Một Số Giải Pháp Chính Sách Phát Triển Nhân Lực Khoa Học Và Công Nghệ Của Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội‌

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI‌

3.1. Những giải pháp chính sách phát triển nhân lực KH&CN để đáp ứng cho yêu cầu xây dựng và phát triển trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Sự phát triển bền vững của một dân tộc, một đất nước nói chung và của một địa phương, một đơn vị nói riêng phụ thuộc vào tình trạng phát triển của con người và tổ chức hoạt động của nó. Các nguồn lực tài chính, tự nhiên, viện trợ nước ngoài cũng như thương mại quốc tế đều đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, song không có nguồn lực nào quan trọng hơn nguồn lực con người.

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự gia tăng về kiến thức, kỹ năng và cả năng lực cho tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ người lao động.

Nguồn nhân lực được phát triển bằng nhiều con đường khác nhau. Nhưng dễ nhận thấy nhất là con đường giáo dục chính quy. Con đường thứ hai là theo hình thức “tại chức” thông qua các chương trình đào tạo có hệ thống hoặc không chính quy ngay tại các tổ chức, xí nghiệp; các chương trình giáo dục dành cho người lớn; các sinh hoạt tập thể, nhóm mang tính chất xã hội, chính trị, tôn giáo và văn hóa. Con đường thứ ba là quá trình tự phát triển mà ở đó các cá nhân tự khẳng định mình bằng cách tự tìm cách nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực của mình thông qua các hình thức tham gia các khóa học chính quy, hàm thụ hoặc liên thông dọc, ngang hay học tập thông qua các giao tiếp không chính quy, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn.

Để có thể phát triển nguồn nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Trường Đại học Công nghiệp trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài, nhằm hoàn thành chức trách của mình, nhà trường cần có một số giải pháp cơ bản, tích cực, làm nền tảng trong suốt quá trình hoạt động

của mình.

3.1.1. Quan điểm


Quan điểm chung của chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN đầu đàn cho Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội trong thời gian tới là phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Do đó, trên cơ sở các mục tiêu KT-XH mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VII và thứ VIII đề ra; trên cơ sở quy hoạch của từng ngành, từng lĩnh vực đến năm 2010 và những năm tiếp theo; xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đầu đàn cho ngành, lĩnh vực hoạt động của mình để đáp ứng cho sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập nền kinh tế thế giới, tạo động lực góp phần thúc đẩy nhanh phát triển KT-XH của trường. Trong đó quan tâm phát triển nhân lực KH&CN trình độ sau đại học đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.

3.1.2. Nguyên tắc


Chính sách phát triển nhân lực KH&CN của trường được áp dụng đối với các trường hợp được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được Ban Giám hiệu trường phê duyệt gồm: Sau đại học trong nước, đại học và sau đại học ở nước ngoài, các chương trình cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị, cử nhân hành chính, tin học, ngoại ngữ và chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức, viên chức theo quy định và các trường hợp thuộc chính sách thu hút, đào tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức.

3.1.3. Phương thức ban hành và thực hiện chính sách


Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các các khoa, trung tâm, nhà trường ban hành các văn bản có liên quan đến vấn đề chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN sau khi thông qua Hội đồng khoa học và Ban Giám hiệu trường. Trong thời gian qua, ĐH Công nghiệp Hà Nội đã ra Quyết định số 37/2003/QĐ ngày 22/05/2003 về việc ban hành Quy định về chính sách đào tạo - bồi dưỡng cán bộ, công chức; chính sách thu hút và đào tạo nguồn cán bộ, công chức có trình độ cao. Nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã thay thế Quyết định 37/2003/QĐ-

ĐHCN bằng Quyết định số 47/2006/QĐ-ĐHCN ngày 20 tháng 09 năm 2006 trên cơ sở bổ sung, sửa đổi một số quy định về tuổi tác, chế độ khen thưởng, kinh phí đào tạo có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2006 và giao cho các phòng ban, khoa, trung tâm cùng phối hợp thực hiện. Trường ĐH Công nghiệp chủ động trong việc xét chọn người đưa đi đào tạo sau đại học để nhanh chóng có được đội ngũ trí thức có trình độ chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực đáp ứng cho yêu cầu xây dựng và phát triển của nhà trường trong những năm trước mắt, định hướng tầm nhìn đến năm 2020.

3.2. Những vấn đề có liên quan đến chính sách phát triển nhân lực KH&CN ở trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

3.2.1. Những chính sách cũ phải chỉnh sửa hoặc thay đổi, bổ sung


Để phù hợp với tình hình mới, một số vấn đề có liên quan đến chính sách phát triển nhân lực KH&CN chung cho trường đã được chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung và được ban hành thông qua Quyết định số 42/2006/QĐ-ĐHCN ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Cụ thể như sau:

- Về độ tuổi: trước đây không hạn chế tuổi tác, nay quy định lại: đào tạo nghiên cứu sinh: không quá 45 tuổi; đào tạo cao học: không quá 40 tuổi;

- Tăng mức trợ cấp một lần cho việc thu hút người có học hàm, học vị, có trình độ thạc sĩ từ 15.000.000 đồng lên 20.000.000 đồng/lần/người (các loại khác giữ nguyên như cũ).

- Bổ sung thêm trợ cấp đào tạo sau đại học cho cán bộ (trước đây không có) với chế độ trợ cấp như đối với cán bộ, công chức được cử đi học.

- Bổ sung thêm chính sách hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học ở nước ngoài.


- Tăng cường hợp tác liên kết với các trường trong khu vực và trên thế giới để giao lưu trao đổi kinh nghiệm cho các giảng viên.

- Cử cán bộ nguồn đi đào tạo ở nước ngoài với mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng và trình độ quản lý.

Việc chỉnh sửa, bổ sung chính sách tuy mới ban hành và đang bắt đầu thực

hiện, nhưng chưa thể hiện hết sự sâu sát các vấn đề có liên quan đến chính sách

phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - nơi đang rất cần có được một đội ngũ cán bộ KH-KT đông về số lượng, giỏi về chất lượng để có thể đảm nhiệm vai trò đào tạo nhân lực cho trường ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

3.2.2. Những chính sách cần được ban hành


Cùng với việc chỉnh sửa, bổ sung một số chính sách đã được ban hành. Trường cần nghiên cứu ban hành thêm các chế độ chính sách mới trên cơ sở cụ thể hóa các vấn đề đã quy định tại các Đề án và Quyết định của trường. Bởi vì đây là nơi cần có số người có trình độ sau đại học, học hàm, học vị cao đảm nhiệm vai trò đầu tàu phát triển của trường, cho nên cần có sự quan tâm đặc biệt, nhằm tạo điều kiện cho nhà trường nhanh chóng phát triển.

Tuy nhiên, đối với trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, để trường có thể nhanh chóng phát triển và hòa nhập với các trường đại học trong khu vực vào năm 2015, nhà trường chủ trương không giới hạn số người tham gia học tập Sau đại học bằng nguồn kinh phí tài trợ của Nhà nước, vì đây chính là bộ phần nòng cốt sẽ góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai.

Trên cơ sở tính toán nhu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ Sau đại học của các phòng, khoa, trung tâm thì nguồn nhân lực KH&CN có trình độ Sau đại học cần có đến năm 2015 của trường như sau:

Bảng 3.1. Nhu cầu trình độ Sau đại học đến năm 2015


Khối phòng ban, khoa,


trung tâm

Nhu cầu trình độ Sau đại học

Tổng cộng

Tiến sĩ

Thạc sĩ

- Khối phòng ban

55

10

45

- Các khoa, trung tâm

128

45

83

Tổng cộng:

183

55

128

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để xây dựng trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội - 8

(Nguồn Phòng TCCB-ĐH Công nghiệp)

Nhằm bổ sung nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trẻ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội của trường, cần tích cực đào tạo Sau đại học từ nguồn sinh viên. Để đạt mục tiêu đến năm 2015, bình quân mỗi năm chọn đi đào tạo 2 tiến sĩ trong đó đào tạo nước ngoài từ 1 đến 2 người; chọn đi đào tạo thạc sĩ từ 10 đến 15 người, trong đó đào tạo nước ngoài từ 1 đến 2 người.

Đối với các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ kinh phí từ các quỹ cũng cần có những quy định cụ thể cho phát triển nhân lực công nghệ theo hướng Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực công nghệ theo các dự án/đề tài/chương trình nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao.

Liên kết Viện - Trường – Doanh nghiệp để hình thành mạng lưới nghiên cứu – đào tạo cán bộ.

Xây dựng danh mục các chuyên ngành đào tạo cụ thể trong từng lĩnh vực khoa học công nghệ ở bậc đại học và sau đại học.

Ưu tiên gửi đi nước ngoài đào tạo hoặc kết hợp cả trong nước và nước ngoài (theo thời gian) để vừa nâng cao nghiệp vụ, vừa nâng cao trình độ ngoại ngữ. Điều này đặc biệt cần thiết đối với bậc đào tạo sau đại học.

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trong nước và ngoài nước trở thành những cán bộ nòng cốt, chuyên gia đầu ngành về khoa học và công nghệ, các cán bộ quản lý công tác trong các cơ quan quản lý.

- Tập trung đào tạo mới, phát hiện và trọng dụng các chuyên gia đầu ngành, lĩnh vực để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ.

- Khuyến khích, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nâng cao trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tin học và các kỹ năng thực hành khác để tiếp cận, hội nhập vào khu vực và quốc tế.

- Tăng cường, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng bao gồm đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, đào tạo tại chỗ.

- Tham khảo, hợp tác với các cơ sở đào tạo nước ngoài xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo; mua bản quyền các chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín của các nước tiên tiến; đẩy mạnh đào tạo đại học cho một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

- Đổi mới nội dung , chương trình , phương pháp giảng day

phù hơp

́i

đối tươn

g người hoc

; nghiên cứ u , sử a đổi, bổ sung chương t rình đào tạo , bồi

dưỡng giảng viên ; đa dạng hóa các hình thức đào tạo đặc biệt là các hình thức đào tạo hiện đại như đào tạo trực tuyến và đào tạo qua mạng.

- Xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong trường.

3.2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện


3.2.3.1. Giải pháp về chế độ chính sách


- Trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước và của trường về chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo Quyết định số 35/2004/QĐ-ĐHCN ngày 12/3/2004 về chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; chính sách thu hút và đào tạo nguồn cán bộ, công chức có trình độ cao; qua quá trình tổ chức thực hiện các đơn vị chức năng có liên quan cần rà soát, xem xét đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của các quy định chế độ chính sách đã áp dụng, để có sự điều chỉnh phù hợp. Nghiên cứu xây dựng những chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý, gắn đào tạo với đề bạt, sử dụng để làm động cơ thúc đẩy cán bộ, công chức đi học không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

- Nghiên cứu các chính sách đãi ngộ đối với việc thu hút đào tạo Sau đại học cán bộ khoa học từ nguồn sinh viên vừa qua chưa thật sự đủ mạnh để thu hút các sinh viên giỏi, phương hướng tới phải đề ra các chính sách mạnh

mẽ hơn, có sức thu hút hấp dẫn hơn nữa. Ngoài các chế độ đãi ngộ về học phí, học bổng cần có chính sách khuyến khích sinh viên khi làm đề tài tốt nghiệp, chọn những đề tài phục vụ thiết thực cho việc phát triển KT-XH của nước ta, có chế độ trợ cấp kinh phí nghiên cứu từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của trường, có chế độ khen thưởng các đề tài nghiên cứu thiết thực phát huy được hiệu quả.

3.2.3.2. Giảp pháp về tổ chức quản lý điều hành


- Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và của công tác đào tạo cán bộ Sau đại học nói riêng. Cụ thể: Thứ nhất, gắn quy hoạch đào tạo với sử dụng và tạo nguồn cán bộ lâu dài; thứ hai: xây dựng quy hoạch đào tạo phải từ dưới lên, dựa trên định hướng phát triển và nhu cầu về đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ của từng ngành, từng lĩnh vực, tránh hiện tượng đào tạo tràn lan không phát huy được hiệu quả; thứ ba: thường xuyên tiến hành kiểm tra tiến độ và khả năng thực hiện kế hoạch đào tạo cũng như việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp.

- Để thực hiện được những nội dung này một cách có chất lượng, phải nâng cao năng lực hoạt động công vụ của đội ngũ công chức quản lý đào tạo, trước hết là nghiệp vụ quản lý, kỹ năng và phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội chủ trương áp dụng đa dạng các hình thức đào tạo chính quy tập trung và không tập trung, chủ động liên kết với các trường để tổ chức đào tạo cán bộ sau đại học. Chọn cử một số cán bộ, công chức tiêu biểu đưa đi đào tạo ở nước ngoài, kết hợp tổ chức du học tại chỗ; bồi dưỡng số cán bộ Sau đại học đã có bằng các hình thức tổ chức các khóa tu nghiệp ngắn hạn ở nước ngoài, nhằm từng bước nâng cao trình độ ngang bằng trình độ khu vực và quốc tế.

3.2.3. Giải pháp thực thi chính sách


3.2.3.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Trong chính sách KH&CN, tư tưởng chỉ đạo về chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ trong Nghị quyết Hội nghị TW Đảng (lần 2) khóa VIII là tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để sử dụng và phát huy cao nhất năng lực và cống hiến của đội ngũ cán bộ khoa học hiện có; mở rộng đào tạo, bồi dưỡng trí thức; đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài; nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo:


Để có đội ngũ tương xứng với nhiệm vụ thì đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là yêu cầu trọng tâm, có ý nghĩa quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có quy hoạch cụ thể về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học kỹ thuật và công nghệ theo từng chức danh với các bậc học sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học. Đảm bảo tất cả cán bộ khoa học và công nghệ đều được đào tạo thấp nhất từ trung học trở lên. Hình thức đào tạo có thể tập trung, chuyên tu, tại chức chuyên ngành về khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới.

- Tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ:


Nếu như trước đây người ta quan niệm rằng mỗi một người chỉ cần học một nghề, học một lần để rồi những tri thức, kỹ năng thu nhận được ở trường có thể làm việc suốt đời thì quan niệm đó đã không còn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng và toàn diện của thế giới ngày nay. Các nhà khoa học giáo dục đã ước tính rằng chỉ khoảng 10% các tri thức của một con người cần trong toàn bộ cuộc đời được thu nhận từ nhà trường và tri thức đó sẽ bị “lão hóa” theo thời gian. Đó là chưa tính đến yếu tố khách quan do yêu cầu nhiệm vụ mà trong cuộc đời hoạt động của người cán bộ phải thay đổi .

Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác KH thì nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lại rất cần thiết bởi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay phát triển như vũ bão và có sự cải tiến, thay đổi công nghệ liên tục, nếu không được cập nhật thông tin thường xuyên thì dễ bị lạc hậu và không theo kịp sự phát triển của

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí