nhất định để xác định nhà đầu tư chuyên nghiệp những tiêu chí này khắt khe hơn so với các nhà đầu tư khác nhưng lại không có quy định pháp luật nào trao cho họ những quyền hạn ưu tiên nhất định so với các nhà đầu tư khác. Nhìn chung, hiện nay pháp luật quy định quyền và
167
nghĩa vụ của tất cả các nhà đầu tư là như nhau. Chỉ có rất ít quy định nằm rải rác đây đó trong các VBQPPL có đề cập đến quyền ưu tiên nhất định của nhà đầu tư chuyên nghiệp. Ví dụ, có thể tìm thấy quy định tại Điều 128 Khoản 2 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 8 Khoản 1 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thể hiện quyền ưu tiên cho nhà đầu tư chuyên nghiệp. Theo các quy định này, nhà đầu tư chuyên nghiệp có quyền được ưu tiên mua trái phiếu chuyển đổi/trái phiếu kèm chứng quyền để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư này (nhà đầu tư có chất lượng) trở thành cổ đông công ty. Tuy nhiên, theo nghiên cứu sinh, pháp luật cần trao cho nhà đầu tư chuyên nghiệp những quyền hạn nhiều hơn thế như cho phép nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia đóng góp ý kiến về các chiến lược kinh doanh của công ty; tham gia tư vấn các vấn đề liên quan đến quản trị công ty.v.v…giúp công ty quản trị tốt hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Quy định ưu tiên nhằm khuyến khích sự phát triển của đội ngũ nhà đầu tư chuyên nghiệp, phù hợp với xu hướng phát triển của TTCK nói chung, TTTPDN nói riêng và xứng đáng với những điều kiện khắt khe mà họ phải thỏa mãn để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
*Cần có cơ chế thúc đẩy sự hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam
Để đạt được mục tiêu tại Quyết định số 507/QĐ-TTg ngày 17/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, theo nghiên cứu sinh, Nhà nước có thể cân nhắc các giải pháp sau nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xếp hạng tín nhiệm, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tổ chức xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam:
Thứ nhất, Nhà nước cần quy định chặt chẽ, rò ràng hơn về xếp hạng tín nhiệm, tương xứng với tầm quan trọng của hoạt động này đối với TTTPDN.
Các quy định pháp luật về áp dụng xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn dừng ở mức khuyến nghị. Điều này dẫn tới một vòng tròn luẩn quẩn giữa nhu cầu xếp hạng tín nhiệm trên thị trường TPDN và sự phát triển của thị trường. Vì vậy, để phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm, Nhà nước cần quy định chặt chẽ hơn về xếp hạng tín nhiệm, cụ thể như sau:
- Bổ sung quy định tại Khoản 4 Điều 15 Luật Chứng khoán năm 2019. Cụ thể, bổ sung quy định về điều kiện xếp hạng tín nhiệm đối với trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi ra công chúng.
Luật Chứng khoán năm 2006, Luật Chứng khoán năm 2019 đều không yêu cầu yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về xếp hạng tín nhiệm khi phát hành trái phiếu chuyển đổi ra công chúng. Trái phiếu chuyển đổi trong tương lai sẽ trở thành cổ phiếu, cổ phiếu là chứng khoán vốn nên yêu cầu xếp hạng tín nhiệm không cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, có trường hợp phát hành trái phiếu này nhưng không được chuyển đổi thành cổ phiếu. Ví dụ Ngân hàng thương mại cổ
168
phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phát hành trái phiếu chuyển đổi nhưng không quy định giá chuyển đổi, không có tỷ lệ chuyển đổi và cũng không có thời hạn chuyển đổi nên gây thiệt hại cho nhà đầu tư179. Vì vậy, pháp luật nên yêu cầu các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu chuyển đổi phải thỏa mãn điều kiện xếp hạng tín nhiệm đối với loại trái phiếu này. Việc bổ sung những quy định này vừa bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư, vừa có tác dụng hạn chế phát hành loại trái phiếu này – loại trái phiếu được cho là không nên khuyến khích doanh nghiệp phát hành vì có thể đẩy doanh nghiệp và nhà đầu tư vào thế rủi ro. Việc phát triển loại hình trái phiếu tương đối hiện đại này phù hợp với một thị trường đã phát triển, trong khi đó ở Việt Nam, thị trường TPDN đang được xếp vào nhóm thị trường cận biên.
- Bổ sung quy định tất cả các trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng (trừ trái phiếu có bảo đảm) bắt buộc phải có xếp hạng tín nhiệm tối thiểu.
Luật Chứng khoán năm 2019 mới bổ sung quy định bắt buộc xếp hạng tín nhiệm đối với việc phát hành TPDN ra công chúng (trừ phát hành trái phiếu chuyển đổi ra công chúng) nhưng không quy định rò mức xếp hạng tín dụng. Vì vậy, theo nghiên cứu sinh, pháp luật cần quy định rò doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng phải đạt xếp hạng ở một mức nhất định mà không nên quy định chung chung: “Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu”. Việc quy định mức xếp hạng cụ thể giúp thị trường lựa chọn được những trái phiếu chất lượng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của lộ trình áp dụng xếp hạng tín nhiệm, thay vì cùng một lúc bắt buộc tất cả các trường hợp pháp hành trái phiếu đều phải có xếp hạng tín dụng tối thiểu như Malaysia thì Việt Nam chỉ nên áp dụng quy định bắt buộc này đối với phát hành trái phiếu ra công chúng. Đối với trái phiếu có bảo đảm bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba không bắt buộc xếp hạng tín nhiệm. Loại trái phiếu này do có tài sản bảo đảm (và thông thường giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc lớn hơn tổng khối lượng vốn huy động từ trái phiếu) nên các chủ sở hữu có thể yên tâm về khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu trong tương lai của tổ chức phát hành. Tuy nhiên, để đảm bảo chắn hơn cho trường hợp này, pháp luật nên quy định về hợp đồng trái phiếu và trong hợp đồng phải có điều khoản về tài sản bảo đảm, hoặc các bên có thể giao kết hợp đồng bảo đảm riêng (Hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh).
- Bãi bỏ quy định “Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu
179Xemhttp://vneconomy.vn/chung-khoan/trai-phieu-chuyen-doi-chuyen-o-ta-63393.htm, truy cập 2h47 ngày 5/9/2020.
169
có)” tại Điểm đ Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ.
Mặc dù, theo quy định trên, đối với phát hành riêng lẻ, yêu cầu về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành chỉ trong trường hợp “nếu có” nhưng cũng dễ dẫn tới cách hiểu là doanh nghiệp phát hành riêng lẻ cần có kết quả xếp hạng tín nhiệm. Về mặt nguyên tắc, pháp luật không cấm tổ chức phát hành riêng lẻ sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, thậm chí còn khuyến khích việc này. Nhưng cho dù doanh nghiệp phát hành riêng lẻ “tự nguyện” sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và có kết quả xếp hạng tín nhiệm thì pháp luật cũng không được yêu cầu doanh nghiệp phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm trong hồ sơ phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, xu hướng trong tương lai, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ chỉ giới hạn cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, trong khi đó các đầu tư chuyên nghiệp đủ khả năng để đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu. Do đó, trong giai đoạn này, đối với hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ, không cần thiết phải có xếp hạng tín nhiệm. Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật liên quan đến nội dung này, theo nghiên cứu sinh, pháp luật nên bỏ quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.
Thứ hai, xây dựng quy chế pháp lý nhằm hỗ trợ cho các tổ chức định mức tín nhiệm trong giai đoạn đầu khi mới thành lập
Chính phủ có thể hỗ trợ các tổ chức này bằng một số quy định như:
- Các quy định nhằm bảo đảm tính độc lập, khách quan trong hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Thông thường một đợt phát hành TPDN có sự tham gia của 03 bên: doanh nghiệp phát hành; đơn vị tư vấn/phân phối/bảo lãnh; nhà đầu tư. Trong cuộc phát hành này, cả doanh nghiệp phát hành và đơn vị tư vấn/phân phối/bảo lãnh đều có lợi khi trái phiếu được phát hành thành công. Vì vậy, nếu không có tổ chức xếp hạng tín nhiệm (độc lập với 02 chủ thể trên) thì nhà đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào các thông tin được doanh nghiệp công bố và có thể gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, Nhà nước cần xây dựng hệ thống quy định pháp luật nhằm bảo đảm tính độc lập nhất định của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành và với đơn vị tư vấn/phân phối/bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Để bảo đảm tính độc lập, khách quan của tổ chức xếp hạng tín nhiệm, theo nghiên cứu sinh, Nhà nước cần ban hành những quy định sau:
Nhóm quy định nhằm mục đích kiểm soát mối quan hệ, đặc biệt là sự liên quan về quyền lợi kinh tế giữa tổ chức xếp hạng tín nhiệm với chủ thể được định mức tín nhiệm như: cấm tổ chức xếp hạng tín nhiệm và nhân viên của họ nhũng nhiễu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm để nhận tiền hoặc lợi ích khác; yêu
170
cầu phải niêm yết công khai giá cả dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; cấm sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành để làm căn cứ xác định chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm (vì nếu không cấm, hành vi “hối lộ” để được xếp hạng cao hơn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu vô hình chung sẽ được hợp pháp hóa); cấm doanh nghiệp phát hành trái phiếu thực hiện hành vi đe dọa, cưỡng ép, mua chuộc tổ chức xếp hạng tín nhiệm để làm sai lệch kết quả xếp hạng tín nhiệm theo hướng có lợi cho doanh nghiệp phát hành.v.v…
Nhóm quy định nhằm bảo đảm tính độc lập về nghề nghiệp kinh doanh của tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tránh xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp phát hành và tổ chức xếp hạng tín nhiệm như: các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm không được kinh doanh trong các lĩnh vực có lợi ích liên quan đến đối tượng được xếp hạng tín nhiệm (như môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán,.v.v…); các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm không góp vốn vào tổ chức được xếp hạng tín nhiệm; người trực tiếp thực hiện xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp phát hành không được góp vốn vào doanh nghiệp phát hành trong thời gian thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm; người quản lý, điều hành doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm không được đồng thời là vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh chị em ruột của người quản lý, điều hành trong doanh nghiệp phát hành trái phiếu,.v.v…
- Cần có các quy định ưu tiên cho các hoạt động đầu tư vào trái phiếu có xếp hạng tín nhiệm.
Cần có những quy định “ứng xử” khác nhau giữa trái phiếu có và không có xếp hạng tín nhiệm để thúc đẩy cầu đầu tư vào trái phiếu có xếp hạng tín nhiệm. Từ đó, từng bước hình thành và phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam. Ví dụ như quy định khống chế lượng vốn doanh nghiệp được huy động qua phát hành trái phiếu theo mức xếp hạng tín nhiệm, mức xếp hạng tín nhiệm càng cao, lượng vốn huy động trong một đợt phát hành trái phiếu càng tăng và ngược lại. Hoặc quy định về hạn chế giao dịch, chuyển nhượng với những trái phiếu chưa được xếp hạng tín nhiệm,v.v…
3.2.1.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp
*Hoàn thiện và làm rò hơn một số khái niệm, thuật ngữ nhằm đưa ra những quy định hợp lý đối với từng hoạt động nhất định
Thứ nhất, pháp luật về chứng khoán nói chung, về TPDN nói riêng chỉ nên đưa ra một trong hai khái niệm: chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc chào bán chứng khoán riêng lẻ mà không cần xây dựng cả hai khái niệm.
Trong phần thực trạng pháp luật Việt Nam về TTTPDN của luận án này đã nêu rò, pháp luật Việt Nam hiện hành đưa ra cả hai khái niệm chào bán chứng