Khái Quát Về Doanh Nghiệp Kh&cn Trực Thuộc Csgdđh Công Lập

tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ cho công cuộc chung phát triển KH&CN. Vai trò này được thể hiện rất rõ trong mục tiêu đề ra trong Luật GDĐH: “(a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; (b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng KH&CN tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ Nhân dân” (Điều 5 Luật GDĐH sửa đổi năm 2018).

1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập


Loại hình doanh nghiệp KH&CN đã xuất hiện trên thế giới từ lâu đời, và đã thu hút nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây. Nguồn gốc của loại doanh nghiệp này xuất phát từ mô hình spin-off (doanh nghiệp khởi nguồn) và start-up (doanh nghiệp khởi nghiệp) từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và Châu Âu. Doanh nghiệp spin-off được thành lập và quản lý bởi các cá nhân tạo ra các tài sản KH&CN nhằm mục đích khai thác kết quả nghiên cứu từ các tài sản KH&CN được phát triển bên trong tổ chức mẹ. Doanh nghiệp start-up được hình thành dựa trên nền tảng của các kết quả phát triển KH&CN. Dù được định nghĩa khác nhau nhưng hai mô hình doanh nghiệp này đều có những đặc điểm chung là: đều có sự khởi đầu từ các kết quả nghiên cứu KH&CN; và có khả năng thực hiện đổi mới và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KH&CN (Vân Anh, 2014). Trong môi trường GDĐH hiện đại, mô hình doanh nghiệp spin-off hiện đang phổ biến hơn cả, do nguồn gốc của loại doanh nghiệp này bắt nguồn từ các trường đại học và hoạt động của nó cũng gắn liền với công cuộc nghiên cứu và phát triển sản phẩm và dịch vụ khoa học của trường đại học.

Các nhà khoa học nước ngoài đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp spin-off trong nhiều năm vừa qua. Trong công trình nghiên cứu của mình, Bigliardi và cộng sự (2013) đã trích dẫn một số định nghĩa mang tính khái quát nhất về hiện tượng này từ những công trình nghiên cứu nổi bật. Cụ thể, Roberts và Malone (1996) định nghĩa doanh nghiệp spin-off là một cơ chế trong đó chính phủ tìm cách tạo ra tác động kinh tế từ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của họ,

bằng cách chuyển giao công nghệ từ việc nghiên cứu và phát triển cho các tổ chức thương mại. Tương tự, Rogers và Takegami (2001) định nghĩa doanh nghiệp spin-off là những công ty dựa trên các tổ chức mẹ về R&D, có thể là phòng thí nghiệm R&D của Chính phủ hay các trường đại học; trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu của trường đại học; các tổ chức R&D tư nhân. Nico-laou và Birley (2003) đề xuất một định nghĩa khác về doanh nghiệp spin-off có tính đến yếu tố con người của chính hoạt động spin-off, cho rằng doanh nghiệp spin-off là một doanh nghiệp được thành lập bởi các cá nhân từng là nhân viên của tổ chức mẹ, nơi mà công nghệ và các nhà nghiên cứu hàn lâm có thể tách ra khỏi tổ chức; hoặc tách riêng công nghệ ra khỏi tổ chức nhưng các nhà nghiên cứu hàn lâm vẫn làm việc trong trường đại học; hoặc tách riêng công nghệ ra khỏi tổ chức nhưng các nhà nghiên cứu hàn lâm vẫn có phần ở trong đó mặc dù không có mối liên hệ gì với doanh nghiệp mới này. Shane (2004), định nghĩa mô hình doanh nghiệp spin-off học thuật là những doanh nghiệp công nghệ cao có hoạt động kinh doanh cốt lõi dựa trên việc định giá thương mại các kết quả nghiên cứu KH&CN. Trong khi đó, Conti và cộng sự (2011) định nghĩa doanh nghiệp spin-off là những công ty bắt nguồn từ trường đại học, trong đó một nhóm các nhà nghiên cứu thành lập đơn vị kinh doanh nhằm mục đích khai thác các kết quả nghiên cứu khoa học được phát triển trong trường đại học. Bất kể doanh nghiệp spin- off được hiểu theo định nghĩa nào thì vẫn thể hiện được một tính chất hiện hữu và dễ nhận biết nhất của các doanh nghiệp spin-off học thuật, đó là sự liên quan của nó đến việc chuyển giao công nghệ cốt lõi từ các cơ sở giáo dục học thuật cho một doanh nghiệp mới, và những người sáng lập doanh nghiệp này có thể bao gồm các nhà nghiên cứu học thuật, và họ có thể có hoặc không có mối liên hệ với các cơ sở giáo dục học thuật (Bigliardi, Galati & Verbano, 2013).

Tại Việt Nam, định nghĩa về doanh nghiệp KH&CN lần đầu tiên được nhắc đến trong Hội nghị lần VI Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, nêu rõ định hướng chuyển đổi các tổ chức KH&CN “thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp” (mục 3a, Kết luận số 14-KL/TW ngày 26/7/2002). Định nghĩa doanh nghiệp KH&CN đã xuất hiện trong Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp KH&CN và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN. Trong thời điểm này, định nghĩa doanh nghiệp KH&CN không được đưa ra một cách rõ ràng và khái quát, mà chỉ nhận biết một cách sơ sài về đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này với hoạt động chính là “thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN” (Điều 2, Nghị định 80/2007/NĐ-CP). Các doanh nghiệp này có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá khác và thực hiện các dịch vụ khác và không nhất thiết chỉ tập trung vào các sản phẩm khai thác từ kết quả nghiên cứu KH&CN. Định nghĩa này không làm nổi bật được đặc điểm của doanh nghiệp KH&CN theo đúng nghĩa của nó, vì chỉ cần có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học là đã được coi là doanh nghiệp KH&CN mà không cần quan tâm đến việc sản phẩm đó có phải sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp hay không. Hơn nữa, doanh nghiệp KH&CN ở thời điểm này còn phải thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được giao phó, nghĩa là nếu doanh nghiệp không được giao phó thực hiện các nhiệm vụ KH&CN bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì không được coi là doanh nghiệp KH&CN. Chính vì vậy, dù doanh nghiệp có đang thực hiện hoạt động nghiên cứu sản xuất các sản phẩm KH&CN đi chăng nữa thì cũng không được công nhận là doanh nghiệp KH&CN, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng được chọn để giao phó thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Do vậy việc đưa ra định nghĩa này không tạo được động lực cho các doanh nghiệp tham gia vào công cuộc đổi mới sáng tạo cũng như thúc đẩy tiềm năng phát triển KH&CN trong xã hội.

Cho đến năm 2013, quy định về doanh nghiệp KH&CN chính thức xuất hiện trong văn bản Luật KH&CN, với định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp KH&CN là “doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KH&CN để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” (khoản 1 Điều 58, Luật KH&CN 2013). Sau đó, Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 quy định về doanh nghiệp KH&CN ra đời và thay thế cho các văn bản hướng dẫn trước đây. Định nghĩa mới về doanh nghiệp KH&CN đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về doanh

nghiệp KH&CN cũng như làm nổi bật những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này nhằm phân biệt với các doanh nghiệp khác đang hoạt động trên thị trường, mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp đã và đang thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo bằng các kết quả nghiên cứu KH&CN của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Dưới góc độ luật pháp, doanh nghiệp KH&CN có vị thế cân bằng so với các doanh nghiệp khác. Bởi lẽ, khi thành lập doanh nghiệp đều phải thông qua các thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp để được công nhận là một pháp nhân, có tư cách pháp nhân và tham gia vào các quan hệ pháp luật với các chủ thể khác. Mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp KH&CN đều phải tuân thủ theo các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác, cũng là đặc điểm để phân biệt doanh nghiệp KH&CN đến từ những yếu tố về KH&CN. Cụ thể, doanh nghiệp này phải có năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ KH&CN và đổi mới KH&CN; hơn nữa, doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ dựa trên kết quả nghiên cứu KH&CN và sinh ra doanh thu từ các hoạt động này theo tỉ lệ nhất định.

Mô hình doanh nghiệp KH&CN hoạt động trong các trường đại học đang là một mô hình phát triển mạnh ở các nước phương Tây, xuất phát từ việc các trường đại học tìm kiếm cơ hội tiếp cận lợi ích tài chính trong quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN của mình. Mục đích mà các doanh nghiệp này hướng đến là để khai thác tài sản trí tuệ bắt nguồn từ các trường đại học để tạo ra sản phẩm và dịch vụ tới tay người dùng. Các doanh nghiệp này đóng góp cho quá trình chuyển giao công nghệ theo hai giai đoạn: chuyển giao công nghệ từ tổ chức mẹ cho chính doanh nghiệp của họ trong giai đoạn đầu, và chuyển giao công nghệ tới khách hàng trong giai đoạn sau.

Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam - 3

Hình 1 Quá trình spin off từ kết quả nghiên cứu đến thương mại hóa thông qua 1


Hình 1. Quá trình “spin-off” từ kết quả nghiên cứu đến thương mại hóa thông qua doanh nghiệp spin-off

(Nguồn: Văn Toàn, 2021)


Mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐG công lập tại Việt Nam có lẽ mang tính chất gần nhất với các doanh nghiệp spin-off học thuật tại các nước phát triển trên thế giới, do cùng bắt nguồn từ mong muốn được khai thác và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KH&CN thực hiện trong trường. Các doanh nghiệp trực thuộc này thường mang những dấu hiệu đặc trưng như (1) gắn liền hoặc liên quan trực tiếp tới trường đại học; (2) sử dụng phương thức quản lý, kinh doanh hay công nghệ gắn với kết quả nghiên cứu từ trường đại học; và (3) có sự tham gia quản lý, điều hành của một hoặc một số cá nhân là thành viên trường đại học (Etzkowitz & Zhou, 2017). Về cơ bản, CSGDĐH là nơi đầu tư vốn cũng như tài sản, nhân lực và các kết quả nghiên cứu KH&CN để thành lập doanh nghiệp, với mục đích đưa kết quả nghiên cứu đi vào thực tiễn thông qua quá trình thương mại hóa. Do vậy, hoạt động của doanh nghiệp này luôn gắn liền và liên quan trực tiếp tới CSGDĐH sở hữu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc này vẫn có những sự khác biệt nhất định so với mô hình spin-off trên thế giới. Thay vì được thành lập và góp vốn bởi các cá nhân và thực hiện các hoạt động nghiên cứu KH&CN tách biệt với cơ sở giáo dục giống như mô hình doanh nghiệp spin-off, mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập được thành lập, góp vốn và quản lý bởi CSGDĐH công lập mà doanh nghiệp trực thuộc. Hơn nữa, doanh nghiệp trực thuộc còn được hưởng một đặc quyền là tận dụng các tài sản của cơ sở mẹ, bao gồm kết quả nghiên cứu KH&CN và nguồn tài nguyên liên quan như nguồn tài chính, địa điểm, nhân lực, các mối liên kết xã hội, hay thậm chí là thương hiệu của trường. Khác với mô hình spin-off - theo đúng nghĩa đen của từ này nghĩa là có sự tách biệt hoàn

toàn với cơ sở chính, mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH tại Việt Nam vẫn có một mối liên kết vô hình với các cơ sở đại học nó trực thuộc theo mối quan hệ “mẹ - con”. Mô hình này hiện tại cũng được áp dụng cho các doanh nghiệp trực thuộc cơ sở đại học tại Trung Quốc, gọi tắt là UREs (University-run enterproses) và phát triển mạnh trong thời kì những năm 1995 theo như chính sách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra trong Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển hoạt động KH&CN. Theo đó, Nghị quyết này khuyến khích thành lập các doanh nghiệp công nghệ cao bên trong các trường đại học và tổ chức nghiên cứu bằng việc sử dụng chính nguồn tài nguyên KH&CN của họ, cùng với việc thúc đẩy mối liên kết giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong ngành (Eun, Lee & Wu, 2006).

Một đặc điểm đáng chú ý đối với mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập tại Việt Nam đó chính là về tổ chức mẹ của doanh nghiệp này - các CSGDĐH công lập. Là một đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động của các CSGDĐH công lập thường bị phụ thuộc vào quy định pháp luật đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như sự quản lý của các Bộ ngành trực thuộc. Do vậy, hoạt động của các doanh nghiệp KH&CN trực thuộc cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ mục đích thành lập cho đến cơ chế hoạt động và quản lý điều hành.

1.1.3. Mô hình công ty áp dụng trong các doanh nghiệp trực thuộc


Trước đây trong bối cảnh những năm 1990, thời điểm Nhà nước đang đề ra chính sách nền kinh tế giai đoạn chuyển đổi, việc thành lập doanh nghiệp trực thuộc các CSGDĐH đã được nhen nhóm. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg về việc cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp Nhà nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu. Theo đó, các doanh nghiệp trực thuộc trường đại học trong thời gian này đều được thành lập theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước và không được phép tham gia sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực như khai thác mỏ, phân phối điện, sản xuất và lưu thông vật liệu nổ, khách sạn, nhà hàng, xuất bản, vận tải hàng không, dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, bất động sản. Cơ chế quản lý hoạt động được quy định bởi các Bộ chủ quản của trường, chế độ quản lý tài chính tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính hiện thời. Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện thí điểm, mô hình doanh nghiệp Nhà nước của các

doanh nghiệp trực thuộc trường đại học công lập đã không còn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nữa. Cơ chế điều hành kiểu hành chính, kế hoạch hóa tập trung và đề ra các chỉ tiêu cố định cho kế hoạch sản xuất kinh doanh không đáp ứng được với sự phát triển và đòi hỏi của thị trường và các bên liên quan. Hơn nữa, các doanh nghiệp này sử dụng nhân lực, đất đai, tài sản và vốn Nhà nước giao dẫn đến xung đột về mặt pháp lý và lợi ích khi góp vốn đầu tư hoặc kinh doanh, đặc biệt là khi đầu tư và khởi nghiệp kinh doanh luôn có rủi ro (Văn Toàn, 2019).

Để giải quyết sự bế tắc trong tổ chức quản lý và hoạt động trong các doanh nghiệp trực thuộc trường đại học công lập, các Bộ chủ quản đã đưa ra quyết định chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp để phù hợp với Luật Doanh nghiệp hiện hành và thông lệ quốc tế. Việc áp dụng các mô hình công ty TNHH và công ty cổ phần cho các doanh nghiệp trực thuộc trường đại học công lập đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn về quản lý, vận hành và huy động nguồn lực, góp vốn và tài sản. Hơn nữa, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp còn giúp cho các trường đại học có vị thế hơn trong việc thiết chế quản trị doanh nghiệp thông qua cơ chế góp vốn cho doanh nghiệp.

Về chủ thể thành lập doanh nghiệp ở đây được xác định là trường đại học công lập, là chủ thể sở hữu 100% vốn nếu thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, hoặc có thể góp vốn thành lập dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Ngoài ra, các trường đại học có thể góp vốn dưới hình thức công ty hợp danh, tuy nhiên sẽ chỉ được tham gia với tư cách là thành viên góp vốn và không có quyền quản lý điều hành đối với loại hình doanh nghiệp này. Về cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp sẽ tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, tùy thuộc vào loại hình mà doanh nghiệp lựa chọn để thành lập.

1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập

Vai trò và lợi ích của doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập


Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đào tạo, các cơ sở đại học còn thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hình thành và phát triển các doanh nghiệp học thuật trong trường, tăng cường mối quan hệ giữa giới học thuật và xã hội (Văn Toàn, 2019).

Nhìn vào mô hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học trên thế giới, các cơ sở đại học đã thực hiện được vai trò chủ yếu của mình trong việc chia sẻ tri thức thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ cùng với những ý tưởng mới ra thị trường từ việc khai thác các kết quả nghiên cứu KH&CN và thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ bắt nguồn từ kết quả và ý tưởng nghiên cứu KH&CN. Chính những hoạt động này đã tạo nên động lực thúc đẩy chuyển giao và truyền bá kiến thức, phát triển khoa học công nghệ từ việc phát triển doanh nghiệp KH&CN trong các trường đại học. Trong một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy rõ, việc phát triển doanh nghiệp trong trường đại học luôn gắn liền với chuyển giao, phát triển tri thức và công nghệ, thể hiện ở việc doanh nghiệp trực thuộc các CSGDĐH giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nhà khoa học, chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành trong nhiều giai đoạn chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN (Văn Toàn, 2019).

Hầu hết các doanh nghiệp KH&CN đang hoạt động tại Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy khả năng tự đổi mới của họ có sự hạn chế nhất định. Trong khi đó, Nhà nước lại chưa có một cơ chế hay chính sách nào mang lại hiệu quả thực tiễn để tạo nên sự gắn kết giữa viện nghiên cứu, CSGDĐH và doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp này chưa có nguồn tiếp cận các kết quả KH&CN mới cho hoạt động của mình, và các nhà khoa học cũng không tìm kiếm được cơ hội đưa kết quả nghiên cứu KH&CN của mình gần với thực tiễn hơn (Vân Anh, 2014). Với mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH, vấn đề này được giải quyết khá hiệu quả khi các nhà khoa học trong trường đã có một đầu mối sẵn trong cơ sở giáo dục để thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình, hơn nữa có thêm nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển từ các hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa; còn doanh nghiệp KH&CN thì tận dụng được nguồn tài nguyên có sẵn của cơ sở trực thuộc.

Dù có một số đặc điểm khác biệt về phương thức quản trị và điều hành, nhưng mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập vẫn mang những đặc điểm cơ bản của mô hình doanh nghiệp spin-off trên thế giới, bao gồm cả những vai trò và lợi ích mà nó mang lại. Có thể kể đến những lợi ích như sau:

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí