Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Về Biển, Đảo Trong Quá Trình Dạy Học Để Giáo Dục Ý Thức Về Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh.

quyền và danh nghĩa của mình trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Giao bài tập cho HS tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo thông qua TLTK Đây là cách giúp HS củng cố kiến thức cơ bản của bài học, đồng thời

rèn luyện kỹ năng học tập cần thiết, gắn học đi đôi với hành. Do những nội dung về chủ quyền biển, đảo được đề cập trong chương trình chưa nhiều, những hiểu biết về chủ quyền biển, đảo của HS có được chủ yếu dựa trên tìm hiểu sách báo hoặc các phương tiện truyền thông, thiếu đi sự định hướng, dẫn đến nhiều cách hiểu chưa thấu đáo. GV có thể tăng cường ra bài tập về nhà cho HS tìm hiểu thông qua các dạng sau:

Sưu tầm hệ thống bản đồ xác lập chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giai đoạn 1965 – 1975…

Tìm hiểu những nhân vật lịch sử đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo quê hương…

Tìm hiểu những tư liệu chính sử chứng minh chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam…

Ví dụ 1: Trước khi dạy bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc hống thực dân Pháp (1946 – 1950), giáo viên có thể giới thiệu : Lợi dụng Việt Nam đang phải đối phó với sự trở lại của thực dân Pháp và lo kháng chiến chống Pháp, quân Tưởng Giới Thạch và sau đó là quân CHND Trung Hoa đã tiến hành chiếm đóng các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Cũng trong thời gian này, một công chức tên là Bai Meichu của chính quyền Đài Loan đã vẽ và xuất bản bản đồ Nam Hải Chư đảo, trong đó có thể hiện đường biên giới bao trùm khoảng 80% diện tích Biển Đông, thường được gọi là đường bien giới “lưỡi bò” mà không dựa vào bất cứ một tiêu chuẩn nào theo luật pháp và thực tiễn quốc tế.


79

GV đưa ra bài tập để HS chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học sau, phân công nhiệm vụ cho các nhóm với các câu hỏi định hướng như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

1. “Đường lưỡi bò” là gì, chúng được xuất bản và chỉnh sửa vào những năm nào? Chúng có đặc điểm gì?

2. Trung quốc đã đưa ra những yêu sách gì khi cho xuất bản tấm bản đồ về “đường lưỡi bò”?

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông - 11

3. Phản ứng của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc như thế nào?

Với những câu hỏi trên, GV có thể cho HS tùy chọn các thành viên yêu thích vấn đề vào cùng 1 nhóm. GV giới thiệu một số TLTK để HS tìm hiểu như cuốn sách “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” do tập thể nhiều tác giả xuất bản năm 2008 hay là cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” của tác giả Trần Công Trục. Ngoài ra HS còn có thể tìm đọc các tài liệu trên các trang mạng tại nhà như http://www.vietthuc.org với bài viết có tựa đề “Bản đồ “đường lưỡi bò” trên biển Đông: Đường yêu sách phi lý của Trung Quốc”. Hoặc một số trang web như: http://biengioilanhtho.gov.vn hay http://quangngai.gov.vn.

Trong quá trình tiến hành bài học phần I.1 Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta, GV yêu cầu từng nhóm trình bày trước lớp bài tập mà GV giao về nhà. HS cử đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác phản biện. GV nhận xét và bổ sung. Cuối giờ học nên cho điểm các nhóm để các em biết được mức độ hoàn thành bài tập của mình để những phần chuẩn bị về sau được tốt hơn.

Ví dụ 2: Đối với bài 4 “Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ” Để có thể giúp HS hiểu rõ hơn những thách thức mà ASEAN đang gặp phải trên con đường hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 trong đó có vấn đề tranh chấp trên biển Đông cũng như vị thế của tổ chức này trong việc đảm bảo an ninh khu vực Đông Nam Á.


80

Giáo viên có thể kết hợp giữa việc cung cấp TLTK với một số trang web của tổ chức ASEAN như https://asean.thuvienphapluat.vn, http://asean.mofa.gov.vnvà đặt câu hỏi định hướng cho HS khai thác tài liệu:

1. Nội dung cơ bản của mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 là gì? Vấn đề biển Đông có tác động như thế nào đến việc thực hiện mục tiêu đó?

2. Những lý do nào khiến vấn đề biển Đông khó giải quyết? (Chủ quan, khách quan).

3. ASEAN có thể đảm nhiệm được vai trò trung tâm hòa giải các mâu thuẫn hiện tại giữa các bên tranh chấp trên biển Đông hiện nay không? Đó có thể là những giải pháp nào (hòa bình hay bằng vũ lực)? Trong số những giải pháp đó, đâu là giải pháp tối ưu?

4. Vai trò của Việt Nam là ở đâu trong tình huống này?

Bên cạnh đó, cần chỉ ra rằng chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á, mà hợp tác ASEAN là một biểu hiện, cũng còn khá non trẻ. Trong khi sự phát triển và suy tàn của các đế chế ở châu Âu với tầm ảnh hưởng bao trùm rộng lớn đã góp phần tạo điều kiện cho các dân tộc ở châu Âu có sự giao thoa, qua đó hình thành bản sắc riêng của châu lục thì tại Đông Nam Á, sự chia rẽ về mặt địa lý, ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực, của các đế quốc trong giai đoạn thuộc địa và ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đã khiến các dân tộc Đông Nam Á phần nào bị chia rẽ, ít giao lưu và hiểu biết về nhau hơn, đặc biệt so với EU.

Qua việc phân tích các tài liệu, HS có khả năng nhận thức rõ hơn đặc điểm trong sự liên kết của tổ chức ASEAN: không giống như liên minh Châu Âu EU – một hình mẫu lý tưởng trong liên kết khu vực, đó là một tổ chức siêu chính phủ, do vậy, tính kết dính giữa các thành viên rất cao, còn ASEAN chỉ là một tổ chức liên chính phủ hoạt độngt heo Phương cách ASEAN mà tham vấn, đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác


81

là trụ cột đã tạo ra một sự ràng buộc lỏng lẻo giữa các thành viên ASEAN, làm suy yếu khả năng hợp tác an ninh, chính trị sâu rộng hơn của khu vực, đặc biệt trong những vấn đề khó.

Bên cạnh đó, cần chỉ ra rằng chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á, mà hợp tác ASEAN là một biểu hiện, cũng còn khá non trẻ. Trong khi sự phát triển và suy tàn của các đế chế ở châu Âu với tầm ảnh hưởng bao trùm rộng lớn đã góp phần tạo điều kiện cho các dân tộc ở châu Âu có sự giao thoa, qua đó hình thành bản sắc riêng của châu lục thì tại Đông Nam Á, sự chia rẽ về mặt địa lý, ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực, của các đế quốc trong giai đoạn thuộc địa và ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đã khiến các dân tộc Đông Nam Á phần nào bị chia rẽ, ít giao lưu và hiểu biết về nhau hơn, đặc biệt so với EU.

Với việc sử dụng tài liệu này, giáo viên định hướng HS đi đến kết luận rằng vấn đề biển Đông chính là một cơ hội để các nước lớn có lợi ích chiến lược tại biển đông như Mỹ, Nhật Bản, thiết lập ảnh hưởng tại khu vực này, thực hiện các mục tiêu đối ngoại của mình.

Như vậy, khi sử dụng TLTK để giao bài tập cho HS tìm hiểu và nghiên cứu sẽ giúp các em hình thành năng lực bộ môn, đồng thời phát triển khả năng nhận thức giúp cho các sự kiện, hiện tượng lịch sử trở nên ấn tượng hơn, sâu sắc hơn. Qua đó, giúp khơi gợi ở HS những cảm xúc lịch sử, kiến thức lịch sử sẽ được khắc sâu.

- Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.

Đây là nguồn tài liệu có vai trò to lớn trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Tài liệu văn học góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của HS. Mỗi loại tài liệu văn học có ý nghĩa khoa học riêng trong việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử. Xác định loại tài liệu văn học được sử dụng phải phù hợp với mục đích yêu cầu của bài giảng và tính chất của từng sự kiện, hiện tượng lịch sử.


82

Ví dụ 1, khi dạy bài 23: “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)”. Sau khi GV mở rộng kiến thức về cuộc giải phóng Trường Sa của quân dân ta, để tăng thêm khả năng tác động đến tình cảm, ý thức của HS và giúp cho bài giảng thêm sinh động, GV có thể đọc diến cảm một đoạn trích trong bài thơ “Tổ Quốc nhìn từ biển” của tác giả Nguyễn Việt Chiến:

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa


…Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân


Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh


Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”[2.tr. 553]

Hoặc GV có thể giới thiệu các bài hát về những người lính biển, về Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu, trong đó có bài hát “Gần lắm Trường Sa” của tác giả Hình Phước Long được sáng tác năm 1982:


83

“Mỗi cánh thư về từ đảo xa

Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ Bên đồng đội yêu thương.


Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng Quanh ghềnh trúc san hô Trường Sa ơi Biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương

Vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập.


Đảo quê hương anh vẫn đếm ngày giữ biển khơi Thương nhớ sao vơi ngươi chiến sĩ Trường Sa ơi.


Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh

Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em.


Mong cánh thư về từ đảo xa

Nơi thành phố này, Trường Sa vẫn bên em Anh ơi có nghe lời người từ phố biển

Khi ngọn triều dâng cao.


Khi cánh Hải Âu về, khi nắng sang mùa Nơi đảo trúc san hô. Chiều nơi đây

Sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang Sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo”


“Gần lắm Trường Sa” không chỉ là ca khúc gắn liền với cuộc sống chiến đấu kiên trung của lính đảo mà còn như bản tình ca hiệu triệu các chiến


84

sĩ hải quân thêm vững vàng tay súng canh trời, giữ biển của Tổ quốc giữa đại dương bao la. Bài hát không chỉ thay lời một người con gái gửi lòng thương nhớ về người yêu là lính thủy mà còn là cả một hậu phương lớn đang ngày đêm cùng hướng về nơi ấy.

Qua đó GV nhấn mạnh: Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của Việt Nam, để có thể giữ gìn chủ quyền của dân tộc trên vùng biển, đảo này đã có biết bao con người phải hy sinh xương máu của mình. Do vậy, đã là người Việt Nam thì đều phải có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống của cha ông, bảo vệ chủ quyền biển đảo mà cha ông đã giành được.

Với việc gợi được hứng thú qua các bài thơ, bài hát thì chắc hẳn những kiến thức lịch sử về chủ quyền biển, đảo đã bớt khô khan và qua đó cũng là một nguồn tài liệu thú vị để HS có thể tham khảo.

2.3.1.2 Sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo trong quá trình dạy học để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh.

Theo “Sư phạm tương tác” mỗi người có một “bộ máy học” bao gồm hệ thần kinh và các giác quan. Trong đó các giác quan được coi là cổng của tri thức. Càng nhiều giác quan tham gia vào quá trình học tập thì thông tin thu được càng nhiều. Vùng limbic có vai trò là “trung tâm hứng thú”, có thể chấp nhận hoặc loại bỏ thông tin mới. Do vậy để giúp HS học tập một cách hiệu quả, GV sử dụng các đồ dùng trực quan nhằm kích thích đa giác quan của HS và làm cho giờ học trở nên sinh động, tạo hứng thú học tập cho HS” [39]

Sử dụng phim tư liệu lịch sử

Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ. HS không thể trực tiếp quan sát những sự kiện, hiện tượng đó vì vậy nhận thức lịch sử là rất khó khăn. Tuy nhiên HS có thể hình dung được quá khứ lịch sử qua các đoạn phim tư liệu. Phim tư liệu là loại phim được xây dựng dựa trên hình ảnh hoặc những thức phim ghi lại diễn biến sự kiện lịch sử tại thời điểm


85

mà nó diễn ra. Do vậy đảm bảo được tính chính xác, chân thực của quá khứ lịch sử. Âm thanh, hình ảnh sinh động của phim tư liệu lịch sử là phương tiện tác động tới thị giác, thính giác giúp cho quá trình thu nhận thông tin của “bộ máy học” dễ dàng hơn. Tuy nhiên không chỉ giới hạn tác động ở thính giác và thị giác của HS nên GV cũng cần chú ý luôn thay đổi cách kích thích giác quan bằng cách kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau trong từng bài thậm chí trong từng phần để tránh nhàm chán cho người học.

Hiện nay, các nguồn phim tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo của ta là rất hiếm. Do vậy trong dạy học lịch sử chúng ta có thể khai thác các nguồn phim khác như: Những bộ phim tài liệu, phim thời sự, phim điện ảnh, phim hoạt hình tái hiện các sự kiện lịch sử… Những bộ phim này nếu được sử dụng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả nhiều mặt.

Do thời lượng các giờ học nội khóa chỉ có 45 phút, nội dung liên quan đến chủ quyền biển đảo Tổ quốc chỉ nằm trong một đề mục của một bài, hay một phần nhỏ trong các đề mục. do vậy khi sử dụng phim, ngoài việc xác định độ chính xác và tin cậy của các đoạn phim thì GV còn phải biết cách lựa chọn, biên soạn (Cắt, ghép) những đoạn phim ngắn, phù hợp với thời lượng của giờ học.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 26: “Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội 1986 – 2000”. Sau khi học xong phần II.2 GV giới thiệu cho học sinh tham khảo thêm tư liệu về cuộc chiến Gạc Ma 14/3/1988. Bộ phim “Diễn biến thảm sát Gạc Ma - Hải chiến Trường Sa 14/03/1988” [44]. Chỉ xuất hiện chỉ chưa đầy 4 phút nhưng bộ phim đã tái hiện lại hành động xâm chiếm trái phép đảo Gạc Ma của Trung quốc tại quần đảo Trường Sa.

Để khai thác sự hiểu biết, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, trước khi xem phim, GV có thể đặt câu hỏi kiểm tra sự hiểu biết của HS về sự kiện này như: Em đã nghe qua về sự kiện Gạc Ma chưa? Từ khi nào và ở đâu?


86

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023