Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Hình Thức Phát Hành Trái Phiếu Doanh Nghiệp

99

mức lãi suất cao nhất trên thị trường. Sự thống trị của các NHTM và các doanh nghiệp bất động sản trong việc phát hành TPDN đã lấn át sân chơi của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất. Đặc biệt, các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam gần như chưa thể tiếp cận thị trường trái phiếu. Tại Malaysia, 30% TPDN phát hành để tài trợ cho các dự án hạ tầng103. Sự thống trị của các NHTM có thể dẫn tới hệ quả không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên thị trường TPDN để đầu tư trở lại vào TPDN (ví dụ các NHTM vừa là nhà phát hành lớn, đồng thời là nhà đầu tư lớn trên TTTPDN) mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Các doanh nghiệp bất động sản phát hành TPDN để tăng vốn kinh doanh bất động sản, trong khi đó thị trường bất động sản ở Việt Nam vốn đã phát triển bong bóng nhiều năm nay nên nguy cơ rủi ro xảy ra cho nhà đầu tư rất cao.

Thứ hai, về nhà đầu tư, hiện pháp luật chưa có những quy định thể hiện việc trao cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp những quyền lợi ưu đãi nhất định tương xứng với những điều kiện (thường là khắt khe hơn so với các nhà đầu tư khác) mà họ phải thỏa mãn theo quy định pháp luật. Ngoài ra, pháp luật hiện hành đưa ra khái niệm về các loại hình nhà đầu tư đôi chỗ còn chưa rò ràng. Cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường TPDN chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư hiện tại chưa bảo đảm sự tăng trưởng bền vững của thị trường. Trên thực tế các NHTM hiện vẫn là nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường, trong khi đó các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác và nhà đầu tư cá nhân đóng vai trò khá khiêm tốn. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những định chế tài chính lớn, có nguồn tài chính ổn định, lâu dài và rất lớn nhưng các quy định hiện hành chưa cho phép đầu tư vào TPDN. Các định chế tài chính khác như doanh nghiệp bảo hiểm chưa mặn mà với kênh đầu tư này. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện thì mới hình thành, chưa có tiềm lực tài chính. Như vậy có thể thấy hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển, làm hạn chế sự phát triển của TTCK nói chung, thị trường TPDN nói riêng. Thời gian gần đây, thị trường đã ghi nhận sự tham gia sôi động của nhà đầu tư cá nhân. Sự gia tăng của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường khi họ chưa được tiếp cận đầy đủ thông tin về mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế khả năng phân tích, đánh giá doanh nghiệp,…sẽ là rủi ro cho các nhà đầu tư này. Thực tế, các nhà đầu tư khi quyết định bỏ tiền vào TPDN, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân thường không quá quan tâm đến chất lượng hàng hóa cũng như “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp mà chỉ quan tâm đến lãi suất. Lợi dụng tâm lý này, nhiều doanh nghiệp đang


103https://tinnhanhchungkhoan.vn/trai-phieu/thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-cho-cu-huych-co-che-

216518.html, truy cập 15h12 ngày 13/8/2020.

100

có xu hướng đẩy mạnh tiếp cận nhà đầu tư cá nhân. Thậm chí Bộ Tài chính đã phải cảnh báo rủi ro khi các công ty chứng khoán, ngân hàng có dấu hiệu chào mời nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu bằng mọi giá.

Thứ ba, hiện nay tổ chức xếp hạng tín nhiệm chưa được phát triển tại Việt Nam và hoạt động khá mờ nhạt. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ở Việt Nam cũng chưa có thói quen, chưa có văn hóa sẵn sàng để một tổ chức khác tham gia đánh giá năng lực của mình và càng chưa có thói quen trả phí cho dịch vụ này.

2.1.3. Thực trạng quy định pháp luật về hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

2.1.3.1. Khái niệm về các hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Phát hành trái phiếu riêng lẻ ở Việt Nam hiện nay được quy định chung trong Luật Chứng khoán 2019 (Khoản 20 Điều 4), Luật Doanh nghiệp 2020 (Điều 128 Khoản 2), đồng thời tuân thủ những quy định cụ thể, chi tiết tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Phát hành TPDN ra công chúng tại Việt Nam hiện nay được điều chỉnh chủ yếu bởi các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Luật Chứng khoán và một số VBQPPL liên quan.

Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 14

Luật Doanh nghiệp chỉ quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ của CTCP không phải là công ty đại chúng, còn phát hành trái phiếu riêng lẻ của CTCP là công ty đại chúng (và công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) được quy định tại Luật Chứng khoán. Cụ thể, tại Điều 31 Khoản 1 Luật Chứng khoán 2019 quy định công ty đại chúng chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ/trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ thì chỉ được bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tại Khoản 2 Điều 31 Luật Chứng khoán 2019 quy định chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng mà không phải là trái phiếu chuyển đổi/trái phiếu kèm chứng quyền thì chỉ được chào bán nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Nghị định 153/2020/NĐ-CP tuy không trực tiếp đưa ra khái niệm về phát hành trái phiếu riêng lẻ nhưng tại Điều 8 Khoản 1 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ cũng thể hiện phần nào quan điểm của Nghị định này khi quan niệm về phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng: “(a) Đối với trái phiếu không chuyển đổi/không kèm chứng quyền, đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; (b) Đối với trái phiếu chuyển đổi/trái phiếu kèm chứng quyền, đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng

101

khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong số đó lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư”.

Nếu khái niệm chào bán trái phiếu riêng lẻ được đề cập đến ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau thì khái niệm chào bán trái phiếu ra công chúng chỉ được đề cập trong văn bản pháp luật duy nhất là Luật Chứng khoán. Cụ thể, tại Điều 4 Khoản 19 Luật Chứng khoán 2019 đưa ra khái niệm chào bán trái phiếu ra công chúng là việc chào bán trái phiếu theo một trong các phương thức sau: (i) chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng; (ii) chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; (iii) chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.

Các quy định pháp luật cho thấy dấu hiệu để nhận biết chào bán chứng khoán riêng lẻ hay chào bán ra công chúng được quy định trong nhiều VBQPPL và quy định khác nhau đối với từng loại tổ chức phát hành (công ty cổ phần chưa đại chúng khác với công ty cổ phần là công ty đại chúng). Điều này không những không cần thiết mà còn làm cồng kềnh, phức tạp, khó hiểu hơn về khái niệm chào bán ra công chúng và chào bán riêng lẻ. Ngoài ra, còn có sự khác biệt giữa các quy định trong cùng một văn bản hoặc giữa các văn bản khác nhau. Điều này trái với tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Ngay trong một văn bản là Luật Chứng khoán cũng đồng thời đưa ra cả hai khái niệm chào bán trái phiếu riêng lẻ và chào bán trái phiếu ra công chúng mà tiêu chí để xác định hai hình thức này trong cùng một văn bản cũng không tương thích với nhau. Tiêu chí xác định phát hành trái phiếu riêng lẻ chỉ dựa vào số lượng nhà đầu tư cá nhân hoặc sự tham gia của nhà đầu tư chuyên nghiệp thì việc xác định hình thức phát hành ra công chúng lại thêm tiêu chí sự tham gia của phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán đưa ra các tiêu chí với chữ “hoặc” tức là chỉ cần thỏa mãn một trong các tiêu chí do Luật Chứng khoán quy định thì cách hành văn của Luật Doanh nghiệp cho thấy phát hành trái phiếu riêng lẻ là hình thức phát hành phải thỏa mãn 03 tiêu chí: (i) không thông qua phương tiện thông tin đại chúng và; (ii) dưới 100 nhà đầu tư và; (iii) đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ. Việc quy định trùng lặp, chồng chéo nhưng lại đối lập nhau của pháp luật về dấu hiệu của phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng là một rào cản trong cách hiểu và vận dụng pháp luật vào thực tế.

Bên cạnh đó, việc pháp luật Việt Nam đưa ra dấu hiệu về sự tham gia của phương tiện thông tin đại chúng để nhận diện phát hành riêng lẻ hay phát hành ra công chúng là chưa hợp lý. Bởi lẽ quy định này chỉ có ý nghĩa nếu xét dưới góc độ chủ động của bên phát hành. Dưới góc độ của bên phát hành, theo quy định pháp

102

luật, bên phát hành không được chủ động, cố ý sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để công bố rộng rãi ra công chúng các thông tin về đợt phát hành (vì chỉ phát hành ra công chúng mới được phép làm điều này). Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ khách quan sự tác động bên ngoài thì rò ràng doanh nghiệp phát hành và ngay cả pháp luật cũng không thể cấm hay kiểm soát được sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, sự tham gia của phương tiện thông tin đại chúng trong trường hợp này nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp phát hành. Hơn nữa, trong xã hội thông tin hiện nay, chỉ cần một động tác rất đơn giản là mọi thông tin về một người, một tổ chức có thể tràn lan trên Internet mà khó có thể điều tra được nguồn phát tán thông tin để quy kết trách nhiệm. Vì vậy, nếu dựa vào tiêu chí sự tham gia của phương tiện thông tin đại chúng để phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và chào bán ra công chúng không có nhiều ý nghĩa vì phát hành trái phiếu riêng lẻ vẫn có thể có sự tham gia của phương tiện thông tin đại chúng nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp phát hành.

Việc phân biệt phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ dựa vào mốc 100 nhà đầu tư cũng không có nhiều ý nghĩa, bởi lẽ một cuộc phát hành trái phiếu ra đại chúng có thể có số lượng nhà đầu tư lớn hơn 100 nhưng chỉ nắm giữ lượng trái phiếu 5 tỷ đồng, ngược lại có những cuộc phát hành trái phiếu riêng lẻ số lượng nhà đầu tư tham gia dưới 100 người nhưng lượng trái phiếu họ nắm giữ có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Vì vậy nếu chỉ dựa vào con số nhà đầu tư tham gia để xác định mức độ ảnh hưởng ra đại chúng, từ đó xác định ranh giới giữa phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ là không hợp lý. Ngoài ra, tiêu chí “Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” trong khái niệm chào bán chứng khoán ra công chúng của Luật Chứng khoán năm 2019 cũng gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Quy định này có thể hiểu theo cách doanh nghiệp phát hành đã thông báo việc phát hành chứng khoán của mình tới 100 nhà đầu tư trở lên và 100 nhà đầu tư trở lên đã có được những thông tin về phát hành chứng khoán của doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể hiểu theo cách đã có 100 nhà đầu tư trở lên đăng ký/xác nhận mua chứng khoán của tổ chức phát hành. Vì vậy, pháp luật cần quy định chuẩn để tạo ra cách hiểu thống nhất chung cho mọi tổ chức, cá nhân để từ đó áp dụng pháp luật vào thực tế chuẩn hơn.

Ở Mỹ, Quy chế về thị trường giao dịch chứng khoán do Ủy ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán Mỹ ban hành đã đưa ra khái niệm chào bán chứng khoán ra công chúng được nhận diện là hoạt động chào bán mà chủ thể chào bán phải đăng

103

ký hoạt động này với cơ quan quản lý chứng khoán104. Luật Chứng khoán Mỹ năm 1933 cũng quy định các chủ thể phát hành phải đăng ký chứng khoán với SEC (Uỷ ban Chứng khoán Mỹ - Securities and Exchange Commission, viết tắt là SEC) nếu họ dùng các phương tiện quảng cáo để phát hành liên bang105. Cho dù không có khái niệm trực tiếp về chào bán trái phiếu ra công chúng trong Luật Chứng khoán nhưng thông qua những quy định trên có thể hiểu pháp luật của Mỹ quan niệm chào bán trái phiếu ra công chúng là hoạt động chào bán phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước (đặt dưới sự giám sát của nhà nước) và là hoạt động chào bán có dùng các phương tiện quảng cáo để giới thiệu, chào mời công chúng đầu tư (minh bạch hóa).

Ở Trung Quốc, chào bán chứng khoán ra công chúng được hiểu là hoạt động chào bán phải được cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán trực thuộc Quốc Vụ viện chấp thuận, xác minh, phê chuẩn106. Pháp luật Trung Quốc cũng quy định: “Chứng khoán được phát hành ra công chúng trong những trường hợp sau: (i) Phát hành chứng khoán cho những đối tượng không xác định; (ii) Phát hành cho hơn 200 nhà đầu tư đối với một loại chứng khoán cụ thể; (iii) Phát hành khác theo quy định pháp luật và quy định hành chính. Phát hành chứng khoán riêng lẻ thì không được quảng cáo, công khai hoặc tiết lộ dưới mọi hình thức”107. Như vậy, pháp luật Trung Quốc quan niệm khá rò ràng về phát hành trái phiếu ra công chúng và phát hành riêng lẻ, dựa vào các tiêu chí số lượng nhà đầu tư, sự tham gia của phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy, qua trình bày trên cho thấy pháp luật các nước phân biệt phát hành trái phiếu riêng lẻ với phát hành trái phiếu ra công chúng dựa vào các tiêu chí như: tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư; số lượng nhà đầu tư; sự tham gia của phương tiện truyền thông để quảng cáo, chào mời nhà đầu tư hoặc sự quản lý của nhà nước thông qua thủ tục đăng ký phát hành. Tuy nhiên, không phải mọi tiêu chí này đều


104United States,Securities and exchange commission (SEC), Securities and exchange commission rules and regulations,Part A-A1, Rule 223, http://www.sec.gov.ng/files/Rules%20and%20Regulations%20of%20the%20Securities%20and%20Exchange

%20 Commission.pdf (truy cập 22h30, ngày 23/7/2020).

105United States Congress (1933), Securities Act of 1933, Sec 6[77f](a), https://www.sec.gov/answers/about- lawsshtml.html?fbclid=IwAR3WItOy9xbP605G7TNk0wLtG1w2kyp81JoEYbW9l9kQZVB6Q2gdfr4isCw#seca ct1933, (truy cập 23h30, ngày 20/5/2020).

106China Congress (2005), SecuritiesLaw of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective January 1, 2006,Art 10, http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).

107China Congress (2005), SecuritiesLaw of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective

January 1, 2006,Art 10, http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).

104

được các quốc gia sử dụng mà mỗi quốc gia chỉ sử dụng một, một số tiêu chí trong những tiêu chí đó. Bên cạnh đó, ta thấy pháp luật của phần lớn các nước trên thế giới thường đưa ra khái niệm phát hành trái phiếu ra công chúng mà không đưa ra khái niệm phát hành riêng lẻ, vì vậy khái niệm phát hành riêng lẻ hiển nhiên được hiểu là những trường hợp còn lại ngoài phạm vi của những trường hợp phát hành ra công chúng. Quy định theo cách này sẽ giúp việc hiểu thống nhất và xác định rò ràng ranh giới giữa phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng, không dẫn tới trạng có thể bỏ sót một trường hợp phát hành trái phiếu nào đó mà không thể xếp vào nhóm phát hành riêng lẻ hay phát hành ra công chúng.

Trên thực tế TTTPDN Việt Nam, hình thức phát hành TPDN riêng lẻ chiếm tỷ trọng áp đảo so với hình thức phát hành TPDN ra công chúng. Theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2018, khối lượng trái phiếu phát hành riêng lẻ tăng mạnh. Cụ thể, có 146.049 tỷ đồng TPDN được phát hành theo hình thức riêng lẻ trong năm này. Theo SSI Research and Advisory Center, năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp phát hành dưới hình thức riêng lẻ, chỉ có khoảng 6% phát hành ra công chúng bởi các NHTM108. Cũng theo nghiên cứu này, năm 2019, ngoại trừ BIDV và Vietinbank có các đợt chào bán ra công chúng trong nước và VPB thực hiện chào bán trái phiếu quốc tế, hầu hết các NHTM đều phát hành dưới hình thức riêng lẻ. Theo Báo cáo Thị trường trái phiếu năm 2018 của VCBS, số dư TPDN trong năm 2018 tăng lên, đạt hơn 436.773 tỷ đồng109. Cũng theo báo cáo này, lượng trái phiếu phát hành toàn thị trường giảm 19.8% so với năm 2017 nhưng lượng TPDN phát hành riêng lẻ lại tăng mạnh, đi ngược lại xu hướng giảm lượng trái phiếu phát hành toàn thị trường. Điều này cho thấy, phát hành riêng lẻ luôn chiếm tỷ trọng lớn trên toàn thị trường phát hành, lấn át hình thức phát hành ra công chúng.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, thị trường TPDN bắt đầu sôi động trong quý

II. Giá trị trái phiếu phát hành trong nửa đầu năm 2020 thông qua kênh trái phiếu riêng lẻ đạt 156.327 tỷ đồng. Đặc biệt, trong tháng 6 năm 2020 có 46 doanh nghiệp phát hành 42.474 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, tăng 56.8% so với tháng 5 năm 2020 và không phát sinh đợt phát hành trái phiếu ra công chúng nào110. Có sự tăng đáng kể của hình thức phát hành TPDN riêng lẻ do Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 9/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 về phát hành TPDN riêng lẻ, theo đó sẽ thắt chặt


108https://ndh.vn/bao-cao/ssi-research-bao-cao-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-viet-nam-2019-so-khoi-

va-ngon-ngang-1261784.html, truy cập 9h47 ngày 23/8/2020.

109https://www.vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=6155truy cập 18h15 ngày 12/8/2020.

110https://www.vndirect.com.vn/bao-cao-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-6t2020/, truy cập 22h22 ngày 17/8/2020.

105

hơn điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ trong thời gian tới. Vì vậy, các doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu riêng lẻ trước khi Nghị định số 81/2020/NĐ- CP có hiệu lực.

Nghiên cứu các quy định pháp luật về dấu hiệu nhận biết phát hành TPDN riêng lẻ và phát hành TPDN ra công chúng, nghiên cứu sinh thấy rằng pháp luật Việt Nam đã đưa ra các dấu hiệu nhận biết giữa phát hành TPDN riêng lẻ và phát hành TPDN ra công chúng về cơ bản tương đối đa dạng, rò ràng trong các văn bản pháp luật. Các dấu hiệu này, bên cạnh sự phù hợp với thông lệ quốc tế (như dấu hiệu về số lượng nhà đầu tư nhất định, dấu hiệu về tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư) vẫn còn một số vấn đề cần trao đổi thêm. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam khi đưa ra khái niệm về phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng vẫn còn tồn tại sự khác biệt, thậm chí đi ngược lại xu thế chung (như dấu hiệu về sự tham gia của phương tiện thông tin đại chúng).

Thứ hai, có sự trùng lặp, khác biệt, thậm chí vô hiệu hóa nhau giữa các quy định trong cùng một văn bản pháp luật, giữa các văn bản pháp luật về khái niệm phát hành trái phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Thứ ba, một số dấu hiệu nhận biết giữa phát hành TPDN riêng lẻ và phát hành TPDN ra công chúng mà pháp luật Việt Nam đưa ra chưa hoàn toàn phù hợp với thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực tế, trên thị trường Việt Nam, việc phát hành TPDN hầu như không thể đạt được số lượng chào bán cho trên 100 nhà đầu tư. Do vậy, việc phân định hình thức phát hành riêng lẻ hay phát hành ra công chúng chủ yếu dựa vào dấu hiệu còn lại là “chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng”. Và theo quy định này thì việc phát hành TPDN riêng lẻ không được phép công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để chào mời nhà đầu tư, trong khi đó dấu hiệu này được cho là không có nhiều ý nghĩa và còn đi ngược lại xu thế chung của thế giới về xây dựng một thị trường công khai, minh bạch.

Thứ tư, trên thực tế phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tồn tại sự chênh lệch khá lớn giữa hình thức phát hành riêng lẻ và hình thức phát hành ra công chúng.

Trên thị trường TPDN Việt Nam, hình thức phát hành TPDN riêng lẻ chiếm đa số, lấn át hình thức phát hành ra công chúng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ sẽ không phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo như phát hành trái phiếu ra công chúng. Vì vậy, các doanh nghiệp, để tránh những điều kiện đó, nhất là điều kiện về công bố thông tin cũng như tiết kiệm chi phí, đã lựa chọn phát hành riêng lẻ.

2.1.3.2. Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

106

*Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định việc phát hành TPDN ra công chúng phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 15, Khoản 3, Luật Chứng khoán năm 2019. Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 15, Khoản 3, Luật Chứng khoán năm 2019 (trừ điều kiện về kết quả xếp hạng tín nhiệm) còn phải đáp ứng thêm điều kiện liên quan đặc thù của loại trái phiếu này (được quy định tại Điều 15, Khoản 4, Luật Chứng khoán năm 2019). Sở dĩ phát hành trái phiếu chuyển đổi ra công chúng cần phải thỏa mãn thêm một số điều kiện đặc thù vì trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu trong tương lai có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông, và người sở hữu trái phiếu chuyển đổi sẽ trở thành cổ đông – chủ sở hữu của công ty mà không còn là chủ nợ của công ty. Tuy vậy, việc phát hành trái phiếu chuyển đổi không phải đáp ứng điều kiện về kết quả xếp hạng tín nhiệm như phát hành các loại trái phiếu khác, điều này cũng do đặc thù của trái phiếu chuyển đổi quyết định.

Pháp luật Trung Quốc quy định về điều kiện phát hành TPDN ra công chúng phải thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Tài sản ròng của CTCP không dưới 30 triệu nhân dân tệ và của CTTNHH không dưới 60 triệu nhân dân tệ; (ii) Tổng số dư trái phiếu của công ty đang lưu hành không quá 40% giá trị tài sản ròng của công ty;

(iii) Lợi nhuận phân phối trung bình trong 03 năm gần nhất đủ để trả lãi 01 năm cho TPDN; (iv) Đầu tư gây các quỹ phải tuân thủ chính sách công nghiệp của nhà nước;

(v) Tỷ lệ lãi suất của trái phiếu không vượt quá mức lãi suất theo quy định của Quốc vụ viện; (vi) Đáp ứng yêu cầu khác theo quy định của Quốc Vụ viện. Các khoản tiền được huy động qua phát hành TPDN ra công chúng phải được sử dụng đúng mục đích. Việc phát hành TPDN chuyển đổi do một công ty niêm yết thực hiện phải đáp ứng Khoản 1 Điều này và các quy định của Luật hiện hành về chào bán cổ phiếu và phải được báo cáo cơ quan quản lý chứng khoán thuộc Quốc Vụ viện để kiểm tra và phê duyệt111.

Pháp luật Đài Loan quy định tổng số trái phiếu được chào bán và phát hành (trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền được cơ quan trung ương có thẩm quyền đối với hoạt động kinh doanh của công ty) phải tuân theo các quy định sau đây và không phải chịu các hạn chế của điều 247 Luật Công ty: (i) Tổng số phát hành trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền không được vượt quá 200% tổng tài sản trừ tổng nợ của công ty; (ii) Tổng số phát hành


111China Congress (2005), SecuritiesLaw of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective January 1, 2006,Art 16, http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí